Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 26

NGỮ VĂN – BÀI 23

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được tinh thần yêu nước của tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của bài Hịch tướng sĩ.

- Nắm được khái niệm hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp.

- Qua giờ trả bài, củng cố toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
NGỮ VĂN – BÀI 23
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước của tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của bài Hịch tướng sĩ.
- Nắm được khái niệm hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp.
- Qua giờ trả bài, củng cố toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 19/2/2011 
Ngày dạy: 21/02/2011
Dạy lớp: 8B 
 Tiết 93, 94. V ăn bản:
HỊCH TƯỚNG SĨ 
 - Trần Quốc Tuấn -
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
 b) Về kĩ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu nước, lòng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 61).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 Vắng:........
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Em hiểu thế nào về thể chiếu? Nêu nét nghệ thuật và nội dung của văn bản Chiếu dời đô? 
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. (3 điểm)
 - Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. (7 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc có truyền thống anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm. Ngược dòng lịch sử vào thời điểm trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285) chúng ta sẽ thấy rõ truyền thống đó qua văn bản Hịch tướng sĩ của người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (15 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc phần chú thích ê sgk (58).
TB: Nêu những hiểu biết của em về Trần Quốc Tuấn?
 - Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. Ông là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn, có công lớn lao trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287 - 1288).
GV: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ở thế kỉ XIII Trần Quốc Tuấn nổi bật là một con người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng văn võ song toàn, là người có công lớn lao trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu, tước Hưng Đạo Vương. Ngay từ nhỏ, ông đã được mọi người yêu mến bởi sự thông minh, dũng cảm, biết làm thơ và đánh võ. Năm 1257 lần đầu tiên quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta, ông đã được cử cầm quân trấn giữ biên thuỳ phía Bắc. Hai lần sau năm 1825 và 1827 quân Mông – Nguyên lại đem binh xâm lược nước ta, ông lại được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Trần Quốc Tuấn yêu người hiền, trọng kẻ sĩ, môn khách của ông có những người nổi tiếng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Dã Tượng, Đời Trần Anh Tông ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương) rồi mất ở đó. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
 - Trần Quốc Tuấn là tấm gương sáng về lòng trung nghĩa, đặt lợi ích quốc gia lên trên quyền lợi gia đình. Ông là người rộng lượng mến trọng người tài. Trần Quốc Tuấn có một nhân cách vĩ đại nhất của thời “Sát thát Bình Nguyên” ở cả ba phương diện: đức cả (yêu nước, thương dân, khoan hoà, độ lượng); tài cao (trí dũng song toàn, điều binh khiển tướng, thuật binh thư); công huân hiển hách (chiến tích lẫy lừng trong ba cuộc kháng chiến).
KH: Thể hịch có gì khác thể chiếu?
 - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
GV: Vốn xưa đó là những bài diễn thuyết quân sự gọi là “thệ”. Từ “hịch” xuất hiện lần đầu thời chiến quốc. Hịch còn gọi là “lộ bố” nghĩa là văn bản để lộ, không phong, để cho mọi người cùng đọc.
 Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm. Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép. Hịch thường được viết theo thể biền ngẫu. Kết cấu của bài hịch có thể thay đổi linh hoạt tuỳ theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả. Tuy nhiên bài hịch kêu gọi đánh giặc thường gồm 4 phần: phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề; phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng; phần thứ ba nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc; phần kết thúc nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
TB: Trần Quốc Tuấn viết bài hịch vào thời điểm nào?
 - “Hịch tướng sĩ” được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai năm (1285).
GV: Theo “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (xuất bản năm 1987) thì bài hịch này được công bố vào tháng 9/1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong ba cuộc kháng chiến chông Mông – Nguyên thời Trần thì cuộc kháng chiến lần thứ hai là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù quyết tâm chiến đấu nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng cầu hòa. Để cuộc chiến đấu giành thắng lợi, điều quan trọng là phải đánh bại những tư tưởng dao động bàng quan, phải giành thế áp đảo cho tư tưởng quyết chiến, quyết thắng. Vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài Hịch tướng sĩ là nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung nhất tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
 2. Đọc.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Hịch tướng sĩ được viết chủ yếu bằng văn biền ngẫu, ngôn ngữ không nặng nề khoa trương mà gần gũi, thân tình. Điều này phù hợp với đối tượng và mục đích của bài hịch. Đối tượng là tướng sĩ quan ta, là ta nói với ta; còn mục đích là đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thái độ thờ ơ trước vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ nghĩa là đánh bại kẻ thù trong ta. Khi đọc cần đọc to, rõ ràng giọng điệu chuyển đổi cho phù hợp với nội dung từng đoạn: lúc sôi nổi, lúc răn dạy, lúc căm giận; lúc thân tình, thiết tha; lúc mỉa mai, nghiêm khắc, chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
 - GV đọc một đoạn, gọi học sinh đọc, hs nhận xét; gv uốn nắn cách đọc cho học sinh.
KH: Qua sự chuẩn bị bài cho biết bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Chỉ rõ giới hạn và ý chính của mỗi đoạn?
 - Bài hịch chia làm 4 đoạn (trên cơ sở kết cấu chung của bài hịch kêu gọi đánh giặc).
 + Đoạn 1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
 + Đoạn 2: từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
 + Đoạn 3: từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không”: phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Đoạn này có thể chia làm hai đoạn nhỏ:
 Từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?”: nêu mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ chiến sĩ.
 Từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không”: khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải.
 + Đoạn 4: phần còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
GV: Kết cấu của bài Hịch tướng sĩ về cơ bản giống kết cấu chung của thể hịch nhưng có sự thay đổi linh hoạt. Tác giả không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ bài hịch là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
 II. Phân tích. (24 phút)
GV: Bài hịch khá dài mà chỉ học trong hai tiết nên chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu phần in chữ to (tức từ đoạn 2 đến đoạn 4).
TB: Đọc thầm lại đoạn 2 và nhắc lại nội dung chính của đoạn?
 1. Tội ác của kẻ thù và thái độ của tác giả:
GV: Sau khi nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước tác giả quay về với thực tế trước mắt, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc, đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ và tướng. Mục đích là gì? Ta cùng tìm hiểu.
TB: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả qua những chi tiết nào?
 HS phát hiện chi tiết, gv ghi bảng.
 - [] sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,
 + đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham khôn cùng,
 + thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,
KH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để tố cáo tội ác của lũ giặc? Phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật ấy?
 - Đoạn văn có giọng điệu sôi sục căm thù không đội trời chung với quân cướp nước. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ. Kẻ thù tham lam, tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thù ngang ngược: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. 
 - Kẻ thù tham lam, tàn bạo và sự ngang ngược của kẻ thù.
GV: Miêu tả sứ giặc “đi lại nghênh ngang ngoài đường” và những hình tượng ẩn dụ “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chó”, gọi kẻ thù là “hổ đói”; tác giả bày tỏ thái độ khinh bỉ và lòng căm giận kẻ thù một cách sâu sắc. Hành động ngang ngược, bản chất tham tàn của kẻ thù được vạch trần bằng những hình ảnh sóng đôi nhau, vừa có giá trị miêu tả vừa giàu sức biểu cảm. Những cụm động từ được đặt liên tiếp nhau trong câu văn biền ngẫu như xoáy sâu vào tâm trí của người đọc, người nghe: uốn lưỡi; sỉ mắng; đem thân; bắt nạt; thác mệnh; đòi; thoả; giả hiệu; mà thu; vét cho thấy nỗi đau, nỗi nhục khi thấy thể diện của quốc gia, của dân tộc đang bị xúc phạm nặng nề. Đồng thời qua đó tác giả đã sáng suốt nhìn thấy dã tâm xâm lược của kẻ t ... t định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? (mục đích để hỏi)
 + Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... (mục đích để bộc lộ cảm xúc)
TB: Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai ví dụ trên?
 - Các hành động nói trong hai ví dụ là: hành động yêu cầu, hành động trình bày, hành động đe doạ, hành động hứa hẹn, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc.
TB: Từ sự phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết: Dựa vào đâu để đặt tên cho hành động nói? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp?
 2. Bài học:
 - Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức,), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 63)
 * Ghi nhớ: sgk (tr - 63)
GV: Trong khi sử dụng mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó. Kiểu câu được dùng trùng hợp với hành động nói đó gọi là dùng theo lối trực tiếp. 
 Ví dụ: “Khốn nạn ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!” (hành động bộc lộ cảm xúc); chẳng hạn: hành động hỏi được thực hiện bằng kiểu câu nghi vấn.
 + Hành động trình bày được thực hiện bằng kiểu câu trần thuật.
 + Hành động điều khiển được thực hiện bằng kiểu câu cầu khiến.
 + Hành động bộc lộ cảm xúc được thực hiện bằng kiểu câu cảm thán.
 - Ngoài ra không hiếm trường hợp kiểu câu được dùng không đúng với chức năng vốn có của nó, trong trường hợp này, kiểu câu được gọi là dùng theo lối gián tiếp (Ví dụ: “Anh chuyển giùm quyển sách này cho ông Giáp được không?” dùng câu nghi vấn để yêu cầu).
 Dùng câu trần thuật để thực hiện hành động điều khiển: “Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang”
 (Tô Hoài, Dế Mền phiêu lưu kí)
 II. Luyện tập. (12 phút)
 1. Bài tập 1: sgk (tr - 63)
TB: Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?
 - Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ và từ đó khích lệ tướng sĩ quyết tâm học tập “Binh thư yếu lược” do ông soạn thảo ra.
KH: Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung?
 - HS trả lời, gv nhận xét.
 - Ví dụ: Câu “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là nghịch thù”.
 Mục đích của hành động nói ở đây là điều khiển: ra lệnh một cách dứt khoát cho tướng sĩ lựa chọn con đường chính (học tập “Binh thư yếu lược”) từ bỏ con đường tà (khinh boe sách “Binh thư yếu lược”), và bắt buộc các tướng sĩ phải biết lo ngay việc “rửa nhục, trừ hung”.
 2. Bài tập 2: sgk (tr – 63,64)
H: Chỉ ra các hành động nói và mục đích nói của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau?
HS: 2 em lên bảng làm phần (a,b), còn các em khác làm vào vở.
 a. Có các hành động nói:
 - Bác trai đã khá rồi chứ? (mục đích để hỏi)
 - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tính táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (mục đích để trình bày - kể) 
 - Này bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (mục đích điều khiển)
 - Chứ cứ nằm đấy cho hoàn hồn. (mục đích trình bày - dự đoán)
 - Vâng cháu cũng đã nghĩ như cụ tới giờ còn gì. (mục đích trình bày)
 - Thế thì phải giục anh ấy rồi đấy! (mục đích điều khiển - cầu khiến)
 b. Có các hành động nói:
 - Đây là ý trời làm việc lớn. (mục đích trình bày – nêu ý kiến)
 - Chúng tôi nguyện báo đền Tổ quốc! (mục đích hứa hẹn)
GV: Như vậy không phải câu nào có chứa từ “hứa” bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa hẹn.
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: Hãy nhắc lại các kiểu hành động nói thường gặp?
HS: Đọc nội dung bài tập 3: sgk (tr - 65)
KH: Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu sau?
 - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. (mục đích điều khiển – hành động yêu cầu)
 - Anh hứa đi. (hành động yêu cầu)
 - Anh xin hứa. (hành động hứa hẹn)
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; làm bài tập 2 sgk (tr -63,64).
 - Lập dàn ý đề bài viết số 5 để tiết sau trả bài.
 ===============================================
Ngày soạn: 23/02/2011 
Ngày dạy: 24/02/2011
Dạy lớp: 8B 
 Tiết 96: 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh.
 b) Về kĩ năng: Biết sửa chữa những lỗi sai và phát huy các ưu điểm trong quá trình làm bài văn thuyết minh.
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức học tập cái hay, ưu điểm của bạn, khắc phục tồn tại.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài khách quan; liệt kê những lỗi sai cơ bản trong các bài viết của học sinh; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại lí thuyết cách làm bài văn thuyết minh, làm dàn ý bài viết số 5.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:..
 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 GV kiểm tra việc lập dàn ý của học sinh đồng thời kết hợp trong giờ trả bài.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã viết bài Tập làm văn số 5 giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh ở quê hương em, cô đã chấm xong bài của các em. Hôm nay cô trả bài viết này để các em đánh giá toàn diện kết quả học kiểu bài thuyết minh của mình.
(Gv ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: (36 phút)
TB: Em hãy nhắc lại đề bài Tập làm văn số 5?
 * Đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, hay một di tích lịch sử ở quê hương em.
TB: Trước một đề bài việc đầu tiên em phải làm gì?
 I. Tìm hiểu đề:
TB: Dựa vào các từ ngữ quan trọng trong đề bài, em hãy xác định kiểu văn bản, đối tượng thuyết minh?
 - Kiểu văn bản: Thuyết minh.
 - Đối tượng: Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử 
 II. Lập dàn ý:
 1. Mở bài:
TB: Ở phần mở bài em định giới thiệu đối tượng thuyết minh như thế nào?
 - Giới thiệu hoa đào - biểu tượng của mùa xuân.
 Ví dụ: Ngày Tết đến xuân về không thể thiếu hoa đào. Một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân và sức sống bất diệt của miền Bắcnói chung và Sơn La nói riêng.
 2. Thân bài:
KH: Trong phần thân bài em sẽ giới thiệu về hoa đào trên những phương diện nào?
 - Giới thiệu nguồn gốc loài hoa.
 - Đặc điểm của cây đào Tây Bắc:
 + Thân: màu xám, có nhiều cành.
 + Lá: dài nhọn, màu xanh, phiến lá không to.
 + Hoa đào: thời gian ra hoa; hoa có 5 cánh màu hồng nhạt hoặc màu hồng đậm.
 + Quả: to, nhỏ tuỳ loại đào song có vị ngọt, chua, hình tròn hơi nhọn, khi chín thường có màu hồng tím trông rất đẹp và rất ngon.
 - Công dụng: Làm tăng sự sang trọng và vẻ đẹp rất riêng cho ngày Tết ở Việt Nam. Lá đào dùng để làm thuốc chữa bệnh ngoài da rất tốt.
 - Giá trị tinh thần của hoa: hoa đào đã đi vào thơ ca, nhiều bài hát, bài thơ viét về hoa đào, ngợi ca vẻ đẹp của loài hoa đào. Hoa đào chính là biểu tượng của mùa xuân Việt nam.
TB: Phần kết bài em nên nêu nội dung gì?
 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về hoa đào.
 III. Đáp án - Biểu điểm: 
 1. Hình thức: (2 điểm)
 - Bài viết ngắn gọn, trình bày rõ ràng đủ 3 phần. Viết đúng kiểu bài thuyết minh. Đảm bảo yếu tố khách quan, chính xác, nhưng phải gần gũi, thân thiết thể hiện tình cảm cá nhân của người viết. Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn hấp dẫn. Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
 Chú ý cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. Trình tự thuyết minh rõ rang, mạch lạc.
 2. Nội dung: (8 điểm)
 a. Mở bài: Nêu được đầy đủ ý như dàn bài. (1 điểm)
 b. Thân bài: 
 - Giới thiệu nguồn gốc loài hoa. (1 điểm)
 - Đặc điểm của cây đào Tây Bắc: (2 điểm)
 + Thân: màu xám, có nhiều cành. (0,5 điểm)
 + Lá: dài nhọn, màu xanh, phiến lá không to. (0,5 điểm)
 + Hoa đào: thời gian ra hoa; hoa có 5 cánh màu hồng nhạt hoặc màu hồng đậm.(0,5 điểm) 
 + Quả: to, nhỏ tuỳ loại đào song có vị ngọt, chua, hình tròn hơi nhọn, khi chín thường có màu hồng tím trông rất đẹp và rất ngon. (0,5 điểm)
 - Công dụng: Làm tăng sự sang trọng và vẻ đẹp rất riêng cho ngày Tết ở Việt Nam. Lá đào dùng để làm thuốc chữa bệnh ngoài da rất tốt. (1 điểm)
 - Giá trị tinh thần của hoa: hoa đào đã đi vào thơ ca, nhiều bài hát, bài thơ viét về hoa đào, ngợi ca vẻ đẹp của loài hoa đào. Hoa đào chính là biểu tượng của mùa xuân Việt nam. (2 điểm)
 c. Kết bài: đảm bảo ý như dàn bài. (1 điểm)
 IV. Nhận xét chung: 
 * Lớp 8B: - Các em đã xác định đúng yêu cầu của đề, đã biết cách viết bài văn thuyết minh. Bài làm đầy đủ bố cục ba phần, nhiều bài diễn đạt khá rõ ràng; đúng chính tả, chữ viết tương đối sạch sẽ.
 - Song bên cạnh đó còn một số bài diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa chính xác. Một ssó bài còn sai chính tả, chữ viết quá cẩu thả như: Thịnh, Thuận, Minh. Bài làm sơ sài, bố cục không đủ ba phần như bài của em: Tuấn Anh, Luyện.
 V. Lỗi sai và chữa lỗi sai: 
 * Câu sai: Tết đến gia đình nào cũng phải có cành đào cho thêm phần đầm ấm.
TB: Câu văn trên sai những lỗi nào? Em hãy chữa lại?
 - Sai cách diễn đạt và cách dùng từ.
 * Chữa lỗi: Tết đến gia đình nào cũng có cành đào cùng với mâm ngũ quả cho thêm phần sung túc.
 * Câu sai: Một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân và sức sống tràn trề của miền Bắc.
TB: Hãy chỉ ra lỗi sai của câu văn và sửa lại cho đúng ngữ pháp?
 - Sai dùng từ.
 * Chữa lỗi: Một loài hoa biểu tượng cho mùa xuân và sức sống tươi trẻ của miền Bắc.
 * Câu sai: Quả to, nhỏ tuỳ loại xong có vị ngọt, chua chua hình tròn hơi nhọn, lúc chín có màu hồng hồng trông rất đẹp mắt.
KH: Câu văn trên sai những lỗi nào hãy chữa lại cho đúng?
 - Sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
 * Chữa lỗi: Quả to, nhỏ tuỳ loại song có vị ngọt, chua hình tròn hơi nhọn, khi chín thường có màu hồng tím trông rất đẹp mắt và rất ngon. 
 * Câu sai: Lá đào dùng để làm thuốc chữa ghẻ rất tốt.
TB: Chỉ ra lỗi sai và chữa lại để câu văn đúng ngữ pháp?
 - Sai diễn đạt, dùng từ.
 * Chữa lỗi: Lá đào dùng để làm thuốc chữa bệnh ngoài da rất tốt.
 * Câu sai: Nhiều nhà thơ, nhà văn đã viết về vẻ đẹp của hoa đào rất hay.
TB: Xác định lỗi sai của câu văn trên và chữa lại?
 - Sai cách diễn đạt.
 * Chữa lại: Hoa đào đã đi vào thơ ca, nhiều bài hát, bài thơ viết về hoa đào, ngợi ca vẻ đẹp của nó.
 VI. Thống kê kết quả bài viết: 
 VII. Đọc bài văn mẫu: 
 VIII. GV trả bài: 
HS: Đọc bài viết của mình. (Gv giải đáp thắc mắc nếu có)
 c) Củng cố, luyện tập: (3 phút)
H: Nhắc lại bố cục của một bài văn thuyết minh?
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Về nhà đọc lại và sửa các lỗi trong bài viết của mình.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản Nước Đại Việt ta.
======================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc