Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 đến 30 - Trường THCS Thịnh Đức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 đến 30 - Trường THCS Thịnh Đức

Tiết 93, Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn)

A-Mục tiêu bài học:

1) Kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn chính luận.

 - Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ, văn biền ngẫu, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật lập luận, kết hợp lí lẽ và tình cảm, giọng văn khi hùng hồn, khi tha thiết, khi dứt khoát, đanh thép, khi mỉa mai, chế giễu rất đa dạng, thuyết phục và hấp dẫn.

3) Thái độ: Có thái độ yêu thích văn học.

B-Chuẩn bị:

- Tranh ảnh tượng Trần Quốc Tuấn.

- HS đọc lại bài sử về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII.

C . Tiến trình bài dạy.

1) Ổn đinh tổ chức

Lớp 8B: Lớp 8C:

2) Kiểm tra bài cũ:

-VB Chiếu dời đô của ai, được viết theo thể loại nào ? Thế nào là chiếu ?

-Nêu những nét đặc sắc về ND và NT chủa VB Chiếu dời đô ?

 

doc 46 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 đến 30 - Trường THCS Thịnh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 93, Văn bản: Hịch tướng sĩ
(Trần Quốc Tuấn)
A-Mục tiêu bài học: 
1) Kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn chính luận.
 - Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn nghị luận cổ, văn biền ngẫu, tìm hiểu và phân tích nghệ thuật lập luận, kết hợp lí lẽ và tình cảm, giọng văn khi hùng hồn, khi tha thiết, khi dứt khoát, đanh thép, khi mỉa mai, chế giễu rất đa dạng, thuyết phục và hấp dẫn.
3) Thái độ: Có thái độ yêu thích văn học. 
B-Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh tượng Trần Quốc Tuấn.
- HS đọc lại bài sử về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII.
C . Tiến trình bài dạy.
1) ổn đinh tổ chức 
Lớp 8B:	Lớp 8C: 
2) Kiểm tra bài cũ:
-VB Chiếu dời đô của ai, được viết theo thể loại nào ? Thế nào là chiếu ?
-Nêu những nét đặc sắc về ND và NT chủa VB Chiếu dời đô ?
3) Bài mới: 
 Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam thời trung đại. Ông đã có nhiều công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (1285, 1288). Ông là nhà lí luận quân sự với những tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược,... Trần Quốc Tuấn còn là tác giả của bài hịch lừng danh Dụ chư tì tướng hịch văn (9.1284).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Dựa vào chú thích*, em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác giả TQT ?
- GV:TQT là người biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hiềm khích của gia đình. Cha ông là Trần Liễu trước lúc mất, cha ông đã dặn con phải vì cha lấy được thiên hạ để trả thù cho cha, khi cha ông bị vua Trần Thái Tông cướp vợ. Vì quyền lợi quốc gia, TQT đã không làm theo lời cha dặn, ông đã một lòng trung nghĩa với vua, với nước. TQT đã phò vua và giúp vua đánh đánh bại kẻ thù. Khi ông mất, vua Trần đã phong cho ông tước Hưng Đạo Vương.
- Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV: Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại VN (XB 1987) thì bài hịch này được công bố vào 9.1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trg 3 cuộc kháng chống Mông-Nguyên thời Trần thì cuộc kháng chiến lần 2 là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù quyết tâm chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng đầu hàng. Vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài hịch là nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
- VB được viết theo thể loại nào ?
- Dựa vào chú thích, em hãy cho biết thể hịch có những đặc điểm chính gì ?
- Hd đọc: Giọng hùng hồn, tha thiết. Đoạn nêu gương sử sách: đọc với giọng thuyết giảng. Đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả: đọc giọng trữ tình, bộc bạch, chậm rãi. Đoạn phê phán, p.tích thiệt hơn: đọc giọng mỉa mai chế giễu, kích động. Đoạn cuối: đọc giọng dứt khoát, đanh thép. Câu cuối bài đọc với giọng chậm, tâm tình.
-Hãy tìm bố cục của bài hịch theo 3 phần MB, TB, KB ?
-Tác giả có vai trò gì trong bài hịch này ? (Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của các tướng sĩ, từ đó mà ra sức học tập binh thư ).
-Hs đọc phần MB.
-Những nv nào được nêu gương ? 
-Những nv ấy có địa vị ntn, có cùng thời đại không ? 
-Họ có điểm chung nào để trở thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
- Em có nx gì về cách nêu dẫn chứng và cách viết câu văn của tác giả ? Điều này đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ? 
-Phần MB đã đảm bảo được chức năng nào của bài Hịch tướng sĩ ? 
-Hs đọc phần TB.
- Khi phân tích tình hình địch- ta, tác giả đã dùng những luận điểm nào ? (Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc; phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ).
- ở luận điểm 1, t.g đã nói tới "Thời loạn lạc và buổi gian nan", theo em đó là thời kì LS nào của nước ta ? (Thời Trần quân Nguyên- Mông XL nước ta).
-Trong thời buổi ấy, h/ả của kẻ thù được hiện lên qua những câu văn nào ?
( Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng... Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói)
-Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đ.v này (từ ngữ, giọng điệu, biện pháp tu từ ) ? Tác dụng của cá biện pháp NT đó là gì ?
- Qua đ.v, h/ả kẻ thù hiện lên như thế nào ?
- Em có nx gì về thái độ của tác giả khi viết đ.v này ?
- Đọc đ.v diễn tả lòng căm thù giặc, hãy chô biết, đ.v này được cấu tạo ntn trên các phương diện: câu, LK ý trong câu, cách dùng dấu câu, cách dùng từ, giọng điệu? Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng con người ?
-Ta thường tới bữa quên ăn... vui lòng.
I-Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1-Tác giả: Trần Quốc Tuấn- Hưng Đạo Vương (1231-1300).
- Là một danh tướng kiệt xuất của DT.
- Là người có tài năng văn võ song toàn.
- Là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1287-1288).
2-Tác phẩm: 
- Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai (1285).
*Hịch: sgk (58-59).
II-Đọc – Hiểu văn bản:
*Bố cục: 3 phần.
-MB (từ đầu->tiếng tốt): Nêu gương sáng về lòng trung quân ái quốc, trong sử sách.
-TB (tiếp -> có được không /1-57): Phân tích tình hình địch - ta, nhằm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ.
-KB (đoạn còn lại): Kêu gọi tướng sĩ học binh thư yếu lược.
1-Nêu gương sáng trong lịch sử:
- Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
- Có người là gia thần như Dự Nhượng, Kính Đức.
- Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như Thân Khoái.
-> Các nv được nêu gương có địa vị cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau.
=>Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
->liệt kê dẫn chứng kết hợp với nhiều câu cảm thán – Có sức thuyết phục người đọc và bộc lộ tình cảm tôn vinh, ngưỡng mộ đối với những gương sáng trong lịch sử.
=>Nêu gương sáng trong LS để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
2-Phân tích tình hình địch - ta
a-Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc:
->Từ ngữ gợi hình, gợi cảm kết hợp với biện pháp so sánh; giọng văn mỉa mai, châm biếm – Khắc hoạ sinh động h/ả của kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, người nghe.
=>Kẻ thù bạo ngược, vô nhân đạo, tham lam. 
-> Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù và đau xót cho đất nươc.
->Cả đoạn có 2 câu văn, mỗi câu có 2 ý LK với nhau (nỗi đau xót- nỗi căm hờn kẻ thù), dùng nhiều dấu phẩy, nhiều ĐT, giọng điệu thống thiết tình cảm – Cực tả niền uất hận trào dâng trg lòng và khơi gợi sự đồng cảm trong lòng người đọc, người nghe.
4) Củng cố:
- Gv nhắc lại nội dung chính của bài
5) Hướng dẫn học bài: 
- Chọn học thuộc lòng 1 đoạn văn trong bài.
- Soạn bài: Phần còn lại.
D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..
-------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 94, Văn bản: Hịch tướng sĩ (tiếp)
(Trần Quốc Tuấn)
A-Mục tiêu bài học: 
- Như tiết 93
B-Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh tượng Trần Quốc Tuấn.
- HS đọc lại bài sử về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII.
C . Tiến trình bài dạy.
1) ổn đinh tổ chức 
Lớp 8B:	Lớp 8C: 
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
-Theo dõi đ.v diễn tả tâm tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ, em có nx gì về sự LK các câu văn trong đoạn văn ?
- sử dụng câu văn biền ngẫu, có cấu tạo 2 vế song hành đối xứng ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả mqh chủ tướng ?
-Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm nào của tướng sĩ?
-Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống nào bị phê phán ?
-Tác giả đã phân tích hậu quả của cách sống này bằng những câu văn nào ?
Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp... tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.
- Chẳng những thái ấp của ta không còn... lúc bấy giờ giẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?
-Những lời văn đó đã bộc lộ đc thái độ gì của t.g ?
-Tiếp theo, t.g đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì, những câu văn nào nói lên điều đó ?
-Nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào dưới đống củi" là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm răn sợ.
-Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.
-Những lời khuyên trên nhằm mđ gì, những câu văn nào nói lên điều đó ?
-Theo em, trg 2 đ.v trên, tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng 1 lối nghị luận ntn ?
- Hs đọc 2 đoạn cuối.
-T.g viết bài Hịch để nhằm mđ gì ? (khích lệ tướng sĩ học binh thư, trong hoàn cảnh đất nước đang có ngoại xâm).
-Theo em, vì sao TQT có thể nói với tướng sĩ rằng: Nếu...
(Vì binh thư yếu lược là sách binh pháp nổi tiếng, vì nước ta đang đứng trước nguy cơ ngoại xâm, vì tướng sĩ muốn cầu an hưởng lạc).
-Điều đó cho thấy TQT có thái độ ntn đối với tướng sĩ và kẻ thù ?
-Bài hịch có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ?
- Chọn đọc diễn cảm đv mà em thích ?
2-Phân tích tình hình địch - ta (tiếp)
b-Phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh tinh thần y.nc của tướng sĩ:
->LK các câu có 2 vế song hành đối xứng (câu văn biền ngẫu) 
Diễn tả mqh gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa chủ tướng đối với tướng sĩ trên phương diện vật chất và tinh thần.
-Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn,...
- Lấy việc chọi gà làm vui... hoặc mê tiếng hát.
=> Phê phán cách sống quên danh dự, quên bổn phận, cầu an hưởng lạc.
=>Phê phán nghiêm khắc lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ.
=>Phải biết lo xa và phải tăng cường tập võ nghệ.
-Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt,... làm rữa thịt Vân Nam Vương,...
-Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền... mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.
=>Vừa chống được ngoại xâm, vừa giữ được nước nhà.
->Dùng nhiều điệp từ, phép lệt kê, từ ngữ có h/ả, phép so sánh, sd câu văn biền ngẫu, lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết.
3-Kêu gọi tướng sĩ:
=>Thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng đối với tướng sĩ và thể hiện quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù XL.
III - Tổng kết
1) Nghệ thuật.
- Dùng thành công các hình ảnh so sánh.
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu làm tăng khả năng diễn đạt.
- Biện pháp so sánh tương phản, lí lẽ dẫn chứng rành mạch.
2) Nội dung
*Ghi nhớ: sgk (61 ).
*Luyện tập:
4) Củng cố:
- Gv nhắc lại nội dung chính của bài
5) Hướng dẫn học bà ...  được sử dụng ?
- ý nghĩa của cách s/d này là gì ?
-Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó, t/g muốn bạn đọc tin vào những t/d nào của việc đi bộ ngao du ?
-Theo em, sự diễn đạt bằng các câu cảm thán đã phản ánh đặc điểm nào của văn nghị luận Ri xô ?
-Qua đó bộc lộ tinh thần đặc biệt nào của người viết ?
-Bài văn đã cho em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ? (Thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, nhân lên niềm vui sống cho con người).
-Thảo luận: Với em, t/d nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa hơn cả ?
-Có những biểu hiện hình thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn ? (Chứng cớ lấy từ kinh nghiệm cá nhân, đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm trong khi lập luận, câu văn tự do, phóng túng, giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng).
- Em hãy chỉ ra những nét chính về đặc sắc nghệ thuật và ND của Vb?
-Đi bộ ngao du cho em hiểu gì về nhà văn G. Ru xô ?
-Chọn đọc diễn cảm một đv ?
II-Đọc- Hiểu VB (tiếp)
3-Đi bộ ngao du- tính tình được vui vẻ:
-Sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả; hân hoan khi về đến nhà; thích thú khi ngồi vào bàn ăn; ngủ ngon giấc trong một cái giường tồi tàn,...
->Sd 1 loạt các tính từ- Nêu bật cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngoa du.
-Người ngồi trong xe ngựa: mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ.
->So sánh đối lập- K/định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngoa du, từ đó thuyết phục bạn đọc muốn trách khỏi buồn bã cáu kỉnh thì nên đi bộ ngao du.
=>Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niền vui sống.
-Ta hân hoan biết bao..., Ta thích thú biết bao..., Ta ngủ ngon giấc biết bao...
->Lồng cảm xúc cá nhân vào các lí lẽ.
=>Bộc lộ cảm xúc phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du.
III - Tổng kết
1) Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục lại rất sinh động cho các lí lẽ và thực tiễn từng trải bổ sung cho nhau.
2) Nội dung: Thể hiện Ru Xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.
*Ghi nhớ: sgk (102 ).
-G.Ru xô là người tôn trọng kinh nghiệm đời sống, coi trọng tự do cá nhân, yêu quí đời sống tự nhiên; tâm hồn giản dị, trí tuệ sáng láng.
*Luyện tập:
4) Củng cố
5) Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ.
-Ôn tập các VB thơ từ bài 18->21 (Đọc và học thuộc lòng các VB thơ, học thuộc ghi nhớ các VB đó), tiết sau kiểm tra.
D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.. 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 111: Hội thoại (tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học: 
1) Kiến thức:Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp.
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng tác hội thoại trong giao tiếp xã hội.
3) Thái độ:
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
 C . Tiến trình bài dạy.
1) ổn đinh tổ chức 
Lớp 8B:	Lớp 8C: 
2) Kiểm tra bài cũ:
 Vai xã hội là gì ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì ?
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
-Đọc lại đv miêu tả cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô (sgk-92,93).
-Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nv nói bao nhiêu lượt ? (Bà cô 5 lượt, Hồng 2 lượt).
-Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ? (Bình thường thì sau mỗi câu hỏi của người cô, Hồng phải trả lời bằng một câu nói, tức là sau lượt lời của người cô là đến lượt lời của Hồng. Nhưng ở đây, Hồng lại im lặng, đó cũng là cách thể hiện một lượt lời).
-Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô ntn? (Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng đối với người cô).
-Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ? (Vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người vai dưới, không được phép xúc phạm người cô).
-Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
-Qua cách m.tả cuộc thoại giữa các nv cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em thấy tính cách của mỗi nv được thể hiện ntn ?
-Đọc đoạn trích.
-Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều ntn ?
-Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lí nv không ? Vì sao ?
-Việc t/g tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn ?
I-Lượt lời trong hội thoại:
*Ví dụ: sgk (92,93 ).
- Các lượt lời của bà cô
1- Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
2- Sao lại không vào?
3- Mày dại quá cứ vào đi tao chạy cho tiền tàuchứ
4- Vậy mày hỏi cô Thông.
5- Mờy lại rằm tháng tám..
- Các lượt lời của Hồng
1- Không, cháu không muốn vào
2-Sao cô biết mợ con có con?
*Ghi nhớ: sgk (102 ).
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (102 ):
-Sự thay đổi từ ngữ xưng hô của chị Dậu trong cuộc hội thoại: cháu- ông -> tôi- ông ->bà- mày cùng với những chi tiết miêu tả nét mặt, hành động đã thể hiện khá rõ tính cách của chị Dậu là rất yêu thương chồng, tỉnh táo, thông minh trg ứng xử, khi cần thì nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi bị đẩy vào đường cùng thì lai quyết liệt chống trả.
-Cai lệ nói nhiều câu cộc lốc, thô lỗ cùng với những chi tiết miêu tả cử chỉ, giọng nói hầm hè, hành động côn đồ làm hiện lên tính cách hung bạo, mất hết tính người.
2-Bài 2 (103 ):
a-Thoạt đầu, cái Tí nói nhiều hơn và rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b-Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nv: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ.
c-Việc t/g tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm như khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ,... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
4) Củng cố
5) Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4 (103 ).
-Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 112: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào
 bài văn nghị luận
A-Mục tiêu bài học: 
1) Kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
-Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
2) Kĩ năng: Xác định và sắp xếp các luận điểm, xác định cảm xúc và cách đưa cảm xúc vào bài văn nghị luận.
3) Thái độ:
B-Chuẩn bị: 
 - Gv giao đề bài trước cho hs chuẩn bị ở nhà.
C . Tiến trình bài dạy.
1) ổn đinh tổ chức 
Lớp 8B:	Lớp 8C: 
2) Kiểm tra bài cũ:
 Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận ?
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc đề bài.
-Hs đọc cách sắp xếp các luận điểm trong sgk.
-Để làm sáng tỏ vđề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự trên có hợp lí không ? Vì sao ? Nên sửa ntn ?
-Hs đọc đv- sgk- 108.
-Tìm yếu tố biểu cảm có trong đv ? 
-Đv gợi cho em cảm xúc gì ? (Niềm vui thích).
-Làm thế nào để biểu đạt được cảm xúc đó ? (Dùng từ ngữ biêủ cảm, dùng câu cảm thán).
-Hs đọc đv- sgk- 109.
-Đv đã thể hiện hết cảm xúc chưa ? Vì sao ?
- Cần tăng cường yếu tố b.cảm ntn để đv biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em ? (Tuy nhiên vẫn có thể thêm có thể thêm yếu tố biểu cảm trg từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc phong phú).
- Có nên đưa vào đv các từ ngữ biêủ cảm như: biết bao nhiêu, diệu kì thay... không ? Và nếu có thì đưa vào chỗ nào trong đoạn ? (Có thể thêm các từ ngữ biểu cảm, nhưng phải thêm cho phù hợp).
- Em có dự định thay đổi một số câu văn để đv thêm sức truyền cảm không?
-Hãy viết lại đv trên rồi trình bày trước lớp.
-Theo trình tự lập luận trên, em hãy tiếp tục tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya (HCM), Khi con tu hú (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh),... đều biểu hiện rõ tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước ?
*Đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh". Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết.
I-Lập dàn ý:
1-Mở bài: 
Nêu lợi ích của việc tham quan.
2-Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể.
a-Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
b-Về tình cảm: 
-Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân.
-Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
c-Về kiến thức:
-Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều đc học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
-Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trg sách vở của nhà trường.
3-Kết luận:
Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
II-Trình bày luận điểm:
*Đoạn văn: sgk (108).
-Yếu tố biểu cảm: Niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập...Ta hân hoan biết bao... Mà sao ngon lành thế... Thích thú biết bao...
*Đoạn văn: sgk (109).
-Yếu tố biêủ cảm: kìm nổi một tiếng reo, nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên, niềm sung sướng ấy.
- Có thể sửa chữa, bổ sung:
Bạn có biết chăng, những chuyến thăm quan du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trg tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đến thăm quan vịnh Hạ Long ? Hôm ấy không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt trải ra trước mắt một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước Lệ Quyên còn âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng rồi nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay, tan biến hẳn như có phép màu. Niềm sung sướng ấy làm sao có được khi chúng ta quanh năm chỉ quẩn quanh trong nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.
3-Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn:
*Luận điểm: Tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước qua các bài thơ Cảnh khuya (HCM), Khi con tu hú (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh).
-Phát triển luận cứ:
+Đó là cảnh thiên nhiên về trăng đẹp, trong sáng, thẫm đẫm tình người.
+Đó là cảnh TN mùa hè gắn liền với khao khát tự do.
+Đó là cảnh TN vùng biển gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển q.hg.
-Đưa yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn, rạo rực, cùng lo lắng, băn khoăn, cùng nhớ tiếc, bâng khuâng...
-Cách đưa: Có thể đưa vào cả 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
4) Củng cố
- Gv nhắc lại nội dung chính của bài.
5) Hướng dẫn học bài: 
-Làm bài 3 (109 ).
-Ôn lại lí thuyết về văn nghị luận giải thích (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần).
D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8 TUAN 26 30.doc