Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 25. Tiết 89 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

3. Thái độ :

- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv , bảng phụ .

2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 25. Tiết 89 .
Câu trần thuật
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. 
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩõ năng:
- Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác. 
3. Thái độ :
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv , bảng phụ .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1.Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
2.1 Thế nào là câu cảm thán ?
2.2 Trong những câu sau , câu nào không phải là câu cảm thán ? 
a. Thương ôi ! Trăm sự tại người 
Chữ đồng ai dám ngăn rời chữ tâm ! 
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! 
c. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
d. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ thắm .
3. Giới thiệu bài .
 Ở tiết 86 chúng ta vừa điểm lại về đặc điểm và hình thức, chức năng của câu nghi vấn và câu cầu khiến, cảm thán. Vậy câu trần thuật có đặc điểm chức năng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.(12’)
* Mục tiêu :
Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
1. Lệnh học sinh đọc các phần trích SGK.
2. Những câu nào trong đoạn trích có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán ?
3. Hãy tìm hiểu tác dụng của những câu còn lại?
4.Trong 4 kiểu câu đã tìm hiểu em thấy kiểu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
5. Vậy em hãy cho biết thế nào là câu trần thuật và công dụng của nó ?
6. Nêu các chức năng khác của câu trần thuật và nêu đặc điểm hình thức ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập đạt các yêu cầu bài tập . (26’)
* Mục tiêu :
Xác định câu trần thuật; chức năng; rèn kĩ năng đặt câu.
7. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
-Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu trong bài tập ?
- Nhận xét, sửa chữa .
8. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2.
- Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của câu thơ thứ 2 trong phần dịch nghĩa và phần dịch thơ trong bài Ngắm trăng?
- Nhận xét, sửa chữa.
9. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 3.
- Hãy xác định về kiểu câu và phân tích ý nghĩa của những câu ấy?
- Nhận xét, sửa chữa.
10. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 4.
- Những câu sau có phải là câu trần thuật không ? Những câu này dùng để làm gì ?
- Nhận xét, sửa chữa.
11. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 5.
Có thể lược bỏ chủ ngữ trong các câu trên , trường hợp này người đọc vẫn hiểu chủ ngữ ở ngôi thứ nhất .
Các hành vi hứa, xin lỗi, cám ơn, chúc mừng, cam đoan thực hiện đồng thời với việc phát ra những câu tương ứng; Vì vậy các câu trần thuật này còn được gọi là các hành vi ngôn ngữ .
12. Yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
Nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’) 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Chiếu dời đô” theo câu hỏi định hướng sgk .
Khái quát đặc điểm thể chiếu 
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Đọc .
Xác định .
Xác định .
Nhận xét .
Trong 4 kiểu câu, câu trần thuật được dùng nhiều nhất vì :
+ Tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể được thực hiện bằng câu trần thuật .
+ Câu trần thuật có thể thực hiện hết các chức năng năng của 3 kiểu câu còn lại 
Trình bày .
Trình bày .
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét, đánh giá.
Đọc theo yêu cầu, nhìn vào văn bản để phân tích.
Nhận xét, sửa chữa .
Xác định .
Nhận xét, sửa chữa.
Xác định .
Nhận xét , sửa chữa .
Đặt câu .
Nhận xét, sửa chữa .
- Tôi xin hứa sẽ đến đúng giờ .
- Em xin lỗi vì đã lỡ hẹn.
- Em xin cảm ơn cô.
- Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn .
- Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
Nghe .
Viết đoạn văn.
Nhận xét, sửa chữa.
Nghe .
2.1 Câu cảm thán là loại câu dùng từ ngữ cảm thán , là câu dùng để biểu đạt cảm xúc trực tiếp của nhân vật .
2.2 d
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1.Tìm hiểu ví dụ .
- Ôi Tào Khê ! -> Câu cảm thán .
-Tác dụng của những câu còn lại
a. – Lịch sử .... Quang Trung -> Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta .
- Chúng ta ........ anh hùng -> Nêu yêu cầu ; nhắc nhở trách nhiệm cus3 những người đang sống hôm nay .
b. – Thốt nhiên ..... không ra lời -> Kể và tả .
- Bẩm .... mất rồi ! -> Thông báo
c. Cai Tứ ...... hóp lại -> Cả hai câu miêu tả ngoại hình của Cai Tứ .
d. Nước Tào Khê .... mòn đấy ! -> Nhận định, đánh giá .
- Nhưng ... của ta ! -> Bộc lộ cảm xúc .
2. Ghi nhớ .
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, thường dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả
- Ngoài những chức năng chính trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.( vốn là chức năng của những kiểu câu khác )
-Viết cuối câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng
-Đây là kiểu câu cơ bản và dùng phổ biến nhất trong giao tiếp
II. Luyện tập.
 1. Xác định kiểu câu và chức năng .
 a. - Thế rồi ..... tắt thở -> trần thuật, dùng để kể.
 - Tôi .... tội mình -> trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc .
 b. – Mã Lương .... reo lên -> trần thuật, dùng để kể 
- Cây bút đẹp quá !-> cảm thán ( quá ), bộc lộ cảm xúc.
- Cháu .... ông ! -> trần thuật, bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
2 .
- Dịch nghĩa là câu nghi vấn.
- Dịch thơ là câu trần thuật. 
=> Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó .
3. Xác định kiểu câu và chức năng.
a. Câu cầu khiến ,ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
b. Nghi vấn, ý nghĩa manh tính chất đề nghị nhẹ nhàng.
c. Câu trần thuật, đề nghị nghe nhẹ nhàng.
=> Cả ba câu dùng để cầu khiến ( có chức năng giống nhau ) Câu b, c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn câu a .
4. 
Cả hai đều là câu trần thuật :
 a. Dùng để cầu khiến.
b. – Tuy thế .... tai tôi -> dùng để hỏi
- Em muốn ...... nhận giải -> dùng để cầu khiến .
5. Đặt câu trần thuật .
6. Viết một đoạn văn đối thoại sử dụng 4 kiểu câu đã học .
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 25. Tiết 90 .
 Chiếu dời đô 
 Lí Công Uẩn 
 I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
-Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua chiếu dời đô.
2. Kĩõ năng:
-Nắm được đặc điểm của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm.
3. Thái độ :
- Biết vận dụng bài học để viết tốt văn nghị luận .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, tranh ảnh.
2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo câu hỏi định hướng sgk .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
2.1 Hai bài thơ “ Ngắm trăng” và “ Đi đường” trong nguyên tác chữ Hán được viết theo thể thơ gì ? 
2.2 Hai câu thơ sau được tác giả sáng tạo bằng biện pháp tu từ nào ? 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia 
3. Giới thiệu bài.
 Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của một quốc gia. Với khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi được triều thần suy tôn làm vua, Lí Công Uẩn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( sau đổi thành Thăng Long ). Vua ban Thiên đô chiếu cho triều đình và nhân dân được biết 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm. (5’)
* Mục tiêu :
Khái quát nắm những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định thể thơ.
1. Trình bày sự hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Lí Công Uẩn .
 Liù Công Uẩn vị vua đầu tiên sáng nghiệp vương triều Lí, người có sáng kiến quan trọng, năm 1010 dời kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra Đại La
 ( đổi thành Thăng Long, Hà Nội ngày nay ) mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước Việt Nam.
2. Bài chiếu được viết trong hoàn cảnh như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là chiếu ?
Chiếu còn gọi là chỉ, chiếu chỉ, chiếu có thể viết theo văn bản hành chính hoặc văn bản nghị luận trước khi ra lệnh vua có thể nêu rõ ý kiến quan điểm của mình về vấn đề vua quan tâm chiếu dời đô thuộc loại thứ hai.
 Hoạt đông 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu nắm được những giá trị nghệ thuật, nội dung cảu văn bản . (24’)
* Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận; xác định bố cục, phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
1. Hướng dẫn cách đọc : Giọng trang trọng chú ý các ...  xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu .
Nhận xét, sửa chữa .
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét, sửa chữa.
- Quên có nghĩa là không nghĩ đến , không quan tâm đến . Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý người viết : căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hàng ngày đối với tất cả mọi người .
- Không : phủ định tuyệt đối, giảm sức thuyết phục .
- Chưa : thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra, nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí sẽ quyết tâm phá giặc.
- Chẳng : Phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng sai lạc với chủ đề của đoạn văn và văn bản .
Nghe .
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Tìm hiểu ví dụ .
 * Ví dụ 1 .
- Các câu b, c, d khác câu a vì có chứa từ phủ định : chưa, không, chẳng
- Câu a khẳng định việc “Nam đi Huế” có diễn ra.
 Câu b, c, d phủ định sự việc “Nam đi Huế” là không diễn ra
* Ví dụ 2 .
- Những câu có từ ngữ phủ định :
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
+ Đâu có !
- Mục đích :
+ Phủ định ( bác bỏ ) nhận định của ông thầy sờ vòi .
+ Phủ định ( bác bỏ ) ý kiến, nhận định của thầy bói sờ ngà, gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
2. Ghi nhớ.
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải ( là ) chẳng phải là, đâu có phải là; đâu ( có ).
- Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả )
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ )
II. Luyện tập.
1. Xác định câu phủ định bác bỏ và giải thích .
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu !
-> bác bỏ điều mà Lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ .
- Không, chúng con không đòi nữa đâu.
-> Cái Tí muốn làm thay đổi ( phản bác ) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ mấy đứa con đang đói quá. 
2.
a. Không phải là không = có -> khẳng định.
b. Không ai không = ai cũng -> khẳng định.
c. Ai chẳng = ai cũng -> khẳng định.
=> Tất cả 3 câu đều là câu phủ định vì có chứa từ ngữ phủ định. Nhưng những câu này có đặc điểm đặt biệt là có một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác, hay kết hợp với một từ nghi vấn, một từ bất định. Khi đó ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định chứ không phải là phủ định.
- Những câu không có từ phủ định có ý nghĩa tương đương với những câu trên.
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song vẫn có ý nghĩa.
b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. 
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng có một lần nghểnh cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhâm nháp món sấu dần bán trước cổng trường.
3.
- Nếu thay “không” bằng “chưa” thì phải viết lại :“Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp”
-Khi thay đổi bằng “chưa” ý nghĩa của câu cũng thay đổi câu nguyên văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn
4.
Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định nhưng được dùng biểu thị ý phủ định ( phản bác một ý kiến )
a. Phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp .
b. Phản bác tính chân thực của một thông báo, nhận định, đánh giá.
c. Câu nghi vấn -> phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.
d. Câu nghi vấn -> phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ : ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
5.
Trong đoạn trích này không thể thay “quên” bằng “không”, bằng “chưa” được bởi vì việc thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 25. Tiết 92 .
 Chương trình địa phương
 ( Phần Tập làm văn ) 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh.
2. Kĩõ năng:
- Viết bài thuyết minh bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
3. Thái độ :
- Tự giác tìm hiểu những di tích thắng cảnh ở quê hương mình.
- Nâng cao lòng yêu quí quê hương.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk , sgv , địa chí Bến Tre .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn câu hỏi sgk .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức . 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
 Ở địa phương của chúng ta cũng có khu di tích lịch sử cấp quốc gia, hôm nay để giúp các em biết thuyết minh về khu di tích ấy như thế nào? Và em sẽ học tập được gì bài thuyết của bạn chúng ta sẽ đi sâu vào tiết học hôm nay.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt yêu cầu bài tập . (41’)
* Mục tiêu :
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh; định hướng dàn bài chi tiết, cach thực hiện.
1. Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Hướng dẫn soạn đề cương dàn ý chi tiết bài thuyết minh.
- Tổ chức thảo luận nhóm 
3. Cho từng nhóm lên trình bày bài thuyết minh của mình như một hướng dẫn viên du lịch
Nhận xét chung nội dung và hình thức của từng nhóm. 
4. Cung cấp cho học sinh thêm những bài thuyết minh khác về quê hương Bến Tre.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị phần học : “Hịch tướng sĩ” theo câu hỏi định hướng sgk.
+ Đọc văn bản, xác định bố cục.
+ Nắm đặc điểm thể hịch. So sánh giữa hịch và chiếu.
+ Kết cấu văn bản.
+ Khái quát trình tự lập luận.
Nghe .
Kiểm tra .
Nghe . Thảo luận .
 Trình bày. Lắng nghe, bổ sung, nhận xét. 
Nghe .
Nghe .
1. Mở bài : Dẫn vào danh lam - di tích, vai trò của danh lam, di tích đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương hoặc vùng miền.
2.Thân bài: 
- Theo tình tự không gian quá trình từ ngoài vào trong, từ địa líù đến lịch sử đến lễ hội, phong tục.
- Theo trình tự thời gian quá trình hình thành, trùng tu, tôn tạo, phát triển .
- Tình hình hiện nay.
- Cần kết hợp tả, kể, biểu cảm, bình luận không được bịa đặt, cần có những sự việc, số liệu chính xác.
3. Kết bài : Cảm nghĩ của em về di tích .
ĐẤT DỪA QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI
( Trích )
 Nguyễn Bắc Sơn
Tôi không ngờ lần về thăm đất dừa quê hương đồng khởi này lại là một cuộc khám phá không cùng, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Bến Tre – quê hương thứ hai của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – sau 1945 đã đổi tên tỉnh thành tỉnh Đồ Chiểu để nói lên niềm ngưỡng mộ và tự hào về nhà thơ mù cao khiết .
Ngày 08/02/1946 giặc Pháp chiếm Bến Tre. Cuối tháng 3 / 1946, Bến Tre là địa phương duy nhất ở Nam Bộ cử một đoàn đại biểu vượt biển ra bắc báo cáo với Bác Hồ và trung ương, rồi trở về với một thuyền đầy vũ khí. Đống chí Nguyễn Thị Định chỉ huy chuyến đi này. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Bến Tre là quê hương đồng khởi, vũ trang toàn dân đánh giặc.
Tôi đã chiêm ngưỡng ngọn lửa đồng khởi cháy lên từ lớp lớp lá dừa làm thành ngọn tháp ba cạnh trên nóc nhà truyền thống đồng khởi của tỉnh ở Mỏ cày. Ở tỉnh xa xôi này có tới 15 vị tướng, 53 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 7 vạn thanh niên cầm súng đánh giặc, 34715 bà mẹ liệt sĩ. Gia đình mẹ Phan Thị Đầy ( Mỏ Cày ) có tới ba thế hệ đều là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chính trị ở đây thật nổi bật. Đội quân tóc dài lần đầu tiên ra đời ở đây . Có con kênh mang tên Kênh Phụ nữ . Người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam đứng đầu tờ báo là bà Sương Nguyệt Ánh, con gái cụ Đồ Chiểu, ....
Bến Tre còn có nhà bac học duy nhất ở Đông Dương và Trung Hoa thế kỉ XIX ( như đánh giá của một học giả Pháp đương thời ), là một trong 18 nhà bác học thế giới hồi đó. Ông biết 15 thứ tiếng phương Tây, 11 thứ tiếng phương Đông, biên khảo tới 118 cuốn sách. Ông là người Việt Nam duy nhất gặp gỡ và trò chuyện tâm đắc với Vich -to Huy-gô ......... Ông là Trương Vĩnh Kí .
Bến Tre còn cống hiến cho đất nước nhiều người con ưu tú như Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Ơn, Lê Anh Xuân, ......
Bến Tre là xứ dừa. đi dâu cũng gặp dừa, nhìn đâu cũng thấy dừa. Dừa mọc thành vườn. Vườn nối vườn thành những cánh rừng dừa . Những thân dừa lão lênh khênh, mỗi cây một dáng vẻ. Những cánh dừa non chớm vào tuổi dậy thì xanh mướt mắt, .......
Cũng thân mộc, độc mộc, không phân cành, phân nhánh, chỉ một ngọn duy nhất, hãn hữu lắm mới có một cây dừa hai ngọn. Lại vô cùng hữu hạn, đến mức cả nước có một cây dừa ba ngọn ở Bến Tre.
Sóng vẫn ì oạp vỗ vào những gốc dừa nước. Lá dừa nước như ngàn thanh gươm tuốt trần tua tủa chĩa lên trời. Xuồng chúng tôi lượn một vòng rồi lướt qua khúc cầu tạm, vươn ra giữa sông phục vụ cho việc thi công cây cầu cáp dây văng Rạch Miễu. Hai bờ sông, sát tận mép nước vẫn xanh mướt xanh hai dãi rừng dừa.
 ( Báo văn nghệ, số 18 = 19, tháng 5 /2004, Tr 31 ) 
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
......... 
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25(1).doc