Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 8

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 8

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích) O’ HENRI

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu rõ sức mạnh của tình yêu con người với con người, đặc biệt là người nghèo khổ. Sức mạnh của cái đẹp và tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Nắm được nghệ thuật độc đáo. Sự sắp xếp các tình tiết khéo léo đó chính là nét hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích.

- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Chương trình địa phương” và tập làm văn với bài “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.

B. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 ? Phân tích ưu và nhược điểm của nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”

 ? Nhân vật giám mã Xantro hiện lên như thế nào (ưu và nhược điểm)?

 ? P hân tích nghệ thuật đối lập tương phản của tác phẩm. Vì sao tác giả lại để hai nhân vật này cùng song hành đến cuối truyện?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 	 Ngày soạn:
Tiết 29, 30	 Ngày dạy:
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích) O’ HENRI
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu rõ sức mạnh của tình yêu con người với con người, đặc biệt là người nghèo khổ. Sức mạnh của cái đẹp và tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Nắm được nghệ thuật độc đáo. Sự sắp xếp các tình tiết khéo léođó chính là nét hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích.
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Chương trình địa phương” và tập làm văn với bài “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
 ? Phân tích ưu và nhược điểm của nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”
 ? Nhân vật giám mã Xantro hiện lên như thế nào (ưu và nhược điểm)?
 ? P hân tích nghệ thuật đối lập tương phản của tác phẩm. Vì sao tác giả lại để hai nhân vật này cùng song hành đến cuối truyện?
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc thông tin về tác giả trong sách giáo khoa. Sau đó bổ sung thêm vài nét chính về tác giả, tác phẩm này.
Học sinh: Nắm ý chính.
Giáo viên: Hướng dẫn đọc: to, rõ ràng, thể hiện được nhân vật và cảm xúc của nhân vật. Có ngắt nghỉ, nhấn giọng chính xác.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong bài.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm bố cục.
? Đoạn trích trên chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần.
? Văn bản gồm bao nhiêu nhân vật? Nêu những nhân vật chính cần phân tích của văn bản.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm
- O’Henri (1862-1910) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn người Mĩ. Với tài năng và lòng nhân đạo sâu sắc ông đã đưa vào truyện ngắn của mình một làn gió mang hơi ấm thấm đượm tính nhân văn cao cả.
- Nhiều tác phẩm nổi tiếng: Quà tặng của các đạo sĩ, Căn gácxép, Chiếc lá cuối cùng,..Văn bản trích trong tác phẩm cùng tên.
2. Đọc
3. Tìm hiểu từ khó: Sách giáo khoa.
4. Bố cục
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Giônxi là ai? Cô đang ở trong tình trạng và hoàn cảnh như thế nào?
? Thái độ của Giônxi đối với cuộc sống như thế nào qua hoàn cảnh hiên tại của cô?
? Cô gắn cuộc sống của mình với điều gì?
? Qua đêm mưa đầu tiên chiếc lá có rụng không? Và tâm trạng của Giônxi như thế nào?
? Sau đó Giônxi có suy nghĩ gì? Từ đó cho biết cô là người có suy nghĩ như thế nào?
Học sinh: Thảo luận nhóm theo cặp
Giáo viên: Yêu cầu học sinh trình bày 
? “Khi trờimành lên” vì sao tác giả lại viết như vậy? Hành động này thể hiện thái độ gì của Giônxi?
? Thái độ đó có phải là bản chất của Giônxi hay không? Cô đón đợi điều gì?
? Chiếc lá cuối cùng có rụng không? Thái độ của Giônxi? Những chi tiết thể hiện tâm trạng mới của Giônxi?
? Nguyên nhân làm cho Giônxi khỏi bệnh là gì? Từ chiếc lá, từ sự chăm sóc hay từ thuốc men?
Học sinh: Cô khỏi không phải vì chiếc lá không rụng, vì sự chăm sóc hay tác dụng của thuốc men mà từ chính tâm trạng hồi sinh đang mạnh dần trong cô.
? Chiếc lá cuối cùng đóng vau trò gì tron suy nghĩ của Giônxi? Học sinh: Quyết định sự thay đổi trong tâm trạng.
? Điều gì đã giúp Giônxi vượt qua mọi khó khăn và yêu cuộc sống?
? Vì sao khi Xiu kể về cái chết của cụ Bơmen, tác giả lại không cho Giônxi bày tỏ thái độ của mình? Đây là cách kết thúc gì trong văn học?
Học sinh: Thảo luận
Giáo viên: Yêu cầu học sinh trình bày và giải thích thêm.
? Tại sao Xiu nhìn ra cửa sổ rồi sợ sệt chẳng nói năng gì?
Học sinh: Phát biểu →
? Hôm sau khi chiếc lá không rụng, tâm rạng của Xiu ra sao? Cô có biết đó là chiếc lá giả không? Vì sao?
? Khi nghe Giônxi nói trong tuyệt vọng cô đã làm gì? Lòng cô có lo lắng không? Vì sao?
? Vì sao tác giả lại không để cho Xiu biết sự thật?
? Vậy Xiu biết sự thật lúc nào? Vì sao em biết?
? Qua việc Xiu kể về nguyên nhân cái chết của cụ Bơmen, người đọc có thể thấy được điều gì về phẩm chất và tấm lòng của cô gái này? 
? Ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơmen xuất hiện khi nào? Vì sao?
Học sinh: Lúc nhìn ra cửa sổ.
? Vì sao cụ lại quyết định vẽ bức tranh ấy?
? Tại sao tác giả lại không tả cảnh cụ Bơmen vẽ trong đêm giá rét? Không tả cảnh cụ phải vào và chết trong bệnh viện?
? Dáng người nhỏ bé, tính hay rượu và hay chế nhạo có trái ngược với bản chất của cụ không?
? Có thể gọi bức tranh chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác được không? Vì sao?
Học sinh: Thảo luận nhóm. Cho học sinh thấy thế nào là một kiệt tác.
- Kiệt tác nghệ thuật: lĩnh vực hội hoạ: giá trị tinh thần cao, đem lại niềm vui, khoái cảm thẩm mĩ cho người xem
Tổng kết
? Qua tác phẩm em hãy cho biết nét nghệ thuật độc đáo của truyện? (Đảo ngược tình huống 2 lần của truyện)
? Chủ đề tư tưởng của văn bản này?
Học sinh: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
1. Diễn biến tâm trạng của Giônxi
- Giônxi là một hoạ sĩ trẻ, nghèo khó, cô đang mắc bệnh sưng phổi nặng.
- Chán nản và tuyệt vọng, cô gắn số phận của mình cho chiếc là cuả cây tường xuân đang rụng. Lúc chiếc lá cuối cùng rụng xuống → cô sẽ chết.
- Khi thấy chiếc lá chưa rụng qua đêm mưa đầu cô hơi ngạc nhiên, rồi lại quay về với tâm trạng cũ: nhất định nó sẽ rụng.
→Là cô gái yếu đuối, bi quan và không có nghị lực. Cô chán sống và muốn kết thúc cuộc sống.
- Cô tàn nhẫn, thờ ơ, lạnh lùng với chính bản thân, với cuộc sống, không quan tâm đến sự chăm sóc của người bạn.
- Chiếc lá vẫn còn đó →Giônxi ngạc nhiên. Cô phấn khởi và vui vẻ trở lại đón nhận cuộc sống và cô đã sống.
Mọi bệnh tật có thể chữa khỏi nếu con người có nghị lực, niềm tin và tình yêu cuộc sống.
2. Nhân vật Xiu ( tấm lòng người bạn)
- Nhìn ra cửa sổ, lo sợ cho bệnh tật và tính mạng của Giônxi vì cô biết ý định sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống của bạn.
- Xiu chán nản kéo màn lên → cô ngạc nhiên và vui mừng. Động viên, an ủi, chăm sóc Giônxi. Trong lòng cô cũng bất lực không biết phải làm gì để cứu bạn → người bạn chân thành và có tấm lòng yêu thương cao đẹp.
- Cô khâm phục, cảm động, xót xa cho cái chết của cụ Bơmen →phẩm chất trong sáng, tình yêu thương con người và hết lòng vì bạn của Xiu.
3. Cụ Bơmen với kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”
- Nhìn ra cửa sổ, lo lắng cho cuộc sống của Giônxi →ý định vẽ bức tranh lên tường.
Mục đích của cụ là cứu lấy Giônxi, trả lại niềm tin và nghị lực cho cô.
→Là một ông già tốt bụng bản tính cương cường mạnh mẽ và giàu lòng yêu thương con người.
Bản vẽ của cụ Bơmen trở thành kiệt tác không chỉ bởi vẻ đẹp thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật mà còn bởi nó mang một giá trị nhân sinh cao cả. Nó được vẽ không chỉ bởi cây cọ và màu sắc mà còn được vẽ bằng cả lòng thương yêu và đức hi sinh thầm lặng cao quý của người hoạ sĩ già: Cụ Bơmen.
III. Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
 IV. Củng cố: Vì sao “chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
 V. Dặn dò: chuẩn bị bài Chương trình địa phương.
*****************************************************
Tuần 8 	 Ngày soạn:
Tiết 31	 Ngày dạy:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG: PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân tích được dùng ở địa phương. 
- Tích hợp: Với phần văn qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, phần tập làm văn qua bài “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm”.
- Kĩ năng: Rèn luyện học sinh kĩ năng so sánh các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân, khả năng và việc sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lí.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức trong việc gìn giữ vốn từ địa phương vả sử dụng trong một số bài làm, từ đó thấy được vị trí của từ địa phương trong từ vựng tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, tranh. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	? Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ. Cho một số tình thái từ và đặt câu với các tình thái từ đó.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Đưa ra một vài ví dụ cho học sinh quan sát
.
- Lâu – nâu.
- Ra – da.
- Rồi - dồi.
? So sánh từ toàn dân và từ nữ địa phương. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản của các từ ngữ này.
Học sinh: Khác về ngữ âm.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh lấy vài ví dụ minh họa
Giáo viên: Từ địa phương có những từ mà từ toàn dân không có: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu xiêm,
Vậy từ ngữ địa phương và từ toàn dân có điểm khác biệt cơ bản nào?
Hướng dẫn học sinh lập bảng
Giáo viên: Yêu cầu học sinh giải thích khía niệm “ruột thịt”. Sau đó hướng dẫn học sinh lập bảng đối chiếu giữa từ toàn dân và từ địa phương.
? Hãy tìm từ địa phương tương ứng với từ toàn dân. 
Theo bảng đối chiếu trong sách giáo khoa trang 91. 
Cha: bố-tía-thầy-cậu,
I. Sự khác nhau giữa từ ngữ địa phương và từ toàn dân
- Từ địa phương thường hay lẫn lộn một vài cặp phụ âm: l-n, d-r-gi, s-x, tr-ch so với từ toàn dân.
Ví dụ: 
- Miền Bắc: 
+ Lam – nam
+ Rồi - dồi.
- Miền Nam:
+ Vào – dào.
+ Ngắn - ngắng.
Từ ngữ địa phương được dùng ở một số địa phương nào đó (vùng-miền). Nó có một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng với từ toàn dân và vẫn có thể hiểu được qua đối chiếu với từ toàn dân.
II. Lập bảng đối chiếu
Từ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Cha
Mẹ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Cho học sinh phân tích ý nghĩa một số câu ca dao
 Sẩy cha ăn cơm với cá
 Sẩy mẹ gặm lá đứng đường
 Có cha có mẹ thì hơn
 Không cha không mẹ như đờn đứt dây
? Tìm từ ngữ địa phương được sử dụng và giải thích
Học sinh: Làm việc theo nhóm
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Câu 1: Cha-bố
Mất bố mẹ chăm sóc tận tình hơn, mất mẹ gặp nhiều khó khăn.
Câu 2: Đờn-đàn
Người còn cha mẹ thì hạnh phúc, mồ côi cha mẹ thì gặp rất nhiều khó khăn trắc trở
 IV. Củng cố: Phân biệt từ toàn dân và từ địa phương? Cách sử dụng.
 V. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
*************************************************
Tuần 8 	 Ngày soạn:
Tiết 32	 Ngày dạy:
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh nhận diện rõ ràng ba phần: mở bài, thân bài, kết luận của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Tích hợp: Phần văn qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, phần tiếng việt qua bài “Chương trình địa phương”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sắp xếp các ý trong văn bản.
- Giáo dục: Có ý thức thực hiện đủ các bước của việc lập dàn ý cho một bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	 - Vì sao khó phân biệt rạch ròi ranh giới của các loại văn bản? 
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc to văn bản “Món quà sinh nhật” trong sách giáo khoa trang 92-93.
? Xác định bố cục của văn bản
Mở bài? Thân bài? Kết bài?
? Nội dung của từng phần là gì?
? Sự việc chính mà văn bản đề cập là gì?
? Tác giả sử dụng ngôi nào để kể?
? Xác định thời gian, không gian của bữa tiệc?
? Không khí của bữa tiệc như thế nào?
? Nhân vật chính và sự kiện chính của văn bản là gì? Tính cách nhân vật chính như thế nào?
? Diễn biến của câu chuyện như thế nào?
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm xuất hiện như thế nào? Tác dụng của các yếu tố đó?
Học sinh: Tìm các yếu tố.
? Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bao gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần ấy là gì?
Học sinh: Đọc ghi nhớ
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1. Bài văn: Món quà sinh nhật.
2. Nhận xét
a. -Mở bài: Đầu → trên bàn.
→Quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 - Thân bài: Tiếp →không nói.
→Món quà sinh nhật đặc biệt của bạn.
 - Kết bài: Phần còn lại.
→Cảm nghĩ về món quà.
b. Sự việc chính: Buổi sinh nhật.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (Tôi=Trang)
- Thời gian: Buổi sáng.
- Không gian: Tại nhà Trang.
Đông vui nhiều bạn đến chúc mừng.
c. Nhân vật chính: Trang với tính tình hồn nhiên trong sáng.
Nhân vật khác: Trinh và Thanh.
d. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Miêu tả: Suốt cả buổi sángchật cả nhàdẫn tôi ra vườn →miêu tả chân thực sinh động về buổi tiệc.
- Biểu cảm: Bồn chồnbắt đầu lotôi run runcảm ơn Trinh.
→Bộc lộ tình cảm chân thành của bạn bè
3. Kết luận
Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhớ lại văn bản “Cô bé bán diêm”, hướng dẫn học sinh giải quyết từng yêu cầu trong bài tập
Học sinh: Làm việc theo nhóm
Giáo viên: Quan sát, yêu cầu học sinh triình bày.
Giáo viên: Cho bổ sung, kết luận.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mở bài: giới thiệu đêm giao thừa, nhân vật chính, hoàn cảnh.
- Thân bài: Không bán được diêm không về nhà, lo sợ và ngồi bên cạnh một bức tường để tránh rét.
Quẹt diêm để sưởi ấm và tưởng tượng.
+ Miêu tả: Ngọn lửasáng chóikhítuyết vun vúttàn hẳn.
+ Biểu cảm: Chà! Chà!...Vui mắt! Chà! Ánh sángdịu dàng. Chưa bao giờ thế này.
- Kết bài: Em bé chết trong đêm giao thừa. Mọi người thấy em nằm bên một góc tường.
 IV. Củng cố: Nêu các phần của dàn ý một bài văn tự sự. Tác dụng của các yếu tố.
 V. Dặn dò: Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 day du 20122013.doc