Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 25

Tiết 89 CÂU TRẦN THUẬT NS:

ND:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Chức năng của câu trần thuật.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Bình giảng, thuyết trình.

- Nêu vấn đề.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 89 
CÂU TRẦN THUẬT
NS: 
ND:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ.
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu trần thuật.
Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cảm thán.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
- Gọi HS đọc các đoạn trích.
+ Những câu nào trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
+ Vì sao các câu đó lại không thuộc các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
+ Những câu này dùng để làm gì?
- Vậy chức năng của câu trần thuật là gì?
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu câu gì?
- Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm BT 1, 2.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 4 phút.
- Hãy đặt 1 câu tường thuật? 
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Câu phủ định.
- Đọc và theo dõi bảng phụ.
- Tất cả các câu trên.
- Câu: Ôi Tào Khê! Là câu cảm thán
- Vì chúng không có các dấu hiệu đặc trưng của các loại câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
a. Suy nghĩ về truyền thống của dân tộc ta và lời đề nghị của người viết.
b. Kể, thông báo.
c. Miêu tả Cai Tứ.
d. Nhận định.
- TL
- Kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, chấm lửng
- Câu trần thuật đực sử dụng nhiều nhất vì hầu như tất cả các mục đích giao tiếp đều có thể thực hiện bằng câu trần thuật.
- Theo dõi và đọc ghi nhớ.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
Ghi nhớ: Sgk
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định kiểu câu và chức năng.
a. Cả ba câu đều là câu trần thuật.
- C1: dùng để kể.
- C2, 3 dùng để bộ lộ tình cảm, cảm xúc.
b. C1 dùng để kể.
C2 dùng đẻ bộ lộc tình cảm cảm xúc.
C3, 4 dùng để bộ lộ tình cảm cảm xúc.
Bài tập 2: Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa.
- Câu thơ chữ Hán Đối thử lương tiêu nại nhược hà? là câu nghi vấn => sự bối rối xốn xang của tác giả không biết làm thế nào để xứng đáng với trăng. 
- Câu thơ dịch Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ là câu trần thuật làm mất đi ý tưởng đẹp của câu thơ, mất đi chất nghệ sĩ của người tù Hồ Chí Minh.
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25
Tiết 90 
CHIẾU DỜI ĐÔ
 Lý Công Uẩn
NS: 
ND:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố lệnh của nhà vua .
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô .
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu .
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Đọc thuộc bài thơ Ngắm trăng và cho biết tình cảm giữa trăng và người trong bài thơ.
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, bố cục vb.
Phương pháp: Vấn đáp. 
Thời gian: 10 phút.
- Hd hs đọc và gọi hs đọc.
- Y/c các em tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu hs xác định bố cục vb
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb. 
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Mở đầu bài chiếu, tác giả viện dẫn sử sách TQ nói về việc dời đô nhằm mục đích gì?
- Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở Hoa Lư không còn thích hợp vì sao?
- Theo tác giả, điạ thế thành Địa La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nới đóng đô?
- Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự két hợp giữa lý và tình?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- Phân tích nghệ thuật lập luận của bài? Vai trò của yếu tố biểu cảm ra sao?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyêts vấn đề.
 Thời gian: 3 phút.
- Theo em, ý nghĩa của Chiếu dời đô là gì?
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 2 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Hịch tướng sĩ.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- 3 phần:
+ Phần 1: Xưa  dời đổi.
+ Phần 2: Hướng  muôn đời.
+ Phần 3: Còn lại.
- Sự viện dẫn ấy đặt ra một tiền đề về thực tế và lý luận như là sự xuất phát cho luận điểm: Vì sao phải dời đô? Thực tế các nước đã có việc ấy chưa? làm cho bài viết có sức thuyết phục.
- TL
- TL
* Về lý:
- Nêu viện dẫn lịch sử TQ việc dời đô.
- Chỉ rõ hai triều Đinh, Lê theo ý riêng mình không chịu dời đô
- Phân tích nhiều thuận lợi của thành Đại La.
- Khẳng định mạnh mẽ vùng đất chọn làm kinh đô là thành Đại La.
 * Về tình:
- Tình cảm của nhà vua là tình yêu nước, thương dân khiến cho bài chiếu rất xúc động.
- TL
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Phân tích cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
- Các triều đại Trung Quốc dời đô để mưu tính nghiệp lớn.
- Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở Hoa Lư không còn thích hợp vì Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở, ẩm thấp, chật hẹp,chỉ thích hợp với vị trí phòng ngự lợi hại về quan sự. 
- Đến thời Lý, với việc lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp.
- Việc dời đô của Lý Công Uẩn gắn với việc phát triển đất nước và cái nhìn sáng suốt của một bậc minh quân.
2. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới.
- Vị trí địa lý thuận lợi: ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; địa tiện hướng nhìn sông dựa núi.
- Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất dai cao mà thoáng chứ không ẩm thấp như Hoa Lư.
- Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều phát triển
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25
Tiết 91 
CÂU PHỦ ĐỊNH
NS: 
ND:
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ.
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu phủ định
Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cảm thán.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
- Cho HS quan sát các ví dụ sgk
+ Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a?
+ Bốn câu trên thuộc kiểu câu nào đã học?
+ Ý nghĩa của chúng có gì khác nhau?
- Cho HS đọc mục I.2, sgk/52
+ Những câu nào có từ ngữ phủ định?
+ Mục đích dùng các câu có từ ngữ phủ định đó của các thầy bói.
+ Các câu phủ định ở mục I.1 và I.2 trên có gì giống và khác nhau?
- Thế nào là câu phủ định?
- Vậy chức năng của câu phủ định có gì khác với câu khẳng định?
- Cho các ví dụ về câu phủ định có thể là câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm BT 1, 2, 4.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 4 phút.
- Hãy đặt 1 câu phủ định? 
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Hành động nói.
- Câu b có từ không, câu c có từ chưa, câu d có từ chẳng, câu a không có các từ đó.
- Câu trần thuật.
 - Câu a: khẳng định.
 - Câu b,c,d: phủ định.
- Không phải 
 Đâu có 
- Bác bỏ lại nhận định ý kiến của câu trước
- Giống: đều là câu trần thuật.
- Khác:	
- I.1: thông báo.	
- I.2: bác bỏ.
- TL
- TL
- Nghi vấn: Trời này mà không lạnh à?
- Cầu khiến: Không nên làm thế!
- Cảm thán: Trời, tôi đứng dậy không được.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
Ghi nhớ: Sgk/44
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Những câu phủ định bác bỏ:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
- Không, chúng con không đói nữa đâu.
+> Nó phản bác một nhận định, một ý kiến.
Bài tập 2: Tất cả 3 câu a,b,c đều là câu phủ định vì nó có từ phủ định. Các câu phủ định này có điểm đặc biệt là:
- Ở (a) có từ phủ định kết hợp với từ phủ định khác: không phải là không
- Ở (c) Từ phủ định kết hợp với từ nghi vấn: ai chẳng.
- Ở (b) Từ phủ định kết hợp với từ phủ định khác hoặc từ bất định: Không ai không
=> phủ định của phủ định = ý nghĩa cả câu là khẳng định chứ không phải là phủ định.
* Những câu không có từ phủ định mà ý nghĩa tương đương với những câu trên là:
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một cvâu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa.
b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng lạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng dạ mình.
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần .
Bài tập 4: Các câu trong bài tập này không phải là câu phủ định vì nó không có từ phủ định nhưng nó được dùng biểu thị ý nghĩa phủ định.
a. Đẹp gì mà đẹp!=> Phản bác một nhận định.
b. Làm gì có chuyện đó! => Phản bác một nhận định có không có tính chân thực.
c. Bài thơ này mà hay à? Câu nghi vấn phản bác một nhận định.
d. Cụ cứ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? => Câu nghi vấn phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25
Tiết 92 
THUYẾT MINH MỘT DI TÍCH,
THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG.
NS: 
ND:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Tổ chức và trình bày bài thuyết minh về một di tích, thắng cảnh của quê hương( có kết hợp yếu tố miêu tả và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật)
2. Kĩ năng:
- Trình bày bài thuyết minh trước tập thể lớp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra vở hs.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn chuẩn bị.
Mục tiêu: Hs nắm được cách làm bài văn tm về di tích, thắng cảnh.
 Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm GV giao cho 1 đề tài phù hợp. 
- Sau khi HS báo cáo GV gợi dẫn riêng từng nhóm ( lưu ý khi làm bài cần kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Hoạt động 3: Luyện nói dàn ý trên lớp.
Mục tiêu: Hs trình bày dàn ý bài tm.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 10 phút.
- GV mời đại diện nhóm trình bày dàn ý của bài văn thuyết minh.
+ Dàn bài văn thuyết minh gồm mấy phần ? Nội dung chính từng phần?
- GV nhận xét, chốt.
Hoạt động 4: Luyện nói bài viết trên lớp.
Mục tiêu: Hs trình bày bài tm.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút.
- GV cho mỗi nhóm viết thành bài.
- GV quan sát, sau đó cho từng nhóm trình bày.
 - GV nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 5: Củng cố.
 Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
Thời gian: 4 phút.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thêm các phong tục, tập quán của địa phương.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị bài Trả bài Tập làm văn số 5.
- HS làm việc theo nhóm, nhóm nào nhanh trả lời.
- Các tổ thống nhất rồi báo cáo với GV.
 - HS thảo luận nhóm, báo cáo.
- HS đại diện nhóm trình bày
- HS trao đổi và viết bài.
- HS đại diện trả lời. 
I.Chuẩn bị:
 Mỗi nhóm chọ đề tài.
 II.Lập dàn bài:
 1.Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về di tích,thắng cảnh của quê hương.
 2.Thân bài:
 Giới thiệu cụ thể những nét đặc sắc:
 -Vị trí địa lý của di tích, thắng cảnh.
 -Nét đặc sắc của di tích, thắng cảnh.
 -Lịch sử xây dựng.
 3.Kết bài:
 Đánh giá, nhận xét chung.
 III.Viết, trình bày:
4. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc