Giáo án Ngữ văn 8 tuần 25 tiết 93: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 25 tiết 93: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Tiết PPCT : 93

Ngày dạy:

Tuần: 25

I/. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

1/.Kiến thức: Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

 - Thấy được chức năng ,yêu cầu nội dung hình thức của văn bản hịch tướng sĩ.

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước ,ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.

- Đặc điểm văn chính luận của hịch tướng sĩ.

2/.Kỹ năng: .Cảm nhậnđược lòng yêu nước thiết tha ,tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

- Đọc -hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận , cách dùng các điển tích ,điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 25 tiết 93: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỊCH TƯỚNG SĨ 
 Trần Quốc Tuấn
Tiết PPCT : 93
Ngày dạy:
Tuần: 25
I/. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1/.Kiến thức: Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
 - Thấy được chức năng ,yêu cầu nội dung hình thức của văn bản hịch tướng sĩ.
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước ,ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.
- Đặc điểm văn chính luận của hịch tướng sĩ.
2/.Kỹ năng: .Cảm nhậnđược lòng yêu nước thiết tha ,tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
Đọc -hiểu một văn bản viết theo thể hịch. 
Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai.
Phân tích được nghệ thuật lập luận , cách dùng các điển tích ,điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3/.Thái độ (giáo dục) : Cần có thái độ đúng nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể hịch. (RKNS,TTHCM)
II/ TRỌNG TÂM: Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch tướng sĩ.Tinh thần yêu nước ,ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.Đặc điểm văn chính luận của hịch tướng sĩ.Phân tích được nghệ thuật lập luận , cách dùng các điển tích ,điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
III/.CHUẨN BỊ: 
1/.Giáo viên: BP
2/.Học sinh: Chuẩn bị bài + dụng cụ học tập. 
IV/. TIẾN TRÌNH:
1/.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8A 8B
2/.Kiểm tra miệng : 
* Gọi HS1 
1/. Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? (3đ)
a. Tự sự 	c. Thuyết minh 
b. Biểu cảm 	d. Nghị luận 
2/. Vì sao nói việc “Chiếu dời đô ra đời” phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tốc Đại Việt? (7đ) 
TL: Trước Lí Công Vẫn đã có nhiều vị vua khác thay đổi địa điểm đặt kinh đô như: Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Lý Nam Đế nhưng mọi sự thay đổi trên không thể nào sánh được với việc dời đô từ Hoa Lư -> Thăng Long. Bởi đây không chỉ thể hiện sự sáng suốt của Lý Thái Tổ mà còn là khát vọng của dt muốn xây dựng một đất nước hùng mạnh, không chỉ đánh dấu bước khởi đầu của một triều đại đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam mà còn mở ra một thời đại mới – thời đại xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập. 
* Gọi HS2 
1/. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? (3đ) 
a. Giải bày tình cảm của người viết. 
b. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẽ thù.
c. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. 
d. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. 
2/. Em hãy phân tích lợi thế của thành đại la? (7đ) 
TL: Vị trí địa lí 
Vị trí chính trị văn hóa 
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung bài học
a/.Hoạt động 1: *Giới thiệu: Nhà Lý hình thành và phát triển trên 200 năm thì bị diệt vong bởi một sự kiện nào? (Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh) Nhà Trần ra đời trong khoảng thời gian Trần trị vì có những sự kiện gì nỗi bật? (3 lần thắng quân Nguyên) và danh tướng có công lớn nhất đó là Trần Quốc Tuấn. Trong 3 lần lập công ấy lần thứ 2 là vẽ vang hơn cả. Đây là một chiến thắng vẽ vang nhất của dân tộc ta.
Cuốc chiến thắng này gắn liền với sự ra đời của “Hịch tướng do Trần Quốc Tuấn soạn thảo, chúng ta hãy tìm hiểu VB này. 
b/.Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu chú tích.
-GV đọc mẫu hướng dẫn học sinh đọc
Đọc gọng hùng hồn, sảng khoái.
Đoạn đầu nêu gương sử sách: đọc khút chiết minh bạch. Đoạn nói lên nỗi lòng của tác giả đọc đằm thắm, xúc động. Đoạn phân tích đúng sai đọc dồn dập, dằn từng câu, nhấn từng chữ. 
* HS yếu đọc -> HS khá nhận xét -> đọc -> Học sinh yếu lập lại -> HS giỏi đọc (chuyên đề tổ)
-HS đọc chú thích
-Nêu 1 số nét chính về tác giả? 
GV cung cấp thêm về mâu thuẫn của vua Trần và cha của Trần Quốc Tuấn, nhưng Trần Quốc Tuấn không nghe theo lời cha, bẻ ngọn giáo khi vào chầu vua.
-GV giới thiệu Trần Quốc Tuấn và đền thờ ông.
* GV chốt, chuyển.
-Xác định thể loại văn bản.
(?) Em hiểu thế nào về hịch? 
(*) Chức năng của hịch là để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống kẻ thù. 
(?) Nêu kết cấu của bài hịch? 
(*) Bài hịch kêu gọi đánh giặc thường gồm các phần: phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề, phần thứ 2 nêu truyền thống vẽ vang trong sử sách, phần thứ ba nhận định tình hình, phân tích phải trái, phần kết thúc: Nêu chủ trương và kêu gọi đấu tranh.
(?) Sau khi đã học xong thể chiếu và hịch em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 thể loại này? 
(*) Giống:
-Thể văn nghị luận kết cấu chặt chẽ.
-Cùng là loại văn ban bố công khai.
-Đều làm bằng văn vần, văn xuôi và văn biền ngẫu.
(*) Khác :
-Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh
-Hịch: Kêu gọi, cổ động, thuyết phục
+Khích lệ tinh thần, tình cảm.
(?) Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào? 
(*) Bài hịch được công bố 9/1284 tại cuộc duyệt binh ở đông Thăng Long trong 3 cuộc khág chiến chống Mông – Nguyên thời trần lần 2 là gay go quyết liệt nhất. Gặc cây thế ngang tàn hống hích, ta soi sục căm thù quyết tâm chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cầu hòa với lòng yêu nước tha thiết, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ” làm khơi ngợi, hăm nóng bầu nhiệt huyết, đánh bạt những tư tưởng bàng quan, khích lệ các tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do chính ông biên soạn thể hiện tinh thần quyết chiến thắng –chính vị vậy “Hịch tướng sĩ” là áng văn tập trung cao độ nhất tình yêu nước thời bấy giờ. 
-HS giải nghĩa là 17,18,22,23 
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản 
(?) Xác định bố cục của bài hịch? 
(*) 4 phần 
+Đoạn 1: Đầu .. tiếng tốt” -> Nêu gương sử sách. 
+Đoạn 2: TT vui lòng” -> Sự ngang ngược, tội ác của kẻ thù, lòng căm thù giặc.
+Đoạn 3: “Các ngơi  phỏng có được không?” -> Âm tích giữa chủ và tướng.
+Đoạn 4: TT -> hết -> Nhiệm v ụ cấp bách khích lệ tinh thần chiến đấu.
(?) Mở đầu bài hịch tác giả nêu gương sử sách phương Bắc. Đó là những ai? Họ đã làm những việc gì? 
(?) Cách nêu gương có gì đáng chú ý? 
(*) Vừa có những tướng lĩnh cao cấp, vừa là những người bình thường, có cả gương đời xưa và nay)
Những nhân vật được nêu gương có mối quan hệ như thế nào với chủ tướng? 
(*) Bề tôi gần : Kỉ Tín, Do vu.. bề tôi xa thân khoái. Cao Khanh..)
=> Khích lệ nhiều người, ai cũng có thể lập công danh, lưu tên sử sách.
(?) Những gương sử sách ấy có điểm gì chung?
(*) Quên mình, hy sinh vì chủ tức là vì nước?
(?) Vì sao tác giả lại nêu cả gương đời trước và đời nay? Cách nêu gương như vậy nhằm mục đích gì?
(*) Theo quan niệm của người Trung Đại: thứ nhất lập Đức, thứ hai lập công, thứ ba lập ngôn. Vì vậy lập công danh để lại cho đời trở thành lẽ sống lớn đấng nam nhi thời ấy. Họ cho rằng trung quân là ái quốc hy sinh cho vua chúa, chủ soái của mình là hy sinh cho nước. 
d/. Hoạt động 4 : Phân tích đoạn 2 
(?) Sau khi nêu gươg sử sách tác giả quay về với thực tế trước mắt, đó là việc gì? 
(?) Tội ác của giặc được tác giả lật tả như thế nào? 
(?) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi nói đến tội ác của giặc? (Ẩn dụ)
(?) Nghệ thuật ẩn dụ trong đoạn văn trên cho thấy giặc Nguyên như thế nào? Và thái độ của tác giả ra sao?
(*) Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ
* 6 nhóm thảo luận.
Dựa vào những hiểu biết về lịch sử so sánh với lời hịch , thử nghĩ xem tác giả đã khích lệ được điều gì ở tướng sĩ? 
I/.Đọc -Tìm hiểu chú thích.
1/. Đọc 
2/. Tác giả – tác phẩm :
-Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231? -1300) là một danh tướng thời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên.
- Hịch là thể văn chính luận trung đại ,có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm ,tinh thần đấu tranh chống kẻ thù .
+Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược ,sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc
 Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai(1285).
3/. Giải nghĩa từ:
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản
1/. Nêu gương sử sách 
* Xưa 
-Kỷ tín chết thay  cao để
-Do vu che chở  Chiêu Vương
-Dự Nhượng báo thù . Chữ 
-Thân khoái cứu nạn cho nước
-Kính Đức  phò thái Tông 
-Cảo Khanh không theo nghịch tặc.
* Nay
-Nguyễn Văn Lập  Vương Công Kiên.
-Xích Tu Tư . Cốt Đãi Ngột Long. 
=> Để kêu gọi khích lệ tinh thần yêu nước ,chống giặc ngoại xâm. 
2/. Nhận định tình hình.
a). Tội ác của giặc 
- nghênh ngang ngoài đường.
-uốn lưỡi cú chiếu sĩ mắng triều đình. 
- thân dê chó bắt nạt tổ phụ.
-Đòi ngọc lụa, vét của kho có hạn. 
-> Tham lam, hống hách, ngang ngược. 
=> Khích lệ lòng căm thù giặc nỗi nhục mất nước. 
4/.Câu hỏi ,bài tập củng cố : 
1. Người ta thường viết hịch khi nào ? 
 a. Khi đất nước có giặc ngoại xâm. 
 b. Khi đất nước thanh bình. 
c. Khi đất nước phồn vinh. 
d. Khi đất nước vửa kết thúc chiến tranh. 
2. Em hãy phân tích CM tội ác của giặc? 
*TL: Nghênh ngang ngoài đường  nước. 
5/Hướng dẫn học sinh tự học :
-Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài + thuộc lòng VB 
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 +Chuẩn bị: “Hịch tướng sĩ (TT)” 
+Soạn câu hỏi 3,4,5,6,7 SGK T61
+Nghiên cứu trước các BT trong VBTNV. 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ................................................................................................................
.
- Phương pháp: ................................................................................................................
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học. 
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TIET 93.doc