Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 25

NGỮ VĂN – BÀI 21, 22

Kết quả cần đạt

- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu này.

- Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.

- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.

- Bước đầu biết vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
NGỮ VĂN – BÀI 21, 22
Kết quả cần đạt
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu trần thuật đã học ở Tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu này.
- Thấy được Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Thấy được kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Nắm được đặc điểm chủ yếu và chức năng của thể chiếu.
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Bước đầu biết vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.
Ngày soạn: 4/2/2011 
Ngày dạy: 14/02/2011
Dạy lớp: 8B 
 Tiết 89 . Tiếng Việt:
CÂU TRẦN THUẬT
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác. 
 b) Về kĩ năng: Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp; soạn giáo án; bảng phụ.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:  
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Lấy ví dụ minh họa?
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, Khi viết, câu cảm thán thường kết rthúc bằng dấu chấm than. (4 điểm)
 - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). 
 (2 điểm)
 - Ví dụ: Trời ơi! Hôm nay nóng quá. (4 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Vậy câu trần thuật có đặc diểm hình thức và chức năng gì? Tiết học hôm nay cùng các em tìm hiểu bài Câu trần thuật. 
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
 I. Đặc điểm hình thức và chức năng. (20 phút)
 1. Ví dụ:
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ sgk (tr – 45,46)
 a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
 b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
 - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!
 (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
 c. Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn năm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
 (Lan Khai, Lầm than)
 d. Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!
 (Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
HS: Đọc ví dụ.
TB: Những câu nào trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
 - HS xác định, gv gạch chân các câu có đặc điểm hình thức của ba kiểu câu trên. Trừ câu Ôi Tào Khê! ở đoạn trích (d) là câu cảm thán, còn tất cả các câu khác thì không phải câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán.
GV: Những câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán trong bốn phần trích trên gọi là câu trần thuật.
TB: Các câu trần thuật trong đoạn trích (a) dùng để làm gì? 
 - Trong đoạn trích (a) câu 1, 2 dùng để trình bày suy nghĩ của Bác Hồ về truyền thống của dân tộc ta. Câu 3 dùng để trình bày yêu cầu của người viết dối với “chúng ta”.
TB: Chức năng của các câu trần thuật trong đoạn trích (b,c) có giống với các câu trần thuật ở phần trích (a) không?
 - Trong đoạn trích (b) các câu trần thuật dùng để kể (câu 1) và thông báo (câu 2).
 - Trong đoạn trích (c) các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông có tên là Cai Tứ.
TB: Tìm hiểu chức năng của các câu trần thuật ở đoạn trích (d)?
 - Trong đoạn trích (d)Câu 2 dùng để nhận định, câu 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
GV: Trong câu trần thuật có một nhóm cần lưu ý riêng, đó là những câu biểu thị một hành động được thực hiện bằng chính việc phát ra câu đó. Với những câu này, người nói (người viết) thực hiện nhiều mục đích khác nhau:
 Ví dụ: Cảm ơn: (Em) xin cảm ơn cô.
 Mời: (Cháu) mời bà xơi cơm ạ.
 Chúc mừng: (Tớ) xin chúc mừng bạn.
 Hứa: (Tôi) xin hứa với chị là ngày mai tôi sẽ đến sớm.
 Bảo đảm: (Tôi) xin bảo đảm đây là hang thật.
 Hỏi: Mình hỏi cậu hút thuốc lá có lợi ở chỗ nào.
 - Chủ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn có nghĩa là có thể dùng hoặc không. Dù không dùng thì cũng biết chủ ngữ trong những câu này chỉ ngôi thứ nhất.
 Tất cả các câu thuộc nhóm vừa nêu cũng như những câu trần thuật khác được xếp vào cùng một kiểu câu không phải vì giống nhau ở chức năng (các câu trần thuật có chức năng rất khác nhau) mà giống nhau ở đặc điểm hình thức: không có những yếu tố ngôn ngữ đặc trưng của những kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
TB: Quan sát lại các ví dụ em thấy câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu gì?
 - Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, song cũng có khi cuối câu trần thuật người ta đặt dấu chấm lửng (để thể hiện chưa liệt kê hết) hoặc dấu chấm than để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người viết.
KH: Trong các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
 - Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
GV: Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất. Bởi câu trần thuật được dùng để kể, miêu tả, nhận định, thông báo Ngoài ra còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cám ơn, chúc mừng, hứa hẹn, bảo đảm, hỏiĐiều đó 
cho thấy phần lớn các hoạt động giao tiếp của con người xung quanh những chức năng đó. Nghĩa là tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể được thực hiện bằng câu trần thuật.
KH: Từ việc phân tích ví dụ em thấy câu trần thuật có những đặc điểm gì về hình thức và có những chức năng nào?
 - HS trả lời, gv nhận xét ghi bảng.
 2. Bài học:
 - Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức cuấcc kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,
 Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
 - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 - Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
HS: Đọc * Ghi nhớ: (sgk, tr - 46)
 II. Luyện tập. (13 phút)
 1. Bài tập 1: sgk (tr – 46,47)
HS: Đọc nội dung bài tập 1.
TB: Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây?
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm, các học sinh khác làm vào vở.
 - Đoạn trích (a) có 3 câu, cả 3 câu đều là câu trần thuật.
 + Câu 1: dùng để kể lại sự việc Dế Choắt tắt thở.
 + Câu 2,3: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc thương xót Dế Choắt và ân hận của Dế Mèn.
 - Đoạn trích (b) có 3 câu trần thuật là câu 1,3,4.
 + Câu 1: dùng để kể lại việc Mã Lương sung sướng khi nhận được cây bút vẽ.
 + Câu 3,4: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: cảm ơn.
 2. Bài tập 2: sgk (tr - 47)
KH: Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” và câu thơ dịch: “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” trong bài Ngắm trăng?
 - Câu thứ hai trong bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn (giống với kiểu câu của hai câu trong nguyên tác chữ Hán: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”). Còn hai câu trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp đã gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
 3. Bài tập 3: sgk (tr - 47)
HS: Đọc nội dung bài tập 3; 3 học sinh lên bảng làm bài (mỗi em một ý).
H: Xác định kiểu câu, chức năng của từng câu? Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
 a. Anh tắt thuốc lá đi! (câu cầu khiến)
 b. Anh có thể tắt thuốc lá được không? (câu nghi vấn)
 c. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá. (câu trần thuật)
 - Chức năng: cả 3 câu đều dùng để cầu khiến. Nhưng ở câu (b,c) thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
 4. Bài tập 4: sgk (tr - 47)
TB: Những câu trong bài tập 4 có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
 a. Câu trần thuật: được dùng để yêu cầu Thạch Sanh thực hiện hành động đi canh miếu thờ thay Lí Thông.
 b. Câu trần thuật:
 - Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: - dùng để kể lại một hành động của nhân vật “nó”.
 - Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. – dùng để yêu cầu nhân vật “anh” thực hiện một hành động “cùng đi nhận giải”.
 5. Bài tập 6: sgk (tr -47)
G’: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học?
 - HS làm, hs nhận xét bài làm của bạn, gv kết luận.
 - Ví dụ: Tối qua do mải xem phim nên em học bài không kĩ. Sáng nay đến lớp cô giáo gọi em lên kiểm tra, em không trả lời được. Cô giáo nghiêm mặt:
 - Tại sao em không học bài?
 - Dạ Dạ Thưa cô em học chưa kĩ ạ.
 Cô giáo tỏ ý không hài lòng:
 - Em về chỗ đi! Cô cho em điểm 1.
 Trời ơi! Hôm nay về thế nào cũng bị mẹ mắng cho mà xem.
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: Câu trần thuật có những đặc điểm hình thức và những chức năng nào?
 - Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức cuấcc kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,
 Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
 - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 - Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
TB: Đặt một câu trần thuật dùng để hứa hẹn, cam đoan?
 - HS đặt câu, học sinh khác nhận xét, gv kết luận.
 - Ví dụ: + Hứa hẹn: Em xin hứa bài sau em sẽ làm tốt hơn.
 + Cam đoan: Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút) 
 - Xem lại ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; làm bài tập 5 và làm tiếp bài tập 6.
 - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản Chiếu dời đô.
 ============================================= 
Ngày soạn: 13/02/2011 
Ngày dạy: 15/02 ... di tích, thắng cảnh ở địa phương mình; rèn kĩ năng quan sát.
 c) Về thái độ: Gioá dục học sinh lòng yêu quí quê hương.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương; soạn giáo án; bảng phụ.
 b) Chuẩn bị của HS: Ôn luyện lại văn bản thuyết minh; tìm hiểu di tích lịch sử, thắng cảnh như: Cây đa Bản Hẹo, Nhà tù Sơn La, Văn bia Quế Lâm ngự chế, Nghĩa trang Tô Hiệu, ...
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:/17 Vắng:.. 
 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh; kết hợp trong quá trình dạy bài mới.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em thân mến, mỗi chúng ta ai sinh ra và lớn lên cũng đều có quê hương – đó là nơi chôn rau cắt rốn. Khi nhớ về quê hương những người dân đồng bằng Bắc bộ thường nhớ đến: cây đa, bến nước, sân đình. Hay với nhà thơ Tế Hanh thì ông nhớ về cái làng chài bé nhỏ, nhớ về con sông quê hương.
 Còn các em, những người dân Sơn La, khi đi xa nhớ về quê hương các nhớ đến những hình ảnh đẹp nào? Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu nội dung này đó là: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn).
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
GV: Ở chương trình lớp 6 các em đã được học bài “Chương trình địa phương” (phần Tập làm văn). Trong tiết học đó chúng ta đã được tìm hiểu về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của địa phương Sơn La. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nội dung đó. Nhưng yêu cầu của tiết học này không dừng ở mức miêu tả cảnh đẹp của di tích và danh thắng như ở lớp 6 mà ở mức độ cao hơn.
 Các em cần vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh để giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó.
 Bài học hôm nay gồm có 3 phần: phần 1: điểm qua một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Phần 2: nhắc lại dàn ý chung của một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đó. Phần 3: luyên tập cả lớp cùng nghe bài viết của các nhóm. Trước tiên cô cùng các em tìm hiểu phần 1.
 I. Một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương Sơn La.
 1. Danh lam thắng cảnh.
TB: Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em biết?
 - HS kể tên những danh lam thắng cảnh, gv bổ sung ghi bảng.
 + Thẳm Tát Toòng (thành phố Sơn La)
 + Tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp)
 + Hồ Chiềng Khoi (huyện Yên Châu)
 + Hồ Tiền Phong (huyện Mai Sơn)
 + Thác Chiềng Khoa; hang Dơi (huyện Mộc Châu)
GV: Ngoài ra còn có một danh lam thắng cảnh đầy tiềm năng của tỉnh nhà nữa đó là công trình thuỷ điện Sơn La - một công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, đang thi công và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; là niềm tự hào của dân tộc Sơn La đó là một danh thắng nhân tạo vĩ đại ở địa phương chúng ta. Các em cần hiểu để giới thiệu, thuyết minh với bạn bè gần xa là: Thuỷ điện Sơn La.
 2. Di tích lịch sử.
TB: Ở địa phương chúng ta có những di tích lịch sử nào?
 HS kể tên, gv ghi bảng.
 - Thành phố Sơn La: nhà tù Sơn La, Cây đa bản Hẹo, Văn bia Quế Lâm Ngự Chế,
 - Huyện Mai Sơn: cứ điểm Nà Sản, bản Hát Lót, đài tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong,
 - Huyện Mộc Châu: đồn Luỵ, hang Luồng,
 - Huyện Thuận Châu: Kì Đài, cầu Nà Hày,
GV: Ở địa phương chúng ta vẫn còn nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nữa. Về nhà các em cần tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu.
 Qua phần vừa tìm hiểu, các em thấy quê hương Sơn La có rất nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử có giá trị được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận và xếp hạng như: Nhà tù Sợ La, Văn bia Quế Lâm Ngự Chế, Hang Dơi, Thẳm Tát Toòng,
 Một số danh lam thắg cảnh, di tích lịch sử ở tại thành phố các em có thể đến tham quan, tìm hiểu. Còn một số cảnh quan và di tích lịch sử ở các huyện khác, chúng ta không có điều kiện để đến tận nơi được nên cô đã sưu tầm một số hình ảnh để giới thiệu với các em.
HS: Quan sát trên đèn chiếu.
GV: Đây là thác Chiềng Khoa ở huyện Mộc Châu là một trong những thác đẹp nhất ở tỉnh ta. Đối với Mộc Châu, thành phố sẽ đầu tư thành điểm du lịch – chúng ta đang mong chờ và tự hào rằng: nơi đây có thể coi như một Đà Lạt thứ hai – mà thác Chiềng Khoa là một thắng cảnh góp phần làm nên điều đó.
 - Hình ảnh thuỷ điện Sơn La: đây là toàn cảnh công trình thuỷ điện Sơn La, như cô đã nói ở trên – đây là thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, nó đã và sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Và chúng ta hi vọng rằng công trình này sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển.
 - Tháp Mường Và ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp là tháp cổ mang phong cách kiến trúc độc đáo.
 - Đây là hình ảnh Bác Hồ lên thăm nhân dân các dân tộc Tây Bắc (7/5/1959), Kì Đài (Thuận Châu) là di tích đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng. Bởi nơi này đã từng chứng kiến, lưu giữ những kỉ niệm sâu sắc lần Bác Hồ lên thăm nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
 - Bản Hát Lót (Mai Sơn) nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh Sơn La.
 Cô cùng các em vừa điểm lại một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của quê hương Sơn La chúng ta. Song yêu cầu đối với các em không chỉ liệt kê mà cần phải giới thiệu, thuyết minh được về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó.
 Lí thuyết về văn thuyết minh các em đã học ở những tiết trước, các em hãy nhắc lại những yêu cầu cụ thể dàn ý của một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
 II. Dàn bài chung của bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
TB: Em hãy nhắc lại dàn bài chung của một bài văn thuyết minh về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh?
 HS trả lời, gv treo bảng phụ ghi dàn bài.
 - Mở bài: Giới thiệu di tích, thắng cảnh ở quê hương em và em định thuyết minh.
 - Thân bài: 
 + Vị trí địa lí của di tích, thắng cảnh.
 + Lịch sử hình thành di tích, thắng cảnh đó.
 + Những bộ phận của di tích thắng cảnh (lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần) 
 + Những thay đổi của di tích thắng cảnh.
 - Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người quê hương em.
TB: Bài văn thuyết minh càn sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? sử dụng nhưng phương thức biểu đạt nào?
 - Khi viết bài văn thuyết minh cần kết hợp các phương pháp thuyết minh đã học như: liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích,
 - Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
GV: Trên cơ sở lí thuyết đã nắm được và qu tham quan thực tế, các em đã có những bài viết của mình. Bây giờ cô trò ta sẽ cùng xem kết quả lao động của các em qua phần luyện tập.
 III. Luyện tập.
GV: Vừa qua, cô đã hướng dẫn các em tự học - tham quan 2 di tích lịch sử của địa phương đó là: nhà tù Sơn La và Văn bia Quế Lâm Ngự Chế trong buổi tham quan đó chắc chắn các em đã thu thập được khá nhiều thông tin về 2 di tích lịch sử trên. Đồng thời các em đã sưu tầm được nhiều tài liệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Mỗi nhóm các em có một bài viết theo yêu cầu cô đã cho, cô đã chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1viết bài về danh lam thắng cảnh, nhóm 2 viết bài về di tích lịch sử. Thời gian còn lại lớp chúng ta cùng nghe các nhóm trình bày bài viết của mình.
 Trước khi nghe các nhóm trình bày, cô yêu cầu các em nghe và so với dàn bài các em vừa trình bày để xem nhóm của bạn mình đã viết đúng yêu cầu chưa.
HS: Đại diện nhóm 1 lên trình bày; nhóm 2 nhận xét bài viết của nhóm 1.
 Đại diện nhóm 2 lên trình bày; nhóm 1 nhận xét bài viết của nhóm 2.
GV: Nhận xét ý thức viết bài của các nhóm và đọc một bài văn thuyết minh để học sinh tham khảo.
* Dàn ý: Giới thiệu di tịch lịch sử “Văn bia quế lâm ngự chế”. 
TB. Phần mở bài của kiểu bài này thường nêu vấn đề gì? 
 H. Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh.
	1. Mở bài:
 Di tích lịch sử “Quế Lâm Ngự Chế” đã chứng minh cho một thời kỳ lịch sử, thời của vị vua hùng tài đại lược Lê Thánh Tông cùng các quân sĩ đi chinh phạt quân phiến loạn vùng biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc để giữ bình yên cho nước nhà.
Kh, G. Phần thân bài chúng ta sẽ thuyết minh những vấn đề gì để người đọc người nghe hiểu được về di tích? 
HS. Giới thiệu về vị trí, thời gian xuất xứ tên gọi...
	2. Thân bài:
	 - Vị trí: Di tích lịch sử “ Quế Lâm Ngự Chế” nằm ngay trung tâm thị xã Sơn La- tỉnh Sơn La.
	 - Thời gian: Di tích được phát hiện năm 1965, được bộ văn hoá thông tin xếp hạng quốc gia ngày 5.2.1994.
	 - Giới thiệu sơ qua về vua Lê Thái Tông:
	 + Vua Lê Thái Tông là con trai thứ của Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Vua sinh ngày 20.11.1423. Ngày 6.3.1428 được sắc phong làm hương Quận Công. Ngày 6 tháng giêng 1429 được lập làm Hoàng thái tử. Ngày 8.9.1433 lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là “ Quế Lâm động chủ” ở ngôi được 9 năm (1433-1442)Vua đi tuần thú miền đông rồi băng hà hưởng thọ 20 tuổi táng ở HIệu Lăng- Lam Sơn- Thanh Hoá.
	 + Trong những năm lên ngôi ông rất chú ý đến miền Tây Bắc, tháng 3 năm Canh Thân (1440) lần đầu tiên vua đi chinh phạt miền Tây đánh thổ quan phản loạn Thượng Nghiễm ở châu Mường Muổi (Thuận Châu- Sơn La). Được nhân dân ủng hộ nhiệt tình & đã nhanh chóng dẹp được quân phản loạn. Trên đường về vua nghỉ chân tại Động La (hang Tẩm Ké) (nay thuộc phường Chiềng Lề- Thị xã Sơn La). Vua thấy nơi đây cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, với tâm hồnanh minh nhà vua đã khắc một bài thơ trên đá vào ngày 15.5.1440 lấy tên là “Quế LâmNgự Chế” bài thơ gồm 14 dòng với 140 chữ Hán.
	 + Vào tháng 3 năm sau vua lại kéo quân lên đánh Nghịch Nghiễm ở Mường Muổi & thắng lợi _Để ghi nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sơn La, Bộ VHTT đã khởi công xây dựng đền thờ vua Lê Thái Tông, khánh thành 22.1.2003.
- Miêu tả tóm tắt về đền:
 + Đền được xây dựng lưng chừng núi theo hướng Đông- Nam. Diện tích hơn 800mét vuông, gồm có: cổng Tam Quan dẫn đến nhà tả, hữu mạc, toà đại bái, hậu cung.
+ Cổng Tam Quan: có 3 cửa, một cửa chính hai cửa phụ, 2 tầng 8 mái.
+ Hai nhà tả, hữu mạc ở hai bên sân đền.
+ Sân toà đại bái có rùa lớn đội lư hương.
+ Toà đại bái có S rộng 136 mét vuông có 3 gian 2 chái 4 nóc.
+ Phần hậu cung: có 3 cung thờ.
	3. Kết bài:
	 - Ngày lễ người đến dâng hương rất đông.
	 - Thái độ đối với di tích.
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
 - Về nhà các nhóm hoàn chỉnh lại bài viết theo yêu cầu của và nộp lại cho cô vào tiết học sau. Ngoài ra mỗi em tự viết một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tiết học sau nộp. Cô sẽ chọn bài viết hay để biên tập lại thành một tập san của lớp và lưu lại làm tài liệu cho các năm sau.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Tiếp tục tham quan và sưu tầm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của địa phương.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản: Hịch tướng sĩ.
Ngày.........tháng 02 năm 2011
Chuyên môn duyệt
 Nguyễn Thị Hãn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc