Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Tiết 88 đến 91

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Tiết 88 đến 91

CÂU CẢM THÁN

I –MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

 - Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II –TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

 - Chức năng của câu cảm thán.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3.Thái độ:

 - Tích cực, chủ động, học tập nghiêm túc.

III. CHUẨN BỊ

 - GV: Bài soạn.Bảng phụ

 - HS: Chuẩn bị bài

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Tiết 88 đến 91", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
TPPCT:88 Ngày dạy: /2/2012
CÂU CẢM THÁN
I –MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
 - Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II –TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
 - Chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ:
 - Tích cực, chủ động, học tập nghiêm túc.
III. CHUẨN BỊ
 - GV: Bài soạn.Bảng phụ
 - HS: Chuẩn bị bài 
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-Chỉ ra đặc điểm về hình thức và chức năng của câu cầu khiến?Ví dụ ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
-Hs đọc ví dụ sgk
-GV : Trong ví dụ trên, câu nào là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Câu cảm thán dùng để làm gì? Thường dùng trong các trường hợp nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV hỏi: Từ phân tích ví dụ hãy nêu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán ?Ví dụ?
-Hs tổng kết nội dung bài học,nêu ví dụ
-Gv củng cố kiến thức,lưu ý,giáo dục hs
HĐ2
-Hs đọc,xác định yêu cầu bài tập 1 
-HS: trình bày lên bảng
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 2 
-HS: Thảo luận theo nhóm(theo bàn) trình bày, các nhóm nhận xét chéo.
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 3 ,đặt câu độc lập,trình bày.
-GV:đánh giá, bổ sung.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 1Ví dụ:
- Câu cảm thán : 
+ Hỡi ơi Lão Hạc !
+ Than ôi !
- Đặc điểm hình thức:
 + Từ ngữ cảm thán : Hỡi ơi, than ôi
 + Dấu câu: dấu chấm than
- Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
- Thường đượ sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.
2Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Câu cảm thán :
a- Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
b- Hỡi ơi ơi !
c- Chao ôi,  thôi.
(Vì có từ ngữ cảm thán.)
Bài tập 2 :
a, Lời than thở của nhân dân dưới chế độ phong kiến 
b, Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng 8)
d, Sự ân hận của Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
->Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (từ ngữ cảm thán, dấu chấm than) nên không phải là câu cảm thán.
Bài tập 3: Đặt câu
*Ví dụ:
- Ôi,biển đẹp quá!
4 : Củng cố-dặn dò
 -Nắm vững kiến thức.
 -Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
 -Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học
TPPCT: 89 Ngày dạy: /02/2012
CÂU TRẦN THUẬT 
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
 - Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
 - Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ:
 - Tích cực, chủ động, học tập nghiêm túc. 
III. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bài soạn.
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng của câu cảm thán? Ví dụ ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
-Hs đọc ví dụ 
-GV : Các câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ?
-HS: trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Vậy đặc điểm hình thức của câu trần thuật là gì?
-HS: trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Những câu trần thuật trên dùng để làm gì?
-HS: trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV : Trong bốn kiểu câu (câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, câu trần thuật ) kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung,lưu ý.
-GV hỏi: Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
-HS: kết luận
-GV: Nhận xét, bổ sung, củng cố kiến thức,gọi hs đọc hiểu ghi nhớ 
Hđ2
-Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm .
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 2
+Nhóm 3: Bài tập 3
+Nhóm 4: Bài tập 4
+Nhóm 5: Bài tập 5
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 1Ví dụ:
- Câu : Ôi Tào Khê! Có đặc đỉêm hình thức của câu cảm thán, những câu khác thì không.
-> Những câu còn lại gọi là câu trần thuật.
-Đặc điểm hình thức:Thường kết thúc bằng dấu chấm(đôi khi kết thúc bằng dấuh dấu chấm than,chấm lửng)
-Chức năng
+ Câu a : Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc (1, 2) và yêu cầu chúng ta ghi nhớ công lao dân tộc (câu 3).
+Câu b : Dùng để kể (câu1) và thông báo (câu 2).
+Câu c : Dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ).
+Câu d : Dùng để nhận định (câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu 3). (lưu ý: Câu 1 không phải là câu trần thuật ) 
- Câu trần thuật là kiểu câu được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản
2 Ghi nhớ : ( sgk )
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a- Cả 3 câu đều là câu trần thuật
- Câu 1 : Dùng để kể 
- Câu 2, 3 : Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b - Câu 1 : Dùng để kể 
- Câu 2:Câu cảm thán(được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu 3,4 : Câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc : Cảm ơn
Bài tập 2 : 
Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” là câu nghi vấn : Trong khi đó phần dịch thơ là 1 câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ khiến nhà thơ bối rối,xao động 
Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng:
a- Câu cầu khiến: ý nghĩa mang tính chất ra lệnh 
b- Câu nghi vấn Thể hiện ý cầu 
c-câu trần thuật khiến nhẹ nhàng nhã nhặn và lịch sự hơn câu a)
->Thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng nhã nhặn và lịch sự hơn câu a
-Cả 3 câu khác nhau về kiểu câu nhưng có chức năng giống nhau (cầu khiến).
Bài tập 4: Tất cả là câu trần thuật
a) dùng để cầu khiến.
b) dùng để kể (câu 1), dùng để cầu khiến (câu 2).
Bài tập 5: Đặt câu
a) Em xin hứa sẽ đi học đúng giờ.
b)Em xin lỗi vì đã không làm bài tập.
c) Em xin cảm ơn cô.
d) Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
e)Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
 4 : Củng cố-dặn dò: 
-Nắm vững kiến thức.
-Viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã học 
-Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Chiếu dời đô
TPPCT: 90
CHIẾU DỜI ĐÔ
 Lý Công Uẩn
I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
 - Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
 - Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
 - Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 - Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
 - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
 3.Thái độ:
- Biết trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
 III. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bài soạn
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng văn bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ hai bài Ngắm trăng và Đi đường.Nêu ý nghĩa của hai bài thơ đó?
 3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hđ1
-GV: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về Lí Công Uẩn ? 
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
-GV hỏi: “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào? Thể loại?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
-Gv :hướng dẫn cách đọc ,gọi hs đọc ,sửa lỗi,kiểm tra một số từ khó.
-GV :Văn bản này chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? 
-HS: trình bày 
-GV: Nhận xét,bổ sung, chốt ý (bảng phụ)
Hđ2
-GV hỏi: Đoạn mở đầu Lí Công Uẩn nêu những lý lẽ dẫn chứng gì?
 -HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Lí Công Uẩn phê phán hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô như thế nào? Kết quả ra sao?
 -HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Việc đưa các lí lẽ đó và dẫn chứng của Lý Công Uẩn có thuyết phục không? Em có nhận xét gì về câu văn: “ Trẫm rất đau xót về việc đó”
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV :Mục đích của Lí Công Uẩn nêu những lý lẽ dẫn chứng gì đó để làm gì?
 -HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Theo Lí Công Uẩn, thành Đại La có những yếu tố thắng lợi gì để làm kinh đô cho đất nước Đại Việt?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Việc dời đô về Đại La, Lí Công Uẩn bộc lộ khát vọng nào của mình cũng như mong muốn của dân tộc ta lúc bấy giờ?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
- GV hỏi: Tại sao khi kết thúc văn bản “Chiếu dời đô”, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại dặt câu hỏi : “Các khanh thế nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý
-ý nghĩa của bài chiếu?
-GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật của bài chiếu?
I. Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả: (sgk)
 2. Tác phẩm 
-Thể loại: chiếu (thể văn chính luận trung đại có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.)
-Hoàn cảnh ra đời:1010 gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại:Thành Đại La trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý và nhiều triều đại phong kiến Việ tNam
3.Đọc, tìm hiểu từ khó: 
4. Bố cục : 3 đoạn 
- Từ đầu  dời đổi à Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
- Tiếp theo..muôn đời àNhững lí do để chọn thành Đại La là kinh đô mới.
- Còn lại: Khẳng định thành Đại La là một nơi tốt nhất để định đô.
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
 1. Những tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô :
-Lịch sử đã có nhiều lần dời đô(Nhà Thương 5 lần.Nhà Chu 3 lần)
->Mục đích: muốn đóng đô ở nơi trung tâm,mưu toan việc lớn,phát triển đất nước, xây dựng tương lai
-> Đất nước vững bền,phát triển thịnh vượng
-Triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô,đóng đô một chỗ (Hoa Lư) là một hạn chế.
-> Kết quả: triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển được, nhân dân khốn khổ.
- Nhà Đinh và Lê đóng đô một chỗ (Hoa Lư) là một hạn chế. 
(Lý lẽ ,dẫn chứng chính xác,thuyết phục.Câu trần thuật bộc lộ cảm xúc tăng sức hấp dẫn)
à Thể hiện khát vọng muốn dời đô,thay đổi,xây dựng đất nước lâu bền hùng mạnh.Khẳng định sự cần thiết phải dời đô,quyết tâm dời đô.
2. Những lí do để chọn thành Đại La là kinh đô mới
+ Về địa lí : trung tâm của đất trời, mở ra bốn phương, vừa có sông có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội.
+Về chính trị,văn hoá:Là đầu mối giao lưu nơi hội tụ của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật phong phú,tốt tươi
 -> Đảm bảo sự phát triển bền vững : Là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
- Khát vọng thống nhất đất nước, hi vọng về sự bền vững của quốc gia, một đất nước vững mạnh hùng cường. Lí Thái Tổ có tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt
( Câu kết mang tính chất đối thoại trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân à thuyết phục người nghe bằng lí lẽ và tình cảm chân thành. )
3.Ý nghĩa văn bản:
 -ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế,sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn
III. Tổng kết 
 1.Nội dung:
- Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển của dân tộc ĐạiViệt. 
 2. Nghệ thuật :
- Gồm có 3 phần chặt chẽ
-Giọng văn trang trọng,thể hiện suy nghĩ,tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
-Lụa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình,đối thoại..
 * Ghi nhớ: SGK
IV.Luyện tập:
-Đọc đoạn trích Chiếu dời đô theo yêu cầu của thể loại.
4 : Củng cố-dặn dò 
 -Nắm vững kiến thức,đọc thêm tài liệu tham khảo
 - Chuẩn bị bài mới: Câu phủ định.
TPPCT:91 Ngày dạy: /2/ 2012
CÂU PHỦ ĐỊNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
 - Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
 - Chức năng của câu trần thuật.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ:
 - Tích cực, chủ động, nghiêm túc học tập.
III. CHUẨN BỊ 
 - GV:Bài soạn,.
 - HS: Chuẩn bị bài 
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: -Chỉ ra đặc điểm về hình thức và chức năng của câu trần thuật? Ví dụ ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hđ1
-Gv gọi hs đọc ví dụ 1.
-GV : Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung,chốt ý.
-GV hỏi: Chức năng các câu b, c, d có gì khác với câu a?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs đọc ví dụ 2.
-GV : Trong đoạn trích câu nào có từ phủ định?
-HS: trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung.
-GV : Cho biết mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
 -GV hỏi: Từ phân tích ví dụ hãy cho biết đặc điểm hình thức ,chức năng của câu phủ định ?
-HS:kết luận.
-Gv gọi hs lấy ví dụ và rút ra lưu ý 1
-Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2a và rút ra lưu ý 2
-Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4c và rút ra lưu ý 3
HĐ2
*GV hướng dẫn HS luyện tập 
-Gv chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn) 
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 3
+Nhóm 3: Bài tập 5
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất
-Hs làm việc độc lập,trình bày.
-Gv kiểm tra,đánh giá,giáo dục hs.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 1.Ví dụ:
 1.1- Đặc điểm hình thức: câu b, c, d có từ phủ định : không, chưa, chẳng .
 -Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự việc(Nam đi Huế)
àCâu phủ định miêu tả.
1.2-Đặc điểm hình thức: Câu 2,4 có từ phủ định: Không phải, Đâu có
 Chức năng: Phản bác một ý kiến, một nhận định
à Câu phủ định bác bỏ 
2- Kêt luận
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : Không, chẳng, đã.
- Câu phủ định có chức năng dùng để :
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, thống nhất, quan hệ nào đó à Câu phủ định miêu tả 
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định à Câu phủ định bác bỏ 
 3Ghi nhớ : sgk 
*Lưu ý: 
1- Dựa vào tình huống sử dụng cụ thể để phân loại câu phủ định
2-Có những câu phủ định không biểu thị ý nghĩa phủ định mà để nhấn mạnh ý khẳng định.
3-Có những câu không phải câu phủ định nhưng có ý nghĩa phủ định .
II. Luyện tập 
Bài tập 1:Các câu phủ định bác bỏ:
- Cụ cứ tưởng thế đây chứ nó chả hiểu gì đâu! (ông giáo dùng để phản bác lại suy nghĩ của Lão Hạc)
- Không, chúng con không đói nữa đâu.(là câu cái Tí muốn làm thay đổi “ phản bác” điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ : mấy đứa con đang đói quá)
à Vì nó phản bác một ý kiến nhận định trước đó.
Bài tập 3 :
-Viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.(Lưu ý phải bỏ từ: “nữa”)
+ Chưa : Biểu thị ý phủ định ở thời điểm nói là không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có.(phủ định tương đối)
+ Không : Biểu thị ý chủ định hoàn toàn(phủ định tuyệt đối) 
- Câu văn của Tô Hoài phù hợp với câu chuyện hơn 
Bài tập 5: Không thể thay từ quên bằng từ không, từ chưa bằng từ chẳng được vì việc thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
+ Dùng “quên” (không nghĩ đến, không để tâm đến) à thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hành động thiết yếu diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người
+ Chưa : Thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra, nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí quyết tâm phá giặc 
+ Chẳng : Phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác, bất lực, thất vọng->Không phù hợp với chủ đề văn bản 
Bài tập 6:Viết đoạn văn chủ đề vầ môi trường sử dụng câu phủ định
4 : Củng cố-dặn dò
 -Nắm vững kiến thức,
 -Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương. 
 	 Tuần 24
TPPCT: 88-91
Ngày 13/02/2012
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 van 8.doc