Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 28

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 28

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

(Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Thấy được mục đích, t/d của việc học chân chính; học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng h/thức, cầu danh lợi.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản theo thể tấu.

- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp,cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

3. Thái độ:

- Có phương pháp học tập đúng, kết hợp với hành. Học cách lập luận của t/g, biết cách viết bài văn NL theo chủ đề nhất định.

B - Chuẩn bị

- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Kỹ năng sống được gd trong bài.

- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25 . 2 . 2011 Tiết 101 
Ngày giảng: 8A: 28 . 2
 8B: 28 . 2
Bàn luận về phép học
(Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Thấy được mục đích, t/d của việc học chân chính; học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng h/thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp,cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Có phương pháp học tập đúng, kết hợp với hành. Học cách lập luận của t/g, biết cách viết bài văn NL theo chủ đề nhất định.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
 - Đọc thuộc đoạn “Nước Đại Việt ta”. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Phân tích.
 - Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, t/g đã dựa vào những yếu tố nào ? Chỉ ra những nét đặc sắc NT của đoạn trích và t/d của chúng.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Quang Trung Nguyễn Huệ Không chỉ là vị hoàng đế anh hùng, bách chiến bách thắng mà còn là nhà c trị, vh...có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến việc trọng dụng nhân tài, chấn hưng văn hóa...Nhiều lần viết thư mời Nguyễn Thiếp ( La Sơn Phu Tử : Bậc thầy lớn ở La Sơn – Hà Tĩnh) đem tài giúp nước.Trung thần với nhà Lê NT từ chối.. trước sự chân thành thẳng thắn của QT, Ng Thiếp nhận lời vào Phú Xuân (Huế) giúp vua pt van hóa, giáo dục. tháng 8 năm 1791 Ng Thiếp dâng lên vua bản tấu... 
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : Giúp hs 
 + Hiểu sơ lược về TG - TP
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 10’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Tìm hiểu TG, TP 
GV: Nêu vài nét về TG
GV: Nêu hoàn cảnh ra đời.
- Quang Trung mời Nguyễn Thiếp hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do ông chưa nhận lời. Mãi đến ngày 10/ 7/ 1791 ông mới bằng lòng vào Huế bàn việc quân sự - ông viết bài Tấu này bàn về 3 việc mà bậc quân vương (nhà vua) nên biết. 
1. Bàn về quân đức (đức của Vua)
2. Bàn về dân tâm (lòng dân)
3. Bàn về phép học (học pháp) là đoạn trích giảng
GV: Vậy bài văn ra đời trong hoàn cảnh nào.
+ Ra đời vào tháng 8/1791 - trích trong bài Tấu do Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung để bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn chỉnh sự học của quốc gia.
* Đọc: Rõ ràng, nghiêm chỉnh, chậm rãi.
GV: Thế nào là “Chính học”? “Chính trị”?
- Chính học: Học theo con đường đúng đắn, chính nghĩa. 
- Chính trị: Là ổn định LT trong thái bình.
GV: Thế nào là “Tấu”.
+ Là những loại văn thư của thần tử, bầy tôi, quan tướng dâng lên vua chúa trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị cầu phong, dâng sách, cảm ơn - Tấu thuộc thể văn hành chính nghị luận được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
GV: Nêu bố cục của văn bản.
- P1: Từ đầu  “tệ hại ấy”: Bàn về mục đích của phép học (luận cứ 1)
- P2: Tiếp  “bỏ qua”: Bàn về cách học (luận cứ 2)
- P3: Tiếp “thịnh trị”: Tác dụng của phép học (luận cứ 3)
- P4: (còn lại): Tác giả kết luận.
- Đọc chú thích (77)
- Nêu HC ra đời
- Đọc VB
- Nêu hiểu biết
- Tìm bố cục
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả (SGK) 
2. Tác phẩm. 
- Thể loại: Tấu
- Thuộc thể văn nghị luận. 
- Bố cục: 4 đoạn
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu
 + Thấy được mục đích, t/d của việc học chân chính; học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng h/thức, cầu danh lợi.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 25’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Trong câu văn biền ngẫu “Ngọc không mài rõ đạo” t/giả muốn trình bày suy nghĩ gì về việc học. 
+ Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp, học tập là quy luạt trong cuộc sống con người.
GV: Vậy luận điểm chính của phần 1 là gì.
GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nêu lên luận điểm chính này.
+ Dùng hình ảnh ẩn dụ: Ngọc - sáng; Vàng - trong 
+ Dùng lối nhấn mạnh phủ định 2 lần: Không mài - không thành; không học - không biết.
GV: Sau khi đưa ra luận điểm chính là đề cao mục đích tốt đẹp của sự học tác giả đã làm gì.
+ Giải thích khái niệm: “Đạo là gì”
+ Phê phán lối học lệch lạc, sai trái.
GV: Tác giả đưa ra hiệu quả của lối học tệ hại đó như thế nào.
+ Đảo lộn giá trị con người 
+ K có người tài đức - dẫn đất nước đến thảm hoạ.
GV: Qua đoạn văn em thấy được thái độ của tác giả như thế nào khi nói về mục đích học.
+ Coi thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính, coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt làm đẹp cho đất nước - Đó là thái độ đúng đắn, tích cực cần được chúng ta phát huy trong việc học ngày nay.
GV: Luận điểm mới mà t/g đưa ra ở lần này là gì.
* Nghĩa là: kết hợp hình thức trường công và tư - Đây là chủ trương đúng đắn của tác giả với tư cách là 1 nhà GD lão thành.
GV: Tác giả đã đưa ra những kế sách gì? (cách học như thế nào?)
- Theo chu tử (nhà nho nổi tiếng, nhà triết học, nhà GD nổi tiếng thời Nam Tống..) là:
+ Học nội dung từ thấp - cao 
+ Học đi đôi với hành
GV: Tại sao tác giả lại tin rằng phép học mình đề xuất lại có thể tạo được “nhân tài”, “vững yên” được nước nhà.
+ Tin ở những điều mình tấu là đúng đắn.
+ Tin ở sự chấp nhận của nhà vua, giữ đạo vua tôi
*HS đọc phần 3
GV: Luận điểm của phần này là gì.
 + Nếu đạo học thành thì sẽ có tác dụng:
GV: Tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều người tốt.
+ Mục đích học chân chính - tạo ra nhiều người tốt, người tài giỏi có ích, có đạo đức, đỗ đạt làm quan khiến triều đình ngay ngắn.
GV: Tác giả muốn gì ở phần cuối.
+ Bộc lộ thái độ chân thành với sự học 
+ Mong ước được nhà vua xem xét, ban lệnh thực thi
GV: Em hãy nhận xét về thái độ của tác giả.
GV: Đọc lời tấu trình của N.Thiếp về phép học. Em hiểu gì về đạo học của ông cha ta ngày trước.
+ Mục đích và tác dụng của việc học chân chính là học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.
- HS đọc phần 1
- Nêu luận điểm
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu nhận xét
- HS đọc đ.v tiếp.
- Tìm chi tiết
- Suy nghĩ trả lời
- đọc phần 3 nêu LĐ
- Suy nghĩ trả lời
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Bàn về mục đích của phép học.
- Học để trở thành người biết rõ đạo, người có đạo đức.
2. Bàn về cách học
- Mở mang trường lớp, gắn học với hành, tránh lối học hình thức.
3. Tác dụng của phép học
- Mục đích chân chính và cách học đúng đắn sẽ tạo ra nhiều người tốt cai trị được quốc gia, nước nhà sẽ vững vàng bình ổn.
4. Kết luận
- Đề cao tác dụng của việc học chân chính.
- Tin tưởng và hy vọng ở tương lai tốt đẹp của đất nước.
* Ghi nhớ (79)
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
GV: Hãy lập sư đồ lập luận của đoạn văn. III. Luyện tập
Mục đớch chõn chớnh của việc học
Phờ phỏn những lệch lạc sai trỏi trong việc học
Bàn luận về đổi mới phộp học
Đề xuất chớnh sỏch khuyến học
Tỏc dụng của việc học chõn chớnh
 HĐ 5 : Củng cố: 
 - Giáo viên hệ thống bài học. Hướng dẫn HS tỡm hiểu kĩ hơn về hệ thống lập luận của tỏc giả qua sơ đồ . 
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
 - Phõn tớch cỏch trỡnh bày hệ thống luận điểm qua sơ đồ.
	 - Chuẩn bị bài Luyện tập xõy dựng và trỡnh bày luận 
Ngày soạn: 25 . 2 . 2011 Tiết 102 
Ngày giảng: 8A: 1 . 3
 8B: 1 . 3
Luyện tập xây dựng
và trình bày luận điểm
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày trong một bài văn NL có đề tài quen thuộc.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn văn trình bày luận điểm .
3. Thái độ: 
- Có ý thức chủ động tự giác làm bài tập .
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
(?) Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý những điểm gì.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Trong bài TLV NL công việc XD và trình bày LĐ có vai trò vô cùng quan trọng. ..	
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu : 
 + Hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 5’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
* Đề bài: (SGK - 82)
* HS đọc đề bài.
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về phần lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
- Xem lại phần chuẩn bị ở nhà
I. Chuẩn bị ở nhà
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 35’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
* HS đọc lại hệ thống luận điểm 
GV: Hãy xác định nội dung chính và đối tượng trong đoạn văn.
+ Nội dung chính: Phải làm sáng tỏ cần phải học tập chăm chỉ 
+ Đối tượng: Các bạn học cùng lớp
GV: Hãy nhận xét về hệ thống luận điểm trong SGK.
- Về độ chính xác:
+ Thừa: Luận điểm a thừa ý: “Lao động tốt” - bỏ 
+ Thiếu: 1 số luận điểm cần giải quyết toàn diện, triệt để hơn.
VD: Đất nước bao giờ cũng rất cần những người tài gỏi, người tài giỏi không tự nhiên mà có mà phải trải qua quá trình học tập chăm chỉ
- Về sự sắp xếp các luận điểm: Chưa thật hợp lí có thể làm như sau:
+ Đất nước ta đang cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ XD, phát triển về mọi mặt.
+ Trên đất nước ta có nhiều bạn học sinh chăm chỉ là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
+ Nhưng muốn học giỏi, đòi hòi người học phải chuyên cần, siêng năng, rất chăm chỉ.
+ Đáng tiếc là trong lớp ta, còn một số bạn ham chơi, chưa chăm học làm cho thầy cô và cha mẹ phiền lòng.
+ Hậu quả màu trong hiện tại và tương lai rất tồi tệ. + Vậy các bạn nên vui lòng
GV: Hãy trình bày luận điểm e thành 1 đoạn văn nghị luận? Hãy chọn 3 câu SGK - 83 cách giới thiệu luận điểm tốt nhất.
Câu 1: Tốt Vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giới thiệu luận điểm mới - đơn giản dễ hiểu.
Câu 2: Không được: Từ “do đó” không có tác dụng chuyển đoạn luận điểm đ không phải là nguyên nhân để e là kết quả.
Câu 3: Rất tốt: Giới thiệu luận điểm mới, tạo giọng điệu thân mật, gần gũi.
GV: Sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự.
+ Như SGK 1-2-3-4, hoặc có thể 4-3-2-1.
GV: Kết thúc đoạn văn.
+ Lúc bấy giờ, các bạn muốn được không?
+ Lúc bấy giờ, các bạn không muốn được không?
GV: Đoạn văn trình bày theo cách nào.
+ Không thể thay đổi nội dung 
+ Chỉ thay đổi vị trí câu chủ đề hoặc thêm bớt một số từ ngữ cần thiết.
*) Hướng dẫn luyện tập
GV: Trình bày luận điểm: Đọc sách là 1 công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu thêm về đời sống. 
* Gợi ý 
- Hiểu biết thêm về đời sống là về những mặt nào của đời sống?
+ Tự nhiên, XH, con người vô cùng bổ ích, vì sao?
+ Đọc sách không chỉ đem lại hiểu biết mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách, thẩm mĩ như thế nào.
+ Sách là 1 người thầy lớn đối với con người? Vì sao?
- Đọc VD
- Nhận xét
- Trình bày luận điểm
- Nhận xét 
- Đọc kỹ yêu cầu
II. Luyện tập
1. XD hệ thống luận điểm
2. Trình bày luận điểm
a.
b.
c.
d.
 HĐ4 : Củng cố: 
- Hệ thống lại kiến thức.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
 - Học - Giờ sau viết bài 2 tiết.
Ngày soạn: 28 . 2 . 2011 Tiết103, 104 
Ngày giảng: 8A: 5 . 3
 8B: 6 . 3
 Viết bài tập làm văn số 6
(văn nghị luận ) 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc g.thích) một v.đ xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng bày một bài giải thích một vẫn đề chính trị, xã hội.
3. Thái độ: 
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tâp làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những KN cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:
HĐ 1: Bài mới
I. Đề bài.
1. Đề 1:
 Dựa vào các bài ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
2. Đề 2:
Hồ Chủ tịch cú dạy: “Cú tài mà khụng cú đức là người vụ dụng. Cú đức mà khụng cú tài là người vụ dụng”. Em hóy giải thớch cõu núi trờn.
II. Đáp án và biểu điểm.	
1. Dàn ý đề 1:
a) Mở bài: (1,5 đ)
 Nguyễn Trãi đã từng viết:
 ''Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có''.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, qua bao thăng trầm của lịch sử, nước ta đã có bao những vị anh hùng, những vị vua anh minh và có cả tàn bạo, trong số những vị minh quân, những anh hùng thời đại ta không thể không nhắc tới những vị như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, bởi họ là những vị lãnh đạo anh minh, luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
(hoặc mở bài bằng phương pháp đặt câu hỏi)
b) Thân bài: ( 6 đ)
- Tại sao họ được lưu danh thiên cổ ? Phải chăng họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay còn vì lí do gì khiến họ thu phục nhân tâm đến như vậy ? Hai tác phẩm ... được nhân dân ta biết đến bởi người viết đã xuất phát từ lòng yêu thương con người.
- ''Chiếu dời đô'': Lí Công Uẩn biên soạn để thể hiện tư tưởng muốn rời kinh đô.
 + Việc dời đô là vất vả, to lớn, tốn kém, rắc rối; nếu muốn sống yên thân thì vua không làm như vậy. Nhưng kinh đô ở nơi trung tâm trời đất, thế mạnh, binh hùng không sợ ngoại xâm, dân sẽ được hưởng thái bình vua đã không quản ngại viết ''Thiên đô chiếu''
 + Ông đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục lòng người: như nhà Thương, nhà Chu; 2 triều Đinh, Lê không theo dấu cũ nên triều đại không được lâu bền. Bằng nhãn quan tinh tường, Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô để dân được cuộc sống yên ổn, thái bình thương dân, lo cho dân, văn bản là bài ca yêu nước. Lí Công Uẩn là người nhìn xa trông rộng.
 + Lời lẽ kết hợp hài hoà giữa lí và tình: sức thuyết phục qua dẫn chứng cụ thể, tình được thể hiện ở việc không tự quyết định mà hỏi han, bộc lộ nỗi lòng ''trẫm rất đau xót về việc đó'', ''Trẫm muốn dựa .. nghĩ thế nào ?'' Lí Công Uẩn thấu tình, đạt lí, yêu dân như con.
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
 + Là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc và sức thuyết phục.
 + Văn bản thể hiện lòng căm thù giặc tột cùng, khơi dậy sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên kiên quyết, mạnh mẽ, không chụ lùi bước trước kẻ thù.
 + Quan tâm, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã kể tội của giặc để khích lệ lòng căm thù giặc.
 + P2 , động viên tinh thần luyện tập đánh giặc, nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc.
 + Kết hợp chặt chẽ lí và tình: tấm lòng của vị chủ soái khi căm thù giặc, khi chăm lo cơ sở vật chất và tinh thần cho binh sĩ, vẽ ra 2 viễn cảnh khi nước mất nhà tan và khi ca khúc khải hoàn chiến thắng minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ.
* 2 triều đại, 2 trái tim lúc nào cũng hướng về tương lai tốt đẹp của nhân dân, trong thâm tâm họ lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao cho dân giàu nước mạnh; chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của muôn dân được đặt lên hàng đầu.
c) Kết bài: ( 1,5 đ)
- Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu dời đô'' và ;;Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả, lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước.
2. Dàn ý đề 2 :
- Nội dung: Quan niệm về tài và đức, quan hẹ giữa tài và đức.
- Kiểu đề: Giải thớch.
- Dẫn chứng: Dẫn chứng thực tế.
a) Mở bài: 
- Tài và đức là hai vấn đề luụn được mọi người quan tõm.
- Bỏc luụn quan tõm giỏo dục thộ hệ trẻ tu dưỡng rốn luyện tài, đức.
b) Thõn bài: 
 Trỡnh bày và phõn tớch hệ thống luận điểm sau:
*) Khỏi niệm về đức, tài:
- Đức là gỡ? 
- Tài là là gỡ? 
*) Mối quan hệ giữa tài và đức:
- Vỡ sao “Cú tàii mà khụng cú đức là người vụ dụng” 
- Vỡ sao “Cú đức mà khụng cú tài làm việc gỡ cũng khú” 
- Tài và đức cú mối quan hệ như thế nào?
c) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
HĐ 2 : Củng cố: 
- Thu bài nhận xét giờ ktr. 
HĐ 3: Hướng dẫn tự học 
- Tiếp tục ôn tập văn nghị luận.
- Xem lại các văn bản đã học, phục vụ cho nghị luận văn học.
- Xem trước bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc