Tuần 24
Tiết 89
Tiếng Việt
CÂU TRẦN THUẬT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức của câu trần thuật và chức năng của câu trần thuật.
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu trần thật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Tuần 24 Ngày soạn:20-01-2011 Tiết 89 Ngày dạy:25-01-2011 Tiếng Việt CÂU TRẦN THUẬT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức của câu trần thuật và chức năng của câu trần thuật. - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu trần thật. - Chức năng của câu trần thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản. - Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 8ª3............. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán ? cho vd minh họa 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm hình thức và chức năng. *Gọi hs đọc vd (?) Trong các đoạn trích trên , những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học ( nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ) ? - Chỉ có câu : “Ôi Tào kh !” là câu cảm thán - Những câu còn lại ta gọi là câu trần thuật (?)Những câu này dùng để làm gì ? a, Câu 1,2 là các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống dân tộc ta , câu 3 là câu yêu cầu b, Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể , câu 2 thông báo c, Dùng để miêu tả hình thức ông Cai Tứ d, Câu 2 dùng để nhận định , câu 3 bộc lộ tình cảm , cảm xúc (?) Hãy nhận xét về cách dùng dấu câu trong những vd trên ? - Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm , nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng (?) Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến , cảm thán và trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao ? ( HSTLN) HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. Bài tập 1 : Xác định các kiểu câu Bài tập 2 : Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn ( giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán : Đối thử klương tiêu nại nhược hà ? ) , trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật . Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ , khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng Bài tập 6 : GV hướng dẫn cho hs viết HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1.Đặc điểm hình thức và chức năng. * Xét ví dụ: sgk. + Đặc điểm hình thức - Không có đặc điểm hình thức của những câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán - Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm , nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng + Chức năng - Thường dùng để thông báo, nhận định, kể, miêu tả . Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc 2. Ghi nhớ: sgk. II, Luyện tập Bài tập 1 : Xác định các kiểu câu a, cả 3 câu đều là câu trần thuật . cấu dùng để kể , còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể . Câu 2 là câu cảm thán ( được đáng dấu bằng từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc . Câu 3, 4 : là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng a, Câu cầu khiến ; b, Câu nghi vấn c, âu trần thuật Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ( có chức năng giống nhau ) Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a Bài tập 4 : Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật , trong đó câu a và câu được dẫn lại ở câu b dùng để cầu khiến Còn câu b dùng để kể III. Hướng dẫn tự học. - Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học. - Học thuộc ghi nhớ. Hoàn tất các bài tập - Soạn bài mới: Câu phủ định E. Rút kinh nghiệm: .. Tuần 24 Ngày soạn:20-01-2011 Tiết 90 Ngày dạy:25-01-2011 Văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ ( Lí Công Uẩn ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu biết bước đầu về thể chiếu. - Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của LCU cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. - Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết đình dời đô. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận C. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, phân tích, nêu vấn đề. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 8ª3............. 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và diễn cảm vb phiên âm chữ Hán và bản địch thơ 2 bài Ngắm trăng và Đi đường . Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài thơ? (1hs) 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu tác giả , tác phẩm - Gọi hs đọc chú thích dấu sao (?) Hãy nêu vài nét về tác giả – tác phẩm ? ( sgk) HS: phát biểu. HOẠT ĐỘNG 2: Đọc - Hiểu văn bản. - GV cùng hs đọc ( yêu cầu : giọng điệu trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình ) - Giải thích từ khó (?) Từ chú thích, hãy cho biết : Đặc điểm của thể chiếu trên các phương diện : mục đích, nội dung, hình thức ? sgk (?)Xác định các luận điểm trong bài? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào? - Luận điểm 1 : Vì sao phải dời đô ( từ đầu đến không thể không dời đô) - Luận điểm 2 : Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất ? ( đoạn còn lại ) *Gọi hs đọc đoạn 1 (?)Theo dõi vb hãy cho biết : Luận điểm vì sao phải dời đô được làm rõ = những luận cứ nào ? - Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại . - Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế. (?) Theo dõi luận cứ 1 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? HS : Trả lời. (?) Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ đó là gì ? - Có sẵn trong lịch sử , các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phồn vinh cho dân tộc (?) Theo dõi luận cứ 2 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? HS : Trả lời. (?) Tính thuyết phục của các lí lẽ , chứng cớ trên là gì ? HS: Trả lời. (?)Vậy tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình : Trẫm rất đau xót về việc đó , không thể không dời đổi . Cảm xúc đó phản ánh khát vọng gì của LCU ? - Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường *Gọi hs đọc đoạn 2 (?) Luận điểm thứ hai được trình bày bằng những luận cứ nào ? - Cái lợi thế của thành Đại La - Đại La là thắng địa của đất Việt (?) Theo dõi luận cứ 1 cho biết : Để làm rõ lợi thế của thành Đại La , tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào ? HS : Trả lời. (?) Theo dõi luận cứ 2 cho biết : Đất như thế nào gọi là thắng địa ? HS : Trả lời. (?) Khi tiên đoán được như thế thì tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ ? HS : phát biểu. (?) Cuối bài chiếu là lời tuyên bố : Trẫm muốn dực vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở , Các khanh nghĩ thế nào ? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của LCU qua lời tuyên bố này ? - Cách kết thúc manh tính chất đối thoại, trao đổi , tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân (?) Học qua vb này , em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta phản ánh ? ( ghi nhớ ) HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học I, Giới thiệu chung 1.Tác giả. 2.Tác phẩm. Sgk II, Đọc - Hiểu văn bản. 1. Đọc – tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản. a, Bố cục : 2 phần b, Phân tích b1. Vì sao phải dời đô ? - Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại à LCU Noi gương sáng , không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước . Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài - Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế à Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh , nhà Lê định đô ở Hoa Lư . Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử , khiến đất nước ta không trường tồn , phồn vinh => Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường b2, Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất? - Cái lợi thế của thành Đại La: Là kinh đô của Cao Vương . tiện hướng nhìn sông dựa núi - Đại La là thắng địa của đất Việt : Địa thế rộng mà bằng; cao mà thoáng.Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi àKhát vọng sự thông nhất đất nước , hi vọng về sự bần vững của quốc gia , khát vọng về đát nước hùng mạnh 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật. b. Nội dung. *Ghi nhớ : sgk III.Hướng dẫn tự học: - Đọc chú thích. - Tập đọc chiếu dời đô theo yêu cầu của thể loại. - Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội. E. Rút kinh nghiệm: . *********************************************************************** Tuần 24 Ngày soạn:05-02-2011 Tiết 91 Ngày dạy:08-02-2011 Tiếng Việt CÂU PHỦ ĐỊNH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. - Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Chức năng của câu phủ định. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu phủ định trong các văn bản. - Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 8ª3............. 2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu trần thuật ? cho vd minh hoạ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm hình thức và chức năng *Gọi hs đọc vd (?) Về đặc điểm hình thức , các câu b,c,d có gì khác so với câu a ? - Có chứa từ phủ định : không , chưa , chẳng (?) Về chức năng , các câu b,c,d có gì khác câu a ? - Các câu này phủ định việc Nam đi Huế , còn câu a thì khẳng định việc Nam đi Huế Yêu cầu hs đọc vd2 (?) Trong đoạn trích trên , những câu nào có từ ngữ phủ định ? - Không phải - Đâu có (?) Cho biết mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của mấy ông thầy bói ? - Không phải là bác bỏ - Đâu có : trực tiếp bác bỏ nhận định (?) Qua tìm hiểu vd , hãy khái quát lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ? ( sgk) HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. Bài tập 1 : Bài tập 2 : Bài tập 3 : - Nếu thay thì câu này phải viết lại : “ Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp” + Phải bỏ từ nữa , vì nếu thêm từ nữa là câu sai Khi thay không bằng chưa thì nghĩa của câu cũng thay đổi - Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều m ... ng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ – tướng ? (?) Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ những việc làm sai trái của tướng sĩ như thế nào ? HS : trả lời (?) Trước việc làm sai trái đó sẽ dẫn đấn hậu quả gì ? HS : trả lời. (?) Những lời văn đó đã bộc lộ thái độ nào của tác giả ? - Phê phán dứt khoát , rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ (?) Tiếp theo tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều gì ? (?) Lợi ích của những lời khuyên đó được khẳng định trên những phương diện nào ? - Chống giặc ngoại xâm , còn nước , còn nhà (?) Theo em , trong 2 đoạn văn đó , tác giả đã thuyết phục người đọc , người nghe bằng lối nghị luận ntn? - Dùng phép điệp ngữ , liệt kê , so sánh , sử dụng câu biền ngẫu , lí lẽ sắc sảo HOẠT ĐỘNG 4 : Nhiệm vụ cấp bách , khích lệ tinh thần chiến đấu. * Hs đọc đoạn cuối (?) Theo em , vì sao Trần Quốc Tuấn có thể nói với tướng sĩ rằng : Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy của ta thì mới phải đạo thần chủ tức là kẻ nghịch thù ? ( HSTLN) (?) Đối lập thần chủ và nghịch thù , cũng có nghĩa vạch rõ 2 con đường sống và chết . Điều đó cho ta thấy TQT có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và với kẻ thù ? HS : phát biểu. (?) Em có cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch ? ( Ghi nhớ sgk ) HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tự học. I, Giới thiệu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm Sgk II, Đọc – Hiểu văn bản 1, Đọc , tìm hiểu từ khó. ( sgk) 2. Tìm hiểu văn bản. a, Bố cục : 3 phần b, Phân tích b1, Nêu gương sáng trong lịch sử. - Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư - Có người là gia thần như Dự Nhược, Kích Đức - Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như Thân Khoái à Họ sẵn sáng chết vì vua, vì chủ tướng. Không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần HẾT TIẾT 1 b2, Phân tích tình hình địch - ta. - Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều, sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, hung hãn như hổ đói à Ngôn từ gợi hình gợi cảm , lời văn mỉa mai châm biếm đã khắc hoạ sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù. Gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, người nghe . Qua đó cho ta thấy bộ mặt bạo ngược, vô nhân đạo, tham lam của kẻ thù - Quên ăn mất ngủ, đau đơn đến thắt tim , thắt ruột, uất ức, căm tức khi chưa trả thù được, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước à Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng - Những việc làm sai trái : Vui chọi gà , cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon , mê tiếng hát - Thái ấp, bổng lộc không còn; gia quyến vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục; chủ và tướng, riêng chung tất cả đều đau xót biết chừng nào àPhê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ . - Lời khuyên : Biết lo xa , tăng cường võ nghệ ( huấn luyện quân sĩ ..) b3, Nhiệm vụ cấp bách , khích lệ tinh thần chiến đấu. à Chọn một trong 2 con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ - Thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng. Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật. b. Nội dung. * Ghi nhớ : sgk III. Hướng dẫn tự học. - Đọc chú thích. - Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ. - Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kc chống giặc Mông –Nguyên của nhân dân ta thời Trần. - Nắm chắc cách lập luận , học thuộc ghi nhớ . Soạn bài mới “ Nước Đại Việt ta” E. Rút kinh nghiệm: . Tuần 25 Ngày soạn: 15-02-2011 Tiết 95 Ngày dạy: 18-02-2011 Tiếng Việt HÀNH ĐỘNG NÓI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được khái niệm hành động nói. - Một số kiểu hành động nói. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Khái niệm hành động nói. - Các kiểu hành động nói thường gặp. 2. Kĩ năng - Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói C. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1, Ổn định tổ chức: 8a3.. 2, Kiểm tra bài cũ : - Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ? - Làm bài tập 5? (2HS) 3, Bài mới : Hành động nói là một phần học mới mẻ ở bậc THCS , tuy nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét như là đối tượng học tập thì lại vốn rất quen thuộc trong giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày của chúng ta . Vậy đây là một đối tượng mới nhưng không lạ. Tiết học này cô cùng các em tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Hành động nói là gì ? Hs đọc vd trong sgk (?) Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ? HS: Trả lời. (?) Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ? HS: Trả lời. (?) Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào ? (Bằng lời nói ) (?) Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của LT có phải là một hành động không ? Vì sao? - Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích (?) Qua phân tích em hiểu hành động nói là gì ? ( ghi nhớ sgk) (?) Em hãy lấy một vài vd minh họa? *Yêu cầu hs chú ý vào mục II (?) Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích của mục I , sgk ? - Mỗi câu trong lời của LT có một mục đích riêng : câu 1 là trình bày , câu 2 là đe doạ , câu 4 là hứa hẹn * Gọi hs đọc đoạn trích 2 trong phần II (?) Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ? + Lời cái Tí : - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? ( hỏi) - U nhất định bán con đấy ư? ( hỏi) - U không cho con ở nhà nữa ư ? - Khốn nạn thân con thế này ! ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc) - Trời ơi! ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc ) + Lời nói của Chị Dậu : - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài . ( báo tin) (?) Hãy liệt kê các hành động nói đã phân tích ở hai đoạn trích mục I, II? ( Trình bày , đe doạ , hứa hẹn . Hỏi , báo tin , bộc lộ cảm xúc ) HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. Bài tập 2: + Đoạn b : -Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn ( nhận định , khẳng định ) - Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công , cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc ( hứa , thề) + Đoạn c : - Cậu vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! ( bào tin) - Cụ bán rồi ? ( hỏi ) - Bán rồi ! ( xác nhận , thức thận ) - Họ vừa bắt xong ( báo tin) - Thế nó cho bắt à? ( hỏi ) - Khấn nạn ..( cảm thán ) - Ông giáo ơi ! ( cảm thán ) - Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về , vẫy đuôi mừng ( tả ) - Tôi cho nó ăn cơm ( kể ) - Nó đang ăn .. dốc ngược nó lên ( kể ) HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1.Hành động nói là gì ? - Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp - Hỏi, Trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ..) - Điều khiển ( cầu khiến, đe doạ, thách thức - Hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc *Ghi nhớ (SGK/ ) II, Luyện tập Bài tập 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ + Câu thể hiện mục đích “ Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy bảo của ta , thì mới phải đạo thần chủ ; nhược bằng khinh sách này , trái lời dạy bảo của ta , tức là kẻ nghịch thù” Bài tập 2 : Đoạn a: - Bác trai đã khá rồi chứ ? ( hỏi); - Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường ( cảm ơn ) - Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt lắm ( trình bày ) - Này , bảo bác ấy có trốn đi đâu thì tốn ( cầu khiến ); - Chứ cứ nằm đấy , chốc nữa họ vào thúc sưu , không có , họ lại đánh trói thì khổ ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc ) - Người ốm rề rề như thế , nếu lại phải 1 trận đòn , nuôi mấy tháng cho hoàn hồn . ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc - Vâng cháu cũng đã nghị như cụ ( tiếp nhận ) - Nhưng để cháo nguội , cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã ( trình bày ) - Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì . ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc ) - Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi , kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy ! ( cầu khiến ) III. Hướng dẫn tự học: - Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động.Cho ví dụ. - Về nhà học bài, hoàn thành bài tập còn lại. Soạn bài mới E. Rút kinh nghiệm: .. Tuần 25 Ngày soạn: 16-02-2011 Tiết 96 Ngày dạy: 18-02-2011 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 1. Mức độ cần đạt : * Giúp hs: - Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân , những ưu , nhược điểm - Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn thuyết minh - Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn thuyết minh 2. Chuẩn bị : - GV: Chấm bài theo đáp án và biểu điểm, nhận xét. - HS: Lập dàn ý chi tiết, tự nhận xét. 3. Tiến trình lên lớp : I.Đề bài : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. (Đà Lạt) * Yêu cầu : - Thể loại : Thuyết minh - Nội dung : Về một danh lam thắng cảnh. (Đà Lạt) * Dàn bài chung: - Mb(1đ) : Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ( chú ý ấn tượng về sự độc đáo ) - TB(7đ) : + Vị trí địa lí. + Đặc điểm địa hình. + Qúa trình phát triển( ý nghĩa lịch sử) + Cảnh quan hiện nay( từng bộ phận, từng khu vực) + Ý nghĩa văn hóa. - KB(1đ) : Gía trị của thắng cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh thần., tình cảm của con người. - Trình bày( 1đ) II.Nhận xét * Ưu điểm : - Đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt khi thuyết minh một danh lam thắng cảnh - Bài viết đã làm cho người đọc cảm nhận được rõ hơn những nét đặc sắc về Đà Lạt. - Những tri thức trong bài viết đảm bảo khách quan, chính xác, đáng tin cậy - Trong bài đã biết kết hợp các phương pháp thuyết minh ( liệt kê, miêu tả, giải thích) - Đã biết kết hợp miêu tả , tự sự , biểu cảm trong bài viết làm cho bài viết sinh động hơn - Trình bày rõ ràng , sạch sẽ - Bố cục của bài văn đầy đủ 3 phần , rõ ràng , hợp lí * Hạn chế : - Tuy nhiên con một số em còn lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao - Trình bày còn cẩu thả , viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều - Bố cục chưa rõ ràng - Một số em chưa nắm được trình tự thuyết minh III. Sửa lỗi Câu sai Sửa - Đà lạt cách nay 1000 năm - Thành phố xinh đẹp, lại với sương mờ, hoa đào. - Đà lạt được phát hiện cách nay hơn 100 năm. - Thành phố Đà lạt còn được gọi là thành phố sương mù, hay thành phố hoa anh đào. VI. Đọc những bài khá và yếu : Để hs nhận xét V. Chất lượng : Lớp 8A3 : TTB : DTB: 4. Hướng dẫn về nhà: : Về nhà viết lại bài tập làm văn ( những em điểm dưới trung bình ) - Soạn bài “ Ôn tập về luận điểm” 5. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: