Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 22

NGỮ VĂN - BÀI 19, 20

Kết quả cần đạt

 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cầu khiến đã học ở tiểu học.

 - Biết cách quan sát, tìm hiểu nghiên cứu và viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh. Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh

 - Cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc cách mạng gian khổ ở Pác Bó được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
NGỮ VĂN - BÀI 19, 20
Kết quả cần đạt
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cầu khiến đã học ở tiểu học.
 - Biết cách quan sát, tìm hiểu nghiên cứu và viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh. Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh
 - Cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc cách mạng gian khổ ở Pác Bó được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị.
Ngày soạn: 15/01/2011
Ngày dạy: 17/01/2011 
Dạy lớp: 8B
	Tiết 79- Tiếng Việt:
 CÂU GHI VẤN (tiếp)
1. Mục tiêu. 
a) Kiến thức: Hiểu rõ câu ghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn để dùng cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b) Kỹ năng: Biết sử dụng câu ghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. Vận dụng những điều đã học để làm bài tập.
c) Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng câu theo đúng mục đích khi nói, viết.
2. Chuẩn bịcủa GV và HS.
GV: Đọc tài liệu “ Ngữ pháp Tiếng Việt” của Diệp Quang Bảo, Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
 HS: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 8B:......../17
 a) Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 T. Câu nghi vấn thường có những đặc điểm hình thức nào: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? Đặt 1 câu nghi vấn? Xác định đặc điểm hình thức câu nghi vấn vừa đặt?
 H. (4đ): Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn : Ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,à ,ư, hả ....chưa hoặc có từ hay ( nối các vế cóp quan hệ lựa chọn)
 (2đ): Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi.
 (4đ): Đặt câu: Bao giờ anh đi Hà Nội?
	Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
Giới thiệu bài:( 1’)Trong tiết trước các em đã nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi. Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác nữa - Tìm hiểu trong bài hôm nay.
 b) Bài mới:
 III. Những chức năng khác: (22’)
1. VD: 
 T. Treo bảng phụ có VD a,b,c,d,e gọi HS đọc to những VD đó.
 T. Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?
a. Những người muôn năm cũ.
 Hồn ở đâu bây giờ?
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
c. Có biết không? ... lính đâu?
 - Sao bay dám để cho nó chạy sồng sộc như vậy?
 Không còn phép tắc gì nữa à?
d. Một người ... hay sao? 
e. Con gái tôi vẽ ư?Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy
 H. VD a. Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
VD b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
VD c. Có biết không? ...lính đâu? sao bay ...như vậy? Không còn phép tắc gì nữa?
VD d. Một người ... hay sao?
VD e. Con gái tôi vẽ ư?Chả lẽ lại dúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy.
 T. Hãy cho biết câu nghi vấn ấy có dùng để hỏi không? Dùng để làm gì? có cần trả lời không?(K)
 H. Không dùng để hỏi và càng không cần trả lời.
VD a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
VD b. Đe doạ.
VD c. Đe doạ.
VD d. Khẳng định.
VD e. Bộc lộ cảm xúc, ngạc nhiên.
 T. Qua phân tích ta thấy các câu nghi vấn trên không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm hoặc để đe doạ, khẳng định và không cần người đối thoại trả lời.
 T. Đưa VD
a. Anh có thể ngồi lùi vào 1 tí được không?
b. Ai lại làm thế? 
 T. Hai câu nghi vấn vừa rồi có chức năng gì? Chọn 1 trong những chức năng sau: Cầu khiến, phủ định, khẳng định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc?
 H. Câu a cầu khiến.
 Câu b phủ định
 - Trong những câu nghi vấn vừa tìm được chức năng của chúng không dùng để hỏi mà còn dùng thực hiện 1 số chức năng khác: Phủ định, cầu khiến... 
 2. Bài học.
- Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 T. Trong những câu nghi vấn vừa tìm được, có phải tất cả các câu nghi vấn khi kết thúc câu đều dùng dấu chấm hỏi không? (K)
 H.- Có những câu nghi vấn lại sử dụng dấu câu khác: " chả lẽ ... ấy!" là câu nghi vấn nhưng lại sử dụng dấu chấm than.
 T. Vì sao lại sử dụng dấu câu như vậy?(Tb)
 H. Tuỳ thuộc vào mục đích của người nói hoặc viết nếu không dùng để hỏi có thể sử dụng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 T. Gọi HS đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập: (15’)
1. Bài tập 1:
 T. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đoạn trích câu nào là câu nghi vấn.
 H. a. Con người đáng kính ... có ai ư.
b. Cả đoạn thơ ( trừ từ than ôi )
c. Sao ta ... rồi?
d. Ôi ... bóng bay?
 T. Những câu nghi vấn thường để làm gì?( Chia nhóm cho HS thảo luận.)
 H. Câu a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu b. Phủ định, Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu c. Cầu khiến; Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu d. Phủ định.
 T. Trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán " ôi" nhưng đó vẫn là câu nghi vấn. Tuy nhiên dù có xếp câu này vào kiểu câu nào đi nữa thì chức năng của nó không thay đổi dùng để thể hiện ý phủ địnhvà bộc lộ tình cảm.
2. Bài tập 2:
 T. Trong đoạn trích câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a. Sao .... thế; tội gì ... để lại; An mãi ... lo liệu?_ phủ định,
b. Cả đàn bò..... làm sao _ băn khoăn.
c. Ai dám bảo .... không có tình mẫu tử? _khẳng định.
 H. Những từ in đậm và dấu câu thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
 T. Những câu nghi vấn được dùng để làm gì?
 H. Câu a: Câu 1 phủ định Câu 3: Phủ định
 Câu 2 phủ định 
 Câu b: Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại	
	 Câu c: Khẳng định.
 T. Trong những câu nghi vấn đó câu nào có thể thay thế được bằng 1 câu phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương không? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó?
a. - Cụ không phải lo xa như thế.
 - Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
- ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b. Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
c. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
3. Bài tập 3:
 T. Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà:
	- Yêu cầu 1 người bạn kể lại nội dung 1 bộ phim vừa chiếu?
	- Bộc lộ cảm xúc trước 1 nhân vật văn học?
a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim "Cơn lốc" được không?
b. Lão Hạc ơi! Sao đời lão khổ thế?
 c) Củng cố, luyện tập: (1’)
	Hãy nêu các chức năng của câu nghi vấn? cho ví dụ?
- Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? ( bộc lộ cảm xúc)
 d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
	- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Làm bài tập còn lại
	- Chuẩn bị bài “câu cầu khiến”
	 + Đọc bài
	 + Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
================================
Ngày soạn: 16.01.2011 Ngày dạy:19.01.2011 Dạy lớp: 8B
Tiết 80. Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
CÁCH LÀM
 1. Mục tiêu.
a) Kiến thức: Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm. 
b) Kỹ năng: Rèn luyện khả năng thuyết minh cho học sinh.
c) Thái độ: Học sinh biết vận dụng vào việc thuyết minh một thí nghiệm một đồ dùng, một đồ vật...
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Thầy: Nghiên cứu kỹ các ví dụ trong SGK, SGV, Soạn bài 
2. Trò: Đọc bài mới trả lời câu hỏi SGK.
 3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 8B:........./17
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
T. khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý điều gì? 
H.(3 điểm)- Khi viết đ. văn thuyết minh cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn.
 (7 điểm) - Các ý trong đoạn văn nên sắp sếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa tới gần) thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau)
* Giới thiệu bài: (1’) Các em đã được luyện tập về một thể thơ, một thể loại văn học, một đồ dùng, một công cụ. Bài học hôm nay giúp các em biết thuyết minh về một phương pháp, một cách làm.
 b. Bài mới:
 	I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) (22’)
	1. Ví dụ:
 T. Gọi học sinh đọc văn bản a, văn bản có những mục nào?(K)
 H. Văn bản có 3 mục
 - Nguyên liệu
 - Cách làm
 - Yêu cầu thành phẩm
 T. Từng mục đó được trình bày như thế nào?(K)
	- Nguyên liệu: Phải nêu rõ khi làm đồ chơi "em bé đá bóng" thường có những nguyên liệu: quả thông, các loại hạt, cành cây khô, miếng gỗ nhỏ...
Nêu rõ cần có những nguyên liệu nào
- Cách làm: Giới thiệu rõ cách làm từng bộ phận: đầu, thân, tay chân.
 	Giới thiệu rõ cách làm từng bộ phận
- Yêu cầu thành phẩm: Các bộ phận phải có tỷ lệ phù hợp, ghép các bộ phận sao cho có dáng cầu thủ đang tâng bóng cho sinh động, hấp dẫn.
Yêu cầu thành phẩm: tỷ lệ các bộ phận hợp lý.
 T. Gọi học sinh đọc văn bản b, văn bản b giới thiệu điều gì?(G)
 H. Giới thiệu cách nấu rau ngót với thịt lợn nạc
 T. Khi hướng dẫn thực hiện nấu món ăn đó cần phải có những mục nào?
 H. Cũng có 3 mục:
 - Nguyên liệu
 - Cách làm
 - Yêu cầu thành phẩm
 T. Từng mục có những yêu cầu gì?(K)
 H. - Nguyên liệu: Rau ngót, thịt lợn nạc, nước mắm, mì chính, muối.
 - Cách làm: cho rau ngót tươi non, tuốt bỏ cọng; thịt lợn rửa sạch, thái miếng (băm nhỏ) cho thịt vào đun sôi; hớt bọt; nêm mắm muối; đun sôi khoảng 2 phút cho mì chính rồi bắc ra.
 - Yêu cầu thành phẩm: rau chín mềm, tỷ lệ nước cái hợp lý, rau xanh, nước trong, thơm mùi đặc trưng
- Yêu cầu thành phẩm: ngon có mùi vị đặc trưng.
 T. Trong 2 văn bản giới thiệu cách làm đồ chơi, cách nấu canh có những mục nào
 H. 3 mục: nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm
 T. Trong 3 mục đó, mục nào quan trọng nhất? vì sao?(G)
 H.- Cách làm là quan trọng nhất
 - Bước thuyết minh cách làm là bước quan trọng nhất vì nếu không nói rõ cách làm thì người nghe không hiểu được sẽ phải làm như thế nào. Trong khi phải làm theo thứ tự nhất định, cái nào làm trước, cái nào làm sau thì mới có kết quả mong muốn.
T. Khi muốn giới thiệu người viết phải có hiểu biết như thế nào?
2. Bài học:
- Khi giới thiệu một phương pháp, cách làm nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó.
 T. Khi thuyết minh một phương pháp, cách làm cần chú ý điều gì?
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
.Đọc 2 văn bản trên, em có nhận xét gì về độ dài của văn bản? Cách sử dụng lời văn thuyết minh về những phương pháp đó?(K)
 H. Ngắn gọn, rõ ràng, không cầu kỳ hoa mỹ
Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
 T. Gọi học sinh đọc ghi nhớ: * Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập. (15’)
 1. Bài tập 1:
 T. Hãy tự chọn 1 đồ chơi, trò chơi quen thuộc và tập dàn bài thuyết minh về cách làm, cách chơi trò chơi đó?
(yêu cầu thuyết minh và 1 trò chơi)
 T. Chia học sinh theo nhóm lớn(Tổ) chuẩn bị sau đó trình bày. Có thể cho học sinh lập dàn bài theo gợi ý sau:
Dàn bài
1. Mở bài: Trẻ  ... thừa, chuyển, hợp.
 - Một số bài thơ đã học cùng thể thơ này: Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
GV: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt, nhưng vẫn toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ.
Kh: Qua nghe đọc, em có cảm nhận như thế nào về tinh thần chung của bài thơ?
 - Bốn câu thơ thật tự nhiên, bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh, tất cả cho thấy một cảm giác vui thích, sảng khoái; ý tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó.
GV: Đúng vậy, bài thơ toát lên giọng vui đùa, hóm hỉnh. Một niềm vui thật hồn nhiên, thoải mái của con người vượt lên trên khó nhăn, thiếu thốn về vật chất để sống hoà hợp với thiên nhiên, bận rộn, say mê với công việc cách mạng hằng ngày mà vẫn vui với thú lâm tuyền của những bậc hiền nhân quân tử.
Giỏi: Nêu ý hiểu của em về “thú lâm tuyền”?
 - “Thú lâm tuyền” cũng như “thú điền viên” là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, lầm lụi, không thể nhập thế hành đao giúp đời, đã tìm bỏ công danh tìm đến cuộc sống ẩn dật chốn suối rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng giữ tâm hồn trong sạch. Vui “thú lâm tuyền” thì cũng có nghĩa là vui với cái nghèo, và vui cảnh nghèo cũng là một chủ đề, một cảm hứng lớn, để lại cả một mạch sáng tác trong thi ca truyền thống.
GV: Nguyễn Trãi viết: “Muôn chùng chín vạc để làm gì? - Nước lũ cơm rau hãy tri túc”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: “Khó thì mặc khó có nài bao – Càng khó bao nhiêu chí mới hào”. Và “Trúc biếc nước trong ta sẵn có – Phong lưu rất mực dễ ai bì”. Càng nghèo càng cảm thấy “hào”, thiếu thốn đủ thứ mà cảm thấy “phong lưu rất mực” tự cho là “tri túc”. Vì thế, cái phong vị nghèo ấy lại là biểu hiện của cái cao quí, của giàu sang, giàu sang về tinh thần, về đạo lí.
 Bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho thấy rõ “thú lâm tuyền” và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó, tức là ở người chiến sĩ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh vẫn có một “khách lâm tuyền” một ẩn sĩ vui cảnh nghèo. Ta đã biết, bình sinh Bác rất yêu thích thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên, hoà mình với suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc. Như vậy được sống “nơi có non xanh, nước biếc” là sở nguyện của Bác. Có điều cuộc đời cách mạng chỉ cho phép Người hưởng “thú lâm tuyền” trong hoàn cảnh gian khổ khi còn hoạt động bí mật ở Pác Bó và sau đó (thời kì kháng chiến chống Pháp) ở chiến khu Việt Bắc. Nhưng khi đó Bác cảm thấy rất vui thích, thoải mái dường như Người thật sự hoà nhịp với điệu sống nơi suối rừng như một tiên ông, một “khách lâm tuyền” thực sự. Cảm giác vui thích sảng khoái đó được ghi lại trong những bài thơ sáng tác ngẫu hứng mà Tức cảnh Pác Bó là một ví dụ điển hình.
Chuyển: Để thấy được niềm vui thích của Bác khi sống giữa thiên nhiên cô cùng các em đi tìm hiểu bài thơ.
 II. Phân tích. (20 phút)
 1. Thú lâm tuyền của Bác Hồ:
HS: Đọc hai câu thơ đầu.
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Kh: Em có nhận xét gì về giọng điệu, cấu tạo của câu thơ đầu?
 - Câu thơ đầu có giọng điệu thật thoải mái, phơi phới, cách ngắt nhịp 4/3 tạo nên hai vế sóng đôi rất nhịp nhàng, cân xứng, diễn tả cái lặp đi lặp lại đã trở thành nề nếp: “Sáng ra  tối vào” biểu hiện phong thái ung dung, hoà điệu với nhịp sống nơi suối rừng hang động của Bác.
GV: Câu thơ đầu có sự vận động của thời gian, khép mở của không gian, qui luật bình thường của thiên nhiên đang diễn ra, con người thật ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng nhưng không lệ thuộc vào thiên nhiên mà chủ động; cách ngắt nhịp 4/3, đặc biệt hai thanh bằng (vào hang) ở cuối câu làm cho âm hưởng của câu thơ nhẹ nhàng, diễn tả tư thế ung dung, làm chủ hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng.
Tb: Câu thơ thứ hai kể về điều gì?
 - Câu thơ kể về cuộc sống sinh hoạt đạm bạc, thiếu thốn, gian khổ của Bác (cụ thể nói về ăn)
Tb: Theo em ta nên hiểu “vẫn sẵn sàng” trong câu thơ thứ hai thế nào cho đúng?
 - Có người hiểu ý câu thơ này là phải ăn chỉ có cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Hiểu như vậy không sai về ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung, giọng điệu chung (đuà vui, thoải mái) của bài thơ và cũng không thật phù hợp với cảm xúc của tác giả và ít nhiều làm giảm tầm tư tưởng của bài thơ.
 - Mà hiểu đúng là: lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ tới dư thừa: “cháo bẹ, rau măng” luôn có sẵn. Câu thơ tiếp tục mạch cảm xúc của câu 1 và có thêm chút vui đùa hóm hỉnh.
Tb: Đọc câu thơ thứ ba và cho biết trong bài thơ tứ tuyệt câu thơ này có vai trò gì?
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
 - Câu thơ thứ ba là câu chuyển, câu bản lề của bài thơ.
Kh: Hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ qua câu thơ này?
 - Câu thơ thứ ba thật tài tình khi chuyển từ đời sống: chỗ ở, thức ăn hằng ngày sang nói về công việc làm; chuyển từ thiên nhiên: suối, hang sinh hoạt: cháo bẹ, rau măng sang không khí hoạt động xã hội, cách mạng “dịch sử Đảng”. Chuyển từ cái mềm mại: “suối, măng, rau cháo” sang cái rắn chắc: “bàn đá” rất tự nhiên, uyển chuyển. Chuyển từ cuộc sống đơn sơ sang công việc thiêng liêng trang trọng. Tuy có sự chuyển nhưng rất thống nhất, gắn bó với hai câu thơ trên.
Kh: Quan sát câu thơ thứ ba em thấy cách sử dụng từ ngữ và sự hoà phối thanh điệu bằng chắc trong câu thơ này có gì đặc biệt? Hiệu quả diễn tả của nó ra sao?
 - Trong câu thơ tác giả sử dụng từ láy “chông chênh” giàu giá trị tạo hình và rất gợi cảm diễn tả sự vật có thế không vững chãi. Đây là bút pháp tả thực Bác sử dụng để miêu tả phiến đá trước cửa hang nơi Bác làm việc.
 - Nếu như bốn tiếng đầu của câu thơ có tới ba thanh bằng và chỉ có một thanh trắc thì ba tiếng cuối toàn thanh trắc (dịch sử Đảng) ba thanh trắc liên tiếp làm toát lên cái khoẻ khắn, mạnh mẽ, gân guốc. Nó làm cho cái thế “chông chênh” giảm đi và đứng lại ở sự bền vững, chắc khoẻ. Trong bài tứ tuyệt, câu thứ 3 thường có vị trí quan trọng nổi bật, tạo nên hình ảnh trung tâm của bài thơ. Như vậy trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng được khắc hoạ vừa chân thực, sinh động, lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng.
Kh: Ba câu thơ đầu giúp em hiểu điều gì về Bác?
 - Ba câu thơ: câu thứ nhất nói về việc ở, câu thứ hai nói về cái ăn, câu thứ nói về làm việc, cả ba câu đều thuật tả sinh hoạt của Bác (nhân vật trữ tình) ở Pác Bó, đều toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng.
 - Niềm vui thích được sống và làm việc hoà mình với thiên nhiên.
GV: Ba câu thơ làm gợi nhớ cảm xúc trong bài Cảnh rừng Việt Bắc (1947) của Bác Hồ, cũng diễn tả niềm vui thích, sảng khoái đặc biệt của Người trong cuộc sống ở rừng nhiều gian khổ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay - Vượn hót chim kêu suốt cả ngày – Khách đến thì mời ngô nếp nướng – 
Săn về thường chén thịt rừng quay – Non xanh nước biếc tha hồ dạo - Rượi ngọt chè tươi mặc sức say”. Rõ ràng là đối với Bác Hồ, được sống giữa núi rừng, có suối, có hang, có “vượn hót chim kêu”, “non xanh nước biếc” thật là thích thú, mọi thứ cần gì có nấy, đều sẵn sang, tha hồ, mặc sức hưởng thụ.
 Nhưng sự thật, hoàn cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó khi đó hết sức gian khổ. Bài Tức cảnh Pác Bó cũng nói đến sự thật đó nhưng đã biến thành một sự thật khác hẳn, không phải là nghèo khổ, thiếu thốn mà là giàu có, dư thừa, sang trọng. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích của Bác ở đây là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”. Niềm vui đó toát lên từ toàn bộ bài thơ, từ ngữ, hình ảnh đến giọng điệu thơ.
 2. Cái sang của cuộc đời cách mạng:
Tb: Đọc câu thơ cuối và nêu nhận xét về cách kết thúc bài thơ?
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 - Bài thơ kết thúc bằng câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang” đó là cách kết thúc rất bất ngờ. Vì nói chung cuộc đời cách mạng của các chiến sĩ cách mạng đầy những gian khổ, hiểm nguy; với Bác cũng vậy. Ba câu thơ trên đã cho thấy cuộc sống kham khổ, thiếu thốn, đạm bạc của Bác, nhưng đến cuối bài Bác lại cho rằng cuộc đời cách mạng thật là sang.
Kh: Câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào?
 - Chữ “sang” trong câu thơ có thể coi là chữ “thần” là nhãn tự của bài thơ, nó đã kết tinh, bật sáng tinh thần toàn bài. Nhờ có lòng yêu nước tinh thần lạc quan mà cái nghèo, cái thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời cách mạng được đánh giá là “sang”. Đây là cái sang thực sự của con người biết tự chủ, biết vượt qua gian khổ để sống thoải mái, ung dung. Như vậy cái sang trọng của cuộc đời cách mạng là ở niềm vui đấu tranh vì nước vì dân để giành lại cả giang sơn.
 - Tinh thần lạc quan của con người biết vượt lên gian khổ, con người biết tự chủ đó là cái sang của cuộc đời cách mạng.
Kh: Có phải niềm vui lớn nhất của Bác Hồ là “thú lâm tuyền”?
 - Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải là “thú lâm tuyền” giống như người ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa nước nay trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng để cứu nước, cứu dân. Đặc biệt lúc này Bác còn đang vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những hang tối, rau măng, bàn đá chông chênh kia không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, và đó là cuộc đời cách mạng.
 III. Tổng kết, ghi nhớ. (4 phút)
Tb: Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của Tức cảnh Pác Bó?
 - Nghệ thuật: Bài thơ tứ tuyệt bình dị, giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển và hiện đại.
 - Nội dung: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm cách mạng và sống với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
HS: Đọc * Ghi nhớ: sgk (tr - 30)
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: So sánh thú lâm tuyền của Bác với thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau?
 - “Thú lâm tuyền” của Bác và của người xưa vừa giống vừa rất khác nhau. Người xưa thường tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước tực tế xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng không thể gọi là tiêu cực. Còn với Hồ Chí Minh, sống hoà nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; và chính là cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng của Người.
H: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ?
 - HS đọc thuộc lòng, đúng, diễn cảm bài thơ vừa học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ; sưu tầm những bài thơ về thiên nhiên của Bác.
 - Đọc và suy nghĩ trước bài Câu cầu khiến.
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc