Tuần 21 - Tiết 83
Ngày soạn
Ngày dạy
CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để câu khiến, khẳng định, phủ định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp
II. . Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án
- HS: soạn bài, học bài
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm bài cũ
- Nêu đặc điểm và chức năng chính của câu nghi vấn
- Nêu một số từ nghi vấn thường gặp
3. Tổ chức các hoạt động
Tuần 21 - Tiết 83 Ngày soạn Ngày dạy CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để câu khiến, khẳng định, phủ định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp II. . Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án HS: soạn bài, học bài III. Tiến trình lên lớp Ổn định Kiểm bài cũ Nêu đặc điểm và chức năng chính của câu nghi vấn Nêu một số từ nghi vấn thường gặp Tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung ghi * Giới thiệu bài - Câu cuối của bài thơ Ông đồ “Hồn ở đâu bây giờ” có phải là câu nghi vấn không? Câu này có tác dụng khác với các câu chúng ta học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. * Hoạt động 1: - Gọi hs đọc VD.Hãy xác định câu nghi vấn trong 5 VD - GV ghi bảng con thêm 2 VD g + Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi h + Tội gì nhịn đói mê tiền để lại - Những câu nghi vấn vừa xác định dùng để làm gì? ( gv đưa các khả năng trả lời . Hs lựa chọn theo kiểu trắc nghiệm. Chỉ chọn trong những chức năng sau: + cầu khiến + khẳng định + phủ định + đe doạ+ bộc lộ tình cảm, cảm xúc) Không phải tất cả các câu nghi vấn đều dùng để hỏi mà còn thể hiện nhiều chức năng khác - Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên. Có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không? (không. Câu nghi vấn 2 kết thúc bằng dấu chấm than chứ không phải dấu chấm hỏi. - Vậy ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào? * Hoạt động 2: - BT1: Gọi hs đọc, xđ yêu cầu, trả lời a. Hs chia tập 2 phần: phần 1: xđ câu nghi vấn 2: để làm gì. b. + Lưu ý: câu a- cảm xúc ngạc nhiên + trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán (Từ ôi). nhưng đó vẫn là câu nghi vấn. Nhưng dù có xếp vào kiểu câu nào thì chức năng của nó cũng không thay đổi. BT2 Đọc bt và xđ yêu cầu - Hãy xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó? (dấu hiệu hình thức; từ nghi vấn và dấu chấm hỏi) - Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì? - Trong những câu nghi vấn đó câu nào có thể thay thế bằng một câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? - Những câu có ý nghĩa tương đương. a. Cụ không phải lo xa quá như thế, Không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu b. Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không . c. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử GV: câu nghi vấn không có chức năng hỏi cụ thể có câu khác có ý nghĩa tương đương. BT3 : - Đặt câu nghi vấn yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa xem ? GV: + có từ nghi vấn, có dấu chấm hỏi + chức năng cầu khiến + Nội dung: tên bộ phim - Câu 2 yêu cầu + có từ nghi vấn, dấu chấm hỏi + chức năng bộc lộ cảm xúc + Nội dung: xđ nhân vật: Lão Hạc Hs trả lời gạch dưới câu nghi vấn Hs đọc nghi nhớ Hs đọc - Trả lời - Gạch trong sgk I. Những chức năng khác. a. c. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc b.c. – Đe doạ d.c Khẳng định g. cầu khiến, biểu lộ, cảm xúc h. Phủ định * Ghi nhớ (sgk /22) II. Luyện tập 1. * Xác định yêu câu nghi vấn: a. Con người có ăn ư? b. Cả khổ thơ chỉ trừ câu Than ôi! c. Sao ta rơi? d. Ôi bay? * Chức năng a. bộc lộ+. cc, cảm xúc b. Phủ định nt c. cầu khiến nt d. phủ định nt 2. Xác định câu nghi vấn - Chức năng a.) 1 phủ định 2 phủ định 3 phủ định b) bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại c) khẳng định d) câu 1, 2: hỏi 3. Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cánh đồng hoang” được không ? b. Lão Hạc ơi! Sao đời lão khốn cùng đến thế? * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, xem lại bài tập - Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp IV. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: