Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 21

NGỮ VĂN - BÀI 18, 19

Kết quả cần đạt:

 - Biết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài Quê hương Của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ.

 - Cảm nhận đựoc lòng yêu cuóc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được diễn tả tha thiết, sôi nổi trong bài: Khi con tu hú của Tố Hữu.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
NGỮ VĂN - BÀI 18, 19
Kết quả cần đạt:
 - Biết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài Quê hương Của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ.
 - Cảm nhận đựoc lòng yêu cuóc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được diễn tả tha thiết, sôi nổi trong bài: Khi con tu hú của Tố Hữu.
Ngày soạn: 08/01/2011
Ngày dạy: 08/01/2011
Dạy lớp: 8B
Tiết 76 - Tập làn văn:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
	a) Về kiến thức: củng cố, nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh. Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
	b) Về kỹ năng: Rèn luện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
 c) Về thái độ: có ý thức dựng đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản thuyết minh.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
	- GV: Soạn giáo án- SGK- SGV.
	- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK - Vở ghi - Ôn lí thuyết văn thuyết minh.
III. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định: (1') Sĩ số lớp 8B:........./17 
	a) Kiểm tra: (2') Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
	Giới thiệu vào bài mới: Các em đã được học về thể loại thuyết minh, đã được viết một bài văn thuyết minh. Trong một bài văn thuyết minh các em cần phải biết viết một đoạn văn TM, sắp xếp các ý cho đoạn văn TM theo một trình tự hợp lý -> Hôm nay chúng ta rèn luyện kĩ năng này.
	b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh (25')
 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
GV. Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Vậy đoạn văn trong văn thuyết minh được sắp xếp như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiều một số đoạn văn trong phần bài tập.
	* Đoạn văn a: (SGK,T.14)
HS. Đọc đoạn văn (a) (SGK,T.14)
?Tb. Theo em, chủ đề của đoạn văn là gì?
- Chủ đề của đoạn văn này tập trung nói về nguy cơ thiếu nước sạch trên trái đất.
GV. Chủ đề của đoạn văn chính là ý lớn của toàn đoạn.
?Kh, Giỏi: Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn? (Tìm câu chủ đề, Từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung)? 
HS. - Câu chủ đề là câu 1: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
	- Từ ngữ chủ đề: thiếu nước sạch nghiêm trọng.
?Kh. Các câu còn lại trong đoạn văn phản ánh điều gì? 
- Các câu còn lại trong đoạn văn:
 + Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi
 + Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
 + Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba.
 + Câu 5: Nêu dự báo đến năm 2025 2/3 dân số thế giới thiếu nước.
	=> Các câu còn lại làm nhiệm vụ bổ xung thông tin, làm rõ ý câu chủ đề. câu nào cũng nói về nước.
	* Đoạn văn (b) (SGK,T.14)
HS. Đọc đoạn văn.
?Tb. Nội dung đoạn văn tập trung nói về vấn đề gì?
	- ND đoạn văn nói về cuộc đời sự nghiệp của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
? Tb. Tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề của đoạn văn? cho biết vai trò của các câu còn lại trong đoạn văn?
HS. - Câu chủ đề: Câu 1
	- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng: Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn.
	- Các câu còn lại của đoạn văn; phần sau của câu 1 và câu 2, 3 cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
? Kh. Tìm hiểu hai đoạn văn, em thấy điểm chung của chúng là gì?
	- Mỗi đoạn văn đều thường gồm hai câu trở lên được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý lớn, đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung hướng vào ý lớn ý chủ đề của đoạn văn.
GV. Đây chính là cách sắp xếp ý cho một đoạn văn. Căn cứ vào cách sắp xếp ý cho một đoạn văn, chúng ta hãy cùng quan sát và sử lại một số đoạn văn chưa chuẩn trong phần tiếp theo.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
	* Đoạn văn a:
HS. Đọc đoạn văn.
? Tb. Xác định đối tượng TM của đoạn văn?
 HS. Đối tượng thuyết minh: Bút bi Š cấu tạo của nó (thuyết minh về một thứ đồ dùng).
?Kh. Đoạn văn thuyết minh này có nhược điểm gì?
HS. Nhược điểm: Đoạn văn trình bày cấu tạo của bút bi nhưng lộn xộn, không theo một trình tự nhất định.
?Kh, Giỏi. Nếu giới thiệu cây bút bi ta nên giới thiệu như thế nào? 
	=> Chia ra từng bộ phận, mỗi bộ phận nên viết thành một đoạn văn.
	 + Ruột bút: gồm đầu bút và ống mực đựng loại mực đặc biệt. Đầu bút...ống đựng mực... có nắp đậy...loại bút bi không có nắp đậy có lò so...
	 + Vỏ bút: bằng nhựa hoặc sắt để bọc bút và làm cán bút.
	 + Cách sử dụng: Khi viết.... khi thôi viết.
	* Đoạn văn b:
?Tb. Đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào? 
	- Đối tượng thuyết minh: Chiếc đèn bàn.
?Kh. Đoạn văn viết như vậy đã hợp lý chưa? Vì sao? 
	- Đoạn văn viết như vậy là chưa hợp lý: Trình bày các bộ phận của chiếc đèn bàn lộn xộn, chưa hợp lý.
?Kh. Nên giới thiệu bằng phương pháp nào? 
?Kh. Nên tách thành mấy đoạn? Trình bày theo trình tự nào?
	- Nên tách thành 3 đoạn văn:
	+ Đ1: Phần đầu: Có bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tác.
	+ Đ2: Phần thân bài:
	+ Đ3: Phần đế đèn.
HS. Làm bài tập:
	Tổ 1,2 lập dàn ý đoạn văn a
	Tổ 3,4 lập dàn ý đoạn văn b
GV: Các em vừa nhận diện đoạn văn thuyết minh, sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. Từ đó các em rút ra điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh.
3. Bài học:
- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần:
 + Cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
 + Cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn.
 Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo một trình tự nhất định.
 * Ghi nhớ: SGK (T.15)
II. Luyện tập. (15')
 	1. bài tập 1. (T.15)
	Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em.
HS. Đọc yêu cầu bài tập? Đối tượng thuyết minh là gì?
?Kh. Ta cần thuyết minh như thế nào? Bố cục SGK ngữ văn 8 gồm mấy phần? Mỗi phần cần trình bày những ý gì? 
 - Tổ 1,2: Viết đoạn kết bài.
 - Tổ 3,4: Viết đoạn mở bài.
Gọi HS lên đọc đoạn văn -> Nhận xét, sửa lỗi
 	 2. Bài tập 3. (T.15)
	- Đối tượng thuyết minh: Bố cục SGK ngữ văn
	- Gồm 2 phần:
	 + Phần các bài học: Gồm bao nhiêu bài
 Mỗi bài gồm mấy phần
 Mỗi phần có những ND gì
 + Phần mục lục Hình thức: Chia cột theo bài
 Thứ tự các cột? Mỗi cột trình bày như thế nào
GV: Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý.
c) Củng cố, luyện tập: 
	? Khi viết đoạn văn thuyết minh ta cần chú ý những gì?
	- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần:
 	+ Cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
 	+ Cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn.
 Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp theo một trình tự nhất định.
d) Hướng dẫn HS học bài: (2')
	- Học bài, nắm được cách viết đoạn văn TM.
	- Làm bài tập 2, 3
	- Chuẩn bị bài 19
	- Soạn bài: Quê hương theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
==================================
Ngày soạn: 10/01/2011
Ngày dạy: 12/01/2011
Dạy lớp: 8B
	Tiết 77. Văn bản:
QUÊ HƯƠNG
 Tế Hanh
1. Mục tiêu cần đạt. 
	a) Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng đầy sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
	b) Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ 8 chữ.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước
2. Chuẩn bị của GV và HS.
	- GV: Soạn giáo án- SGK- SGV.
	- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK- Vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy: 
	* Ổn định: (1') Sĩ số ;ớp 8B:...../17
	a) Kiểm tra bài cũ: (5')
 * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ Nhớ rừng? cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 * Đáp án - biểu điểm:
	 - HS đọc thuộc lòng bài thơ theo yêu cầu (4 điểm)
	 - Nhệ thuật, nội dung của bài thơ:
	 	+ Nghệ thuật: Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, chọn được một biểu tượng đẹp và thích hợp, với hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. (3 điểm)
 + Nội dung: “Nhớ rừng” của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. (3 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Trong trái tim của mỗi con người, bao giờ chẳng có hình ảnh một quê hương nơi mình đã chào đời và lớn lên! Tình quê, đó là cảm thiêng liêng của con người và cũng là nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật. Ở nhà thơ Tế Hanh, nguồn cảm hứng ấy đã chảy suốt cả đời thơ mà bài thơ Quê hương là sự mở đầu. Hôm nay cô trò ta sẽ cùng cảm nhận thi phẩm này.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (8 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
HS: Đọc phần chú thích ê (sgk, tr.17).
Tb: Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Tế Hanh?
- HS trả lời, gv ghi bảng.
 	- Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê ở Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940 - 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác bền bỉ phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
GV: Tế Hanh, quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cái làng chài ven biển có dòng sông bao quanh này luôn trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của ông. Ngay từ những sáng tác đầu tay, hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn bó thiết tha với làng quê (Quê hương, Lời con đường quê, Một làng thương nhớ,). Sau này, thơ Tế Hanh mở rộng về đề tài, nhưng được biết đến nhiều nhất vẫn là những bài viết về quê hương miền biển than yêu của ông. Trong thời kì đất nước bị chia cắt (1954 - 1975) mảng thơ thành công nhất của Tế Hanh cũng là mảng viết về quê hương miền Nam đau thương anh dũng khi đó. Có thể nói, Tế Hanh là nhà thơ của quê hương, mà bài “Quê hương” là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa. Tác phẩm chính: Tập thơ Hoa Niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966).
Tb: Bài thơ Quê hương ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ hay mà “Quê hương” là sự mở đầu. Bài thơ được viết năm 1939 lúc nhà thơ 18 tuổi đang là học trò sống xa quê. Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhhà, nhớ quê với một tấm lòng trong trẻo, thuần hậu. Bài thơ này rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên xuất bản năm 1945.
 	- Quê hương viết năm 1939, trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê khi tác giả còn là một học trò sống xa quê.
 2. Đọc bài thơ:
Tb: Theo em nên đọc bài thơ này theo em nên đọc với giọng như thế nào?
 - Đọc to, rõ ràng, nhấn giọng ở những tiếng gieo vần, cố gắng thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của tác giả tron ... ôn chân
 Cũng như tôi, tất cả tuổi đang xuân
 Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng. 
 (Hi vọng)
 2. Đọc bài thơ:
GV: (hướng dẫn đọc) Bài thơ được viết theo thể lục bát, khi đọc cần đọc đúng nhịp thơ lục bát, nhấn giọng ở những tiếng hiệp vần để thể hiện được sự mềm mại, uyển chuyển của thể thơ lục bát, cần thay đổi giọng điệu; ở khổ đầu đọc giọng tươi vui, rộn ràng, đoạn cuối đọc giọng uất ức.
GV: Đọc 
HS. Đọc (có nhận xét, uốn nắn)
Tb. Giải nghĩa từ tu hú ?
HS: Tu hú là loài chim lông màu đen (con mái có lông đen đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu mùa hè, nhất là lúc vải chín.
Tb. Từ phòng trong câu Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! cần được hiểu như thế nào?
 - Phòng ở đây là phòng giam.
Kh, Giỏi. Nhan đề bài thơ nên hiểu như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là khi con tu hú để tóm tắt nội dung bài thơ?
 - Nhan đề bài thơ được tách ra từ bốn tiếng đầu tiên của câu thơ đầu tiên trong bài thơ. Như vậy tên bài thơ chỉ là vế phụ của một câu trọn ý, nó gợi ra một thời điểm, tại đó tâm trạng nhà thơ đang diễn ra, tứ thơ đang nảy sinh và phát triển.
 - Câu văn trọn vẹn, qua đó nêu được nội dung bài thơ: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài.
Kh. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
 - Tiếng chim tu hú vang lên từ câu thơ đầu và còn vọng mãi đến câu thơ cuối. Nó trở thành âm thanh xuyên suốt bài thơ và còn vọng mãi, vọng mãi không thôi. Tiếng chim tu hú kêu là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng của trời cao lồng lộng, tự do. Là biểu tượng của cuộc sống tự do, đánh thức khát vọng tự do của người tù thanh niên. Tiếng chim tu hú đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.
Tb. Em có nhận xét gì về thể thơ lục bát trong bài?
 - Bài thơ được làm theo thể lục bát, mỗi cặp câu gồm một câu lục (6 tiếng) và một câu bát (8 tiếng). Tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát bắt vần với tiếng cuối cùng của câu lục tiếp theo. Nhờ cách hiệp vần, hoà phối thanh điệu bài thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm hưởng, có nhiều khả năng chuyển tải cảm xúc trữ tình.
Tb: Theo em bài thơ chia làm mấy phần? Chỉ rõ giới hạn và cho biết nội dung chính của mỗi phần?
 - Bài thơ được tác giả ngắt thành hai đoạn:
 + Đoạn 1: Gồm 6 câu đầu tả khung cảnh trời đất rộng lớn, dào dạt sức sống lúc vào hè.
 + Đoạn 2: 4 câu dưới diễn tả tâm trạng người chiến sĩ trong nhà tù.
 II. Phân tích. (19 phút)
Tb. Đọc 6 câu thơ đầu và cho biết nội dung của đoạn thơ?
 - Đoạn thơ tả cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.
 1. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng:
Tb. Khung cảnh trời đất vào hè được diễn tả qua những câu thơ nào?
 - HS phát hiện, gv ghi bảng.
 Khi con tu lúa gọi bầy
 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
 Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không
Kh. Em có nhận xét gì về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu? Những âm thanh, sự vật gì được nhắc tới ở đây?
 - Để miêu tả khung cảnh đất trời vào hè tác giả đã sử dụng một loạt những từ ngữ giàu sức gợi cảm: đang chín, ngọt dần, dậy và một loạt tính từ: chín, ngọt, nắng đào, xanh, rộng, cao Chỉ trong 6 câu thơ mà tác giả đã nói tới gần 10 chi tiết, sự vật: gọi bầy, đang chín, ngọt dần, dậy tiếng ve ngân, vàng hạt, nắng đào, càng rộng, càng cao, con diều sáo lộn nhào Với âm thanh của tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều để vẽ nên khung cảnh thiên nhiên mùa hè sống động.
GV: Tiếng chim tu hú gọi bầy là âm thanh quen thuộc chốn đồng quê báo hiệu mùa hè đang đến. Và ở đây âm thanh có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng.
Kh. Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào?
 - Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được thi sĩ đưa vào bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng lớn với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt, Sáu câu thơ lục bát, sáu câu mở đầu tả tiếng chim náo nức gọi bầy, năm câu còn lại mở ra một thế giới của sự sống tươi đẹp, rộn rã. Chỉ là trong tưởng tượng nhưng cảnh mùa hè hiện lên thật cụ thể và sống động, đủ cả hình ảnh, âm thanh, màu sắc và cảm giác: màu vàng của lúa chiêm đang chín trên đồng, của những hạt bắp phơi trên sân rực rỡ nắng hồng, tiếng ve ngân trong vườn râm mát; vị ngọt của trái chín; đôi sáo diều chao lượn trên bầu trời xanh cao rộng, tiếng sáo diều vi vu Đó không chỉ là bức tranh của thiên nhiên, của sự sống mà còn là bức tranh thân thuộc của quê hương.
 Một bức tranh thiên nhiên mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, tràn trề nhựa sống.
GV: Chỉ từ một âm thanh, người tù hình dung ra cả bức tranh của mùa hè tràn trề nhựa sống ở mọi tầng bậc gần – xa, cao - thấp của không gian. Ở trong bốn bức tường chật chội của nhà giam, chỉ qua một âm thanh “nghe” được, người tù có thể “nhìn thấy”, có thể “ngửi”, có thể “nếm”, có thể “cảm” được bằng da thịt Tất cả những vẻ đẹp hấp dẫn của sự sống bên ngoài. Nếu không có niềm gắn bó thiết tha với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng lãng mạn vô cùng phong phú thì nhà thơ không thể viết được những câu thơ tuyệt vời đến như thế!
GV: Đó là khung cảnh trời đất lúc vào hè, vậy tâm trạng của người tù cách mạng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu 4 câu thơ cuối.
 2. Tâm trạng người tù cách mạng:
Tb. Tìm những câu thơ thể hiện tâm trạng của người tù - chiến sĩ?
 - HS phát hiện các chi tiết thơ, gv ghi bảng.
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
 Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tb. Câu thơ “Ta nghe hè dậy bên lòng” giúp em hiểu gì về cách đón nhận cảnh mùa hè tươi đẹp của Tố Hữu?
 - Tố Hữu đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác và bằng cả sức mạnh tâm hồn, bằng tấm lòng cảm nhận mãnh liệt, tinh tế, bằng tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng.
Kh. Đọc lại 4 câu thơ và nhận xét cách thể hiện tâm trạng của tác giả ở trong 4 câu thơ đó?
 - Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu thứ 8) và 3/3 (câu thơ thứ 6) kết hợp với cách dùng từ ngữ mạnh: đạp tan phòng, ngột, chết uất những từ ngữ cảm thán: Ôi, thôi, làm sao diễn tả trạng thái ngột ngạt, u uất của người tù chiến sĩ trẻ tuổi.
Kh. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối?
 - Như hai mặt đối lập mà thống nhất của một tình yêu cuộc sống, càng khát khao tự do, người tù càng đau khổ vì cảnh giam cầm. Niềm khát khao bật ra thành lời giãi bày trực tiếp với mùa hè: Ta nghe hè dậy bên lòng – Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!. Lời tâm sự thật tha thiết và niềm khao khát thật mạnh mẽ! Mùa hè tươi đẹp của cuộc sống bên ngoài thôi thúc người tù muốn đạp tan cả bốn bức tường phòng giam. Nhưng đó là ý muốn, là khát vọng chủ quan. Còn hiện tại khách quan vẫn là cảnh thân tù, vẫn trơ trơ ra đó bốn bức tường nhà giam; không thể nào vượt thoát được, người tù thấm thía cảm giác ngột ngạt đến mức không kìm được lời than đầy đau khổ uất hận: Ngột làm sao, chết uất thôi – Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!. Câu thơ 6 chữ chia thành hai vế, là hai câu cảm thán chứa đựng nỗi uất ức trong cảnh bị giam cầm. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!; chữ cứ trong câu thơ như xoáy sâu vào nỗi đau, nó vạch rõ hai không gian: Ngoài kia là tiếng chim tu hú, là mùa hè tươi đẹp và bầu trời rộng rãi; trong này là bốn bức tường giam ngột ngạt.
 * Đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của tác giả.
G’ Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau? Vì sao?
 - Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè; đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Vẫn là tiếng chim tu hú kêu nhưng lại gợi hai tâm trạng khác nhau, bởi hai tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian khác nhau.
GV: Ở cả hai câu, tiếng chim tu hú đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhan vật trữ tình - người tù cách mạng trẻ tuổi. Tiếng chim tu hú trở thành hình ảnh biểu trưng cho tiếng gọi ự do, đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, của không gian, trời cao lồng lộng tự do; nó vang động khắp bài thơ.
 III. Tổng kết, ghi nhớ.(4 phút)
Kh. Hãy nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ?
 - Nghệ thuật: Bài thơ lục bát giản dị, thiết tha; giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, hình ảnh gợi cảm.
 - Nội dung: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niểm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
 IV. Luyện tập. (3 phút)
H: Theo em cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
 - Bài thơ vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tố Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian, cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về ảnh hưởng của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu thơ đầu giống như một bản nhạc say sưa, nó vừa thể hiện bằng ngôn từ, vừa thể hiện từ một đời sống bên trong của nó. Cảnh thì dạt dào sức sống, rất có hồn; tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết.
 c) Củng cố, luyện tập: (4 phút)
H: Đọc diễn cảm lại bài thơ Khi con tu hú.
H: Qua phân tích, em có nhận xét gì bố cục của bài thơ?
 - Bài thơ gồm hai đoạn: tả cảnh (đất trời vào hè) và tả tình (tâm trạng của người tù) gộp thành một chỉnh thể, cả hai đoạn thơ đều rất truyền cảm. Cảnh thì thật đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc vừa đầy ấn tượng, tất cả đều dào dạt sức sống, rất có hồn; tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được hiệu quả nghệ thuật đó một phần là nhờ thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt; khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Học thuộc lòng và phân tích lại bài thơ; học thuộc phần ghi nhớ.
 - Đọc và suy nghĩ trước bài Câu nghi vấn (tiếp theo).
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21 sua.doc