Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20, 21 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20, 21 - Trường THCS Quang Trung

Tập làm văn : VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS nắm được về :

1. Kiến thức

- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh .

2. Kĩ năng

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

II. Chuẩn bị

- Soạn bài

- Phương tiện : sgk, bảng phụ

- Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

III. Lên lớp

1/ Ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra bài cũ :

 ? Đặc điểm của văn bản thuyết minh ?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20, 21 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 76
Ngày soạn : 01/ 01/2012
Ngày dạy : 6/ 01/ 2012
 Tập làm văn : VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được về : 
1. Kiến thức 
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh 
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh .
2. Kĩ năng
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh 
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
II. Chuẩn bị
Soạn bài
Phương tiện : sgk, bảng phụ
Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp 
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ :
 ? Đặc điểm của văn bản thuyết minh ?
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 
? Đoạn văn là gì ? 
- Đoạn văn là bộ phận của bài văn, viết đoạn văn tốt là điều kiện để viết tốt bài văn. ĐV thường gồm 2 câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. 
HS đọc đoạn 1 sgk
? Đoạn 1 viết về chủ đề gì ? 
? Đoạn văn có mấy câu, nêu nội dung của mỗi câu ?
? Câu nào nêu nội dung khái quát của chủ đề ? 
? Vậy các câu 2,3,4, 5 có nhiệm vụ gì ? Có quan hệ ntn với câu 1 ? 
? Qua đó ta thấy đv 1 được trình bày theo cách nào ? 
? Nhắc lại thế nào là đv được trình bày theo cách diễn dịch ? 
HS đọc đoạn văn 2
? Đối tượng được nói đến trong đoạn văn 2 là ai ? 
? Mỗi câu biểu đạt nội dung gì về đối tượng ? 
? Ba câu này có nội dung bao hàm nhau không ? 
- Không, mỗi câu diễn đạt một khía cạnh khác nhau về PVĐ.
? Vậy ở đoạn văn này, làm thế nào để duy trì đối tượng và liên kết các câu trong đoạn văn ? 
? Đv trên được trình bày theo cách nào ? 
? Qua phân tích 2 ví dụ trên ta thấy để viết đv thuyết minh ta cần phải làm những gì ? 
Xác định đúng chủ đề
Chọn cách trình bày. 
HS đọc phần 1 ghi nhớ sgk
? Học sinh đọc 2 đoạn văn sgk
HS thảo luận nhóm : 
Xác định chủ đề ?
Nêu trình tự thuyết minh của mỗi đoạn văn. ?
Xác định phần chưa chuẩn ? 
Sửa lại ? 
Đại diện nhóm trả lời 
Gv nhận xét, kết luận. 
? Vậy qua 2 vd trên , ta thấy khi trình bày các đv ta cần chú ý những gì ? 
? Nêu 1 số cách trình bày các đoạn văn ? 
HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
? Hs đọc bài tập 1- xác định yêu cầu. 
? Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn «  Giới thiệu trường em » ? 
- HS viết đoạn văn
- HS trình bày
- Nhận xét, sửa chữa. 
- GV ®­a ra c©u chñ ®Ò.
? H·y viÕt thµnh ®o¹n v¨n thuyÕt minh 
? §èi t­îng thuyÕt minh?
? §Ó lµm s¸ng tá chñ ®Ò trªn cÇn ph¶i nªu ®­îc nh÷ng g× ?
? Em ®Þnh viÕt ®o¹n v¨n trªn theo c¸ch tr×nh bµy nµo ?
GV nªu yªu cÇu - HS viÕt : l­u ý c¸ch s¾p xÕp lµm râ chñ ®Ò
- HS viÕt
- §äc -> nhËn xÐt
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận diện các đoạn văn thuyết minh.
a. Ví dụ
* Đoạn 1 : 
- Chủ đề :Tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới.
- Câu khái quát chủ đề ( Câu 1) : Thế giới...trọng .
- Các câu 2,3,4,5 triển khai làm sáng tỏ chủ đề=> có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung thông tin cho câu chủ đề.
-> Diễn dịch
* Đoạn 2 : 
- Đối tượng : Phạm Văn Đồng.
- Câu 1 : gt năm sinh , năm mất , quê quán và sự nghiệp của PVĐ.
- Câu 2 : Quá trình hoạt động cách mạng
- Câu 3 : mqh giữa PVĐ và chủ tịch HCM.
-> Liên kết = từ ngữ chủ đề , PVĐ – ông- nhà cách mạng, nhà văn hóa
-> Song hành
b. Kết luận
- Xđ các ý lớn, mỗi ý viết thành 1 đoạn văn.
- Xác định chủ đề.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. 
* Đoạn 1 : 
- Chủ đề : Cây bút bi
- Trình tự : Trình bày cấu tạo trong -> cấu tạo ngoài. 
( chưa hợp lí)
- Sửa lại : trình bày cấu tạo ngoài -> cấu tạo trong. 
* Đoạn 2 : 
- Chủ đề : Chiếc đèn bàn
- Trình bày : Các bộ phận phụ trước -> các bộ phận chính ( lộn xộn, rắc rối, phức tạp, chưa tạo ra được sự liên kết) 
- Sửa lại : Cần nói cái chính trước, cái phụ sau. 
* Ghi nhớ ( sgk) 
II. Luyện tập 
Bài 1 : Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn «  Giới thiệu trường em » 
Bài 2 : Hå ChÝ Minh, l·nh tô vÜ ®¹i cña nh©n d©n ViÖt Nam
- Hå ChÝ Minh
- Quª qu¸n
- Sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña Hå ChÝ Minh
- T×nh yªu cña B¸c ®èi víi toµn thÓ nh©n d©n ViÖt Nam.
- DiÔn dÞch (chñ ®Ò ®Çu ®o¹n)
4. Củng cố 
Gv hệ thống bài
5. Dặn dò:
 Học bài và soạn bài «  Quê hương ». 
--------------------------------------------------
Tuần 21 Tiết 77
Ngày soạn : 08/ 01/ 2012
Ngày dạy : 14/ 01/ 2012
Văn bản : QUÊ HƯƠNG
 Tế Hanh
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được :
1. Kiến thức
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ
- Phân tích được những chi tiết miêu tả , biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài 
Chuẩn bị : sgk, Tranh minh họa nội dung bài học phóng to. 
Phương pháp : Giảng bình, gợi mở.
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ :
? Hãy đọc thuộc đoạn thơ đầu của bài thơ « Nhớ rừng » và phân tích tâm trạng của hổ trong cũi sắt ? Trong bài thơ tác giả đã mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để diễn tả tâm trạng gì ? 
3) Bài mới.
GV giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản. 
HS đọc chú thích * sgk
? Cho biết vài nét về tác giả , tác phẩm ? GV : Tế Hanh có mặt trong pt thơ mới ở chặng cuối. Thơ ông măng nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. 
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh ông đang là một cậu học trò xa quê. 
GV hướng dẫn đọc : giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý nhịp 3/2/3 và 3/5
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ? 
? Xác định bố cục của bài thơ ? 
- 4 phần
+ p1 : 2 câu đầu : Giới thiệu chung về làng quê
+ P2 : 6 câu tiếp : Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
+ P3 : 8 câu tiếp : Đoàn thuyền đánh cá trở về bến. 
+ p4 : Còn lại : Nỗi nhớ quê hương của tác giả. 
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ. 
 Hs đọc 8 câu đầu
? Tác giả giới thiệu về làng quê của mình ntn ? 
? Chữ «  vốn » cho em biết điều gì ? 
Nghệ chài lưới là nghề chính, rất lâu đời ở làng quê này. 
? 6 câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh gì ? 
? Cảnh ra khơi diễn ra ở thời điểm nào ? 
? Cảnh sắc có gì đặc biệt ? 
? Trong cảnh bình minh đẹp ấy có những hình ảnh nào nổi bật ? 
? Tại sao tác giả so sánh con thuyền với tuấn mã, nêu tác dụng ? 
 ? Ở 6 câu thơ này có hình ảnh nào nổi bật, ấn tượng nhất ? 
? Có gì độc đáo trong chi tiết này ? 
? Qua những chi tiết trên , em thấy phong cảnh thiên nhiên và khí thế lđ của người dân chài ntn ? 
HS đọc 8 câu tiếp
? Cảnh thuyền và người về bến được miêu tả qua chi tiết nào ? 
? Qua chi tiết đó em thấy không khí thuyền về bến ntn ? 
? Những câu thơ trong ngoặc kép được hiểu ntn ? 
- lời cảm ơn của những người dân chài. 
? Tác giả đã miêu tả những người dân chài ntn ? 
? Hai câu thơ này cho ta hình dung ra họ là người ntn ? 
? Hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả chiếc thuyền trở về với trạng thái ra sao ? 
? Ở 2 câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Hai câu thơ này thể hiện tâm hồn nhà thơ ra sao ?
4 câu cuối
? Qua các chi tiết này cho thấy cs của người dân chài ntn ? 
? Có thể hiểu cái mùi nông mặn trong nỗi nhớ của tác giả ntn ? 
- Mùi muối, mùi nước biển vừa nồng nàn, vừa mặn mà, đằm thắm. 
? Qua những câu thơ này em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết.
? Nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
? Nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
? Theo em bài thơ được viết theo phương miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình ? 
Học sinh đọc ghi nhớ
I. Đọc , hiểu văn bản.
1)Tác giả – tác phẩm
a/ Tác giả
-Sinh năm 1921 ở Quảng Ngãi có dòng sông Trà Bổng. Năm 1936 ra Huế học và làm thơ. 
b/ Tác phẩm
Năm 1939 in tập thơ “Nghẹn ngào” được giải Tự lực văn đoàn 1940. 
2/ Đọc- tìm hiểu chú thích
3/ Phân tích
a. Hình ảnh quê hương và cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. 
* Hình ảnh quê hương
- Làm nghề chài lưới
- Sông nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
* Cảnh ra khơi
- Trời trong , gió nhẹ, sớm mai
-> Cảnh bình minh đẹp
- Chiếc thuyền nhẹ băng nhu con tuấn mã. 
..........góp gió
-> So sánh : ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh, khí thế của con thuyền lướt sóng. 
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. 
-> So sánh : cánh buồm như mang linh hồn, sự sống thiêng liêng của làng chài. 
=> Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng và khí thế lđ đầy hứng khởi, dạt dào sự sống, 
b. Cảnh thuyền và bến. 
- Ồn ào trên bến đố
- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về 
-> Không khí náo nhiệt, vui tươi
 - Làn da ngăm rám nắng
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
-> Khỏe mạnh, rắn rỏi, tầm vóc phi thường . 
- Chiếc thuyền ....thớ vỏ.
-
> Nhân hóa : gắn bó mật thiết với sự sống của con người.
c. Nỗi nhớ quê hương
 - Nhớ nước xanh , cá bạc, buồm vôi , con thuyền, mùi nồng mặn quá. 
-> đẹp và thanh bình. 
II. Tổng kết.
Ghi nhơ sgk
4. Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học
5. Dặn dò : 
- Học thuộc lòng bài thơ, làm phần luyện tập còn lại.
-----------------
Tuần 21 Tiết 78
Ngày soạn : 08/ 01/ 2012
Ngày dạy : 14/ 01/ 2012
Văn bản : KHI CON TU HÚ
 ( Tố Hữu ) 
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được : 
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do) 
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả. 
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện : sgk
Phương pháp : Gợi mở, giảng bình
III. Lên lớp 
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy đọc thuộc bài thơ Quê hương – Tế Hanh?
 ? Hãy phân tích nỗi nhớ quê hương của tác giả trong bài thơ?
3) Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản. 
Gọi HS đọc phần chú thích SGK.
? Hãy trình bày sơ lược về tác giả Tố Hữu ?
-Sinh 1920 – 2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở Thừa Thiên – Huế giác ngộ lý tưởng cách mạng rất sớm.
-Tham gia nhiều cương vị của Đảng và nhà nước.
-Sự nghiệp thơ gắn liền với cuộc đời cách mạng.
? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
-Tháng 7 năm 1939 bị bắt giam trong ngục tại nhà tù Lao Bảo – Quảng Trị.
Gọi HS đọc bài thơ
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào ? Tác dụng của nó ?
Lục bát -> Diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng hậu.
? Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ ?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Bài thơ chia làm mấy đoạn ? Ý mỗi đoạn ?
-Đoạn 1 – khổ 1: Cảnh mùa hè.
-Đoạn 2 – khổ 2: Nỗi uất ức của người tù nhân.
Hoạt động 2 : Phân tích bài thơ
? Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ âm thanh ấy ?
? Kể tên bài thơ nói đến âm thanh tiếng chim tu hú ?
- Bếp lửa
? So sánh sự khác nhau hai tiếng chim tu hú ở đây ?
- Bếp lửa : Tiếng tu hú gợi nhớ quê hương
- Khi con tu hú : gợi mùa hè sôi động
? Mùa hè còn được gợi tả qua dấu hiệu nào ?
? Một cuộc sống như thế nào gợi lên từ màu sắc ấy ?
? Các sự vật được nhắc tới trong bức tranh mùa hè ở trong trạng thái nào ?
- Trạng thái động, tất cả đang ở sự phát triển viên mãn.
? Điều đó gợi lên bức tranh mùa hè như thế nào ?
? Nhận xét gì về phạm vi miêu tả của nhà thơ ?
- cao, rộng
? Một bức tranh như thế nào được vẽ lên ?
? Tâm trạng người chiến sĩ, người tù nhân ở 4 câu thơ cuối như thế nào ?
- Nỗi uất ức muốn phá tan xiềng xích gông cùm để trở về với cuộc sống tự do.
- Nỗi uất ức đã thôi thúc thành hành động cách mạng
? Câu thơ nào trực tiếp miêu tả tâm trạng của nhà thơ ?
? Từ sự ngột ngạt, người tù muốn có hành động gì ? Nhận xét ?
? Sự ngắn gọn của những dòng thơ miêu tả tâm trạng có ý nghĩa gì ?
? Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ có gì khác với tiengs chim đầu bài ?
- Tiếng gọi của quê hương đồng bào đồng chí, tiếng gọi lý tưởng cách mạng.
? Theo em cái hay của bài thơ thể hiện ở điểm nào ?
- Bài thơ chất chứa niềm tâm sự đó là lòng yêu cuộc sống yêu tự do.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Nêu nét nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ ?
I. Đọc - hiểu văn bản.
1) Tác giả:
-Sinh 1920 – 2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê :Thừa Thiên – Huế giác ngộ lý tưởng cách mạng rất sớm.
-Tham gia nhiều cương vị của Đảng và nhà nước.
-Sự nghiệp thơ gắn liền với cuộc đời cách mạng.
2)Tác phẩm
-Tháng 7 năm 1939bị bắt giam trong ngục tại nhà tù Lao Bảo – Quảng Trị.
2. Đọc, chú thích, bố cục
3/ Phân tích
a)Cảnh mùa hè 
* Am thanh
- Tu hú gọi bầy
- Tiếng ve ngân
=> Rộn rã, tưng bừng
* Màu sắc :
- lúa chiêm đương chín
- bắp vàng hạt
- trời xanh
- nắng đào
=> Đẹp, sặc sỡ, tươi thắm, lộng lẫy
* Hương vị :
- trái cây ngọt dần
=> Ngọt ngào
=> Sinh động, giàu sức sống
Khoáng đạt, tự do
b/ Tâm trạng người tù cách mạng.
- Nỗi uất ức ngột ngạt
- Nỗi uất ức đã thôi thúc thành hành động cách mạng: muốn phá tan xiềng xích gông cùm để trở về với cuộc sống tự do.
- Tiếng gọi của quê hương đồng bào đồng chí, tiếng gọi lý tưởng cách mạng.
II.Tổng kết.
-Ghi nhớ :SGK.
-Bài thơ chất chứa niềm tâm sự đó là lòng yêu cuộc sống yêu tự do.
4 . Củng cố 
GV hệ thống bài.
5. Dặn dò:
 Học bài, làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài “ Câu nghi vấn” ( tiếp theo) 
---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21.doc