Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 8

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 8

Tiết 29 + 30:

Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (O-HEN-RI )

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Phân tích được:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đựơc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ:

- GDHS sự cảm thông, yêu mến và kính trọng những người làm nghệ thuật. Trân trọng những người lao động nghèo khổ.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Bài 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 5/10/2010 Bài 8
Giảng: 9/10/2010 
Tiết 29 + 30 : 
Văn bản: Chiếc lá cuối cùng
 (O-HEN-RI )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
+ Phân tích được:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
- ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đựơc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3. Thái độ:
- GDHS sự cảm thông, yêu mến và kính trọng những người làm nghệ thuật. Trân trọng những người lao động nghèo khổ.
II. đồ dùng.
- Tranh phóng to 
III. phương pháp:
- Phát vấn , đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề, thuyết trình
IV. tổ chức giờ học.
1.ổn định (1’) : 
2. Kiểm tra (3’):
 Phân tích những ưu nhược điểm của Xan-Chô-Pan-xa trong đoạn trích ‘’Đánh nhau với cối xay gió’’  Em rút ra được bài học từ hai nhân vật trong đoạn trích này?
 (HS dựa vào nội dung bài học – tiết 26 để trả lời)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động cuả GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động. 
- Văn học Mỹ là nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Jack London. Trong đó tên tuổi của O-hen-ry nổi lên như một tác giả tài danh. Chiếc là cuối cùng là 1 trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống khốn khổ, bất hạnh của người dân Mỹ...
* HĐ2: Đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: HS biết đọc đúng chính tả và thể hiện cảm xúc. Nhận biết được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của một số chú thích khó.
- Cách tiến hành:
 Giáo viên hướng dẫn cách đọc:
 + chú ý phân biệt lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ -men với giọng dưng dưng, cảm động, nghẹn ngào. Giọng của Giôn - xi lo lắng.
 - Gọi 2- 3 HS đọc- GV nhận xét
 - Gọi 1- 2 HS kể tóm tắt- GV nhận xét
 “Giôn xi ốm nặng nằm nhìn chiếc lá cuối cùng rụng, khi đó cô sẽ chết. Qua một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng không rụng, khiến Giôn- xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu đã cho biết chiếc lá cuối cùng là bức hoạ của cụ Bơ- men, được bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn- xi”
 - HS chú ý vào chú thích *
H: Nêu vài nét chính về tác giả?
- HS dựa vào phần chú thích * để trả lời, Gv khái quát.
*GV: Cha ông là thày thuốc, mẹ ông mất lúc ông lên 3 tuổi, thuở nhỏ không được học. Đến 15 tuổi phải thôi học, ông làm nhiều nghề để kiếm sống. stác nhiều truyện ngắn, 1904 (65 truyện), năm 1905 (50 truyện).
- 1 số tác phầm chính: “căn gác xép, tên cảnh sát và ngõ lang thang”... toát lên tinh thần nhân đạo, thương người nghèo.
H: Nêu vị trí đoạn trích và thể loại của văn bản?
 - Học sinh thảo luận một số chú thích 
H: Em hiểu cây thường xuân là gì? (là loại cây bám vào tường gạch, lá rụng dần vào mùa đông).
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, ý mỗi phẫn?
H : Em có nhận xét gì về trình tự kể của đoạn trích ?
- Kể theo trình tự thời gian và sự việc nối tiếp liền mạch.
H: đoạn trích gồm có mấy nhân vật? nhân vật nào là chính?
3 nhân vật : Xiu, Giôn xi, cụ Bơ - men.
 nhân vật chính : Giôn - xi 
GV khái quát nội dung phần đầu câu truyện : cuộc sống khó khăn của các hoạ sĩ nghèo và dịch bệnh viêm phổi đang đe doạ tính mạng của họ.
H : Tại sao Giôn-xi thẫn thờ nhìn tấm mành mành ở cửa sổ và thều thào ra lệnh kéo nó lên ?
- HS trả lời, Gv chốt.
H : Em hình dung gì về tình trạng sức khoẻ của Giôn-xi ?
HS suy nghĩ trả lời, Gv khái quát.
H : Chi tiết nào trong truyện nói lên trạng thái tinh thần của Giôn – xi ?
- HS tìm chi tiết.
H : Suy nghĩ của Giôn-xi : ‘khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết’’  ! nói lên điều gì ?
*GV: Đó cũng chính là tâm trạng thường gặp ở những người thiếu nghị lực khi gặp khó khăn, bệnh tật. Chính trong tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thất vọng ấy cô lại kéo dài sự sống của mình với những lá của dây thường xuân. Khi cô nhìn thấy chiếc lá không rụng vào sáng hôm sau, chỉ hơi ngạc nhiên và trở về với ý nghĩ chỉ trong tối hôm sau nó sẽ rụng -> cô sẽ qua đời. Cô không còn tin vào sự sống, không muốn sống.
H : Sau một đêm mưa gió dữ dội, Giô-xi lại yêu cầu Xiu kéo mành lên. Điều gì dã xảy ra ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt.
H : Nhìn chiếc lá, Giôn-xi đã có suy nghĩ như thế nào?
H : Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cành cây ?
- HS trả lời, Gv phân tích, chốt.
H :Sau đó Giôn –xi đã có những biểu hiện gì ? Tại sao lại như vậy ? so sánh với vài ngày hôm trước.
H : Bác sĩ khám cho Giô-xi đã phát hiện ra điều gì ? (HS trả lời, Gv khái quát)
H : Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt và cách xây dựng tình huống truyện của tác giả ?Qua đó nhà văn muốn diễn tả điều gì ?
- HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt.
- áp dụng kĩ thuật dạy học động não.
H : Nguyên nhân làm cho Giôn-xi khỏi bệnh là gì ? Việc Giôn-xi khỏi bệnh nói lên điều gì ?
- HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt.
 (Chiếc lá đã đem lại sự nhiệt tình tuổi trẻ của cô về lại với cô. Chính cô đã tự chữa bệnh cho mình bằng chiếc lá.
- Bài học: Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng nghị lực, tình yêu cuộc sống...
H : Vậy chiếc lá đó là của ai ? Tại sao khi nghe Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men, tác giả không để cho Giôn-xi có thái độ gì ?
- Chiếc lá lá kiệt tác của cụ Bơ-men.
- Thể hiện sự cảm động sâu sa, thấm thía vào tâm hồn cô và cả tâm hồn người đọc.
1’
10’
5’
20’
I. Đọc và tìm hiểu chú trích
1.Đọc. 
2. Thảo luận chú thích.
a/ Chú thích *
* Tác giả: O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông. 
* Tác phẩm : 
- Vị trí : Trích phần cuối truyện ngắn  ‘’ Chiếc lá cuối cùng’’ 
- Thể loại : văn bản tự sự.
b. Các chú thích khác: 
- 2, 3, 4, 6, 7.
II. Bố cục: 3 phần
- P1: từ đầu -> tảng đá (cụ Bơ rmen và Xiu lo sợ nhìn chiếc lá cuối cùng của dây thường xuân).
- P2: tiếp -> thế thôi (chiếc lá không rụng, Giô-xi đã qua cơn hiểm nghèo) 
- P3: còn lại ( Bí mật về chiếc lá cuối cùng).
III.Tìm hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
a. Tâm trạng chán nản của Giôn-xi.
- Giôn-xi muốn thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa.
- Tình trạng sức khoẻ yếu ớt, cạn kiệt sự sống.
-‘Đó là chiếc lá cuối cùng.... em sẽ chết ’’.
-> Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của một cô gái yếu đuối, bệnh tật, thiếu nghị lực, không muốn sống.
b. Sự hồi sinh của Giôn-xi.
- Sau một đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó.
+ Thấy mình là một con bé hư, đã tệ như thế nào, muốn chết là một tội...
-> Cảm nhận một sức sống mãnh liệt, bền bỉ từ một chiếc lá mỏng manh, bé nhỏ.
- Đòi ăn cháo, uống sữa pha rượu vang, soi gương, muốn ngồi dậy, mơ ước được vẽ vịnh Na-plơ.
- Kết quả : qua khỏi nguy hiểm.
=> Tác giả sử dụng nghệ thuật kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nghệ thuật đảo ngược tình huống tạo sự bất ngờ hấp dẫn để thấy được lòng ham sự sống, tình bạn, tình yêu nghệ thuật đã trở lại với Giôn-xi và cô đã chiến thắng bệnh tật. 
4. Củng cố (3’) : GV hệ thống lại bài
 - Gọi HS kể tóm tắt truyện
 - Em nhận xét gì về tâm trạng của Giôn-Xi khi chờ đợi cái chết và vượt qua được cái chế. Điều đó cho ta thấy gì ở nhà văn?
5. HDVN (2’) : Tóm tắt được tác phẩm
 Phân tích được tâm trạng của cụ Bơ - men và kiệt tác của cụ
 Tìm hiểu n/vật Xiu,Giônxi 
Soạn: 5/10/2010 Bài 8
Giang: 9/10/2010
 Tiết 30.
 văn bản: Chiếc lá cuối cùng (tiếp)
I. Mục tiêu : 
Tiết 29
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh (foto).
III. phương pháp:
- Phân tích, bình giảng, đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận 
IV. tổ chức giờ học:
1. ổn định (1’) :
2.Kiểm tra (3’): Phân tích diễn biến tâm trạng của Giônxi ?
 (HS dựa vào nội dung tiết 29 để trả lời : Tâm trạng chán nản và tuyệt vọng của Giôn – xi và sự hồi sinh của Giôn-xi)
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
* HĐ: Khởi động.
 GV khái quát nội dung kiến thức đã học ở giờ trước và dẫn dắt vào nội dung bài học mới.
* HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: HS trình bày và phân tích được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 GV giới thiệu khái quát về nhân vật cụ Bơ-men: 
H: Cụ Bơ men được giới thiệu như thế nào?
- HS trả lời, GV khái quát.
H?:Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của t/giả ? Qua đó em hiểu cụ Bơ men là người như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV khái quát.
H?: Em hãy tìm các chi tiết thể hiện thái độ của cụ Bơ men khi lên thăm Giôn - xi? 
- Hai người lên gác thì giôn Xi đang ngủ..đến nơi, họ sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân nhìn nhau chẳng nói năng gì.
H: Em hiểu vì sao cả Xiu và Bơ - men đều sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nơi có dây thường xuân và nhìn nhau không nói năng gì?
- Ngoài đó chỉ còn duy nhất một chiếc lá, nếu nó rụng xuống thì Giôn-xi cũng chết.
- yêu thương lo lắng đến số phận của Giôn xi
H: Theo em ngoài tâm trạng lo lắng, cái nhìn của cụ còn ẩn chứa điều gì? cụ vẽ chiếc lá với mục đích gì? 
- Vẽ chiếc lá thường xuân để cứu Giôn -xi
H: Theo dõi phần kết thúc văn bản, em thấy chi tiết nào cho biết cụ Bơ- men hoàn thành chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn- xi?
- HS trả lời, GV kết luận.
H: Tại sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ- men vẽ tranh trong đêm gió rét? Không tả cụ bị bệnh mà cuối truyện mới để Xiu kể lại việc đó? Cách kể như vậy có tác dụng gì ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
 + Vẽ chiếc lá im lặng,bí mật,âm thầm trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời để cứu Giôn xi
H: Em có nhận xét gì về NT của tác giả? Qua đó em cảm nhận được cụ Bơ men là người như thế nào?
* GV: 
- áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
- GV phát khăn trải bàn – HS hoạt động (5’) H: Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ men là một kiệt tác? 
 HS báo cáo – nhận xét – Giáo viên bổ xung
- Nó giống y như thật, có giá trị nhân sinh cao. Nó góp phần cứu sống 1 mạng người nhưng lại cướp đi người khác. Chiếc lá không chỉ đơn thuần được vẽ bằng sắc màu và bút lông mà nó được vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hy sinh thầm lặng, cao quý của cụ Bơ -men.
- GV dẫn dắt.
H : Xiu có mối quan hệ như thế nào với giôn-xi ?
H : Em hãy tìm các chi tiết trong truyện nói về tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xiu ?
- HS dựa vào SGK để tìm chi tiết, GV kết luận.
H: Tại sao Xiu sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân?
H: Từ đó em cảm nhận gì về nhân vật này? Em học hỏi được điều gì từ nhân vật Xiu?
- HS suy nghĩ và tự bộc lộ. GVnhận xét, bổ xung.
H: Vì sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm? Qua đó em thấy rõ hơn phẩm chất gì của cô hoạ sĩ trẻ này?
- HS trả lời, Gv kết luận.
 + Tạo dư âm trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoá ... ng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
2. Kĩ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
- Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
3. Thái độ:
- HS có ý thức học tập và biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II. đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. phương pháp:
- Phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm....
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’).
2. kiểm tra (3’):
 - Nêu các bước để xây dựng đoạn văn tự sự? (Gồm 5 bước)
 3.Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
tg
Nôị dung chính
* HĐ: Khởi động.
 Bài trước các em biết cách viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Vậy muốn viết một bài văn chính thì phải biết lập dàn ý...
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới. 
- Mục tiêu: Biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
- Cách tiến hành:
Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập (sgk/92)
H: Bài văn trên chia làm mấy phần? Chỉ ra mỗi phần và nêu nội dung khái quát?
- HS trả lời, GV kết luận.
H:Truyện kể về việc gì? ai là người kể chuyện? Ngôi thứ mấy?
- HS trả lời, Gv kết luận.
H: Chuyện xảy ra ở đâu, vào lúc nào? trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời, Gv khái quát.
H: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính? tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
- HS trả lời, Gv khái quát.
H: Những nội dung trên được miêu tả như thế nào? Tuần tự trước sau hay có gì đảo ngược, từ hiện tại và quá khứ?
- Trình tự thời gian (kể các SV từ đầu -> cuối) dùng hồi ký ức, ngược thời gian nhớ SV đã diễn ra mấy tháng trước
H: Câu chuyện diễn ra ntn? (Mở đầu, diến biến, kết thúc)
- HS trả lời, GV chốt.
H: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố biểu cảm này?
- Miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập các bạn ngồi chật nhàTrinh tươi cườigật đầu không nói -> miêu tả tỉ mỉ buổi sinh nhật giúp cho người đọc hiển tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh.
- Biểu cảm: Tôi bồn chồnlotủi thângiận
- Trinhgiận mìnhrun runcám ơn Trinh
->T/d bộc lộ t/cảm bạn bè chân thành và sâu sắc.
H: Nhận xét gì về trình tự kể chuyện?
H:Vậy qua bài tập trên, em hãy cho biết dàn ý của bài văn tự sự + miểu tả và biểu cảm gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS trả lời, GV khái quát, ghi bảng.
H: Phần kết bài nói gì? Kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc? 
* HĐ 3: HDHS tìm hiểu ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS xác định được nội dung cơ bản cần nhớ trong phần ghi nhớ.
- Cách tiến hành: 
 GV gọi HS đọc ghi nhớ và lưu ý ND cơ bản trong phần ghi nhớ.
* HĐ3: HD HS luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu và giải được các bài tập.
- Cách tiến hành:
 Gọi Hs đọc b/tập 1
- GV HD học sinh làm bài tập theo bố cục 3 phần.
- HS hoạt động nhóm (4’), đại diện báo cáo, Gv nhận xét và bổ sung.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GVHD học sinh lập dàn ý.
- HS hoạt động cá nhân -> Gọi 2 học sinh trình bày -> Gv nhận xét và đánh giá.
1’
18’
17’
I. Dàn ý của một bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
* Bài tập.
 - VB: “Món quà sinh nhật”
- Bố cục: 3 phần
 + P1 : từ đầu ->trên bàn: (kểvà tả quang cảnh buổi sinh nhật) 
+ P2 : Tiếp -> không nói (kể món quà sinh nhật độc đáo cuả bạn). 
+ P3 : còn lại (cảm nghĩ của người bạn về món quà)
* Sự việc chính: diền biễn buổi sinh nhật.
 - ngôi kể thứ nhất (Tôi -Trang )
- Thời gian: buổi sáng.
- không gian: trong nhà Trang.
 - Hoàn cảnh: ngày sinh nhật của Trang có các bạn tới chúc mừng 
* Sự việc xoay quanh :
- Nhân vật chính : Trang (hồn nhiên , vui mừng, sốt ruột). Ngoài ra có Trinh và Thanh và các bạn khác.
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
* Diễn biến:
- Mở đầu : buổi sinh nhật sắp kết thúc, Trang sốt ruột mong người bạn chưa đến.
- Diến biến: Trinh đến giải toả nỗi băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo của Trinh tặng cho Trang. 
- Kết thúc: cảm nghĩ về món quà sinh nhật độc đáo.
* Trình tự kể : SV từ đầu -> cuối, dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ SV đã diễn ra mấy tháng trước.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
a. Mở bài: 
- Giới thiệu sự việc, n/v và tình huống xảy ra câu chuyện. 
b. Thân bài:
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định (kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
c. Kết bài: 
- Kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. 
II. Ghi nhớ: (SGK)- T95
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp
II. Luyện tập.
* Bài 1: VB " Cô bé bán diêm " hãy lập ra một dàn ý cơ bản.
a) Mở bài :
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa 
- G/thiệu nhân vật: em bé bán diêm.
- G/thiệu gia cảnh của em bé bán diêm 
b) Thân bài: 
- Không được bám diêm: 
 + Sợ ko giám về nhà sợ bố đánh. 
 + Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. 
 + Em bị gió rét hành hạ " Đôi bàn tay cứng đờ ra"
- Em bật từng que diêm để sưởi:
 + Lần 1: Lò sưởithật là dễ chịu
 + Lần 2,3,4,5
-> Các y/ tố miêu tả và biểu cảm đan xen vào quá trình kể, đặc biệt là các lần quạt diêm, Tca giả miêu tả sinh động để kèm theo suy nghi và tâm trạng của nhân vật.
c) Kết bài : Cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Điều kỳ diệu là em đã gặp bà bay nên đón những niềm vui đầu năm. 
* Bài tập 2:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu bạn mình là ai.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất là kỉ niệm gì?
b. Thân bài:
- Không gian, thời gian, hoàn cảnh của kỉ niệm.
- Nhân vật chính và các nhân vật khác.
Sự việc chính và các chi tiết (mở đầu, diến biến và kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động nhất và xúc động ntn?
c. Kết bài:
- Nêu cảm nhận về kỉ niệm đó.
4. Củng cố (3’): - Giáo viên nhấn mạnh nội dung cơ bản của bài. 
 - Bố cục bài văn gồm mấy phần ? nv từng phần 
5. HDVN (2’): - Học thuộc ghi nhớ + bài tập 2(T95)
 - ôn lại lý thuyết vă tự sự kết hợp với m/tả và biểu cảm . lập 1 dàn ý.
 - Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 (Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm)
 - Soạn: Ôn tập truyện kí Việt nam
 + Thống kê các TP truyện lkí VN đã học từ đầu năm theo mẫu: 
TT/Tên bài/thể loại/ phương thức biểu đạt / Nội dung cơ bản / Nghệ thuật đặc sắc.
Soạn: 10/10/2010 Bài 10
Giảng: 11/10/2010 
 Tiết 32: 
 Ôn tập truyện kí Việt Nam
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập và phát huy được lòng say mê và yêu thích, cảm thụ một tác phẩm văn học.
 II. đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
 III. phương pháp:
- Phân tích, vấn đáp, đàm thoại, tổng hợp
IV. tổ chức giờ học.
1. ổn định (1’).
2. kiểm tra ( 2’): 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Tiết trình các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động.
 - các em đã học qua một số VB truyện ký hiện đại VN ra đời vào thời kỳ văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Để hiểu rõ
* HĐ2: HDHS ôn tập.
- Mục tiêu: HS khái quát được và thống kê được các tác phẩm văn học đã được học từ đầu năm.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 GV sử dụng bảng phụ-> HS trình bày các tác phẩm văn học đã được chuẩn bị ở nhà (theo mẫu) -> HS nhận xét. GV sửa chữa, bổ sung. 
1’
20’
1. Thống kê các văn bản truyện kí đã được học ở chương trình lớp 8 đã học.
Tên VB, tác giả
thể loại
phương thức biểu đặt
Nội dung chủ yếu
 Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học Thanh Tịnh 
(1911- 1988)
Truyện ngắn (1941)
Tự sự kết hợp với trữ tình
Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường
 + miêu tả và biểu cảm, đánh giá, Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm
Trong lòng mẹ Nguyên Hồng (1893- 1954)
Hồi ký 
(Trích) 1940
Tự sự (xen trữ tình)
Nỗi cay đắng, tủi cực của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé hồng khi được ở trong lòng mẹ.
 - Tự sự kết hợp với trữ tình, KC+ mtả +BC.
- Sử dụng những hình ảnh so sánh, sự liên tưởng táo bạo.
Tức nước vỡ bờ của Ngô tất Tố(1893- 1954)
Tiểu thuyết (Trích) 1939
Tự sự 
Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
- NT khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực 1 cách chân thực, sinh động
Lão Hạc Nam cao (1915-1951)
Truyện ngắn 
( Trích)
1943
Tự Sự ( xen trữ tình)
Số phận bi thảm của ng nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp cuả họ
- Nvật được đào sâu tâm lý, cách kc tự nhiên linh hoạt vừa chân thực ,vừa đậm đà chiết lý và chữ tình
H: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức NT của 3 VB “Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão hạc”? (Về thể loại VB, đề tài, chủ đề, Giá trị tư tưởng, Giá trị NT)
- HS trả lời, GV khái quát.
* GV : Đó là đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực viêt Nam trước CMT8 dựng nước khởi nghĩa từ những năm 20 phát triển mạnh mẽ và rực rỡ.
H: Ba tác phẩm này khác nhau về điểm naò? (thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu ,đề tài chủ đề cụ thể đặc sắc nghệ thuật)
H: Trong mỗi VB của các bài kể trên ,em thích nv hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
(GV HDHS viết )
tg
2. Điểm giống và khác nhau về 3 văn bản “Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc”.
* Giống nhau
- Thể loại: Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại được sáng tác thời kì (1930- 1945)
- Đề tài, chủ đề: Đều lấy đề tài về con người và cuốc sống XH đương thời của tác giả,đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Giá trị nội dung (tư tưởng): Đều chứa chan tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, tố cáo tội ác, xấu xa)
- Giá trị NT: Đều có lối viết chân thực gắn liền đời sống rất sinh động
* Khác nhau:
a. Trong lòng mẹ
- Đề tài chủ đề cụ thể:
- Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi và tình yêu thương cháy bỏng của chú bé với mẹ.
- lối viết sinh động, chân thực, lời văn giàu cảm xúc.
2. Tức nước thì vỡ bờ
- Đề tài, chủ đề cụ thể: Người nông dân cùng khổ, bị đè nén, áp bức đã uất ức vùng lên, người phụ nữ yêu chồng tha thiết, hết lòng vì gia đình.
3. Lão hạc : Một ông già nghèo khổ tự trọng đã giằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó, đã tự tử vì muốn giữ bằng được mảnh vườn cho con . cung bậc tình cảm.
15’
4. Củng cố (3’): GV hệ thống lại bài
Nêu điểm giống nhau của các VB
5. HDVN (2’): Học thuộc bài 
 - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật, đoạn văn mà em yêu thích nhất.
 - Soạn: Hai cây phong.
 + Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi sgk.
 + Hai cây phong với kí ức tuổi thơ.
 + Hai cây phong và thầy Đuy-sen.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 8.doc