Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 8 - Tuần 1 đến 10

Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 8 - Tuần 1 đến 10

CHỦ ĐỀ 1

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ

KẾT HỢP VỚI

 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

( CHỦ ĐỀ BÁM SÁT- THỜI LƯỢNG 6 TIẾT)

A- Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS nắm được:

 - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh.

 - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

 - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

B- Chuẩn bị:

- GV : Tài liệu tham khảo

- HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm

C- Tiến trình:

1- Kiểm tra:

 Kết hợp khi học bài mới

2- Giới thiệu:

3- Bài mới:

 - GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề.

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 8 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1 Tiết 1
 Ngàysoạn:22/8/2008
 Ngàydạy:26/8/2008
Chủ đề 1
Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự 
kết hợp với
 miêu tả và biểu cảm
( Chủ đề bám sát- Thời lượng 6 tiết)
A- Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS nắm được:
 - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh.
 - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
 - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B- Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo
- HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm
C- Tiến trình:
1- Kiểm tra:
 Kết hợp khi học bài mới
2- Giới thiệu:
3- Bài mới:
 - GV giới thiệu về chủ đề và yêu cầu của chủ đề.
 - GV cho học sinh ôn lại một số văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 ? Hãy kể ra một số văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7 và đầu năm lớp 8?
 - Hãy nhắc lại đặc điểm và các thao tác chính của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Thảo luận, ôn lại và phát biểu
* GV bổ sung và chốt lại.
 1- Tự sự:
 + Đặc điểm: Kể người, kể việc.
 + Thao tác: Kể là chính.
 2- Miêu tả: 
 + Tái hiện sự vật, hiện tượng.
 + Thao tác: Quan sát, liên tưởng, nhận xét, so sánh.
 3- Biểu cảm: 
 + Đặc điểm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng...
 + Thao tác: Bộc lộ trực tiếp hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
 - Giáo viên nhấn mạnh và chuyển ý
 Vậy các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự, tiết sau ta tìm hiểu tiếp.
I- Ôn tập các phương thức: tự sự, miêu tả , biểu cảm:
* Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế mèn phiêu lưu kí “ của Tô Hoài.
* Văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
* Văn bản “ Tôi đi học “ của Thanh Tịnh.
...
+ Tự sự: Trình bày chuỗi sự việc có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Thao tác: Kể là chính
+ Miêu tả: Tái hiện lại sự việc, hiện tượng
Thao tác: Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét
+ Biểu cảm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng
Thao tác : Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của chính người viết hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật
- Nghe kết hợp tự ghi những ý chính
4- Củng cố:
 ? Các phương thức tự sự , miêu tả, biểu cảm có đặc điểm gì? Các thao tác 
 chính của các phương thức đó? Có khi nào em thấy trong một văn bản chỉ 
 xuất hiện duy nhất một phương thức biểu đạt không? Tại sao?
D- Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm chắc đặc điểm của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm đã được học.
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tuần 2 Soạn : 25/8/2008
Tiết 2 Dạy :09/9/2008
 Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự 
kết hợp với
 miêu tả và biểu cảm
A- Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS nắm được.
 - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 - Thấy được yếu tố miêu tả, biểu cảm thường xuất hiện qua một số dấu hiệu.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên : Đọc tài liệu tham khảo.
- Học sinh : Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm.
C- Tiến trình:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp khi học bài mới.
2- Giới thiệu:
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm của các phương thức miêu tả, biểu cảm từ đó chuyển ý sang nội dung tiết thứ hai. 
 3- Bài mới:
 ? Tại sao trong VB tự sự cần có yếu tố miêu tả? 
- Hs Thảo luận, phát biểu.
? Qua các văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự ? 
- Trả lời.
? Em thường thấy những yếu tố miêu tả nào xuất hiện trong văn tự sự? 
 - GV yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể ở các văn bản đã học.
* GV bổ sung thêm và chốt lại
 * Các loại miêu tả.
- Nghe, kết hợp tự ghi.
 a. Miêu tả nhân vật
 + Miêu tả ngoại hình: gương mặt, dáng người, trang phục
 + Miêu tả các trạng thái hoạt động: Việc làm, lời nói...
 + Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc...
 Mục đích: Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.
 b. Miêu tả cảnh thiên nhiên.
 c. Miêu tả cảnh sinh hoạt.
 Mục đích: Cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhân vật hiện lên cụ thể sinh động hơn.
 ? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở văn bản tự sự?
-Hs Thảo luận, phát biểu.
* GV chốt lại.
 - Miêu tả thường được thể nhiện qua những từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh; các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
 ? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự?
 ? Trong văn bản tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào?
- Học sinh phát biểu
* GV chốt lại.
 + Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được đề cập đến trong văn bản.
 + Biểu cảm thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
- Hs Thảo luận, phát biểu.
- GV bổ sung thêm.
 ở hình thức thứ nhất : biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được thể hiện cụ thể qua từng ngôi kể.
 Ngôi kể thứ nhất: Cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”.
 Ví dụ: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”
 Ngôi kể thứ ba: Cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện
 Ví dụ: Văn bản “ Sống chết mặc bay”.
 ? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong văn bản tự sự? 
 * Giáo viên chốt lại.
 + Yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ..
II- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
 - Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian.
1- Yếu tố miêu tả trong văn tự sự:
 - Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn.
+ Miêu tả nhân vật.
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên.
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt.
’ HS lấy ví dụ cụ thể.
+ Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong văn bản “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn.
=> Qua các từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự:
- Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm 
của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể.
-Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật.
- Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
4- Củng cố- Luyện tập:
 - Giáo viên cho học sinh đọc một số đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản đã học.
- Giáo viên lưu ý:
 + Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong văn bản tự sự song phải chọn lọc, không qua lạm dụng dẫn tới lạc thể loại.
D - Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm chắc nội dung bài học, vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự có kết hợp 
 với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 ...................................................................
Tuần 3
 Tiết 3
 Soạn: 09/9/2008
 Dạy : 16/9/2008
Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự 
kết hợp với
 miêu tả và biểu cảm
A- Mục tiêu: 
Qua tiết học, HS nắm được
 - Thấy được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự cùng các bước thực hiện
 - Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì.
B- Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo.
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C- Tiến trình:
 1- Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp khi học bài mới.
2- Gới thiệu:
- GV nhắc lại kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để chuyển nội dung bài học. 
 3- Bài mới:
 ? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
- HS Thảo luận nhóm, phát biểu.
 * GV chốt lại các ý chính của mỗi bước cho HS nắm được
 Thực hiện theo 5 bước.
 + Xác định nhân vật, sự việc định kể
 + Lựa chọn ngôi kể: Thứ nhất hay thứ ba
 + Xác định thứ tự kể: Bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao?
 + Viết thành đoạn với các yếu tố: kể, miêu tả, biểu cảm.
- HS Nghe, tự ghi những thông tin chính.
 * Cần phải nắm vững 5 bước thực hiện khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn.
 ? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào?
? Vậy cách viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn như thế nào .
- GV cho HS hoạt động nhóm tìm ra các cách viết đoạn mở bài.
- Thảo luận nhóm kết hợp tham khảo các VB tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm đã học để nêu các cách viết đoạn mở bài.
- Đại diện các nhóm lần lượt phát biểu và bổ sung cho nhau.
* GV bổ sung và chốt lại mỗi cách cho HS.
 * Cách 1: VD : Sách “ Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao - Ngữ văn 8”
 * Cách 2: VD : Sách “ Một số số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao - Ngữ văn 8”
* Cách 3: Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào truyện.
 * Cách 4:VD : Văn bản “ Tôi đi học”.
? Cách viết các đoạn thân bài như thế nào.
? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
- Đại diện các nhóm lần lượt phát biểu và bổ sung cho nhau.
- Nghe, kết hợp tự ghi những kiến thức cơ bản.
- Cho HS thảo luận nhóm, tìm ra các cách viết đoạn kết bài. 
 => GV bổ sung, chốt lại.
=> ở mỗi cách, GV lấy ví dụ cụ thể để học sinh học tập.
- Suy nghĩ, phát biểu.
Yếu tố tự sự đóng vai trò chủ đạo ( sự việc, nhân vật); miêu tả và biểu cảm chỉ vận dụng khi cần thiết làm tăng sức hấp dẫn và sinh động cho truyện.
- GV cho đoạn văn ngắn ( ghi trên bảng phụ ).
yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối đoạn văn.
a. Đoạn văn 1: Bài tập 1 ( Sách “ Một số kiến thức kĩ năng và bài tập năng cao Ngữ văn 8” ) (Tr .42)
 Câu hỏi :
 ? Đọc đoạn văn, theo em có những phương thức biểu đạt nào.
? Phương thức nào là phương thức biểu đạt chính.
? Phương thức nào chỉ đóng vai trò bổ trợ?
- GV tổng kết chung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài tập.
III- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
1- Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì.
Thực hiện theo 5 bước:
+ Xác định nhân vật, sự việc.
+ Lựa chọn ngôi kể.
+ Xác định thứ tự kể.
+ Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết.
+ Viết thành đoạn với các yếu tố : Kể, tả, biểu cảm.
Gồm 3 phần:
 + Phần mở bài,
+ Phần thân bài,
+ Phần kết bài.
2- Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn.
 a. Đoạn mở bài.
* Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với mi ... khu vực và bộ phận văn học đã rõ ràng hơn
 + Xuất hiện nhiều tác giả xuất sắc ở nhiều dòng văn học
- Tự ghi những ý cơ bản
- Kể tên một só VB đã học như” Trong lòng mẹ”( Trích “ Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng)
“ Lão Hạc” - Nam Cao
“ Tức nước vỡ bờ” ( Trích “ Tắt đèn” - Ngô Tất Tố
4, Củng cố ( 3 phút)
 - Nêu những điểm nổi bật về quá trình phát triển của văn học Việt Nam
 qua 3 chặng đường đã tìm hiểu?
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc các kiến thức đã học của 2 tiết học
 - Tự tìm đọc tài liệu nắm kĩ hơn tình hình văn học và các tác giả tiêu biểu 
 của các chặng đường phát triển này và tìm hiểu về đặc điểm chung của
 VHVN từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
 ..................................................................
Tuần 7 
Tiết 7
 Soạn : 08/10/2008
 Dạy :14/10/2008
Chủ đề 2 :
Hiểu thêm về nét đặc sắc của một số văn bản tự sự 
Chủ đề bám sát – Thời lượng 6 tiết.
**************************
Những ngày thơ ấu
A- Mục tiêu :
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn về nhà văn Nguyên Hồng , tập hồi ký “ Những ngày thơ ấu ” và đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
B- Phương tiện:
- Gv : Chuẩn bị bài soạn; Bồi dưỡng văn 8.
- Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trước của giáo viên.
C- Tiến trình:
1- Kiểm tra :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2- Giới thiệu:
3- Bài mới :
GV yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về tác giả và nhân vật bé Hồng. Nhiều học sinh trình bày, nhận xét , bổ sung.
Giáo viên giới thiệu về tác giả và nhân vật Hồng .
Học sih theo dõi , phát biểu nhận xét.
I- Vài nét về tác giả :
- Cuộc đời cay đắng , vất vả ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông .
- Sau cách mạng ,nhà văn tiếp tục công tác bền bỉ cho đến khi qua đời ,để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ có giá trị .Tác phẩm chính –Bì vỏ(tiểu thuyết -1938) Những ngày thơ ấuhồi kí -1938),Trời xanh (tập thơ- 1960), Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập -1961-1976).
II- Nhân vật Hồng:
 Chú bé Hồng , nhân vật chính trong một gia đình sa sút ,người cha sống u uất thầm lặng rồi chết trong nghèo túng thầm lặng ,nghiện ngập .Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đã phải chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc . Sau khi chồng chết người phụ nữ đáng thương ấy vì quá quẫn phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa .Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi cô đơn trong sự ghẻ lạnh cay nghiệt của những người họ hàng giàu có trở thành đứa bé đói rách lêu lổng luôn thèm khát tình yêu thương mà không có .
- Từ cảnh ngộ và tâm sự của đứa bé tác phẩm còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã họi đồng tiền Cái cánh cửa nhà thờ đêm nô el chỉ mở rộng đón những người giàu sang mà đóng chặt trước những nghèo khổ khiến cho tình máu mủ cũng bị khô héo .Cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ bóp nghẹt quyền sống của người phụ nữ .
4 – Củng cố, luyện tập :
- Chứng minh trong đoạn trích đặc biệt rất giàu chất trữ tình ?
D - Hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành và luyện tập .
- Học nắm vững nọi dung bài học .
- Chuẩn bị luyện tập xây dựng dàn ý chi tiết 
cho đề bài sau : Phân tích đoạn trích trong lòng mẹ .
------------------------------------------------------------------------
Tuần 8 
Tiết 8
Soạn:
 dạy :
Luyện tập xây dựng dàn ý 
A –Mục tiêu :
-Rèn kĩ năng xây dựng dàn ý cho HS.
B- Phương tiện :Dàn ý chuẩn bị sẵn .
C – Tiến trình :
1 –Kiểm tra :Chuẩn bị 1 HS :Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyên Hồng ?
2 – Giới thiệu :
3 – Bài mới :
I - Đề bài : Lập dàn ý chi tiết cho bài văn sau :
Phân tích đoạn trích trong bài văn để làm nỏi bật cảm hứng nhân đạo và kí ức tuổi thơ gắn với tình mẹ của nhà văn Nguyên Hồng .
II- Lập dàn ý :
-HS thảo luận lập dàn ý :
-Trình bày ,nhận xét :
A- Mở bài :Những ngày thơ ấu là những hoài niệm của Nguyên Hồng gắn với tuổi thơ cay cực thiếu tình thương khát khao tình mẹ .
-Đoạn trích trong lòng mẹ nêu bật ý nghĩa thiêng liêng ,tình mẫu tử .
B- Thân bài :
* Hoàn cảnh nghiệt ngã chia lìa hai mẹ con .
-Nỗi khổ của người mẹ .
-Nỗi bất hạnh của đứa trẻ thiếu bàn tay chăn sóc của người mẹ ,sự nghiệt ngã trớ trêu của số phận .
 *Người cô cay nghiệt .
- Thiếu lòng nhân ái độ lượng đầy định kiến dành cho chị dâu goá bụa trẻ trung .
-ấn tượng đáng sợ là giọng nói và nụ cười rất kịch ...gieo rắc lòng thù hận nghi kị cho đứa con với chính mẹ đẻ của mình .
*Cậu bé Hồng :
- Hoàn cảnh đáng thương bị bao bọc bởi lòng ghen ghét đố kị ,bị tổn thương sâu sắc .
- Tâm hồn đáng quý : Luôn giữ tình yêu thương và lòng kính mến đối với mẹ , căm tức thành kiến tàn ác (thể hiện cụ thể trong đoạn đối thoại với người cô).
 - Đoạn văn đặc tả phút gặp mẹ đem lại xúc động cho người đọc .
* Niềm hạnh phúc trong lòng mẹ :
-Sự trở về của người mẹ làm vơi đi mặc cảm tủi cực .
- Cuộc gặp gỡ cảm động .
- Hình ảnh mẹ được diễn tả bằng tất cả xúc động và tình yêu thương vô bờ của đứa con dành cho .
- Tình thương của mẹ và cảm nhận của bé Hồng :Mẹ là hình ảnh đẹp giản dị vô cùng thân thương ...
Kết bài : 
- Cảnh đời thực được ghi lại bằng hồi kí đậm nét tủi cực thời thơ ấu gợi lên thực trạng bất công với những con người bất hạnh .
- tình cảm chân thành thống thiết được chuyển tải qua từng câu chữ hình ảnh chan chứa tình thương được khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm gia đình thiêng liêng cùng hình ảnh người mẹ thân yêu ...
4 – Củng cố :
? Viết phần mở bài ,kết bài cho bài văn dựa theo dàn ý trên .
D –Hướng dẫn về nhà :
-Học nắm nội dung ,cách triển khai dàn ý .
-Hoàn thiện bài văn .
-Chuẩn bị :Tìm hiểu về Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn ”.
Tuần 9 
Tiết 9:
Soạn :
Dạy :
Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn .
Mục tiêu :
Giúp học sinh hiểu thêm về nhà văn Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn của ông .
B – Phương tiện :
GV : Sử dụng SGK ,sách bồi dưỡng ngữ văn 8 .
HS :Đọc lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ .
C – Tiến trình :
I- Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố :
?Em hiểu gì về tác giả Ngô Tất Tố ?Hãy giới thiệu vài nét về ông ?
Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê Từ Sơn –Bắc Ninh (Đông Anh - Hà Nội ) xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân .Là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học . Văn học cổ có giá trị ;một nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu ;một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng . Sau cách mạng ông tận tuỵ trong công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến chống Pháp .Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- Tác phẩm chính :Tiểu thuyết Tắt đèn (1939) ;Lều chõng (1940) ;phóng sự việc làm (1940) .
 II – Tiểu thuyết “Tắt đèn ”
 ?Hãy tóm tắt tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố .
- Đăng báo 1937, in lần đầu 1939 là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí căng thẳng của những ngày sưu thuế .Bọn hào lí trong làng ra sức lùng sục . Gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo nhất trong làng phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp xuất sưu .Anh Dậu đang ốm nặng vẫn bị đánh trói và kìm kẹp ở ngoài đình làng .Chị Dậu đành phải rứt ruột đem cái Tí - đứa con gái 7 tuổi của chị ,bán cho nhà lão Nghị Quế .Lợi dụng tình cảnh của chị ,vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt và độc ác đã ép chị bán cái Tí và cả ổ chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt .Cộng mấy hào bán bánh khoai ,chị Dậu vừa đủ đóng xuất sưu cho chồng .Không ngờ bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả xuất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái.Anh Dậu không được tha về ,nhưng vì đang ốm nặng mà bị cùm trói hành hạ đến mức rũ ra như xác chết nên được khiêng trả về nhà . Sáng hôm sau , khi anh vừa mới tỉnh dậy thì cai lệ và tên đầy tớ của lí trưởng xông vào định trói bắt mang đi lần nữa . Chị Dậu cố van xin thảm thiết nhưng không được lên đã liều mạng chống trả quyết liệt ,quật ngã cả hai tên tay sai . chị bị bắt giải lên Huyện .Tên quan phủ Tư Ân lợi dụng cảnh ngộ của chị định giở trò bỉ ổi .Chị Dậu kiên quyết cự tuyệt ,ném cả nắm giấy bạc vào mặt hắn và chạy thoát ra ngoài ...Cuối cùng ,để có tiền nộp thuế chị đành gửi con để lên tỉnh ở vú cho nhà lão quan cụ .Lão ấy là một tên quan phủ già ,dâm đãng .Trong một đêm “Tắt đèn ” ,lão đã mò vào buồng chị ...Chị gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão,vùng chạy thoát ra ngoài sân ,giữa lúc trời tối đen như mực .
 4 – Củng cố:
 ?Kể tóm tắt tiểu thuyết “Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố .
D - Hướng dẫn về nhà :
- Học : Nắm nội dung bài .
-Làm :Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ ”
- Chuẩn bị tìm hiểu những lời nhận xét về tác phẩm “Tắt đèn”và hình tượng chị Dậu .
Tuần 10 
Tiết 10 
Soạn :
Dạy :
Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn .
Mục tiêu :
Giúp học sinh hiểu thêm về tiểu thuyết Tắt đèn và hình tượng chị Dậu .
B – Phương tiện :
GV : Sử dụng SGK ,sách bồi dưỡng ngữ văn 8 .
HS :Đọc lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ .
C – Tiến trình :
? Em đã sưu tầm những lời nhận xét ,đánh giá nào về tiểu thuyết Tắt đèn và hình tượng chị Dậu .
-Học sinh trình bày , giáo viên nêu những nhận định của Giáo trình văn học Việt Nam 1930- 1945 ,tập 1 .
Nhận định cuả Nguyễn Tuân .
I – Tư liệu tham khảo :
1- Giáo trình văn học Việt Nam 1930- 1945 ,tập 1 .
“Đảm đang, tháo vát thuỷ chung,giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây.Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu,mạnh khoẻ lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù .Nhiều người đàn bà khác rơi vào cảnh quẫn bách như chị Dậu có khi đành chịu buông tay khuất phục , nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh .Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn xả vào bóng tối như mực ,kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống .Và chống trả một cách mộc mạc ,hồn nhiên ,không cần lí lẽ ,dường như hành động quyết liệt đó ,ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vốn đã cơ cực lại bị giày xéo tàn nhẫn ”.
2- Nhận định cuả Nguyễn Tuân :
Chị Dậu là tất cả cuốn “Tắt đèn ” .Có lúc tôi muốn xin phép tác giả và nếu tác giả đồng tình thì tôi lấy tên chị Dậu làm luôn tên gọi của cuốn truyện Tắt đèn :Chị Dậu.Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt trong Tắt đèn .Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc ,cả ngọn ,cả cành và chính chị Dậu đã nổi gió mà rung cho cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên . 
4 – Củng cố, luyện tập :
 - Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng : Với tác phẩm Tắt đèn ,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn . Em đã hiểu như thế nào về lời nhận xét đó ?Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ hãy làm sáng tỏ ý kiến cuả Nguyễn Tuân .
 -Gợi ý : Khai thác vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân vùng lên ,phát hiện sức mạnh tiềm tàng của ý chí đấu tranh chống lại cường quyền,bất công .
D –Hướng dẫn về nhà :
Học :nắm nội dung tư liệu tham khảo .
-Làm :Hoàn thành bài luyện tập .
-Chuẩn bị :Tìm hiểu bghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc –Nam Cao(Tr 33- BDNV8) .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon(1).doc