Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Thái Thành

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Thái Thành

Tuần 2 Văn bản :

Tiết 5+ 6: TRONG LÒNG MẸ

(Trích Những ngày thơ ấu _Nguyên Hồng )

I. MỤC TIÊU.

 Giúp HS:

 - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mênh mông của chú bé Hồng đối với mẹ.

 - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

 - Giáo dục tình mẫu tử, sự cảm thông với những số phận bất hạnh.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu

- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.

1- Tổ chức(1)

 2- KTBC(5):

? Dòng cảm xúc của tác giả được diễn đạt theo trình tự nào ? Trình tự đó góp phần thể hiện nội dung văn bản ntn ?

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Thái Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Văn bản :
Tiết 5+ 6: trong lòng mẹ
(Trích Những ngày thơ ấu _Nguyên Hồng )
I. Mục tiêu.
 Giúp HS:
	- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mênh mông của chú bé Hồng đối với mẹ.
	- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và nét đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. 
	- Giáo dục tình mẫu tử, sự cảm thông với những số phận bất hạnh.
II. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
III. Tiến trình dạy – học.
1- Tổ chức(1’)
 2- KTBC(5’): 
? Dòng cảm xúc của tác giả được diễn đạt theo trình tự nào ? Trình tự đó góp phần thể hiện nội dung văn bản ntn ?
 ? Phõn tớch tõm trạng và cảm giỏc bỡ ngỡ của nhõn vật '' tụi '' trong buổi tựu trường đầu tiờn.
 ? Nhận xột nào đỳng nhất những yếu tố gúp phần tạo nờn chất thơ của tỏc phẩm ?
 A. Truyện được bố cục theo dũng hồi tưởng , cảm nghĩ của nhõn vật '' tụi '' theo trỡnh tự thời gian của buổi tựu trường .
 B. Cú sự kết hợp hài hoà giữa cỏc phương thức tạo lập văn bản như tự sự , miờu tả , biểu cảm .
 C. Tỡnh huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng cỏc hỡnh ảnh so sỏnh giàu chất trữ tỡnh .
 D. Cả A,B,C đều đỳng 
 3- Bài mới(35’).
 Giới thiệu bài
Gv cho hs quan sỏt chõn dung nhà văn Nguyờn Hồng và cuốn hồi kớ tự truyện '' Những ngày thơ ấu '' . Nguyờn Hồng là một trong những nhà văn cú tuổi thơ thật cay đắng , khốn khổ . Những kỉ niệm ấy đó được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật '' Những ngày thơ ấu '' . Kỉ niệm ấy về người mẹ đỏng thương qua cuộc trũ chuyện với bà cụ và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất 
 Tiến trỡnh bài dạy :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
(Tiết 1)
 Hoạt động 1:
- Gv gọi hs đọc chú thích * sgk .
Dựa vào chú thích * và phần tìm hiểu ở nhà 
? Em hiểu gì về cuộc đời của tác giả qua đọc phần chú thích ?
? Những trải nghiệm trong cuộc đời tác giả có ảnh hưởng ntn đến phong cách sáng tác cũng như các tác phẩm của ông ?
 ? Nêu hoàn cảnh ra đời và vị trí của đoạn trích?
- Gv hướng dẫn hs đọc
- Khi đọc phải chậm, rõ thể hiện nỗi đau nội tâm và khát khao, yêu mến trong tình cảm của bé Hồng đối với mẹ. Giọng chì chiết mỉa mai khi thể hiện lời nói của bà cô . 
– hs đọc, nhận xét
- Gv cùng học sinh giải thích các chú thích trong SGK 
Văn bản “Trong lòng mẹ ”thuộc thể loại nào?
GV:Một câu chuyện gôm 1 chuỗi các sự việc kể về cảnh sống cay đắng của n/v bé Hồng cùng với những cảm nghĩ yêu thương diễn ra trong tâm hồn cậu bé.Hai phương thức tự sự và biểu cảm kết hợp hài hoà, tạo thành sức truyền cảm của bài văn “Trong lòng mẹ”
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần?
2 phần :
- P1: Từ đầu ....người ta hỏi đến chứ. Bé Hồng bị hắt hủi.
- P2: Còn lại: Bé hồng gặp mẹ.
GV chuyển ý: Vậy để hiểu rõ hơn cảnh ngộ cũng như t/c của bé Hồng dành cho mẹ thì chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung VB.
- Gv chú ý học sinh vào phần đầu văn bản 
? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ? 
? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng ntn?
(Tiết 2)
? Nhân vật bà cô có quan hệ với bé Hồng như thế nào?
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảm xúc, tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với cô?
? Có thể hiểu gì bé Hồng từ trạng thái tâm hồn em?
? Kể về cuộc đối thoại đó tác giả sử dụng NT gì?
? NT tương phản đó có tác dụng gì ?
- Gv hướng HS vào phần 2 của văn bản.
? Hình ảnh người mẹ của bé Hồng hiện lên qua các chi tiết nào? 
? Em có nhận xét gì về hình ảnh đó?
GV : Ngưòi mẹ hiện lên thật đẹp,cao quý,kiêu sa với nụ cười tươi tắn,hơi thở thơm tho.Đối lập hẳn với người mẹ trong lời nói của bà cô. 
? Tại sao tác giả lại để hình ảnh người mẹ hiện lên qua cảm nhận của bé Hồng ?
? Hãy tìm những hình ảnh chi tiết miêu tả hành động của bé Hồng khi gặp mẹ?
? Khi ở trong lòng mẹ bé Hồng có những hành động, suy nghĩ và cảm xúc gì ? 
? Theo em biểu hiện nào thấm thía nhất tình mẫu tử?
? Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng?
? Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng từ những biểu hiện tình cảm đó?
? ý nghĩa của văn bản?
? Qua đoạn trích, em hiểu gì về bé Hồng ?
GV : Tác phẩm kể lại chân thực & cảm động về thân phận bé Hồng( tác giả) mặc dù cay đắng tủi cực song vẫn khát khao yêu thương bởi tấm lòng người mẹ.
? Nhân vật bé Hồng gợi cho em liên tưởng gì đến hình ảnh của ngày nay ?	
? Truyện có nghệ thuật và nội dung cơ bản nào?
 Hs trả lời dựa vào ghi nhớ.
GV:Bài văn đã khép lại nhưng mỗi người đọc chúng ta không khỏi ngậm ngùi ,chua xót.Bởi một lẽ trong cuộc đời này vẫn còn đâu đó những mảnh đời,những em thơ phải chịu bất hạnh.Chúng ta mong ước hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người đặc biệt là các em nhỏ. 
? Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về mẹ của mình?
- Gv hướng dẫn hs viết
- Hs viết – trình bày bài viết của mình
I/ Đọc - hiểu văn bản.
1/ Tác giả.
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) quê ở Nam Định nhưng lại lớn lên ở Hải Phòng .
- Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người "dưới đáy" xã hội ,ngay từ những tác phẩm đầu tay ông đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ,gần gũi mà ông yêu thương.
- Là nhà văn lớn của nền văn học VN .
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
- Ông có một tuổi thơ rất cay đắng nên hầu hết các tác phẩm của ông đều thể hiện một trái tim nhạy cảm, dễ xúc động.
2/ Tác phẩm.
- Hồi kí " Những ngày thơ ấu " (1941) ghi lại quãng đời tuổi thơ cay đắng của tác giả.Tác phẩm gồm 9 chương,dăng trên báo năm 1938 in thành sách lần đầu tiên năm 1940.
- Đoạn trích " Trong lòng mẹ " thuộc chương IV của tác phẩm.
- 2-3 hs đọc,hs khác nhận xét
- GV nhận xét cách đọc của hs
- HS giải thích các chú thích
II/ Đọc – hiểu văn bản.
1. Cấu trúc văn bản.
- Tiểu thuyết tự truyện.
- Hồi kí là thể văn được dùng để ghi lại những truyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể.
HS nghe
2 phần:
- P1: Từ đầu ....người ta hỏi đến chứ. Bé Hồng bị hắt hủi.
- P2: Còn lại: Bé hồng gặp mẹ.
2. Nội dung văn bản
HS nghe
a, Hoàn cảnh của bé Hồng
- Mồ côi cha, mẹ phải tha hương cầu thực.
- Hai anh em Hồng phải sống nhờ cô ruột. Không được yêu thương còn bị hắt hủi.
-> Bé Hồng sống rất cô độc, đau khổ, luôn khát khao tình thương của mẹ.
b, Hình ảnh người cô:
c, Diễn biến tâm trạng bé Hồng.
*) Khi trò chuyện với cô
- Nhận ra ác tâm của cô: cúi đầu không đáp-> cười và đáp ->: nước mắt chảy ròng ròng->cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng .
=>tràn ngập tình thương yêu mẹ. Căm hờn cái xấu xa độc ác.
- Nghệ thuật tương phản.
cả của bé Hồng.
*) Khi gặp mẹ.
- Mẹ đem rất nhiều quà, cầm nón vẫy,kéo tay xoa đầu tôi... lấy vạt áo thấm nước mắt...
- Gương mặt tươi sáng, da mịn, gò má hồng, quần áo, hơi thở thơm tho lạ thường
-> Hình ảnh người mẹ hiện lên thật cụ thể, sinh động, hoàn hảo, rất yêu con, can đảm, kiêu hãnh vượt lên mọi lời mỉa mai, cay độc.
- HS nghe
=> Tác giả để hình ảnh người mẹ hiện lên qua cảm nhận của con để thể hiện sâu sắc lòng yêu thương , quý trọng mẹ của bé Hồng .
- Tiếng gọi: Mợ ơi
( chạy đuổi theo, khi bươc lên xe chân ríu lại,..)
- Hành động : đùi áp đùi, đầu ngả vào lòng mẹ
- Cảm xúc: ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ : bé lại, lăn vào lòng mẹ... mẹ êm dịu vô cùng 
- Hs tự bộc lộ.
- Biểu cảm trực tiếp- Tác dụng: thể hiện xúc động của lòng người, khơi gợi cảm xúc ở người đọc.
*Yêu mẹ mãnh liệt, khao khát tình yêu thương.
- Bé Hồng một thân phận đau khổ nhưng có tình yêu thương và lòng tin bền bỉ, mãnh liệt dành cho mẹ và luôn khao khát được yêu thương.
- hs tự bộc lộ
HS nghe
- Phải biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông với những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ, thiếu tình yêu thương của cha mẹ và gia đình.
III/ ý nghĩa văn bản
1. Nghệ thuật 
+ Tỡnh huống và nội dung cõu chuyện.
+ Dũng cảm xỳc phong phỳ của bộ H.
+ Cỏch thể hiện của tg:
- Kết hợp kể + biểu cảm.
- Cỏc h/a diễn tả tõm trạng, so sỏnh gõy ấn tượng.
- Lời văn dạt dào cảm xỳc
- Miờu tả tõm lý nhõn vật sắc sảo, tinh tế.
* Ghi nhớ(SGK)
Hs nghe
IV. Luyện tập.
- HS viết bài và trình bày bài viết của mình.
IV. Củng cố 
 ? Tại sao nói: " Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và thiếu nhi " ?
GV gợi ý: Nờu ý kiến của em về nhận định: Nguyờn Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng và chứng minh qua đoạn trớch,
 - Là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng.
 - Dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lũng chan chứa thương yờu và thỏi độ nõng niu trõn trọng.
+ Diễn tả thấm thớa những nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đụng phải gỏnh chịu trong xó hội cũ.
+ Thấu hiểu, trõn trọng vẻ đẹp tõm hồn, đức tớnh cao quý của phụ nữ và nhi đồng.
 ? Theo em một VB tự sự tạo được sự cuốn hút cần có những yếu tố nào ?
V. Dặn dò.
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài: Trường từ vựng 
 Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***********************************************
Tuần 2
Tiết : 7 
 trường từ vựng
I. Mục tiêu.
 Giúp hs :
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, giúp ích cho việc làm văn và học văn. 
- Giáo dục ý thức dùng từ đúng nghĩa tạo tính nghệ thuật cho văn bản. 
II. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
III. Tiến trình dạy – học.
1- Tổ chức(1’)
 2- Kiểm tra bài cũ.(5’) 
 ? Thế nào là từ có nghĩa rộng và từ có nghĩa hẹp? Lấy ví dụ?
 ? Từ nào cú nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cỏc từ sau đõy : h/s , sinh viờn , giỏo viờn, bỏc sĩ , kĩ sư , luật sư , nụng dõn , cụng nhõn, nội trợ .
 A. Con người C. Nghề nghiệp 
 B. Mụn học D. Tớnh cỏch
 3- Bài mới.(35’)
 Giới thiệu bài:
 Dẫn dắt từ phần KTBC ...  đưa bài tập nhanh:
Cho nhóm từ : cao, thấp ,lùn, béo, gầy,...
Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ trên là gì? 
GV cho hs đọc phần lưu ý (2a).
? Tường từ vựng “ mắt” có thể bao gồm những trường từ vựng nào? Cho ví dụ?
? Tìm những trường từ vựng mà từ “ngọt” có thể tham gia? (sgk)
? Từ VD trên em thấy 1từ có thể có nhiều trường từ vựng khác nhau không ?vì sao ?
* Gọi HS đọc ví dụ 2d SGK.
? Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào ?
? Trong thơ văn, cuộc sống hằng ngày, phải sử dụng trường từ vựng như thế nào để tạo tính nghệ thuật?
? Từ đó hãy rút ra những chú ý về đặc điểm của trường từ vựng? 
* GV khái quát bài và gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Học sinh đọc bài tập 1 SGK 
 HS trả lời nhanh
? Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy dưới đây?
? Các từ in đậm trong đoạn trích sau thuộc trường từ vựng nào?
? Xếp các từ sau vào đúng trường từ vựng của nó?
HS hoạt động nhóm
? Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau?
GV cùng HS làm
I/ Thế nào là trường từ vựng.
1/ Khái niệm
a, Ví dụ.
- HS đọc
- HS nghe
- Dùng để chỉ người.
- Ta biết được điều đó vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định.
- Các từ in đậm đều có chung một nét nghĩa là: chỉ bộ phận của cơ thể con người.
- Là tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa.
* Kết luận:
- Ghi nhớ (sgk)
- Dùng để chỉ hình dáng con người
2/ Lưu ý.
- Các trường từ vựng của mắt:
+ Bộ phận của mắt: lòng đen, con ngươi, lông mày,...
+ Đặc điểm của mắt : Lờ đờ , sắc ,toét ,mù,....
+ Hoạt động của mắt : ngó ,trông, liếc,...
+ Cảm giác của mắt : chói, quáng ,hoa, cộm,...
+ Bệnh về mắt : quáng gà, cận thị, viễn thị,...
- Ngọt là từ nhiều nghĩa.
 Mùi vị:Trái ngọt
Ngọt Âm thanh:Nói ngọt
 Thời tiết:Rét ngọt 
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau do hiện tượng nhiều nghĩa.
- HS đọc
- Chỉ con người :
 + Tên gọi.
 + Xưng hô
HS trả lời
* Lưu ý:
 Một trường từ vựng:
- Có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn .
- Có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
*) Ghi nhớ : SGK
- HS đọc .
II. Luyện tập.
Bài tập 1
- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ người ruột thịt:
+ Hồng ( tôi), thày tôi, mẹ tôi, em tôi, cô tôi, bà, họ
Bài tập 2
HS lên bảng làm
a. Dụng cụ đánh thuỷ sản .
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hành động của chân.
d. Trạng thái tâm lí .
e. Tính cách .
g. Dụng cụ để viết
 Bài tập 3
Trường từ vựng thái độ:
- Hoài ghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm
Bài tập 4
 Khứu giác
mũi, thơm, điếc,thính
Thính giác
tai, nghe, điếc, rõ, thính
Bài tập 5
a. Lưới
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, câu, vó...
- Trường đồ dùng cho chiến sĩ: lưới (chắn đạn B40), võng, tăng, bạt, ...
- Trường các hoạt động săn bắn của con người: lưới, bẫy, bắn ,đâm..
b. Từ lạnh:
- Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng, hanh, ẩm.
- Trường tính chất của thực phẩm: lạnh (đồ lạnh); nóng(thực phẩm nóng có hàm lượng đạm cao)
- Trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm của con người: lạnh (tính hơi lạnh); ấm (ở bên chị ấy thật ấm áp). 
IV.Củng cố – Dặn dò.
 GV củng cố lại kiến thức bài học:
 - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 - Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 - Một từ có thể bao gồm nhiều trường từ vựng.
 ? Tìm một số từ thuộc các trường từ vựng khác nhau.
 Hs trả lời nhanh,HS khác nhận xét -> Gv nhận xét câu trả lời của hs.
 	 - Về nhà học bài. Hoàn thiện các bài tập vào vở.
 - Tìm hiểu trước bài: Bố cục của văn bản .
Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
*******************************************
Tuần 2_Tiết 8 
bố cục của văn bản
I. Mục tiêu.
	Giúp học sinh :
 - Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
	 - Biết xây dựng văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc .
	 - Giáo dục ý thức phải sắp xếp nội dung phù hợp theo bố cục khi viết bài.
II. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk
III. Tiến trình dạy – học.
1- Tổ chức(1’)
 2- KTBC(5’) ? Thế nào là chủ đề của văn bản? 
 ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện như thế nào?
 3- Bài mới(35’).
 * Giới thiệu bài : 
 Trong tiết trước chỳng ta đó được tỡm hiểu về chủ đề của văn bản . Vậy chủ đề của văn bản cú liờn quan gỡ đến bố cục của văn bản . Thông thường một văn bản thường gồm có 3 phần: MB, TB, KB . Mỗi phần có 1 nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng liên kết với nhau làm nổi bật chủ đề của văn bản.Và để hiểu rõ hơn về bố cục của một văn bản thì cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học hôm nay.
 * Tiến trình bài dạy :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:
GV giải thích: “Bố cục” là cách sắp xếp nội dung cho hợp lí.
 * Hs đọc và quan sát văn bản : “Người thầy đạo cao đức trọng.”
? Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần ? Hãy chỉ ra các phần đó ? Hãy tìm nhiệm vụ của từng phần?
? Chỉ ra mối quan hệ giữa các phần?
GV: Các phần trong VB đều tập trung làm rõ chủ đề của VB là người thầy đạo cao đức trọng.Giữa các phần trong văn bản có sự gắn bó chặt chẽ với nhau,phần trước là tiền đề của phần sau và phần sau là sự nối tiếp của phần trước.
? Qua việc phân tích trên, kết hợp với kiến thức về chủ đề, hãy cho biết bố cục của văn bản thường có mấy phần? Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phần như thế nào?
* GV gọi 1HS đọc ghi nhớ SGK. 
GV: Một VB thường gồm 3 phần: MB,TB,KB Thông thường MB,KB thường ngắn gọn,tổ chức tương đối ổn định.Còn TB là phần phức tạp nhất được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.Vậy thân bài thường được bố trí,sắp xếp ntn chúng ta cùng tìm hiểu mục II
- Hs quan sát các ví dụ.
- Văn bản : Tôi đi học.
 Trong lòng mẹ.
 Người thầy đạo cao đức trọng.
 Bài văn miêu tả.
? Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học ” được tác giả kể về những sự kiện nào? 
? Sự kiện đó được sắp xếp theo thứ tự nào?
? Tìm diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong phần thân bài của văn bản “Trong lòng mẹ ” 
? Trong “Văn bản miêu tả” em thường miêu tả theo những trình tự nào? Hãy kể tên ?
? Phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” sắp xếp các sự việc ntn ? Để thể hiện chủ đề ?
? Từ viêc phân tích các văn bản trên, em hãy cho biết cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản phụ thuộc vào yếu tố nào ? Có những trình tự sắp xếp nào ?
- GV gọi Hs đọc ghi nhớ sgk
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
? Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau?
? Trình bày về lòng thương mẹ của bé Hồng, em sẽ trình bày ý gì và sắp sếp chúng ra sao?
? Cách sắp sếp trên đã hợp lí chưa? 
? Nên sửa lại ntn?
I/ Bố cục của văn bản.
1/ Ví dụ. 
- HS đọc
- Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng.”
. Bố cục: 3 phần 
- Mở bài: giới thiệu thầy: đạo cao đức trọng 
- Thân bài: + Nổi tiếng là thày giỏi
 + Tính tình cứng cỏi không màng danh lợi.
- Kết bài: Lòng thương tiếc và nhớ thương thày
- Các phần đều tập trung thể hiện chủ đề đã nêu theo định hướng của nhan đề.
HS nghe
2/ Kết luận
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ : sgk
HS nghe
II/ Cách bố chí,sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
- HS theo dõi các ví dụ
* Thân bài của văn bản “Tôi đi học”
- Sự kiện : hồi tưởng kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
- Thứ tự sắp xếp: 
+ Thời gian: cảm xúc từ lúc trên đường tới trường, trong sân trường đến vào lớp học.
+ Liên tưởng đối lập: cảm xúc về cùng một đối tượng trước và trong buổi tựu trường.
* Thân bài của văn bản “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo tâm trạng của bé Hồng:
- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cổ tục đã đầy đọa mẹ.
- Niềm vui sướng cực độ khi ở trong lòng mẹ.
* Thân bài của văn bản miêu tả:
- Thứ tự không gian: tả phong cảnh .
- Thứ tự bộ phận: tả người, vật.
- Thứ tự tình cảm, cảm xúc: tả người 
- HS trình bày.
* Trình tự sắp xếp:
Thời gian và không gian.
Sự phát triển của sự việc.
Theo mạch suy luận.
* Ghi nhớ (SGK)
- HS đọc
III. Luyện tập
 Bài tập 1
a. Chủ đề đoạn 1
 - Trình bày ý theo thứ tự không gian : nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần. 
b. Chủ đề câu 1
Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
Thứ tự không gian: Ba Vì - xung quanh Ba Vì
c. Chủ đề đoạn 1
Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh. 
 Bài tập 2
- Thương mẹ phải đi làm ăn xa sau khi bố chết.
- Muốn đi thăm mẹ.
- Nhận ra sự cay độc, cố ý gieo rắc vào đầu óc bé để ruồng rẫy mẹ của bà cô bé cángthấy thương mẹ hơn.
- Căm ghét những cổ tục đày đoạ mẹ, làm khổ mẹ.
Bài tập 3
- Cần sửa lại đổi vị trí a và b.
- Giải thích câu tục ngữ trước
- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ sau.
IV. Củng cố .
 ? Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?
 - Văn bản thường có bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
 + MB : Nêu ra chủ đề của văn bản.
 + TB : Thường có 1số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
 + KB : Tổng kết chủ đề của văn bản.
 * Bài tập : Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào?
 A. Không gian C.Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận 
 B. Thời gian D. Cả 3 hình thức trên.
 GV gọi HS làm nhanh -> GV chốt đáp án.
V. Dặn dò.
 - Về nhà học bài,hoàn thiện các bài tập vào vở.
 - Soạn bài: Tức nước vỡ bờ.
 Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
..................................................................................................................................... 
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 cuc hay(1).doc