Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 2

Tiết 5-6 TRONG LÒNG MẸ

 (Trích) Nguyên Hồng

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Khái niệm về thể loại hồi ký .

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” .

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật .

- Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng .

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký .

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 5-6
 TRONG LÒNG MẸ
 (Trích) Nguyên Hồng
NS: 27/8/2011
ND: 29/8/2011
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức :
- Khái niệm về thể loại hồi ký .
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” .
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật .
- Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng .
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký .
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật ''tôi'' trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu hs tìm hiểu về tác giả, và chú thích về từ khó.
- GV nêu vài nét về tác giả và vị trí đoạn trích .
- Cho hs xác định thể loại văn bản .
- Gv giới thiệu về thể loại hồi kí
- Cho hs xác định bố cục 
văn bản .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 45 phút.
- Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
Hết tiết 5 chuyển sang tiết 6.
- Phân tích những ý nghĩ của chú bé khi trả lời người cô?
- Nếu người ngồi trên xe không phải là mẹ bé Hồng thì điều gì xảy ra?
- Khi gọi Mợ ơi, Hồng có biết chắc là mẹ mình không? Có nghĩ bị lầm không? Điều đó cho biết gì về tình cảm của bé Hồng?
- Phân tích cảm giác của bé Hồng khi ngồi trong lòng mẹ. Cảm giác nào là ấn tượng mạnh mẽ nhất?
- Vì sao có thể nói chương “Trong lòng mẹ” thấm đượm chất trữ tình?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút.
- Khái quát lại nội dung nghệ thuật bài học.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 7 phút.
- Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng?
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị bài Tức nước vỡ bờ.
- HS chú ý nghe gv đọc; đọc lại bài văn theo chỉ định của giáo viên.
- Hs đọc và tìm hiểu chú thích.
- Xác định
- Phần 1: từ đầu đến ... người ta hỏi đến chứ?” .
- Phần 2: đoạn còn lại.
- Nghe
- TL
- Thảo luận và trả lời.
- Thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn. Hơn nữa làm cho bé Hồng thẹn và tủi cực.
- Bé Hồng không biết chắc mẹ mình vì chỉ thoáng thấy bóng người giống mẹ. Bé cũng không nghĩ đến khả năng bị lầm.
- Phân tích.
- TL
- HS đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục và thể loại:
a. Thể loại: 
- Hồi ký: Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
b. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hoàn cảnh của cậu bé Hồng:
 - Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải bỏ con để đi tha hương cầu thực, hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô ruột. Cậu không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.
3. Diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng: 
a. Khi trả lời người cô:
 - Khi nghe cô gợi ý thăm mẹ, chú nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô. 
- Đến khi người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô. 
- Cậu đau đớn, uất ức khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.
=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.
b. Trong lòng mẹ:
 - Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng. Cảm giác mạnh nhất là sung sướng hạnh phúc. 
3. Chất trữ tình:
- Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 2
Tiết 7
TRƯỜNG TỪ VỰNG 
NS: 28/8/2011
ND: 30/8/2011
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Khái niệm trường từ vựng .
2. Kĩ năng :
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng .
- Vận dụng kiến thức về trường từ dựng để đọc - hiểu và tạo lập văn bản .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ? Cho ví dụ về những cấp độ khái quát khác nhau về nghĩa của từ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm trường từ vựng.
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm trường từ vựng.
Phương pháp: thảo luận.
Thời gian: 8 phút.
- Cho HS đọc đoạn văn của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:
+ Các từ in đậm trong đoạn văn có nét chung gì về nghĩa?
+ Những từ trên có chung nghĩa nên chúng được xếp vào một trường từ vựng.Vậy thế nào là trường từ vựng 
- Tìm các từ trong trường từ vựng ''dụng cụ nấu nướng”, trường “chỉ số lượng''.
Hoạt động 3: Những điều cần lưu ý
Mục tiêu: Hs nắm được những điều cần lưu ý.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Thời gian: 8 phút.
- Tìm các từ thuộc các từ trong các trường: Bộ phận của mắt; đặc điểm của mắt; cảm giác của mắt;bệnh về mắt; hoạt động của mắt 
- Các trường trên cùng biểu thị chung về đối tượng nào? Vậy chúng thuộc trường nghĩa nào?
- Em có nhận xét gì về các từ loại thuộc trường “Mắt”? Những từ nào thuộc danh từ, tính từ, động từ?
- Cho từ “ngọt” đứng trong các nhóm khác nhau
- Cho HS đọc đoạn văn và cho biết các từ mừng, cậu, cậu Vàng thuộc trường từ vựng nào? Được tác giả dùng trong trường từ vựng nào? 
Nhằm mục đích gì?
- Tìm hiểu sự chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn thơ sau và chỉ rõ tác dụng của sự chuyển đổi ấy :
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
Hd làm bt 1,2,3.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút.
- Tìm trường từ vựng của tai?
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài, làm tất cả các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài Từ tượng hình, từ tượng thanh..
- Chỉ bộ phận của cơ thể con người. 
- Đọc ghi nhớ.
Ví dụ: gương mặt, nước da, gò má, cánh tay, đùi... đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận cơ thể con người.
- TL
- Các trường trên lại thuộc trường “mắt”.
- Danh từ: con ngươi, lông mày.
 - Động từ: nhìn, trông. 
- Tính từ : lờ đờ ,toét
- Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi vị)
- Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm thanh)
- (rét) ngọt, ẩm, giá (trường thời tiết).
- Người
- Thú vật, con chó thuộc trường từ vựng thú vật
- Nhân hóa
- vo viên bỏ lọ - trường sự vật; bò ra lổm ngổm - trường sinh vật.
- Làm.
I. Thế nào là trường từ vựng:
Ghi nhớ: SGK
II. Những điều cần lưu ý:
1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
2. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại:
3. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
4. Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ
III. Luyện tập:: 
Bài tập 1. Các từ thuộc trường từ vựng ''người ruột thịt”.
- Thầy ( bố, cha, ba), mẹ - mợ- cô, người đàn bà họ nội xa, em bé em Quế.
Bài tập 2.
a) lưới, nơm câu, vó: dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b) tủ, rương , hòm, va-li, chai, lọ: dụng cụ để đựng. 
c) đá, đạp giấm, xéo: hoạt động của chân
d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.
e) hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách. 
g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì: dụng cụ để viết.
Bài tập 3. Các từ in đậm thuộc trường từ vựng ''thái độ''
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 2
Tiết 8
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN 
NS: 30/8/2011
ND: 2/9/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục .
2. Kĩ năng :
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định .
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)- Hãy cho biết chủ đề của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì ?Thế nào là chủ đề của văn bản ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức bố cục ba phần của văn bản.
Mục tiêu: Hs ôn lại kiến thức bố cục ba phần của văn bản. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Cho hs đọc vb và trả lời các câu hỏi:
+ Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.?
+ Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên.?
+ Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên. ?
- Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ? 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
Mục tiêu: Hs hiểu cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
- Phần Thân bài văn bản Tôi đí học kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Văn bản Trong lòng mẹ chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài. 
- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.
- Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề ''người thầy đạo cao đức trọng''. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy. 
- Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản?Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào những yếu tố nào ?
- Các ý trong phần Thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào thực hành.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd học sinh làm bài tập 1,3.
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Cho hs xác định bố cục của vb đã học.
Hoạt động 6: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài, làm tất cả các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
- Có 3 phần: ( đoạn 1, đoạn 2,3, đoạn 4).
 - Đoạn 1 : giới thiệu ông Chu Văn An và đặc điểm của ông.
- Đoạn 2a : Kể về ông Chu An người thầy giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi lúc còn làm quan.
- Đoạn 2b: Các đặc điểm ấy lại tiếp tục giữ khi ông đã về ẩn thân.
- Đoạn 3:Tình cảm của mọi người khi ông đã chết từ dân tới vua.
- Ba phần mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau và có chung nhiệm vụ thể hiện chủ đề.
- TL
- Theo sự hồi tưởng những kỉ niệm. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thơi gian. 
- Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên. 
- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình của bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em. 
- Niềm vui sướng cực độ của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 
- Có thể sắp xếp theo thứ tự không gian (tả phong cảnh), chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật) hoặc tính cảm , cảm xúc (tả người).
- Chỉ ra 2 ý kiến đánh giá về Chu Văn An trong phần Thân bài. 
- TL
I. Bố cục của văn bản:
- Phần 1: mở bài.
- phần 2 : thân bài. 
- phần 3: kết bài 
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
 - Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo thứ tự:
+ Theo trình tự thời gian và không gian.
 +Theo sự phát triển của sự việc.
 + Theo mạch suy luận.
III. Luyện tập:
Bài tập 1b. Gợi ý trả lời
a) Trình bày ý theo thứ tự không gian : xa - gần - tận nơi - xa dần. , 
 b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian: Lúc chiều về, lúc hoàng hôn
 c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc