Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - GV: Tạ Thuỷ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - GV: Tạ Thuỷ

Tuần 2

 Tiết 5 . Bài 2 : TRONG LÒNG MẸ

 ( Trích “ Những ngày thơ ấu” –Nguyên Hồng)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức :

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng.Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.

- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích nhân vật

3. Thái độ:

HS biết phê phán thái độ khinh miệt những đứa trẻ bất hạnh

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh ảnh,bảng phụ

2. HS: Soạn bài, bảng phụ

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - GV: Tạ Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 
 Tiết 5 . Bài 2 : TRONG LÒNG MẸ
 ( Trích “ Những ngày thơ ấu” –Nguyên Hồng)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng.Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật
3. Thái độ: 
HS biết phê phán thái độ khinh miệt những đứa trẻ bất hạnh
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh,bảng phụ
HS: Soạn bài, bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
? Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc,tâm trạng của Thanh Tịnh trong bài “ Tôi đi học” là so sánh. Hãy nhắc lại và phân tích hiệu quả nghệ thuật?
GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới.
Nguyên Hồng là nhà văn có 1 thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự truyện “Những ngày thơ ấu”. Kỉ niệm về mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyệnvới bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ với người mẹ là một trong những chương cảm động nhất.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm.
-Gọi hs đọc chú thích (*) trang 18.
- Yêu cầu hs nêu vài nét tiêu biểu về tg và tp.
- Chốt, nhấn mạnh.:
+ NH là nhà văn lớn của VHHĐVN
+ Ông là tg của tiểu thuyết “Bỉ vỏ”, “Cửa biển” và tập thơ “Trời xanh”.
-Thuyết trình “ Trong lòng mẹ” là chương II của tập hồi kí: “ Những ngày thơ ấu”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc , tìm hiểu thể loại ,tóm tắt truyện.
Hướng dẫn HS đọc chậm, tình cảm.
GV đọc 1 đoạn
Nhận xét
Yêu cầu HS đọc thầm chú thích trong SGK
? Cho biết thể loại của VB?
Lưu ý HS: Nhân vật “ Tôi ” là người kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ
GV hướng dẫn HS tóm tắt theo bố cục 2 phần
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích
?Truyện có mấy nhân vật ?
? Truyện được kể theo trình tự như thế nào ?Có gì giống và khác với truyện “ Tôi đi học ” của Thanh Tịnh ?
? Nhân vật bà cô được thể hiện qua những chi tiết kể , tả nào ?
? Em có nhận xét gì về cách kể , tả này ?
 Giảng : Cười , hỏi , giọng ngọt.
? Bà cô là người như thế nào?
 GV: Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn , khô héo cả tình máu mũ, ruột rà trong XHTDPK lúc bấy giờ : Hẹp hòi , tàn nhẫn đối với những người phụ nữ
4. Củng cố :
Em có suy nghĩ gì về nhân vật bà cô ?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Phân tích nhân vật Bé Hồng ?
Trả lời
Theo dõi
Nghe
Đọc chú thích * trang 18.
Nêu ý kiến
Nghe
 -Nghe
Nghe-Đọc tiếp đến hết
Theo dõi
Đọc chú thích SGK
Hồi ký
Nghe
Chú bé Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút , nguời cha sống u uất thầm lặng rồi chết trong nghèo túng , nghiện ngập .Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương đã phải chôn vùi trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc.Sau khi chồng qua đời, người phụ nữ ấy vì quá cùng quẫn đành bỏ con đi kiếm ăn phương xa , chú bé mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh , cay nghiệt của những người họ hàng giàu có trở thành đứa trẻ đói rách, lêu lỏng luôn thèm khát tình yêu thương..
-Bà cô,bé Hồng
-Kể theo tình tự TT,hồi tượng kí ức tuổi thơ.
* Khác :
-Tôi đi học:Chuyện liền mạch.
-Trong lòng mẹ:Không liền mạch.
Cười , hỏi:”Hồng.không”
-Giọng vẫn ngọt “sao đâu!”,mắt long lanh,nhìn chằm chặp
-Vỗ vai cười mà nói.
-Vẫn cười kể các chuyện.
-Đổi giọng ,vỗ vai.
-Tả theo tình tự tăng tiến diễn ra thec tình tự thời gian.
→Nhân vật bộc lộ tính cách của mình.
-Nghe.
-Giả giối,độc ác.
-Nghe.
-Nêu ý kiến cá nhân.
I.Tác giả- tác phẩm
1. Tác giả.
SGK trang 18
2. Tác phẩm.
-Trong lòng mẹ trích trong tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu” (1938-1940)
II/Đọc chú thích,thể loại tóm tắt truyện.
1.Đọc.
2.Chú thích:
3.Thể loại.
-Hồi kí.
4.Tóm tắt truyện
III/ Phân tích
1.Nhân vật bà cô:
Lạnh lùng,độc ác,thâm hiểm.
V/ RÚT KINH NGHIỆM	
 Tuần 2
 Tiết 6:
 TRONG LÒNG MẸ (TT)
Ngày soạn:
Ngày dạy : (Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng)
I /Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Giúp HS
-Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé hồng;thấm đượm chất trữ tình,lời văn tự truyện chân thành,giáu sức truyền cảm.
2.Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng phân tích nhân vật,khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói,nét mặt, tâm trạng.
3.Thái độ:
-Biết cảm thông,chia sẽ với những người bất hạnh.
II/Chuẩn bị:
1.GV: Bảng phụ.
2.HS: Soạn bài.
III/ Tiến trình trên lớp.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của HS
 Nội dung
1.Ổn định.
2.KTBC.
? Hãy cho biết tính cách của bà cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng?
-Nhận xét,cho điểm.
?Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi nghe những câu hỏi và thái độ cử chỉ của bà cô như thế nào?
Bà cô:
-Cười hỏi: ‘Mày’không?
→giả dối,độc ác.
-Giọng vẫn ngọt ,hỏi luôn ‘saotrước đâu!’
→độc ác.
-Vỗ vai cười nói ‘mày chứ”→xúc xiểm,gièm pha→độc ác có tính toán.
-Vẫn cười kể các chuyện→độc ác và tàn nhẫn.
-Đổi giọng,vỗ vai ,ngậm ngùi,thương xót.
→thoã mãn sự độc ác.
-Giảng:càng nhận ra sự thâm độc của người cô,chú bé Hồng càng đau đớn uất hận trào lên cảm xúc yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh của mình.
-Gọi HS đọc đoạn: “Nhưngsa mạc”
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?phân tích?
-GV :Cái hay của biện pháp nghệ thuật này là mới lạ ,phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực thành tuyệt vọng của bé Hồng→hi vọng→thất vọng→tột cùng HP,tột cùng đau khổ.
?Cử chỉ ,hành độngvà tâm trạng của bé hồng khi bất ngờ gặp mẹ mình như thề nào?
-Giảng bình: Qua đây ta càng thấy bé Hồng la một chú bé giàu tình cảm,giàu tự trọng, trong cuộc sống sớm chịu nhiều gian truân cũng đôi khi được đền bù .Trong cuộc sống mênh mông buồn thảm của nhà văn hồi thơ ấu ấy,một niềm vui nho nhỏ cũng trở thành lớn lao,cũng ghi dấu ấn suốt cả cuộc đời để xuất hiện thành những trang hồi ức tự truyện tuyệt vời.
4.Củng cố:
Em có cảm nghĩ gì về nhân vật bé Hồng ?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài.
-Soạn bài “tức nước vỡ bờ”.
+Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
+Phân tích tâm trạng diễn biến tâm lí của chị Dậu.
-Trả lời.
-Theo dõi.
-Liệt kê
 Bé Hồng
 -Nhận ra ý định cay độc sau cái giọng nói và nét mặt rất kịch của bà cô.
→Cậu nghĩ về mẹ.
-Đáp lại không vào và khẳng định cuối năm mẹ về.
→Trong lòng đau đớn.
-Nước mắt giấu giếm.
→Nỗi đau tăng lên.
-Cười dài trong tiếng khóc.
→Giận vì cổ tục đày đoạ mẹ:vồ,cắn ,nhai,nghiến.
-Không nói được vì uất ức.
-Nghe.
-Đọc SGK trang 17,18.
-So sánh →diễn tả xúc động tâm trạng.
-Nghe.
-Òa khóc rồi nức nở, “đùicâu gì”.
-Nghe.
-Nêu cảm nghĩ
2.Nhân vật bé Hồng.
a.Bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô.
-Đau đớn khi nghe những lời gièm pha,xúc xiểm người mẹ bất hạnh.
-Nỗi đau ngày càng tăng biến thành sự phẫn uất .
b.Bé Hồng khi gặp mẹ.
-Chạy theo mẹ vội vàng,lập cập→khóc
→Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp mẹ.
V/Rút kinh nghiệm
Tuần 2:
Tiết 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG
Ngày soạn :
Ngày dạy: 
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức:
Hiểu được thế nào là trường từ vựng .
Biết xác lập các trường từ vựng cơ bản.
Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngoại ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụgiúp ích cho việc học văn và làm văn.
 2. Kĩ năng:
 -Rèn kĩ năng lập trường từ vựngvà sữ dụng trường từ vựng trong nói, viết.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng trường từ vựng.
 II. Chuẩn bị:
 1.Giaó viên: Bảng phụ, bài tập nhanh
 2.Học sinh : .Bảng phụ , trả lời các câu hỏi trong SGK
 III. Tiến trình lên lớp 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của hs
 Nội dung
1.Ổn định lớp 
2.KTBC
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? cho vd 
 -Nhận xét cho điểm
 3. Bài mới
Hoạt động1.: Hình thành khái niệm trường từ vựng
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK trang 21.
- Gọi một học sinh đọc
- Gạch chân các từ mặt
? Các từ gạch chân dùng để chỉ người, đv hay sv ? vì sao em biết?
? Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì?
-Nói : Nếu tập hợp các in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng.
-? Theo em, trường từ vựng là gì ?
- Chốt ghi nhớ sgk
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Cho hs làm bt nhanh : Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, lều khều, béo xác ve, bị thịt, cá rô đực..
? Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì?
-Yêu cầu hs đọc thầm mục lưu ý SGK trang 21.
- Chốt :
+ Thường có 2 bậc trường từ vựng.
+ Các từ trong 1 TTV có thể khác nhau về từ lại.
+ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều TTv khác nhau.
+ Cách chuyển TTV đến gợi cảm
 - Chia nhóm hs, nêu yêu cầu TL.
? Trường từ vựng và cấp độ khái quát của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? Nêu vd?
-Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét
 Họat động 2: Hướng dẫn luyện tập.
-Gọi HS trình bày miệng
 - Nhận xét ,cho điểm.
 -Tiến hành tương tự 2.
-Kẻ bảng SGK
- Gọi 2 hs làm bài bảng.
- Nhận xét.
-Cho hs tham khảo nhóm.
- Gọi nhóm trình bày.
- Nhận xét.
-Hướng dẫn hs tìm các từ cùng trường từ vựng
- Yêu cầu hs liên kết đoạn
- Sửa chữa.
 4. Củng cố
? Thế nào là trường từ vựng ? vd
? Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau ko? Vì sao?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm BT
- Xem bài :Từ tượng hình,Từ tượng thanh:
+ Nêu khái niệm
+Làm BT 4,5 SGK.
-Trả lời .
-Theo dõi 
-Theo dõi
-Đọc
- Quan sát
-Chỉ người vì đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xđ.
- Chỉ bộ phận của cơ thể con người .
- Nghe.
-Nêu ý kiến
-Nghe
- Đọc
-Làm bài tập
+ Cao, thấp, lùn, gầy, lòng khòng, lều khều, béo xác ve, bị thịt, cá rô đực.
-→Chỉ hình dáng con người
-Đọc thầm mục lưu ý SGK trang 21
-Nghe
-TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa , các từ có thể khác nhau về loại.
-Cấp độ từ ngữ là tập hợp các từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp, các từ cùng từ loại
-Cử đại diện trình bày
-Nghe
-Trình bày
-Theo dõi
-Làm vào vở
-Theo dõi
-Điền bảng
-Theo dõi
-Thảo luận nhóm
-Cử đại diện trình bày
- Theo dõi
I.Thế nào là trường từ vựng?
1.Ví dụ:
Các từ : Mặt , mắt ,da,gò má,đùi , cánh tay,miệng →Chỉ bộ phận cơ thể người.
2.Ghi nhớ :
SGK trang 21
II.Luyện tập
2.Đặt tên TTV:
a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b.Dụng cụ để đựng
c.HĐ của chân
d.Trạng thái tâm lý
e.Tính cách
g.Dụng cụ để viết.
3.Xác định TTV:
Hoài nghi,khinh miệt,ruồng rẫy,thương yêu,kính mến,rắp tâm →Thái độ.
4.Sắp xếp TTV:
-Khứu giác:Mũi ,điếc , thính
-Thính giác: Tai ,nghe,điếc,rõ ,thính.
5.Tìm TTV:
- Từ lưới:
+ Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
+ Đồ dùng cho chiến sĩ : Võng
+ Hoạt động săn bắt của con người: Săn ,bắn 
-Lạnh:
+ Thời tiết và nhiệt độ
+ Hoạt động đảm bảo An quốc gia
+ Chiến lược,các phương án tác chiến của quân đội.
V.RÚT KINH NGHIỆM:	
Tuần 2
 Tiết 8 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Ngày soạn
Ngày dạy
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-HS nắm được bố cục VB,đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài
2.Kỹ năng :
Rèn kỹ năng xây dựng bố cục VB trong nói ,viết
3.Thái độ:
HS có ý thức sắp xếp bố cục rõ ràng trong viết.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Bảng phụ
2.Học sinh : Xem lại kiến thức lớp 6,7 về bố cục
III.Tiến trình lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC:
? Chủ đề là gì?Tính thống nhất của chủ đề thể hiện như thế nào?
? Chủ đề của bài “ Rừng cọ quê tôi” là gì?
-Nhận xét ,cho điểm
3.Bài mới:
Một VB thường có 3 phần: MB,TB,KB.Để người đọc dễ tiếp nhận ta cần sắp xếp nội dung theo một thứ tự.
Hoạt động 1: Ôn lại bố cục của VB
-Gọi HS đọc VB trong SGK
-Vb trên chia làm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?
? Cho biết mối quan hệ giữa các phần trong VB?
? Bố cục của 1 bài thơ tứ tuyệt Đường luật là những phần nào?
-Hãy rút ra kết luận chung về bố cục của VB?
- Chốt ghi nhớ 1,2 SGK.
Hoạt động 2: Bố trí ,sắp xếp nội dung phần thân bài.
? Phần TB “Tôi đi học”của Thanh Tịnh được sắp xếp theo cơ sở nào?
? Phân tích diễn biến tâm lý của cậu bé Hồng ở VB: “ Trong lòng mẹ” ?
? Hãy nêu trình tự miêu tả người,vật,con vật,phong cảnh?
? Trình tự sắp xếp nội dung ở phần TB của VB?
*Chốt ghi nhớ SGK
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Chia nhóm HS,nêu yêu cầu thảo luận
? Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích?
4.Củng cố:
 ? Bố cục là gì?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm BT 2-3 SGK
- Xem bài : Xây dựng đoạn văn trong VB:
+ Đọc bài
+Làm BT 4 –SGK trang 37
-Nêu ghi nhớ SGK trang 12
- Rừng cọ rất đẹp,người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ,nhớ tha thiết quê hương yêu dấu của mình.
-Nghe
-Đọc” Người .caotrọng”SGK trang 24
-Chia bố cục:
+Ông .danh lợi
+Tiếp .vào thăm
+ Còn lại
-Phần trước là phần tiền đề cho phần sau,còn phần sau là sự nối tiếp phần trước
- Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề
-Khai, thừa,chuyển ,hợp.
-Nêu
- Nghe
- Liên tưởng
*Phân tích:
- Tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc
+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ
- Niềm vui hồn nhiên khi gặp mẹ
-Tả người,con vật ,vật:
+Không gian: Xa - Gần; Gần – Xa
+ Thời gian: Quá khứ - Hiện tại- Đồng hiện
+Ngoại hình→quan hệ,cảm xúc hoặc ngược lại.
-Tả phong cảnh:
+Không gian: Rộng - hẹp, gần –xa , cao -thấp.
+Ngoại cảnh→cảm xúc hoặc ngược lại.
-Nêu
-Nghe
- Đọc ghi nhớ SGK trang 25
- Chia nhóm thảo luận
a.Theo không gian:
-Giới thiệu đàn chim từ xa → gần
-Miêu tả đàn chim bằng những quan sát mắt thấy tai nghe
- Tả + Cảm xúc + Liên tưởng, so sánh
-Ấn tượng về đàn chim từ gần→xa
b.Theo thời gian:
- Hẹp: Miêu tả trực tiếpBa Vì
- Rộng: Ba Vì với các vật xung quanh
I.Bố cục của VB:
1.VB” Người thầycao trọng’
-Phần 1: Ông danh lợi
→Giới thiệu ông Chu Văn An
-Phần 2:Tiếp theovào thăm →Công lao ,uy tín và tính cách của ông Chu Văn An
- Phần 3: Còn lại
→Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An
2.Ghi nhớ
II.Sắp xếp nội dung phần thân bài:
1.Phần TB “ Tôi đi học”:
- Hồi tưởng và đồng hiện:
+ Hồi tưởng những kỷ niệm trước khi đi học
+ Đồng hiện những cảm xúc trước trong khi đến trường,bước vào lớp
- Liên tưởng: So sánh,đối chiếu những suy nghĩ và cảm xúc trong hồi ức và hiện tại.
2.Ghi nhớ:SGK trang 25
III.Luyện tập
1.Phân tích cách trình bày ý:
a.Thứ tự KG:
Nhìn xa →gần →tận nơi
→đi xa dần
b.Thứ tự TG:
Về chiều,lúc hoàng hôn.
c.Tầm quan trọng của chúng.
V.RÚT KINH NGHIỆM
 DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2-24T.doc