Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Trực Đại

 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ

I Mục tiêu cần đạt :

- Tích hợp với các văn bản văn về thể thơ bảy chữ đã họ.

- Bước đầu nhận ra đặc điểm của thể thơ bảy chữ, phân biệt với thơ 5 chữ, thơ lục bát và song thất lục bát.

- Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và sáng tác thơ văn.

II Chuẩn bị:

1, Thầy : Ngiên cứu soạn bài và hướng dẫn học sinh làm thơ

2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy

III Tiến trình lên lớp

 Hoạt động 1

1, Ổn định lớp(1)

2, Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ

3, Bài mới

Hoạt động 2

Giới thiệu bài:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Tiết 70-71
Ngày soạn : 23/12/2008
 Ngày dạy:31/12
 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ
I Mục tiêu cần đạt :
- Tích hợp với các văn bản văn về thể thơ bảy chữ đã họ.
- Bước đầu nhận ra đặc điểm của thể thơ bảy chữ, phân biệt với thơ 5 chữ, thơ lục bát và song thất lục bát.
- Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và sáng tác thơ văn.
II Chuẩn bị:
1, Thầy : Ngiên cứu soạn bài và hướng dẫn học sinh làm thơ 
2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy
III Tiến trình lên lớp
 Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’)
2, Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ
3, Bài mới
Hoạt động 2
Giới thiệu bài:
 Hoạt động 3 (20’)
GV: ở bài phương pháp thuyết minh về một thể loại văn học ta đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú .
? Số tiếng và số dòng thơ được quy định như thế nào?
? Ta phaỉ xác định luật bằng trắc ra sao?
? Ta còn phải chính xác định những yếu tố nào nữa trong dòng thơ?
? Vần được gieo theo quy định như thế nào?
- Có vầ bằng hoặc có vần trắc.
? Ta còn phải xác định yếu tố nào nữa? ( ngắt nhịp ra sao?
GV: Luật cơ bản là : Nhất tam ngũ bất luận , Nhị tứ lục phân minh.Tức là : Các tiếng 1-3 -5 có thể là bằng hay là trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2-4-6 phải chính xác rõ ràng .
* Bảng phụ hoặc máy chiếu có ghi bài thơ 
? Đọc bài thơ ? bài thơ có bao nhiêu dòng?
? mỗi dòng có bao nhiêu chữ
? hãy chỉ ra luật bằng trắc ở bài thơ?
Thân em vừa trắng lại vừa trong
 B b b t t b b
Bảy nổi ba chìm với nước non.
 T t b b t t b
Rắn nát mặc dầu tay kẻ lặn
 T t t b b t t
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 B b t t t b b 
? Chỉ ra luật đối về liêm vầ thanh?
* Đọc diễn cảm bài thơ?
? Nhận xét về nhịp thơ
? Chỉ ra cách gieo vần ở bài thơ?
? Bài thơ gieo vần thanh gì?
Hoạt động 4 (22’)
Gv Treo bảng phụ 
Đi, bạn ơi, đi!Sống đủ đầy.
 T b t b
Sống trào sinh lực, bốc men say
 b t b
Sống tung sóng gió thanh cao mới
 b	t b	
sống mạnh, dù trong một phút giây
 t b t
? So sánh luật bằng trắc với “ Bánh trôi nước”
GV: Bài bánh trôi nước theo luật bằng
 Bài “ Đi” theo luật trắc
? Đọc bài thơ “ Tết quê nhà “ Anh Thơ?
Bài thơ được viết theo lụat bằng hay trắc ? Vì sao?
- Bài thơ được viết theo luật bằng . Vì tiếng thớ hai ciủa câu thớ nhất là thanh bằng
? Bài thơ ngắt theo nhịp mấy mấy?
4/ 3
? Mối quan hệ bằng trắc ở đây như thế nào?
Học sinh nhìn vào bài đẻ chỉ ra
 ? Bài thơ gieo vần gì? 
? Nghệ thuật đối được thể hiện như thế nào?
? Niêm được thể hiện ra sao?
? Đọc bài thơ? Bài thơ chép sai ở chỗ nào?
- Bài thơ chép sai vần 
? Sửa lại cho đúng ?
Chuyển ý 
Tiết 2
? Nhắc lại những quy định của thể thơ thất ngôn bát cú ?
? Nhắc lại những quy định của thể thơ thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
? Đọc bài tập a/166?
? Nêu yêu cầu của bài tập?
? Đọc nêu nội dung của hai câu đề?
- Hai câu là lời kể trên cung trằng có chú Cuội 
? Trong truyện dân gian , chú cuội có đặc điểm gì?
- Mải chơi để trâu ăn lúa
- Hay nói dối( người ta thường bào nói như Cuội )
? Vậy em có thể làm tiếp hai câu cuối sao cho phù hợp với nội dung và luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
- Học sinh đưa ra những ý kiến của mình
*GV: Đưa ra đáp án 
Ví dụ : 
 Tôi thấy người ta bảo rằng
 Bảo rằng chú Cuội ở cùng trăng
 Cuội ơi, đừng để trâu ăn lúa
 Buồn lòng cha mẹ Cuội thấu chăng
? Kiểm tra luật bằng trắc ở hai câu cuối
Cuội ơi đừng để trâu ăn lúa
 B t b
Buồn lòng cha mẹ Cuội thấu chăng
 B t t
? Hai cau cuối làm như vậy đã đúng luật bằng trắc chưa? Bài thơ viết theo luật nào?
- Không theo luật nào?
? Cũng ý thơ ấy có thể thay như thế nào cho đúng luật bằng trắc?
? Có thể thay câu cuối?
Cha mẹ buồn lòng Cuội thấy chằng?
 T b t
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập b/166?
? Đọc hai câu thơ trong bài tập ?
? Hai câu có nội dung gì?
- Hai câu nói về không khí những ngày hè ở trường với: màu đỏ của hoa phượng và âm thanh rộ rã của tiếng ve.
? Hãy viết tiếp hai câu cuối câu bài thơ, sao cho phù hợp với nội dung và luật thơ?
- Hs làm 
GV: đưa ra ví dụ:
 Vui sao những ngày đã chuyển sang hè
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
 Mùa thi đã đến cần chăm chỉ 
 Điểm thi mà thấp bạn cười chê!
? Bài thơ viết theo luật gì? - luật bằng
?Vì sao?
- Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là thanh bằng 
? Đối chiếu hai câu cuối của bài thơ đã đúng luật bằng trắc chưa?
 Mùa thi đã đến cần chăm chỉ
 B t b
Điểm thi mà thấp bạn cười chê
 B t t
? Câu 3 chưa đúng luật ? Thay thế nào cho đúng ý đúng luật bằng trắc ? 
 Đã đến mùa thi cần chăm chỉ
 T b b
GV: So về luật bằng trắc tiếng thứ sáu vẫn chưa hợp
? Có thể thay từ khác vừa đúng ý, đảm bảo luật đúng được không?
 Đã đến mùa thi cần chịu khó
 T b t
? Đọc lại bài thơ, nhận xét nội dung và luật?
? Nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh tự làm , tự bộc lộ cảm xúc của minh. Gọi học sinh trình bày , giáo viên dựa vào bài của học sinh để sửa 
4, Củng cố(1’)
 GV :Nhắc lại khái quát yêu cầu chung của thơ bày chữ
I những quy định về thể thơ bày chữ
1, Số dòng , số chữ trong một bài
- Một bài có tám dòng
- Mỗi dòng có bảy chữ( tiếng)
2, Xác định bằng trắc cho từng tiếng
3, Xác định đối niêm , luật giữa các dòng thơ
4, Nhịp và vần:
- Vần thường gieo ở tiếng cuối của câu 1,2,4,6,8
- Nhịp thường ngắt theo nhịp 2-2-4. 4-3
II Thể thơ bảy chữ bốn câu
Ví dụ : Bánh trôi nước 
1, Số dòng , số chữ
- bài thơ gồm 4 dòng
- Mỗi dòng có 7 chữ
2. luật bằng trắc
3, Đối và niêm
4. Nhịp thơ
 - 4/3 ; 2/2/3
5, Vần : Vần chân , gieo ở tiếng thứ 7 của câu 1. câu 2, câu 4.
III Luyện tập
Bài tập Chỉ ra luật bằng trắc của bài thơ “ Đi “ của Tố Hữu
Bài tập
 a/ Đọc , gạch nhịp và chỉ ra tiếng gieo vần . mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau của bài “ Chiều” - Đoàn Văn Cừ
 Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về
 B b t t t b b 
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe
 T t b b t t b
 Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót
 T t b b b t t
Vòm trời trong vắt ánh pha lê
 B b b t t b b 
b, Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng.
Tối
 Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
3, Tập làm thơ (42’)
a, Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng chú Cuội ở cung trăng!
 .
b, Vui sao ngày đã chuyển sang hè
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
..
Hãy tự làm bài thơ bảy chữ ghi lại cảm xúc của mình trong buổi đầu đến trường
 5, Hướng dẫn về nhà : (1’)
Tập làm thơ ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh đẹp của quê hương.
-Chuẩn bị bài tiếp theo
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 19 
Tiết 72 
 Ngày soạn : 26/12/2008
Ngày dạy: 3-1-2009
 Trả bài kiểm tra tổng hợp
I Mục tiêu giáo dục 
- Học sinh biết được những ], nhược điểm của mình về bài làm cụ thể. 
- Củng cố khắc sâu về từ loại và dấu câu, văn bản , các phép tu từ văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng cách làm bài tập trắc nghiệm và viết đoạn văn cảm nhận và trình bày bài văn thuyết minh.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
II Chủân bị 
-Thầy: chấm trả bài học sinh và ghi rõ những nhược ,ưu điểm mà học sai đã làm trên bài viết
- Trò : Xem lại bài viết và những lỗi sai của mình để sửa .
III Tiến trình lên lớp
( Hoạt động1)
1, ổn định lớp (1’) 
2, Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3, Bài học 
 	( Hoạt động 2 -43’ )
GV: dùng bảng phụ ghi đề bài kiểm tra
? Đọc và xác định yêu cầu của đề bài?
 Bài kiểm tra gồm mấy phần?
HS: bài gồm 2 phần 
? Để làm được bài tập trắc nghiệm đúng thì em cần phải dựa vào đâu?
- Hs: Dựa vào các khái niệm về từ loại và chức năng của từng loại dấu câu
? Gọi 3-4 học sinh nhắc lại các khái niệm về từ loại và chức năng của các dấu câu có trong bài kiểm tra
? Cho học sinh làm lại sau đó giáo đáp án để học sinh đối chiếu vào bài làm của mình để các em nhận ra những uư cũng như nhược đỉểm của còn tồn tại trong bài làm để tự rút kinh nghiệm
? Muốn viết được đoạn văn cảm nhận thì em phải dựa vào đâu?
- HS: nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 
?Nêu nội dung đoạn trích?
HS:tự trình bày 
? Đọan trích có những nét nghệ thuật đặc sắc nào? Những nét nghệ thuật có tác dụng gì?
HS trình bày
? nhắc lại nội dung và yêu cầu của đề văn thuyết minh
? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì?
-?thuộc thể loại nào? nêu bố cục thuyết minh của thể loại đó? 
? Khi thuyết minh về chiếc nón thì em sẽ trình bày những ý nào?
HS: 
GV: đọc bài khá, giỏi của học sinh để các em tham khảo
Kết quả lớp 8C
Điểm 9-10: 
Điểm 7-8: (15) 
Điểm 5-6: (20) 
Điểm 3-4: (3 ) 
Điểm 1-2 
Điểm 0 :
A, Trả bài : 
 B: nhận xét chung
1, Ưu điểm
 - Phần lớn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và biết vận dụng vào bài viết của mình một cách cụ thể.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, sáng sủa, đẹp, ngôn ngữ trong sáng
- bài làm đúng yêu cầu thể loại. Lời bình ngắn gọn rõ ràng,
 Viết đúng hình thức của một đoạn văn cảm nhận và bài văn thuýết minh, sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh
2, Nhược điểm :
- Một số em cha nắm được kiến thức nên lựa chọn đáp án câu trắc nghiệm không đúng 
- tri thức hiểu biết về đối tợng thuyết minh còn hạn chế , diễn đạt thiếu sự trong sáng , rành mạch, một số học sinh lạc sang đề kể
- Chữ viết xấu, cẩu thả, sai lỗi chính tả
- Kĩ năng trình bày đoạn văn còn yếu ở những học sinh nhận thức chậm, điển hình như em:
8B: Dung ,hoà, Thương, Sang 
8 C: Lý, trang,hương ....
3,Đọc bài khá:
 8B : Vũ Thuý ,Hồng Ngọc,Dung, Sang
 8C : Lý, Trang
Kết quả lớp 8B
Điểm 9-10: (10) 
Điểm 7-8: (25) 
Điểm 5-6: ( 10)
Điểm 3-4: 
Điểm 1-2: 
Điểm 0 :
4, Củng cố:
GV: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài kiểm tra để củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh
5, Hớng dẫn về nhà 
Các em làm lại toàn bộ kiểm tra vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc18-19.doc