Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 107: Tiếng việt: Hội thoại

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 107: Tiếng việt: Hội thoại

Tiết 107 – Tiếng Việt:

HỘI THOẠI

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Vai xã hội trong hội thoại.

2. Kĩ năng: - Xác định các vai xã hội trong hội thoại.

3. Thái độ: - Biết xác định thái độ đúng đắn khi giao tiếp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Ra quyết định: - Lựa chọn cách sử dụng các vai xã hội để giao tiếp đạt hiệu quả.

2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các vai xã hội.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu các vai xã hội.

+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng các vai xã hội trong giao tiếp.

+ Thực hành có hướng dẫn: Tạo lập các hội thoại theo các vai xã hội theo tình huống giao tiếp.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 107: Tiếng việt: Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 107 – Tiếng Việt:
Hội thoại
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Vai xã hội trong hội thoại.
2. Kĩ năng: - Xác định các vai xã hội trong hội thoại.
3. Thái độ: - Biết xác định thái độ đúng đắn khi giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Ra quyết định: - Lựa chọn cách sử dụng các vai xã hội để giao tiếp đạt hiệu quả.
2. Giao tiếp: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các vai xã hội.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Phân tích các tình huống mẫu để hiểu các vai xã hội.
+ Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng các vai xã hội trong giao tiếp.
+ Thực hành có hướng dẫn: Tạo lập các hội thoại theo các vai xã hội theo tình huống giao tiếp.
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Vai xã hội trong hội thoại.
Giáo viên yêu cầu HS theo dõi ví dụ đoạn văn trích trong SGK. 
? Đọc diễn cảm đoạn trích?
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên? ai là vai dưới?
? Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
? Tìm những chi tiết cho thấy chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
- Như vậy, vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại gọi là vai xã hội.
? Vậy vai xã hội là gì?
? Theo em, vai xã hội được xác định như thế nào?
? Vai xã hội được thể hiện ở phương diện nào?
? Tác dụng của việc xác định vai xã hội là gì?
- Đọc diễn cảm.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe, hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
I. Vai xã hội trong hội thoại.
1. Vai xã hội là gì? 
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ gia tộc, người cô của bé Hồng ở vai trên, cậu bé Hồng là vai dưới.
- Cách xử sự của người cô vừa thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện được thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới – Gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ – một người mẹ đã từng mang nặng đẻ đau, nâng niu bú mớm cho Hồng.
- Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình là: nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng đã:
+ Tôi cũng cười đáp lại cô tôi.
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất, lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
+ Tôi cười dài trong tiếng khóc.
+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
- Hồng phải kìm nén sự bất bình như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô, Hồng xác định được vị trí của mình là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
2. Xác định vai xã hội.
a. Vai xã hội được xác định bằng hai kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại.
* Xét theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội.
- Quan hệ trên – dưới.
- Quan hệ ngang hàng.
* Xét theo mức độ tình cảm quen biết, thân tình: Quan hệ thân – sơ
- Đó chính là biểu hiện của mức độ tình cảm:
+ Tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt: Thân
+ Tình cảm quan hệ với bà con, làng xóm: Sơ
b. Vai xã hội được thể hiện rõ qua cách xưng hô.
- Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại.
c. Tác dụng của việc xác định đúng vai xã hội.
- Việc xác định đúng vai xã hội là điều hết sức quan trọng đối với người giao tiếp. Chỉ khi xác định được mình là ai trong cuộc giao tiếp, ta mới có thể chọn được:
+ Nội dung nói phù hợp.
+ Xưng hô phù hợp.
+ Cách nói phù hợp.
+ Thái độ phù hợp.
=> Nói cách khác: Việc xác định đúng vai xã hội trong hoạt động giao tiếp cho phép ta sử dụng lời nói đúng và thái độ đúng khi giao tiếp.
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
* GV: Hịch tướng sĩ là văn bản dùng để giao tiếp giữa Trần Quốc Tuấn và các binh sĩ dưới quyền. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy những chi tiết trong bài hịch này thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn.
? Em hãy chỉ ra những biểu hiện của thái độ nghiêm khắc và khoan dung đó?
- Nghe, hiểu.
- Theo dõi, chỉ ra.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Tìm những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc và bao dung của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ dưới quyền trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.
- Nghiêm khắc chi chỉ ra lỗi lầm của các tướng sĩ.
Ví dụ: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
- Khoan dung, khuyên bảo tướng sĩ hết sức chân tình:
Ví dụ: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc để vét của kho có hạn”.
“Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung đứng trong trời đất nữa”.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 2.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
2. Bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 3 ở nhà.
- Làm ở nhà theo hướng dẫn.
3. Bài tập 3.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà học bài, hoàn thiện Bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 107.doc