Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 19. Tiết 70, 71 .

I. Mục tiêu cần đạt .

1. Kiến thức:

- Bước đầu nhận biết được thể thơ bảy chữ .

- Biết phân biệt thơ bảy chữ với thơ năm chữ và thơ lục bát .

2. Kĩ năng:

- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

3. Thái độ :

- Tạo hứng thú cho việc học Ngữ văn và có ước mơ sáng tạo văn thơ .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Đọc Sgk , sgv , bảng phụ .

2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo yêu cầu giáo viên ở tiết trước, sưu tầm các bài thơ bảy chữ.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 19. Tiết 70, 71 .
Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Bước đầu nhận biết được thể thơ bảy chữ .
- Biết phân biệt thơ bảy chữ với thơ năm chữ và thơ lục bát .
2. Kĩõ năng:
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
3. Thái độ :
- Tạo hứng thú cho việc học Ngữ văn và có ước mơ sáng tạo văn thơ .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Đọc Sgk , sgv , bảng phụ .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo yêu cầu giáo viên ở tiết trước, sưu tầm các bài thơ bảy chữ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài .
Chúng ta đã được tìm hiểu về một thể loại văn học ở bại, tiết học hôm nay chúng ta bước vào xác định và làm thơ bảy chữ . 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành làm thơ bảy chữ . (87’)
 * Mục tiêu :
Giúp học sinh nhận diện luật thơ; tập làm thơ theo yêu cầu.
1.Giáo viên sử dụng bảng phụ viết bài thơ : bánh trôi nước 
2.Em có nhận xét gì về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu ?
 Chốt : 
+ Số câu, số tiếng.
+ Luật bằng trắc.
+ Đối, niêm.
+ Nhịp thơ.
+ Vần.
3.Gọi học sinh đọc gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng, trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ “ Chiều ”, “ Tối ”.
Sử dụng bảng phụ .
Nhận xét, sửa chữa.
4. Tìm chỗ sai trong bài thơ “Tốâi” và nêu lý do sai.
5.Em hãy suy nghĩ làm tiếp hai câu thơ cuối cho hoàn chỉnh bài thơ ?
 Gợi ý : a. Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng . Như thế là đề bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó . Muốn thế người viết phải biết các chuyện về chú Cuội như Cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc, .
Hai câu tiếp theo phải theo luật 
B B T T B B T
T T B B T T B
b. Về bằng, trắc 
T T B B B T T
B B B T T B B
Hai câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì hai câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè , chuyện nghỉ hè , chia tay , .
6.Yêu cầu học sinh đọc bài thơ tự sáng tác . 
 Chủ đề bài thơ nói về mùa xuân với khí trời mát mẽ trong lành. Đây cũng là thời tiết thích hợp để mai vàng ra hoa kết nụ. Một vài bông hoa vàng tươi rực rở điểm trên cành lá non xanh. Bài thơ tạo nên một bức tranh mùa xuân tràng đầy sức sống của hoa lá vào xuân. 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà .(1’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Ôn tập lại tất cả kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra học kì I.
Nghe.
Quan sát .
Thảo luận nhóm đôi . Trình bày .Nhận xét
Thảo luận, lên bảng thực hiện, nhận xét, bổ sung .
Xác định , sửa chữa .
Viết tiếp hai câu thơ cuối .
a.- Việc nói dối khiến cuội lên cung trăng, bị người chê cười : 
Đáng cho cái tội quân lừa dối 
Già khấc nhan gian vẫn gọi thằng 
- Chế giễu Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi :
Cung trăng chỉ toàn đất và đá 
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng 
- Lo cho chị Hằng : 
Cõi trần ai cũng nhường mặt nó 
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng 
-> Chữ “ mặt” không đúng luật bằng, trắc .
- Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng ? 
b. Nắng đấy rồi mưa như trút nước 
Bao người vẫn vội vã đi về 
Đọc bài thơ tự sáng tác.
Bình, nhận xét.
Nghe.
1. Nhận diện luật thơ .
a.Bài thơ : Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương ) 
 - Số câu , số tiếng : Bài thơ có 28 tiếng , 4 dòng ( gọi là thất ngôn tứ tuyệt).
- Luật bằng , trắc :
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
(1). em ( B ) – trắng ( T ) – vừa ( B)
(2). nổi ( T ) – chìm ( B ) – nước ( T )
(3). nát ( T ) – dầu ( B) – kẻ ( T).
(4). em ( B ) – giữ ( T ) – lòng ( B )
Các tiếng 1, 3, 5, có thể sử dụng bằng, trắc tùy ý ( nhất, tam, ngũ bất luận ) .
Các tiếng 2, 4, 6 phải phân minh, phân biệt rõ ràng, chính xác ( nhị, tứ, lục phân minh ) .
- Đối, niêm (dính vào nhau ) :
+ Bằng đối với trắc ( Câu 1 – 2; câu 3 – 4 )
+ Các cặp niêm : nổi – nát; chìm – dầu; nước – kẻ ( Câu 2 -3 bằng, trắc giống nhau -> niêm ).
- Nhịp : ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ( phần nhiều 4/3 ) .
- Vần : có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng ; vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1 .
 Vần : chân; bằng : “ on” : tròn (1), non (2), son (4).
 b. Bài thơ “ Chiều” ( Đoàn Văn Cừ )
- Nhịp :
 4/3 4/3
 3/4 3/4
 - Vần :
+ Chữ cuối câu 1 vần chữ cuối câu 2 vần chữ cuối câu 4
- Nhịp : 4/3
- Quan hệ bằng, trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ :
+ Câu 1, câu 2 bằng trắc đối nhau (đối) .
+ Câu 2, câu 3 bằng trắc giống nhau ( niêm) .
+ Câu 3 câu 4 bằng trắc lại đối nhau ( đối) .
c. Bài thơ “ Tối ” .
- Sai hai chỗ : 
+ Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp .
+ “ ánh xanh lè” chép thành “ ánh xanh xanh” , chữ “ xanh” sai vần .
- Sửa lại : 
+ Bỏ dấu phẩy .
+ Sửa chữ “ xanh” thành một chữ hiệp vần với “ che” -> “ lè” ( xanh lè ), “ vàng khè”, Bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhòe”, “ bóng trăng nhòe”, “ ánh trăng loe” .
2. Tập làm thơ .
a. Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
- Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi cả ngày đã sướng chăng ?
- Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bởn chị Hằng.
b.
- Phất phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gío đồng quê
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Hè về rạo rực tiếng ve ngân.
c.
Vui sao ngày đã chuyển sang xuân 
Gió mới hay hay rất trong lành
Mai vàng chớm nụ khắp thân cành
Điểm xuyết hoa vàng trên lá xanh.
* Nhận xét – Rút kinh ngiệm .
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 19. Tiết 72 .
Trả bài kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại những kiền thức đã học .
2. Kĩõ năng:
- Nhận biết, đánh giá, rút kinh nghiệm thông qua kết quả của bài làm .
3. Thái độ :
- Hướng khắc phục những lỗi thường mắc. Xác định động cơ học tập đúng đắn, có ý thức phấn đấu vươn lên .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Chấm bài, thống kê, nhận xét .
2. Học sinh : Ôn tập lại kiến thức có liên quan đến nội dung bài kiểm tra tổng hợp .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Giới thiệu bài .
Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhìn nhận lại kết quả rèn luyện những kĩ năng, kiến thức mà bản thân tiếp thu, vận dụng thông qua bài kiểm tra tổng hợp của chúng ta.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn trả bài kiểm tra . (42’)
* Mục tiêu :
Ôn tập lại những kiền thức đã học. Nhận biết, đánh giá, rút kinh nghiệm thông qua kết quả của bài làm.
1.Phát bài .
2. Yêu cầu học sinh lần lượt sửa chữa .
2. Sửa chữa, thống nhất đáp án, biểu điểm.
3. Nhận xét bài làm của học sinh .
4. Thu bài .
5. Động viên hướng phấn đấu .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
 Chuẩn bị phần học : “ Nhơ rừng” 
 + Đọc bài thơ, khái quát tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ .
 + Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật . 
 + Xác định nội dung tư tưởng .
 + Chỉ ra bộ tranh tứ bình trong bài thơ .
 Xác định tâm trạng của con hổ, tác giả .
Nghe.
Nhận bài .
Lên bảng sửa chữa .
Đối chiếu đáp án sửa chữa .
Nghe, rút kinh nghiệm
Nộp bài .
Nghe .
Đáp án 
( Tuần 18 . Tiết 68, 69 )
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
.
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19(1).doc