Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 27

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 27

Văn bản

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

 ( Nguyễn Trãi)

I, Mục tiêu cần đạt

 1.Kiến thức: Giúp hs thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV

 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ văn biền ngẫu.

 3.Thái độ: Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ , sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn

II, Chuẩn bị

- GV dự iến khả năng tích hợp : Phần tiếng việt qua Hành động nói ( tiếp theo), với phần TLV ở văn ôn tập luận điểm ; với thực tế lịch sử , với bài Sông núi nước Nam ( lớp 7) , Với bài Bình ngô đại cáo . Tranh ảnh chân dung Nguyễn Trãi

- HS : Học sinh học bài , soạn bài

 III, Tiến trình lên lớp

 1, ổn định tổ chức (8)

 2, Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn văn trong ài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất . Luận điểm chính của tác giả trong đoạn đó là gì ?

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27, tiết 105
Ngày soạn:
Ngày dạy: VăÊn bản
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA 
 	 	( Nguyễn Trãi)
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức: Giúp hs thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ văn biền ngẫu.
 3.Thái độ: Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ , sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn 
II, Chuẩn bị 
GV dự iến khả năng tích hợp : Phần tiếng việt qua Hành động nói ( tiếp theo), với phần TLV ở văn ôn tập luận điểm ; với thực tế lịch sử , với bài Sông núi nước Nam ( lớp 7) , Với bài Bình ngô đại cáo . Tranh ảnh chân dung Nguyễn Trãi 
HS : Học sinh học bài , soạn bài 
 III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức (8’)
 2, Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn văn trong ài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất . Luận điểm chính của tác giả trong đoạn đó là gì ? 
- Câu kết bài và nhiều câu khác trong bài Hịch chứng tỏ TQT không chỉ là vị chủ soái giàu ý chí , niềm tin , kiên quyết và nghiêm khắc mà còn là một vị chủ tướng ntn? 
 3, Bài mới : Sau khi hai đạo viện binh bị diệt , cùng kế Vương Thông , tổng binh thành Đông Đô ( Thăng Long ) xin hàng , đất nứoc đại Việt sạch bóng quân thù . Ngày 17/12 năm Đinh Mùi , tức tháng 1-1428 , Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) soạn thảo và công ố bản Bình Ngô đại cáo để tuyên bố cho toàn dân được rõ cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh xâm lược đã toàn thắng , non sông trở lại độc Lập , thái bình.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chung (10’)
Gv cùng hs đọc ( Gịong điệu trang trọng, hùng hồn, tư hào. Chú ý tình chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng) Gọi hs đọc chú thích trong sgk 
(?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? ( sgk)
(?) Vb này thuộc thể loại gì ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó ? (để trình bày chủ trương , công bố kết quả một sự nghiệp )
 (?) Trong bố cục của bốn phần của bài đại cáo , trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào ? Tóm tắt nội dung chính của phần này ?
 (?) Vb này chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần ? 
- 2 câu đầu : tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
- 8 câu tiếp theo :vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
- Phần còn lại: dẫn chứng thực tiễn để làm rõ nguyên lí nhân nghĩa 
(?) Tại sao Bình Ngô đại cáo lại mang ý nghĩa trọng đại ? (Được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân minh ) 
(?) VB này được viết bằng phương thức gì ? Vì sao em biết ? 
 Hoạt động 2: Phân tích (25’)
Gọi hs đọc 2 câu đầu 
(?) Nhân nghĩa ở đây có nội dung gì ? yêu dân và điếu phạt 
(?) Nếu hiểu yêu dân là giữ yên cuộc sống cho dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai ? 
( Dân là dân nước Đại Việt.Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà minh )
(?) Ở đây , hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân ntn? 
- Trừ giặc minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân 
(?) Vậy từ đó, có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong Bình ngô đại cáo ntn? 
 (?) Bình ngô đại cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân minh , được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa vì dân . Từ đó em hiểu gì về : Tính cất của cuộc kháng chiến này ? Tư tưởng của người viết bài cáo này ? ( HSTLN )
- Chính nghĩa phù hợp với lòng dân . Thân dân , tiến bộ 
 Gọi hs đọc 8 câu tiếp theo 
(?) Trong phần vb này trình bày nề văn hiến Đại Việt , các biểu hiện nào được nói tới ? 
- Lãnh thổ riêng ( Núi sông bở cõi đã chia )
- Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng khác )
- Lịch sử riêng ( Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần ,  )
(?) Núi sông đã chia , phong tục cũng khác , các lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt ? 
- Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng , văn hoá riêng 
(?) Khi nhắc đến các triều đại Đại Việt xây nền độc lập song soang cùng các triều đại Trung Hoa và các hào kiệt của nước ta đời nào cũng có . Tác giả đã dựa trên các chứng cớ lịch sử nào ?
 ( Các triều đại Đại Việt từ Triệu , Đinh , Lí , Trần xây nền độc lập trong các cuộc đương đầu với các triều đại Hán , Đường , Tống , Nguyên phương Bắc )
(?) Tính thuyết phục của các chứng cớ này là gì ? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ? 
- Ý nghĩa khái quát của sự thất lịch sử không thể chối cãi 
(?) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
- So sánh ta với TQ , dùng các câu văn biền ngẫu 
- Khẳng định tư cách độc lập của nước ta . Tạo sự uyễn chuyển nhịp nhàng cho lời văn , dễ nghe , dễ đi vào lòng người 
(?) Từ đây , tư tưởng và tình cảm nào của người viết Bình Ngô đại cáo được bộc lộ ?
 (Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt . Tình cảm tự hào dân tộc) 
 Gọi hs đọc đoạn còn lại 
Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm 
(?) Các chứng cớ này được ghi lại trong những lời văn nào ? 
 “Lưu cung tham công nên thất bại 
..
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Ma”õ
(?) Em hãy làm rõ các chứng cớ có liên quan đến các nhân vật Lưu cung , Triệu Tiết , Ô Mã , địa danh Hàm Tử ? ( sgk )
(?) các câu văn này được viết theo cấu trúc gì , sử dụng nghệ thuật ntn? 
 (Hai câu đầu biền ngẫu) 
(?) Nêu tác dụng của các câu văn biền ngẫu này ? 
- Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch . Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn , dễ nghe , dễ nhớ 
(?) Ở đây , tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ ?
 ( Khẳng định độc lập của nước ta . Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta )
(?) Học qua đoạn trích này , em hiểu được những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta ? ( Ghi nhớ sgk)
(?) Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ có gì nổi bật ? 
- Giàu chứng cớ lịch sử , giàu cảm xúc tự hào , giọng văn hùng hồn , lời văn biền ngẫu nhịp nhàng , ngân vang 
(?) Từ nội dung vb này , em hiểu gì về Nguyễn Trãi ? 
- Đoại diện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ . Giàu tình cảm và ý thức dân tộc . Giàu lòng yêu nước thương dân 
I, Đọc, tìm hiểu chú thích 
 1.Đọc
 2.Tác giả, tác phẩm
 Sgk 
 3.Thể loại: Thể cáo
4. Bố cục : 3 phần 
II, Phân tích
1, Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo” 
 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân , trừ bạo . Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình , hạnh phúc . Muốn yêu dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn 
 2, Vị trí và nội dung chân lí về sự tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
- Lãnh thổ riêng ( Núi sông bở cõi đã chia)
- Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng khác )
- Lịch sử riêng ( Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần , )
- Các triều đại Đại Việt từ Triệu , Đinh , Lí , Trần xây nền độc lập trong các cuộc đương đầu với các triều đại Hán , Đường , Tống , Nguyên phương Bắc 
 So sánh ta với TQ , dùng các câu văn biền ngẫu. Khẳng định tư cách độc lập của nước ta . Đề cao ý thức dân tộc Đại Vie
3, Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc 
“Lưu cung tham công nên thất bại 
..
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.”
 -> Cấu trúc biền ngẫu , liệt kê Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch . Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu . 
 ->Khẳng định độc lập của nước ta . Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta
* Ghi nhớ : sgk 
IV, Luyện tập 
 GV hướng dẫn hs làm 
 	4, Củng cố :Hãy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích này bằng một sơ đồ? (1’) 
5, Dặn dò : Nắm chắc cách lập luận , học thuộc ghi nhớ . Soạn bài mới “ Hành động nói” (1’)
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần 27, tiết 106
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiếng Việt 
HÀNH ĐỘNG NÓI 
 ( Tiếp Theo)
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức: Giúp hs hiểu :
Nói cũng là một thứ hành động 
Số lượng hành động nói khá lớn , nhưng có thể quy lại thành một số kiêu khái quát nhất định 
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp.
 3.Thái độ: Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói 
II, Chuẩn bị 
GV dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Nước Đại Việt ta, với phần tập làm văn qua vb Oân tập về luận điểm ; Viết đoạn văn trình bày luận điểm 
HS : học bài , soạn bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức (7’)
 2, Kiểm tra bài cũ : Hành động nói là gì ? 
Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp ? cho vd minh hoạ 
 3, Bài mới 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói (20’)
 Gọi hs đọc vd sgk 
(?) Hãy đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây , Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp và dấu (- ) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả ?
 Câu 
Mục đích 
1
 2
 3 
 4 
 5 
 Hỏi 
Trình bày 
 + 
 + 
 + 
Điều khiển 
Hứa hẹn 
Bộc lộ cảm xúc 
 + 
 +
(?) Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên ? 
- Đều là câu trần thuật , đều kết thúc bằng dấu chấm 
(?) Qua đó cho ta thất những câu nào giống nhau về mục đích ? ( câu 1,2,3 ) – Trình bày ; câu 4.5 Cầu khiến 
(?) Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu trong đoạn văn trên , chúng ta thấy cùng là câu trần thuật , nhưng chúng có thể có những mục đích kh ... án đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ , toàn điện 
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề 
3, Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ , lại vừa cần có sự phân biệt với nhau . Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tựhợp lí : Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau , còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận
II, Luyện tập (15’)
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 ? ( HSTLN)
(?) Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì ?
Bài tập 1 : 
 Luận điểm của phần văn bản này không phải là “ Nguyễn Trãi là một ông tiên” , cũng không hăn là “ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”, mà là “ Nguyễn trãi là tinh hoa của đất nước , dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”
Bài tập 2 :
a, Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề “ giáo dục là chìa khoá của tương lai” ( hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất ) . Đấy là vấn đề nghị luận , đồng thời cũng là luận điểm trung tâm . Vì thế , không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này ( như: Nước ta có truyền thống giáo dục lâu đời ) làm luận điểm của bài văn 
b, Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự dưới đây :
 * Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì những lẽ sau 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số ; thông qua đó , quyết định môi trường sống , mức sống ,  trong tương lai 
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách , trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay , những người sẽ làm nên thế giới ngày mai 
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai 
- Cũng do đó , giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế chính trị và cho tiến bộ xh sau này 
4, Củng cố : Luận điểm là gì ? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ntn?. (3’)
5, Dặn dò : Về nhà học bài , hoàn thành bài tập còn lại 
Soạn bài mới : “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”. (1’)
IV.Rút kinh nghiệm: 
Tuần 27, tiết 108
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức: Giúp hs nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình ày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp 
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
 3.Thái độ: Nghiêm tuc học tập và biết cách viết văn
II, Chuẩn bị 
GV dự kiến khả năng tích hợp : Phần văn qua vb Nước Đại Việt ta, với phần tập làm văn qua vbôn tập văn nghị luận ; Phần TV qua vb Hành động nói ( tt)
HS : học bài , soạn bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : Luận điểm là gì ? Luận điểm cần phải đảm bảo nững yêu cầu nào ? 
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ntn?. 
 3, Bài mới : Ai cũng biết rằng , công việc làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm . Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác : trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra . Khoông biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được , cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm , ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề . vậy để làm được điều đó , chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học này . 
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Trình bày luận điểm tành một đoạn văn nghị luận
Gọi hs đọc 2 đoạn văn a, b 
(?)Hãy tìm những câu nêu chủ đề ( luận điểm ) trong mỗi đoạn văn trên ?
- Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng , chính xác . Nhờ câu chủ đề , ta dễ dàng nhận thấy ù rằng đoạn văn ( a) có luận điểm : “ ( Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
b, Có luận điểm : “ Đồng bào ta ngày nay cũng ( nồng nàn yêu nước ) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
(?) Câu chủ đề của mỗi đoạn văn nằm ở vị trí nào ? 
- a, ở cuối đoạn . b ở đầu đoạn 
(?) trong hai đoạn văn trên , đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo qui nạp ? phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mỗi đoạn 
- a, ở cuối đoạn – qui nạp ; b ở đầu đoạn - diễn dịch 
 Gọi hs đọc các điểm 1,2 của phần ghi nhớ 
Yêu cầu hs chú ý đoạn văn 2 
(?) Xác định luận điểm của đoạn văn , câu chủ đề đặt ở vị trí nào ? Từ đó xác định kiểu đoạn văn trên ?
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn , đó là câu : Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà , nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
* Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là : bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện rõ qua việc chúng mua chó 
(?) Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không ? Vì sao?
( Cách lập luận tương phản : đặt chó bên người , đặt cảnh xem chó , quí chó vồ vập mua chó , sung sướng , bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó ( chị Dậu ) cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ) 
(?) Nếu thay đổi chật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn ntn? 
- Nếu sắp xếp ngược lại : đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yếu quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi , lỏng lẻo hơn . vậy cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ , không thể đảo tuỳ tiện 
(?) Những cụm từ : chuyện chó , giọng chó , rước chó , chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhắm mục đích gì ? 
- Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung , vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng , lí thú
(?) Qua đó em có nhận xét gì về cách diễn đạt lập luận đó ? ( sgk)
Nội dung
I.Trình bày luận điểm tành một đoạn văn nghị luận 
* Đoạn 1 : 
a, câu chủ đề : “ ( Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
 Vị trí : nằm ở cuối đoạn văn – qui nạp 
b, có luận điểm : “ Đồng bào ta ngày nay cũng ( nồng nàn yêu nước ) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
 Vị trí : nằm ở đầu đoạn văn – diễn dịch 
Ghi nhớ : 1,2 sgk 
* Đoạn 2 
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn , đó là câu : Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà , nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
- Cách lập luận tương phản : đặt chó bên người , đặt cảnh xem chó , quí chó vồ vập mua chó , sung sướng , bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó ( chị Dậu ) cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ
- Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung , vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng , lí thú
 Diễn đạt trong sáng , hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục 
II, Luyện tập 
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 ? ( HSTLN)
(?) Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì ?
(?) Hãy nêu yêu cầu bài tập 3 ? ( HSTLN)
Bài tập 1 : Diễn đạt ý mỗi câu thành một luạn điểm ngắn gọn hơn :
A, Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu 
B, Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ 
Bài tập 2 :
- Đoạn văn được viết trìnhbày luận điểm : “ tế Hanh là một người tinh lắm” . Luận điểm ấy được cứng thực qua 2 luận cứ 
+ tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương 
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ , cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật 
- Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến , luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước . Nhờ sự sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm 
Bài tập 3 :
A, Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài 
- Luận cứ 1 : Làm bài tập chính là thực hành bài học líthuyết . Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại , sâu hơn , bản chất hơn 
- Luận cứ 2 : Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn 
- Luận cứ 3 : Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy , đặt biệt là tư duy phân tích , tổng hợp , so sánh , chứng minh , tính toán 
- Lận cứ 4 : vì vậy , nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì học mới đầy đủ và vững chắc 
B, Luận điểm : Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy 
- Luận cứ 1 : học vẹt là học thuộc lòng , có khi không cần hiểu , hoặc hiểu lơ mơ 
- Luận cứ 2 : Học không hiểu mà cứ ọc thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế 
- Luận cứ 3 : học vẹt chỉ mất thời gian , công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực 
- Luận cứ 4 : Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy , suy nghĩ
- Luận cứ 5 : Bởi vậy không thể theo cách học vẹt . Học bao giờ phải cũng trên cơ sở hiểu , gắn với nhận thức đúng về sự vật , vấn đề 
4, Củng cố : Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần chú ý điều gì ? 
5, Dặn dò : Về nhà học bài , hoàn thành bài tập còn lại 
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan27.doc