Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường TH Canh Liên

 Tuần 19- Tiết 73 Bài 18 Văn bản NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ )

I- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tai tù túng , tầm thường , giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .

 - Rèn kỉ năng cảm thu, phân tích văn bản .

 - Giáo dục HS lòng yêu tự do .

 II- Chuẩn bị :

 1-GV : N/c sgk, sgv , tài liệu tham khảo

 2- HS : Đọc kĩ văn bản , chú thích

 Trả lời câu hỏi sgk

 III- Tiến trình tiết dạy :

 1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

 2- KTBC : (3) Kiểm tra dụng cụ học tập và sự chuẩn bị bài của HS

 3- Bài mới :

 a- Giới thiệu bài (1) Đối với phong trào thơ mới , Thế Lữ được đánh giá rất cao : Nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết : “ Độ ấy thơ mới vừa ra đời Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam “ Bài thơ” Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ , nó được coi như là một trong những tảng đá đầu tiên xây nền thơ mới Việt Nam .

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 N Soạn 15-1-2006 
 Tuần 19- Tiết 73 Bài 18 Văn bản NHỚ RỪNG 
 ( Thế Lữ ) 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt , nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tai tù túng , tầm thường , giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú . 
 - Rèn kỉ năng cảm thu,ï phân tích văn bản .
 - Giáo dục HS lòng yêu tự do .
 II- Chuẩn bị : 
 1-GV : N/c sgk, sgv , tài liệu tham khảo 
 2- HS : Đọc kĩ văn bản , chú thích 
 Trả lời câu hỏi sgk 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
 1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
 2- KTBC : (3’) Kiểm tra dụng cụ học tập và sự chuẩn bị bài của HS 
 3- Bài mới :
 a- Giới thiệu bài (1’) Đối với phong trào thơ mới , Thế Lữ được đánh giá rất cao : Nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết : “ Độ ấy thơ mới vừa ra đời Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam “ Bài thơ” Nhớ rừng là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ , nó được coi như là một trong những tảng đá đầu tiên xây nền thơ mới Việt Nam .
 b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
7’
8’
5’
18’
Hđộng 1: 
-Gọi 1 HS đọc chú thích * 
- Hãy nêu những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ 
+Nhấn mạnh, bổ sung thêm một số ý : Phong trào thơ mới , cuộc đấu tranh , tranh luận về thơ mới , thơ cũ , ý nghĩa của bút danh Thế Lữ , vị trí của Thế Lữ . Giá trị và ảnh hưởng to lớn của bài thơ “Nhớ rừng “ 
*H động2 : H/dẫn HS tìm hiểu văn bản 
-Đọc mẫu một lượt 
H/dẫn đọc , lưu ý các em đọc chính xác , giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ .
- Kiểm tra việc đọc và tìm hiểu từ khó phần chú thích , lưu ý những từ Hán việt và từ cổ 
*H động 3: 
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? cho biết bố cục của bài thơ 
+ Cung cấp thêm : Đây là sự sáng tạo của thơ mới , trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (hay hát nói ) truyền thống 
+Bố cục bài thơ (bảng phụ ) 
*Hđộng 4: H/dẫn HS phân tích văn bản : 
- Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào ? 
- Gọi HS đọc lại đoạn 1 
- Đoạn 1 nói lên điều gì về hoàn cảnh đặc biệt và tâm trạng của hổ ? 
- Em có nhận xét gì về từ “khối “ khi tác giả viết “ khối căm hờn “ 
- Trong tâm trạng ấy hổ tỏ thái độ như thế nào với những con người và con vật khác ? vì sao hổ đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng lũ gấu , cặp báo ? 
+Tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú . Từ chỗ là “ chúa tể của muôn loài “ , la”ø oai linh “ nơi “rừng thẳm” , nay bị nhốt chặt trong cũi sắt , trở thành” trò lạ mắt “ , thành thứ đồ chơi của lũ người “ngạo mạn , ngẩn ngơ”
ngang hàng với bọn gấu “dở hơi “ và cặp báo “vô tư lự “ .Bị giam cầm trong môi trường tù túng , tầm thường chán ngắt , con hổ vô cùng căm uất “ gặm một khối căm hờn “ nhưng không có cách nào đẻ thoát được nên đành buông xuôi bất lực và ngao ngán “ nằm dài trông ngày tháng dần qua “ 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 4 
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào ? 
- Lưu ý HS giọng giễu nhại của những câu thơ trong đoạn 4 với một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp , với cách ngắt nhịp ngắn dồn dập ,có lúc như kéo dài ra , giọng chán chừng , khinh miệt .
* Giảng : cảnh vườn bách thú “ tầm thường “ , “giả dối “ , tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bỡi những tâm hồn lãng mạng . Thái độ ngao ngán , chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội .
- Gọi HS đọc đoạn 2 và 3 
-Cảnh núi rừng hùng vĩ , nơi con hổ ngự trị những “ ngày xưa “ hiện ra trong nỗi nhớ của hổ như thế nào ? 
+Giảng tổng hợp 
Cảnh núi rừng đại ngàn ,cái gì cũng lớn lao , cũng phi thường , bóng cả , cây già , gió gào ngàn , nguồn thét núi thét khúc trường ca dữ dội .., cũng hoang vu , bí mật chốn ngàn năm cao cả âm u ..
(chú ý những từ ngữ phong phú được sử dụng để diễn tả cái lớn lao , mạnh mẽ , phi thường của giang sơn con hổ xưa kia ) 
- Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó , hình ảnh con hổ hiện ra như thế nào ? 
+Hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật vứi một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt , khi rừng thiêng tấu lên “khúc trường ca dữ dội “ thì con hổ cũng “ bước chân lên “ với một tư thế dõng dạc , đường hoàng sau bước chân là tấm thân xuất hiện từ từ , mềm mại “như sóng cuộn “ ánh mắt của hổ la”ø mắt thần sáng quắc “Hổ thực đã chế ngự hoàn toàn cảnh vật “mọi vật đều im hơi “ nó đầy kiêu hãnh khi tự khẳng định địa vị cao quí của mình “ Ta biết muôn loài “ 
- Đọc chú thích * 
- Trình bày tiểu sử của tác giả 
Sáng lập phong trào thơ mới ,hoạt động sân khấu , tác phẩm chính .
- Lắng nghe 
- Nghe đọc mẫu 
- Nghe hướng dẫn đọc văn bản 
-HS đọc 
- Trả lời câu hỏi của GV về các chú thích (sgk ) 
+Thể thơ 8 chữ 
+Bố cục : 5 đoạn 
( nêu ý chính mỗi đoạn ) 
+ Cảnh vườn bách thú , nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1-4 ) 
+Cảnh núi rừng hùng vĩ , nơi con hổ” ngự trị” “ngày xưa “ (đoạn 2, 3 ) 
-Đọc đoạn 1 
+hổ bị giam cầm , từ chỗ là “chúa tể muôn loài “..rrơ thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn , ngang bầy với bọn gấu , báo “ dể hơi” , “vô tư lự “ 
+Căm hờn thành khối mà con hổ gậm là một sự diễn đạt rất hay về tâm trạng căm hờn âm ỉ , thường trực của con hổ bị giam cầm 
+Hổ khinh những con người giễu cợt nó , tạm htời chiến thắng nó , coi thường những con gấu , bá cùng bị giam 
+Hổ đau xót vì lũ gấu, báo vô tư không nhận thấy , không biết được những nỗi nhục nhằn tù hãm , chúng không có khát vọng tự do nên không hề phản ứng gì .
- Đọc tiếp đoạn 4 
+ Cảnh vườn bách thú trong con mắt của vị chúa tể sơn lâm thật đáng chán , đáng khinh , đáng ghét . Tất cả chỉ là đơn điệu , nhàm tẻ “không đời naò thay đổi “ “sửa sang “, “tầm thường “ , “ giả dối “ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn mênh mông và bí hiểm .
- Lắng nghe 
- Đọc đoạn 2và 3 
+HS suy nghĩ trả lời 
+HS thảo luận nhóm trả lời 
I-Giới thiệu :
1-Tác giả : Thế Lữ (1907-1989) , quê Bắc Ninh 
-Nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới . Góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới .
2-Tác phẩm : Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất của Thế Lữ và tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới 
II-Tìm hiểu văn bản 
1- Đọc tìm hiểu chú thích 
2- Tìm hiểu thể thơ và bố cục :
- Thể thơ 5 chữ 
- Bố cục 5 đoạn 
3- Phân tích :
a- Cảnh con hổ ở vườn bách thú : 
- Bị giam hãm” trong cũi sát “ 
- Căm uất , ngao ngán 
- Cảnh vườn bách thú : tù túng , tầm thườmg , giả dối 
b, Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó 
-Cảnh núi rừng kì vĩ , khoáng đạt và bí hiểm .
- Hình ảnh hổ : oai phong , đầy sức mạnh và uy quyền 
 * Củng cố tiết 1 :( 3’ )
 a- Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ “Nhớ rừng “ 
 A- Cảnh núi rừng hùng vĩ , khoáng đạt , bí hiểm . C- Cảnh đại ngàn bao la , rộng lớn 
 B- Cảnh vườn bách thú tù túng , tầm thường , giả dối . D- Gồm A và B 
b- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong khổ thơ 2 , 3 như thế nào ? ( Có tư thế oai phong mà mềm mại , uyển chuyển của vị chúa tể ) 
 Tiết 74 NHỚ RỪNG và ÔNG ĐỒ 
 (Vũ Đình Liên ) 
 I- Mục tiêu cần đạt : 
 - Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ “Nhớ rừng “ 
 - Bài “Ông đồ “ giúp HS :
 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ , qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền .
 - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc củabài thơ .
II- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định : (1’) 
KTBC : (3’) Đọc ï thuộc một đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ rừng “ của Thế Lữ 
Bài mới :
 a- Giới thiệu bài : (1’) Tiết 74 cô cùng các em tìm hiểu tiếp bài thơ “Nhớ rừng “ về những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ . 
 Bài thơ “Ông đồ “ của Vũ Đình Liên cũng có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới như thế nào , cô cùng các em tìm hiểu ở tiết học này . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾNTHỨC
10’
5’
20’
Hđộng 4 : H/dẫn HS tìm hiểu tiếp đoạn 3 
- Y/cầu HS đọc lại đoạn 3 
- Đoạn thơ thứ 3 có thể coi là bức tranh đẹp với chủ đề : Chúa sơn lâm ngự trị giang sơn của mình . Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của bức tranh này ? . 
( gợi ý cho HS cảm nhận được những sáng tạo NT độc đáo trong những câu thơ “Nào đâu những đêm vàng ” 
+Bức tranh đẹp lộng lẫy .Bốn cảnh , cánh nào cũng có núi rừng hùng vĩ , tráng lệ với con hổ uy nguy làm chúa tể . Đó là cảnh những” đêm vàng bên bờ suối “ hết sức diễm ảo với h/ảnh con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan “ đầy lãng mạn . Đó là cảnh “ ngày mưa chuyển bốn phương ngàn “ với h/ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương : “ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới “ . Đó là cảnh “bình minh cây xanh nắng gội “ chan hoà ánh sáng , rộn rã tiếng chim đang ca hát trong giấc ngủ của chúa sơn lâm và đó là cảnh “ chiều lênh láng máu sau rừng “ , thật dữ dội với con hổ đang chờ đợịmặt trời “chết” để” chiếm .. bí mật “ trong vũ trụ . ở cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ , vừa thơ mộng ,và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt , kiêu hùng , đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực . 
- Phân tích vắn tắt giá trị thẩm mĩ của những từ ngữ , h/ảnh thơ trong đoạn thơ trên . 
+ GV chốt lại : Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng , chỉ hiện ra trong nỗ nhớ da diết đau đớn của con hổ . Một loa ... (1’) Cho HS nhắc lai các kiểu câu chia theo mục đích nói , từ đó giới thiệu kiểu câu nghi vấn mà tiết học hôm nay tìm hiểu .
Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
20’
15’
Hđộng1 : 
- Treo bảng phụ (đoạn trích sgk ) 
- Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
-Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? 
+Dẫn dắt để HS thấy được đặc điểm hình thức những từ nghi vấn 
-Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? 
+Bổ sung thêm : Những câu nghi vấn dùng để hỏi , bao gồm cả tự hỏi như câu “Ngày đầu tiên gặp gỡ duyên gì hay không ? “ 
- Y/cầu HS tự đặt những câu nghi vấn 
- H/dẫn HS đặt câu , sửa chữa 
+Hệ thống hoá kiến thức:
- Qua tìm hiểu ví dụ , em hiểu câu nghi vấn là câu như thế nào ? ( đặc diểm về hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ) 
+ GV : kết luận 
- Cho HS đọc lại ghi nhớ (sgk) 
*Hđộng 2 : H/dẫn luyện tập :
-Đọc bài tập 1 và nêu y/cvầu bài tập 
-Gợi ý , nhận xét sửa chữa 
+Lưu ý HS : Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu ( chỉ có trong ngôn ngữ viết )thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
B/tập 2 a- HS dễ dàng xác định 
b- GV cho HS so sánh 2 câu : 
+ Mình đọc hay tôi đọc ? 
+Mình đọc hoặc tôi đọc .
Lưu ý kĩ HS ở trường hợp (b) từ hay cũng xuất hiện trong các kiểu câu khác , nhưng riêng câu nghi vấn từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc được . Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu sai NP hoặc biểu thị một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn . 
B/tập 3 : 
Lưu ý thêm : trong tiếng việt tổ hợp x cũng nư ai cũng , gì cũng , nào cũng ..
Bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định (vd: Ai cũng thấy thế . Mọi người đều thấy thế .) X là 1 từ phiếm định , chứ không phải là nghi vấn . 
B/tập 4 : 
-GV cho HS thấy rõ sự khác nhau giữa 2 kết cấu có..không , đãchưa qua việc phân tích tính chất đúng , sai .
B/tập 5 : 
- Lưu ý trường hợp (b) Câu trả lời có thể là q/khứ , cũng có thể là t/lai , mà cũng có thể phủ định : Không tôi chưa từng đi Hà Nội 
- HS đọc đ/ trích (b/phụ)
+ Gồm các câu:Sáng nay người ta..lắm không ?” , “Thế làm sao..khai ? “ , “Hay là ..đói quá ? “ 
+Thể hiện ở dấu chấm hỏi 
+Câu có những từ nghi vấn có , không , (làm) sao, hay (là ) 
+Để hỏi 
- Lắng nghe 
-Đặt câu nghi vấn ( sử dụng các từ nghi vấn (ai, có..không ..) 
+Trả lời 
+Đọc ghi nhớ (sgk) 
+Xác định yêu cầu bài tập , thực hiện , sửa chữa 
B/tập 1 làm việc cá nhân 
-> câu nghi vấn , cần tr/ûlời 
-> câu trần thuật 
( 2 HS đóng vai – 1HS nói , HS còn lại thực hiện hành động tương ứng ) 
- Đọc lần lượt từng câu a,b,c,d,
+Câu a,b có các từ nghi vấn như có..không, tại sao , nhưng những kiểu câu chứa những từ này chỉ làm BN trong câu .
-Làm việc cá nhân 
-Làm việc theo nhóm 
-Đại diện nhóm rình bày kết quả
I-Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn : 
-Có những từ nghivấn
(ai, gì, nào, sao,đâu, bao giờ ,bao nhiêu, à, ư, hả , chứ , (có) ..không , (đã) ..chưa..) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn )
-Có chức năng chính là dùng để hỏi .
+Khi viết kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi .
II- Luyện tập : 
1- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó :
a.Chị khất ..phải không ? 
b,Tại sao con người ..thế? 
c.Văn là gì ? chương là gì ? 
d.Chú mình muốn ..không? 
Đùa trò gì? Cái gì thế ? chị Cốc hả ? 
2- a. Căn cứ xác địnhcâu nghi vấn có từ hay 
b.Trong câu nghi vấn từ hay không thểthay thế bằng từ hoặc 
3- Không đặt được dấu chấm hỏi ở cuối câu , vì đây không phải là những câu nghi vấn .
4-Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau : 
a.Anh có khoẻ không ? 
b.Anh đã khoẻ chưa ? 
*Về hình thức : 
có không # đã ..chưa 
*về ý nghĩa : 
Câu b có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề sức khoẻ , nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí , còn câua ,không hề có giả định đó . 
5- Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2câu a.Bao giờ anh đi Hø Nội ? 
b- Anh đi Hø N bao giờ ? 
+Khác về HT :
a.”Bao giờ “đứng đầu câu 
b.”Bao giờ “ đứng cuối câu 
+Khác về ý nghĩa :
a.Hỏi về thời điểm của 1 hoạt động sẽ diễn ra trong tương lai 
b.Hỏi về thời điểm của một hoạy động diẽn ra trong quá khứ .
Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5 ‘) 
a- Củng cố : - Thế nào là câu nghi vấn ? Đặt một câu nghi vấn .
b-Hướng dẫn về nhà : - Học nội dung bài , làm bài tập 5,6 / 73 
- Chuẩn bị bài : Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh . Đọc và trả lời câu hỏi ( sgk ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
..
..
..
..
NSoạn :19-1-2006 
Tuàn 19- tiết 76 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I- Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS biết sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí .
- Rèn luyện HS biết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh .
II- Chuẩn bị : 
GV : N/cứu sgk , sgv , tài liệu yham khảo , soạn giảng 
HS :Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trìh tiết dạy : 
Ổn định (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
KTBC : (5’) 
- Giới thiệu chương trình tập làm văn học kì II 
- H/dẫn HS phương pháp học tập bộ môn 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Để viết được một văn bản thuyết minh thì việc xây dựng đoạn văn trong văn bản là một vấn đề quan trọng . Bài học hôm nay , giúp các em biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn cho hợp lí .
Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10’
8’
7’
12’
Hđộng 1 : Tìm hiểu cách sứp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh 
Bước 1 : Cho HS đọc đoạn văn a 
- Trong đoạn văn này , câu nào là câu chủ đề ? các câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì ?
+ Câu 1 là câu chủ đề 
+ Câu 2 : cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi . Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị nhiễm . Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước thứ ba .Câu 5 nêu dự báo đến 2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước . 
- > các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề . Câu nào cũng nói về nước .
- Đoạn văn a được viết theo cách nào diễn dịch , qui nạp , móc xích , song hành ? 
- Quan sát đoạn văn a và cho biết về hình thức , đ/văn được xác định như thế nào ? Về nội dung đ/văn phải như thế nào ? 
+GV cung cấp cho HS một số khái niệm đầy đủ về đ/ văn trong văn bản. 
Bước 2 : Cho HS đọc đoạn văn b 
- Câu chủ đề , từ ngữ chủ đề trong đoạn văn này là gì ? các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ gì ? 
H động 2 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh bút bi 
- Theo em, nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thé nào ? 
- Gọi HS trả lời 
- Cho HS khác bổ sung 
* Y/cầu HS đọc đoạn văn a (sgk) 
- Nhược điểm của đoạn văn này là gì ? 
- Đoạn văn trên nên tách ra làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn trình bày ý gì ? 
* Y/cầu HS viết ra giấy , chữa đoạn văn viết chưa chuẩn thành hai đ/ văn phù hợp .
- Kiểm tra sửa chữa 
Hđộng 3: Nhận xét và sửa lại đ/văn viết về đèn bàn 
-Giới thiệu đèn bàn như thế nào ? Đ/v giới thiệu đèn bàn (sgk) có nhược điểm gì ? Nêu cách chữa 
- Cho HS viết vào giấy 
- K/tra , nhận xét , sửa chữa 
- Cho HS đọc ghi nhớ sgk 
Hđộng 4: Luyện tập 
*H/dẫn HS viết MB, KB cho đề văn giới thiệu trường em 
+MB:Giới thiệu tên trường ,trường thuộc xã, huyện , tỉnh ? 
+KB: Bày tỏ thái độ ( niềm tin tưởng , hi vọng ) đối với trường.
*Cho HS mô phỏng đoạn văn viết về Phạm Văn Đồng để viết tiếp về Chủ Tịch Hồ Chí Minh .
- Nhận xét , sửa chữa 
- Đọc đ/văn a 
+ Câu 1 là câu chủ đề 
+ Các câu còn lại bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề .
+Đ/văn diễn dịch 
+Bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuốg dòng 
.+Đoạn văn thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh 
-Đọc đ/văn b 
+Câu chủ đề (1) 
Từ ngữ chủ đề : Phạm Văn Đồng 
+ Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm .
+Trước hết phải giới thiệu cấu tạo . Phải chia ra từng bộ phận , ruột bút bi (phần quan trọng nhất ), , vỏ bút bi , ngoài ra có các loại bút bi . 
+ Ruột bút bi gồm đầu bút bi và ống mực , loại mực đặc biệt . Phần vỏ gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm các bút viết , phần này gồm ống , nắp bút có lò xo . 
-Đọc đoạn văn( a ) 
+Nhược điểm đoạn văn này là lộn xộn ( các loại bút bi nói lẫn vào phần cấu tạo.. ) 
+Nên tách làm 2 đ/văn 
+ Đ1: Cấu tạo của bút bi 
+Đ2 :Các loại bút bi 
- HS chữa lại doạn văn ( viết ra giấy nháp ) 
GV kiểûm tra 
+Giới thiệu đèn bàn có cấu tạo 3 phần , phần đèn có bóng đèn , đui đèn , dây điện , công tắc , phần chao đèn , đế đèn .
+Nhược điểm của đoạn văn (sgk) là lộn xộn 
+Cách chữa: Nên tách làm 3 đoạn văn 
-HS chữa lại đoạn văn , trình bài làm cho GV k/ tra 
-Đọc ghi nhớ (sgk) 
- Tập viết MB- KB 
-Viết theo hướng dẫn của GV 
-Trình bày đoạn văn 
- Lớp nhận xét 
- Viết đoạn văn giới thiệu Chủ Tịch Hồ Chí Minh
 ( mô phỏng đoạn viết về Phạm Văn Đồng ) 
- Trình bày đoạn văn 
 - Nhận xét sửa chữa 
I- Đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
1-Nhận dạng của đoạn văn thuyết minh 
2- Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn . 
* Ghi nhớ (sgk) 
II- Luyện tập : 
1- Viết đoạn MB và KB cho đề văn : “ Giới thiệu trường em .
2- Viết đoạn văn giới thiệu Chủ Tịch Hồ Chí Minh 
4- Củng cố và hướng dãn về nhà : (3’)
a-Củng cố :
 Cho một HS đọc lại phần ghi nhớ sgk 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Nắm nội dung bài , học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập 3( theo gợi ý sgk ) 
- Chuẩn bị bài : Quê hương ( Tế Hanh ) 
+ Đọc kĩ văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T19).doc