Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường THCS Long Hòa

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường THCS Long Hòa

Tuần: 24 Ngày dạy:

Tiết: 85 Ngày soạn:

NGẮM TRĂNG

I.MỤC TIÊU:

-Hiểu bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí minh.

-Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong baig thơ Ngắm Trăng.

II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

-Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh

-Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù

-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ

2. Kỹ năng:

-Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm

-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24 - Trường THCS Long Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày dạy:
Tiết: 85 Ngày soạn:
NGẮM TRĂNG
I.MỤC TIÊU:
-Hiểu bước đầu về thơ chữ Hán của Hồ Chí minh.
-Thấy được tình yêu thiên nhiên và sức hấp dẫn về nghệ thuật trong baig thơ Ngắm Trăng.
II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
Kiến thức:
-Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh
-Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hồn cảnh ngục tù
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
Kỹ năng:
-Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm 
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
NỘI DUNG
HĐ1:KHỞI ĐỘNG:
ổn định :Kiểm diện, trật tự
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức Cảnh Pác Bó” (hs yếu)
và nêu cảm nhận của em về bài thơ này..
Bài mới:
Giới thiệu bài : Mùa thu 1942, từ Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho CMVN. Đến thị trấn Túc Vinh (Quảng Tây) thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây b5 đày đọa cực khổ hơn 1 năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết “NKTT” bằng chữ Hán gồm 133 bài phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngòai bìa tập thơ Người viết mấy câu đề từ “Thân thể. . . phải cao” Tập thơ cho ta thấy 1 tâm hồn cao đẹp, ý chí HCM phi thường, tài thơ xuất sắc của Người. NKTT là 1 viên ngọc quí trong kho tàng VH dân tộc.
HĐ2: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
GV cho HS tìm hiểu phần chú thích .
GV nhắc lại sơ nét về tác , hoàn cảnh sáng tác bài thơ choHS tự nhớ.
-GV cho HS tìm hiểu thể thơ, bố cục.GVNX cho HS ghi.
HĐ3: PHÂN TÍCH:
- GV hướng dẫn HS đọc: đọc chính xác giọng điệu thích hợp.
-GVNX cách đọc của HS.
- GV gọi HS đọc 2 câu đầu. Tìm hiểu nhan đề bài thơ
(GV nói gọn).
- Bác ngắm trăng trong hoàn cản như thế nào? (câu 1) vì sao Bác nói đến cảnh “Trong tù . . không hoa”? (hs yếu)
- Câu 2: GV cho HS đọc thử đối chiếu với nguyên tác và bản dịch để thấy cái hay của nguyên tác và sự chưa xác của câu thơ dịch ở chỗ nào?
- Qua 2 câu thơ đầu em thấy bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp đêm trăng ngòai trời? GV chốt ý cho HS ghi.
-GV cho HS đọc 2 câu cuối (sự sắp xếp vị trí các từ “nhân, song nguyệt” (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý?
- Hai câu thể hiện mối quan hệ và tình cảm giữa người và trăng, Nghệ thuật đối và nhân hóa sử dụng như thế nào và tác dụng của nó?.GVNX phân tích và chốt ý.
- Hình ảnh cái song sắt trong bài thơ có ý nghĩa gì?
(nghĩa đen và tượng trương)
- Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào? (hs yếu)
- GV có thể dẫn ra 1 số bài thơ cùng chủ đề của Bác.
- Tổng kết ND + NT của bài thơ.GV cho HS ghi.
HĐ4: LUYỆN TẬP:
Đọc thuộc lịng bài thơ
HĐ5: CỦNG CỐ- DẶN DỊ:
-Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào? (hs yếu)
 - Qua 2 câu thơ đầu em thấy bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp đêm trăng ngòai trời?
Lớp trưởng báo cáo
Hs trả bài
Hs nghe
- Hs tìm hiểu chú thích .
-HS lắng nghe.
- HS tìm hiểu thể thơ, bố cục.
- HS đọc văn bản
-HS lắng nghe.
-HS đọc .
- HS đọc – Tìm hiểu nhan đề.
- HS đọc – đối chiếu – so sánh.
- HS trả lời
-HSTL+ghi.
-HS đọc và trả lời.
- HS thảo luận 3 phút phát biểu.
-HSTL: Mối quan hệ đặc biệt sự giao hòa giữa người và trăng.
-HSTL: Hình ảnh song sắt -> sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù bất lực tré tâm hồn tự do của người tù CM.
-HSTL: dựa vào ghi nhớ.
-HS ghi phần ghi nhớ.
Hs trả lời
I.TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: (SGK)
 2. Hòan cảnh sáng tác, xuất xứ: Trích “NKTT”
3. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
4. Bố cục: khai – thừa – chuyển hợp.
 II.PHÂN TÍCH
 1.Nội dung:
a/ Hồn cảnh đặc biệt:
-Trong nhà tù.
-Khơng rượu khơng, khơng hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng.
b/ Những hình ảnh đẹp:
-Vầng trăng soi qua khung cửa nhà tù làm rung động tâm hồn nhà thơ.
-Người tù Hồ Chí Minh với tâm hồn của một nhà thơ luơn hướng về cái đẹp.
 2.Nghệ thuật:
-Nhà từ và cái đẹp,ánh sáng và bĩng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngaoif nhà tù,sự đối sánh, tương phản vừa cĩ tác dụng thể hiện sức hút củ như những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện hơ ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
-Ở một chừng mực nhất định, lưu ý học sinh về sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ,từ đĩ tháy được tài năng của Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngơn ngữ thơ.
3.Ý nghĩa:
Tác phẩm thể hiện sự tơn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp haonf cảnh ngục tù.
III. LUYỆN TẬP:
Đọc thuộc lịng bài thơ
 ĐI ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
-Tâm hồn thơ đầy cảm xúc trước vẽ đẹp của thiên nhiên và phong thái Hồ chí Minh trong hồn cảnh thử thách trên đường.
-nắm được ý nghĩa triết lí sâu sắc và nghệ thuật của bài thơ “đi đường”.
II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1.Kiến thức:
-Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh
-Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hồn cảnh ngục tù
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
2.Kỹ năng:
-Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm 
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
NỘI DUNG
HĐ1:KHỞI ĐỘNG:
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.Kiểm tra bài cũ: Thơng qua
3.Bài mới: Gv dẫn dắt hs vào bài
HĐ2: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
- GV cho HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- GV cho HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa dịch thơ, giải nghĩa chữ Hán.
- Bài thơ làm theo thể thơ gì?
-GVNX chốt ý.
HĐ3: PHÂN TÍCH:
-GV cho HS đọc 2 câu đầu – GV hướng dẫn HS phân tích – nhận xét, so sánh giữa 2 câu.
- Nhà thơ suy ngẫm điều gì? Nhờ đâu em biết?
- Đi đường khó như thế nào?
(HS đọc thầm câu 2) (hs yếu)
- GV phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này.
- Câu 3: “Núi cao. . tận cùng” có vị trí như thế nào trong bài này? (hs yếu)
- GV khái quát nội dung:
- Câu 4: (HS đọc) câu thơ tả tư thế nào của người đi đường? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi? Vì sao người tù có tâm trạng ấy?
GVNX chốt ý.cho HS ghi.
- Đi đường là bài thơ tả cảnh hay triết lí? Vì sao?
- GV định hướng cho HS: Bài thơ có 2 lớp nghĩa.
 Hãy nêu vắn tắt ND của từng lớp nghĩa?
GV gợi ý cho HS tìm ra và ch HS ghi.
HĐ4: LUYỆN TẬP:
Đọc thuộc lịng bài thơ. (hs yếu)
Tìm bài thơ chữ hán nĩi về việc rèn luyện đạo đức cách mạng.
HĐ5: CỦNG CỐ- DẶN DỊ:
- Bài thơ “Đi đường” đã nêu bật nội dung tư tưởng gì?
- Về học bài, đọc thêm bài văn SGK Tr 40, 41.
- Chuẩn bị bài: “ Câu cảm thán.”
 + Đặc điểm hình thức và chức năng? (hs yếu)
+Xem luỵên tập trước.
Lớp trưởng báo cáo
Hs trả bài
Hs nghe
- HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-HS đọc bài.
- Kết cấu: thất ngôn tứ tuyệt.
- HS đọc 2 câu đầu – phân tích:
-HSTL: Cấu: Dịch mềm mại hơn nhưng bỏ điệp từ tẩu lộ -> giảm ít nhiều giọng thơ suy ngẫm đúc kết được từ các cuộc cảnh lao.
- HS phân tích, trả lời
- Hs phát biểu
- HS phân tích, phát biểu.
-HS ghi.
- HS thảo luận
- HS phân tích
-HS ghi phần ghi
I.TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian bị giam cầm HCM bị giải đi hết nhà lao này -> nhà lao khác khắp 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Mỗi lần bị giải đi là 1 lần rất gian khổ.
 2.Kết cấu: thơ thất ngôn tứ tuyệt: kha (mở), thừa (nâng cao. . ) chuyển (chuyển ý) và hợp (tổng hợp)
II.PHÂN TÍCH
 1.Nội dung:
a/ Hình ảnh hiện thực: con đừng nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đày ải người tù; nguowiftuf vượt qua chập chùng đường núi; muơn trùng núi non trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi.
b/ ý ngjiax triết lí:
-Con đừng cách mạng đầy thử thách chơng gai nhưng chắc chắn sẽ cĩ kết quả tốt.
-Người cách mạng phairenf luyện ý chí kiên định phẩm chất kiên cường.
 2.Nghệ thuật:
- kết cấu chặt chẽ, lời thơ tụ nhiên. Bình dị , gợi hình ảnh giàu cảm xúc.
-Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc dịch chuyển một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt.
 3.Ý nghĩa:
Đi đường viết về việc đi đường gian lao từ đĩ nĩi lên triết lí về bài học đường đời, dường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ thắng lợi vẻ vang.
III. LUYỆN TẬP:
Đọc thuộc lịng bài thơ.
Tìm bài thơ chữ hán nĩi về việc rèn luyện đạo đức cách mạng.
Tuần: 24 Ngày dạy:
Tiết: 86 Ngày soạn:
CÂU CẢM THÁN
I.MỤC TIÊU:
-Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-Sử dụng câu cảm thán phù hợp hồn cảnh giao tiếp.
II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1.Kiến thức:
-Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
-Chức năng của câu cảm thán.
2.Kỹ năng:
-Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
-Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
NỘI DUNG
HĐ1:KHỞI ĐỘNG:
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.Kiểm tra bài cũ:
Trình bày đặc điểm hình thức và chứa năng của câu cầu khiến? Đặt 2 câu cầu khiến?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HDHS tìm hiểu mục I.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trích và trả lời câu hỏi (SGK Tr 43,44)
 Trong đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán? Dựa vào hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
 Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Khi viết đơn, biên bản hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán. . .có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
- GV hệ thống hóa kiến thức gọi HS đọc ghi nớ SGK tr44.
 HĐ3: : LUYỆN TẬP:
- Bài tập 1: Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? vì sao (Bt1 Tr 44 SGK)
GVNX sửa bài.
- Bài tập 2: Phân tích tình cảm cảm xúc được thể hiện trong những câu sau; (SGK Tr 44,45)
- Bài tập 3: Đặt 2 câu cảm thán thể hiện tình cảm, cảm xúc.
-GVNX sửa bài.
HĐ4: CỦNG CỐ- DẶN DỊ:
-Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
	-Cho 1 câu ví dụ về câu cảm thán .
- Về nhà học bài, làm bài tập 4
	- Chuẩn bị giờ sau làm bài viết số 5 văn thuyết minh.
Lớp trưởng báo cáo
Hs trả bài
Hs nghe
-HS chú ý.
- HS đọc đoạn trích a,b (SGK tr43)
-HSTL:a) Hỡi ơi Lão Hạc!
 b) Than ôi!
-HSTL:: Hỡi ơi, Than ôi. Kết thúc câu bằng dấu chấm than.
 -HSTL: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc bằng từ ngữ cảm thán
- HS thảo luận, nêu ý kiến.
-HS đọc ghi nhớ và ghi.
HS lên làm bài 
HS trả lời
HS đặt câu
HS trả lời
HS nghe và thực hiện
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao. . .. dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay trong ngôn ngữ văn chương.
 - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than
II LUYỆN TẬP
1.Bài tập 1: Câu cảm thán
Than ôi! Lo thay !, Nguy thay! Hỡi! Cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Chao ôi, có biết. . . thôi.
- Những câu trong đoạn trích không phải tất cả đều là câu cảm thán vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (từ gạch dưới) 
 2.Bài tập 2: Tất cả các câu trong bài tập 2 đều bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Tuy bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
 3.Bài tập 3: 
a) Mẹ ơi, tình yêu mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
b) Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh !
Tuần: 24 Ngày dạy:
Tiết: 87 Ngày soạn:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.MỤC TIÊU:
Làm đúng theo yêu cầu của bài văn thuyết minh, trình bày có bố cục, thứ tự mạch lạc, chuẩn xác, dễ hiểu.
II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
Kiến thức:
Làm đúng theo yêu cầu của bài văn thuyết minh, trình bày có bố cục, thứ tự mạch lạc, chuẩn xác, dễ hiểu.
Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh vào bài làm.
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
 1.Ổn địn lớp:
 2. . KTBC:Thông qua.
 3.Bài mới: GV chép đề.
 ĐỀ: Hãy giới thiệu về một cảnh đẹp trên chính quê hương của em.
 * Yêu cầu:
 - Đúng thể loại văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
 	- Bố cục 3 phần cân đối, rõ ràng.
	- Bài viết trong sáng, dùng từ đặt câu chuẩn xác, dùng dấu câu để ngắt câu tách đoạn phù hợp.
	- Bài viết có sáng tạo đúng mức.
	- Trình bày sạch đẹp, sai chính tả ở mức độ nhất định.
 * Dàn bài: HS cần đạt được các ý sau:
	@. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp (Vị trí và ý nghĩa của cảnh đẹp đối với quê hương đất nước)
@. Thân bài:Giới thiệu chi tiết về cảnh đẹp:
-Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển định hình tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
 	 - Cấu trúc, cảnh vật xung quanh
 	 - Miêu tả những nét đặc trựng riêng của cảnh đẹp: cây cối, sinh vật
 	 - Sinh hoạt của con người tại nơi đó.
 	 - Phong tục, lễ hội có liên quan đến cảnh đẹp ( nếu có)
III. Kết bài: Thái độ tình cảm với cảnh đẹp.
	* Thang điểm:
- Từ 8.0-10đ: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra, diễn đạt tốt.
- Từ 6.5- 7.5 đ: Đáp ứng từ 2/3 hoặc trên yêu cầu đặt ra, diễn đạt tốt.
- Từ 5.0 – 6.0: Đáp ứng từ 1/2 hoặc trên yêu cầu đặt ra, còn mắc lỗi về diễn đạt.
- Từ 2.5-4.5 đ: Đáp ứng dưới 1/2 yêu cầu đặt ra, diễn đạt yếu.
- Từ 2.0 trở xuống: Bài viết lan man, lạc đề, tối nghĩa.
 4. Củng cố:
 GV thu bài và nhân xét tinh thần làm bài kiểm tra của HS. 
 5. Dặn dò:
	Chuẩn bị:Soạn bài “Câu trần thuật”
 + Đặc điểm hình tức và chức năng
 +Xem trước phần luyện tập SGK/ T 46, 47.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc