Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 19 – Tiết 73-74: Nhớ rừng - Thế Lữ

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 19 – Tiết 73-74: Nhớ rừng - Thế Lữ

Tuần 19 – Tiết 73-74 NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- HS biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

II/ TRỌNG TÂM KIỄN THỨC, KĨ NĂNG :

1/ Kiến thức :

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2/ Kĩ năng :

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đạiviết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

III/ CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : SGK, bài soạn, bảng phụ

2/ Học sinh : SGK, bài soạn.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 19 – Tiết 73-74: Nhớ rừng - Thế Lữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết 73-74 NHỚ RỪNG
 Thế Lữ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- HS biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
II/ TRỌNG TÂM KIỄN THỨC, KĨ NĂNG :
1/ Kiến thức :
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2/ Kĩ năng :
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đạiviết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
III/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : SGK, bài soạn, bảng phụ
2/ Học sinh : SGK, bài soạn.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3/ Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài ghi của HS
* HĐ1: Tìm hiểu chung
- Gọi HS đọc chú thích 
- Dựa vào chú thích, em hãy cho biết đôi nét về tác giả ? 
- Em biết gì về thơ mới ?( thể thơ, số câu, số dòng,..)
- GV giảng cho HS nghe về thơ mới.
+Khái niệm “Thơ mới” dùng để gọi tên 1 thể thơ tự do, không hạn định về số
- Đọc chú thích
- Dựa vào SGk trả lời
- Thơ mới: tự do, không qui định số câu, số chữ,
- Nghe
I-Tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
-Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
-Ông là người mở đầu cho phong trào Thơ mới.
2/ Thế nào là thơ mới ?
 Thơ mới: một phong tào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 – 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật 
 câu và số chữ trong 1 bài thơ.
+Phong trào Thơ mới tên gọi của 1 phtrào thơ có tính chất tự do lãng mạn vào những năm 1932-1945 với những tên tuổi nổi tiếng như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên,
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
- Vị trí của bài thơ trong phong trào thơ mới ?
* HĐ2: Tìm hiểu văn bản
- Đọc một đoạn thơ
-Em hãy xác định hình tượng trung tâm của bài thơ 
- Nhớ rừng là tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Khi mượn lời con hổ, nhà thơ muốn ta liên tưởng điều gì về con người?
-Nếu thế, phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?
- Ở đây, năm đoạn thơ diễn tả dòng tâm sự tập trung vào 3 ý lớn:
- Khối căm hờn và niềm uất hận.
- Nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Khao khát giấc mộng ngàn.
Hãy sắp xếp các đoạn văn bản tương ứng với 3 ý trên?
- Khi bị nhốt trong củi sắt ở vườn bách thú hổ có cảm nhận gì về những nỗi khổ của mình?
- Trong những nỗi khổ ấy, nỗi khổ nào có sức mạnh biến thành khối căm hờn?
- Trong củi sắt, nỗi hờn căm của hổ trở thành khối căm hờn. Em hiểu khối căm hờn này ntn?
- Cảnh vườn bách thú được diễn tả bằng những từ ngữ và hình ảnh nào?
- Các hình ảnh ấy có gì đặc biệt?
Giảng: và củng chính cảnh tượng ấy đã tạo nên niềm uất hận.
Hãy giải thích câu “Niềm uất hận ngàn thâu:?
GV: Lúc này hổ có tâm trang gì?
- Hãy đọc đoạn tả thưở tung hoành hống hách của hổ?
- Cảnh sơn lâm được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
- Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời thơ này?
- Giữa không gian ấy hình ảnh chúa tể hiện lên như thế nào?
- Như vậy, hình ảnh chúa tể mang vẻ đẹp gì?
-Hãy đọc đoạn tả cảnh núi rừng nơi hổ sinh sống?
- Cảnh rừng ở trong đoạn thơ là cảnh của các thời điểm nào?
- Cảnh săc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bậc?
- Từ những hình ảnh ấy, thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp như thế nào?
- Chúa tể của muôn loài đã sống cuộc sống ntn giữa thiên nhiên ấy?
- Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
- Trong đoạn thơ này, điệp từ “đâu” kết hợp với câu thơ “than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” có ý nghĩa gì?
- Đến đây, ta sẽ thấy 2 cảnh tượng được miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi hổ bị nhốt và cảnh rừng núi nơi hổ ngự trị ngày xưa. Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này?
.-Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tinh thần của hổ ở vườn bách thú và từ đó là của con người?
- Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian ntn?
- Các câu thơ cảm thán mở đầu và kết đoạn có ý nghĩa gì?
- Ta thấy giấc mộng của hổ có tính chất ntn?
Giảng: và giấc mộng ngàn ấy là một nỗi đau bi kịch vì ước muốn cao đẹp không thể thực hiện được.
-Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của hổ khi ở vườn bách thú?
- Tác giả đã mượn lời con hổ để nói lên tâm sự và khát vọng của mình, đó là khát vọng gì?
- Qua việc phân tích,em hãy chốt lại nghệ thuật sử dụng trong toàn bài?
GV: Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sực của con người?
- Thể thơ 8 chữ
- Mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới
- Đọc tiếp đến hết
- Hình tượng con hổ
-Tâm sự của con người.
- Biểu cảm gián tiếp.
- Khối căm hờn và niềm uất hận. (1+4)
- Nỗi nhớ thời oanh liệt. (2+3)
- Khao khát giấc mộng ngàn. (5)
-Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài (Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua)
-Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường (Giương mắt be, giễu oai linh rừng thẳm).
-Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém (chịu ngang bầy cùng bon gấu dở hơi – voiứ cặp báo chuồng bên vô tư lự)
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ
- Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
- Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng _ dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng _ len dưới nách những mo gò thấp kém
- Đểu giả, nhỏ bé, vô hồn.
- Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường, giả dối.
-Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
-khao khát được sống tự do chân thật.
- đọc doạn 2 
- bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi.
-Điệp từ: với
-Các động từ chỉ đặc điểm của hành động: gào, thét
 → Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
-Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng.
-Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàn.
-Vờn bóng âm thầm, lá gay cỏ sắc
-Trong hang tối, mắt thần như khi đã quắc.
-Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
-Ngang tàng, lẫm liệt gữa núi rừng.
- đọc đoạn 3.
- Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều.
- Đêm vàng.
-Ngày mưa chuyển bốn mùa.
-Bình minh cây xanh nắng gọi.
-Những chiều lênh láng máu sau rừng
→Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
-Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
-Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
-Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
-Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
-Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ
-Tạo nhạc điệu rắng rỏi, hùng tráng.
- Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuồi cuộc sống độc lập, tự do của chính mình.
- Một bên là cảnh tù túng, tầm thường giả dối, với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, sôi nổi
-Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối.
-Diễn tả khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do, cao cả, chân thật.
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang (nhưng đó là một không gian trong mộng: nơi ta không còn được thấy bao giờ)
- Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do.
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực.
- Khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở cảu chính mình.
- Khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
- HS thảo luận và phát biểu
- Trả lời phần ghi nhớ. (SGK.7)
nước nhà.
- Nhớ rừng là bài thơ viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại. 
- Sự ra đời của bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới.
II/ Đọc – hiểu văn bản :
A. Nội dung :
1/ Hình tượng con hổ :
a/Khối căm hờn và niềm uất hận:
 Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ
b/ Nỗi nhớ thời oanh liệt:
-Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng.
-Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàn.
-Vờn bóng âm thầm, lá gay cỏ sắc
-Trong hang tối, mắt thần như khi đã quắc.
-Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
→ Gợi tả hình dáng, tính cách của hổ
ðNgang tàng, lẫm liệt gữa núi rừng.
-Đêm vàng.
-Ngày mưa chuyển bốn mùa.
-Bình minh cây xanh nắng gọi.
-Những chiều lênh láng máu sau rừng
→Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
-Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
-Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
-Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
-Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
à tiếc nuối ngày tháng huy hoàng sống giữa đại ngàn hùng vĩ.
ð Thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên – một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn.
2/ Lời tâm sự của người trí thức những năm 1930:
- Khao khát cuộc sống tự do, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng
- Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
B. Nghệ thuật :
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ những thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
C/ Ý nghĩa văn bản 
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tính cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
4/ Củng cố : 
 - Khi bị nhốt ở vườn bách thú, con hổ có tâm trạng gì ?
 a/ Thích thú, hạnh phúc 
 b/ Uất hận, chán ghét cảnh sống tù túng
 c/ Buồn những không nhiều lắm
 d/ bình thường.
 - Cảnh vườn bách thú được con hổ cảm nhận như thế nào ?
 a/ Sửa sang, tầm thường, gỉa dối
 b/ Sạch sẽ, thoáng mát
 c/ Đẹp, thơ mộng
 d/ Oàn ào những đẹp
 - Con hổ nhớ cảnh sống đế vương của thời oanh liệt nhằm thể hiện tâm trạng, tình cảm gì ?
 + Nuối tiếc cuộc sống tự do đã qua và khao khát cuộc sống tự do.
Đọc lại bài thơ.
* Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ
- Học thuộc lòng bì thơ.
5/Chuẩn bị bài mới : 
 * Soạn bài : CÂU NGHI VẤN
 - Đọc SGK
 - Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn
 + Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích ? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ? Câu nghi vấn trong đoạn trích dùng để làm gì ?
 - Xem trước bài tập sgk/ 11, 12, 13.

Tài liệu đính kèm:

  • docNHO RUNG(3).doc