Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 31 - GV: Trần Xuân Thắng

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 31 - GV: Trần Xuân Thắng

Tuần 19, Tiết 73

Văn bản

Nhớ rừng

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ

2. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS nhân cách sống, tâm hồn cao đẹp

3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ Mới

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh minh hoạ.

C. Phương pháp

- Phương pháp qui nạp, giảng bình.

D. Tiến trình

1. ổn định tổ chức (1)

2. Kiểm tra bài cũ (5)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Ông đồ”, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật và phân tích khổ thơ cuối

*Đáp án: HS đọc thuộc lòng, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật như ghi nhớ và phân tích khổ cuối làm toát lên tâm trạng bâng khuâng, xót xa, tiếc nuối của tác giả

 

doc 103 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 31 - GV: Trần Xuân Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	28/12/08
Giảng : 3/1/09
	 Tuần 19, Tiết 73
Văn bản 
Nhớ rừng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ
2. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS nhân cách sống, tâm hồn cao đẹp
3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thơ Mới
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh minh hoạ.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp, giảng bình.
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Ông đồ”, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật và phân tích khổ thơ cuối
*Đáp án: HS đọc thuộc lòng, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật như ghi nhớ và phân tích khổ cuối làm toát lên tâm trạng bâng khuâng, xót xa, tiếc nuối của tác giả
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Những năm 30 của TK XX, trên văn đàn VN diễn ra một cuộc cách mạng thơ ca mà kết quả là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Đây là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bộc phát gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính...Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới và là tác giả tiêu biểu nhất ở chặng ban đầu....
Hoạt động 1 
?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- 2 HS nêu -> GV chốt, bổ sung
- Tên gọi của ông ngoài việc chơi chữ còn ngụ ý: Là người lữ khách trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp
“Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi ằ
?) Hãy nêu nhận xét, đánh giá của em về tác phẩm?
- 2 HS –> GV chốt -> ghi
*GV hướng dẫn đọc: giọng điệu thay đổi cho phù hợp với cảm xúc biểu hiện ở từng khổ thơ
- 3 HS đọc -> GV nhận xét, uốn nắn
?) Tìm những từ đồng nghĩa với “hổ”?
- Hùm, cọp, ông 30, chúa sơn lâm
?) Giải thích từ khó 1-> 10?
- 2 HS giải thích
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Thứ Lễ(1907 – 1989)
- Quê Bắc Ninh, ông là người mở đầu cho sự toàn thắng của phong trào Thơ mới và là người xây dựng nền móng cho nền kịch nói nước nhà
2. Tác phẩm
- Là bài thơ tiêu biểu mượn lời của con hổ để nói lên tâm trạng u uất của một lớp người sống trong cảnh nô lệ
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2
? Xác định thể thơ? Đặc điểm?
- Thể thơ tự do, 8 chữ -> là sáng tạo của thơ mới
- Nhịp thơ thay đổi theo mạch cảm xúc
- Vần: liền ( 2 câu kế tiếp nhau)
?) Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung?
- 5 đoạn:
+ Đoạn 1: Anh hùng thất thế (sa cơ)
+ Đoạn 2: Khúc trường ca dữ dội
+ Đoạn 3: Sự tiếc nuối quá khứ huy hoàng
+ Đoạn 4: Niềm uất hận trước thực tại tầm thường
+ Đoạn 5: Khát vọng tự do cháy bỏng
?) Để khắc hoạ hình tượng chúa sơn lâm, tác giả đã sử dụng thành công bút pháp tương phản đối lập. Hãy chỉ rõ?
- Cảnh hiện tại: K1 , K4
- Cảnh quá khứ: K2, 3
* HS đọc khổ thơ 1
?) Bài thơ mở đầu bằng tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú. Tâm trạng đó như thế nào? Vì sao?
- Căm hờn, uất hận và bị sa cơ nên thay đổi hoàn cảnh
- Vì từ chúa sơn lâm nay là tù người bị giam cầm
- Từ chúa tể muôn loài nay phải ngang bầy cùng bọn tầm thường
- Từ cuộc đời tự do, nay mất tự do
?) Tâm trạng đó được diễn tả bằng những phương thức nào, biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Phép đối: con hổ nằm dài (buông xuôi) >< tâm trạng căm hờn bốc cao, chất chồng thành khối
- Trường từ vựng diễn tả tâm trạng: gậm – căm hờn – khinh 
=> uất hận vì bị giam cầm
* GV: Đây thực sự là một sự hạ nhục đối với loài hổ. Đau đớn, xót xa khi bị thay đổi vị thế từ được tôn thơ, sùng bái nay chỉ là “trò lạ mắt... chơi”...
?) Nhận xét gì về âm điệu của khổ thơ? Đặc biệt là 2 câu đầu?
- Sử dụng chủ yếu là thanh trắc ở câu 1 (đầu và cuối câu) -> diễn tả âm thanh chối tai, đặc quánh...
- Sử dụng chủ yếu thanh B ở câu 2 -> diễn tả sự buông xuôi là cách đặc tả chân dung đầy ấn tượng ở 2 câu đầu
* HS đọc Đoạn 4
* GV : Nếu Đ1 của bài thơ nói về sự đổi thay vị thế thì Đ4 nói về tâm trạng của con hổ khi phải đối mặt với cái mà nó không muốn. Đó là vườn bách thú
?) Cảnh vườn bách thú hiện lên như thế nào ? Nhận xét ?
- Hoa chăm, co xén...thấp kém -> cảnh đẹp và đủ nhưng tầm thường, nhạt nhẽo, không có linh hồn vì “học đòi bắt chước vẻ hoang vu”
?) Cách ngắt nhịp trong Đ4 muốn diễn tả điều gi ?
- Diễn tả sự chật chội, bị bó buộc, gò bó cần phải phá tung, khao khát phá cũi sổ lồng
?) Qua 2 Đ1, Đ4, em hiểu như thế nào về tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm trong cũi sắt ?
- 3 HS -> GV chốt
* GV liên hệ : Cảnh vườn bách thú “tầm thường, giả dối” và tù túng chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội
II. Phân tích tác phẩm
A. Thể loại, bố cục
- Thể thơ tự do
- Bố cục: 5 đoạn
B. Phân tích
1. Tâm trạng của con hổ khi ở vườn bách thú
- Hổ uất hận, ngao ngán, chán ghét thực tại tầm thường giả dối
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng Đ1, 4 và phân tích
- Chuẩn bị Đoạn 2, 3
? Phân tích từng đoạn làm toát lên tác dụng của khung cảnh thiên nhiên với hình ảnh con hổ trong khung cảnh đó
? Tập bình những câu thơ, hình ảnh thơ hay trong Đoạn 2, 3
E. Rút kinh nghiệm
Giảng : 7/1/09	
Tuần 19, Tiết 74
Văn bản 
Nhớ rừng (Tiếp)
A. Mục tiêu
- Như Tiết 73
B. Chuẩn bị
- Như Tiết 73
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp, giảng bình.
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng Đoạn 1, Đoạn 4 bài thơ “Nhớ rừng” và phân tích?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Khi ta phủ nhận cái trước mắt, cái tạm thời thì lối thoát chỉ có 2 hướng: trở về qáu khứ hoặc ngưỡng vọng tương lai. Con hổ trong bài thơ không có tương lai, nó chỉ có quá khứ. Quá khứ của nó hiện lên như thế nào...
Hoạt động 1 
- HS đọc cả bài thơ
- HS đọc đoạn 2, 3
* GV: Đây là 2 đoạn hay nhất của bài thơ diễn tả nỗi nhớ da diết quá khứ vàng son của con hổ
?) Cảnh núi rừng xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Chứng minh?
- Cảnh đẹp đẽ, hùng vĩ, cao cả. Tất cả đều rộng lớn, phi thường bóng cả - lá gai - cỏ hoa ko tên
	cây già - cỏ sắc ko tuổi
	gió gào ngàn
	giọng nguốn hét núi
-> Điệp từ “với” + 1 loạt ĐT mạnh
?) Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật trên ?
- Vẽ lên cảnh núi rừng hoang vu, hùng vĩ, bí ẩn
*GV: Cảnh rừng thiêng hiện lên khi thì “bóng cả, cây già”, khi thì bóng tối âm thầm “lá gai cỏ sắc” rồi thì cỏ hoa không tên tuôi”. Ba cung bậc của tự nhiên gắn với độ trường cửu, vĩnh hằng, với hoang dã, âm u và cỏ hoa vô danh nhằm tôn vinh một nhân vật thần thánh
?) Trong cảnh núi rừng hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện lên như thế nào?
- Dõng dạc đường hoàng	oai phong, lẫm liệt
- Lượm tấm thân...vờn bóng... vừa uy nghi, dũng
- Mắt thần: quắc -> mọi vật im hơi mãnh vừa mềm mại...
?) Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để khắc họa vẻ đẹp đó của hổ?
- Từ ngữ gợi tả: trường từ vựng chỉ hành động: bước, lượn, vờn, quắc
- Nhịp thơ: ngắn, dồn dập
- Hình ảnh đặc sắc, tạo hình: dõng dạc...
-> diễn tả cao độ vẻ đẹp và sức mạnh phi thường của con hổ thời quá khứ
* GV: Đoạn 2 đặc tả chân dung con hổ đang ngược thời gian, bơi trong dòng hoài niệm miên man, nhớ về thuở vàng son của mình
?) Đoạn 3 là 1 bộ tứ bình lộng lẫy. Hãy phân tích từng vẻ đẹp của nó?
- Giao cho 4 nhóm, mỗi nhóm một bức tranh
- Đại diện trình bày -> nhận xét -> GV chốt: tư thế của hổ
+ 1 thi sĩ: mơ màng đứng uống ánh trăng tan
+ 1 nhà hiền triết: lặng ngắm giang san ta đổi mới
+ 1 đế vương: tiếng chim ca giấc ngủ...bừng
+ 1 chúa tể: Ta đợi chết mảnh mặt trời...
?) ở đây tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì?
- Điệp ngữ: nào đâu, đâu -> diễn tả sự nuối tiếc khôn nguôi
- Đảo ngữ “Ta đợi chết...” -> tạo hình ảnh lớn lao...
- TN, hình ảnh thơ đẹp: họa lên cảnh núi rừng ở thời điểm nào cũng đẹp, hùng vĩ mà thơ mộng -> khắc họa tư thế lẫm liệt, kiên cường của chúa sơn lâm đầy uy lực
- Câu cảm, câu hỏi tu từ “Than ôi...” khép lại giấc mơ huy hoàng trong tiếng than u uất
*GV bình những câu thơ tuyệt bút: “nào đâu...tan” và “Đâu những chiều...”
* HS đọc Đ 5
?) Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang...
?) Câu mở đầu và kết thúc Đ 5 có ý nghĩa gì?
- Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do
?) Qua đây, em thấy con hổ khao khát điều gì?
- 2 HS -> GV chốt
II. Phân tích tác phẩm
A. Thể thơ, bố cục
B. Phân tích
1) Tâm trạng của con hổ
2) Nỗi nhớ thời oanh liệt của con hổ chúa sơn lâm
a. Cảnh núi rừng
- Cảnh rừng thiêng đẹp đẽ, hùng vĩ, cao cả, lớn lao, phi thường đầy bí ẩn
b. Hình ảnh chúa sơn lâm
- Oai phong, lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển
3) Niềm khát khao của hổ
- Hổ khao khát được sống cuộc sống tự do
Hoạt động 2
?) Hình ảnh con hổ biểu trưng cho lớp người nào?
- Những anh hùng sa cơ mà vẫn anh hùng, những người sống trong xã hội thực dân phong kiến ô nhục khao khát tự do
?) Hãy tổng kết giá trị nội dung của bài thơ?
- 3 HS -> GV chốt
?) Bài thơ có nhiều đặc sắc về nghệ thuật, hãy tổng kết lại?
- Cảm hứng lãng mạn: làm nên sức lôi cuốn chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ
- Hình tượng thơ có ý nghĩa biểu trưng: phù hợp với chủ đề, tiện cho việc nói lên cảm hứng lãng mạn
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: toát lên vẻ đẹp tráng lệ, khoáng đạt, phi thường, mơ mộng
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: giàu sức biểu cảm, thể hiện “đắt” ý thơ
III. Tổng kết
1) Nội dung:Bài thơ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân
2)Nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua hình tượng thơ giàu sức biểu trưng, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình và ngôn ngữ, nhạc điệu thơ phong phú, linh hoạt
Hoạt động 3
- HS thảo luận nhóm
- GV lưu ý HS tham khảo ở vở bài tập
IV. Luyện tập
1. BT 4 (7)
- Sức mạnh của cảm xúc
- Thơ lãng mạn: cảm xúc là yếu tố quan trọng hàng đầu kéo theo sự phù hợp của hình thức nghệ thuật
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng Đ 2, 3, phân tích + Ghi nhớ
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
Soạn:	18/1/09
Giảng : 10/1/09	 Tuần 20, Tiết 75
	Tiếng Việt
 Câu nghi vấn
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong nói, viết cho phù hợp
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’): Kết ... iến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Biết đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị: làm báo cáo kết quả về tình hình địa phương theo các chủ đề:
+ Môi trường (rác thải, về sinh, cống rãnh)
+ Chống nghiện hút (thuốc lá, thuốc phiện) si đa...
- Sưu tầm trên báo về một số chủ đề đó.
- Chia nhóm chuẩn bị
C. Phương pháp : 
D. Tiến trình:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về các chủ đề đã giao.
III. Bài mới: 
? Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập những vấn đề gì.
? ở địa phương em hiện nay có những vấn đề bức xúc nào.
? Hãy chọn đề tài để viết
(Giáo viên chia theo nhóm)
- Có thể dùng bất cứ kiểu van bản hoặc phương thức biểu đạt khác nhau: thuyết minh, nghị luận, tự sự, thống kê, báo cáo, đơn từ, văn bản...
- Yêu cầu các tổ, nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
? Bài viết đã làm nổi bật được đề tài chưa, bổ sung ...
- Giáo viên tổng kết tình hình làm bài tập và tiết học.
1. Sự lựa chọn đề tài
- Dân số, môi trường, tệ nạn ôn dịch thuóc là, nghiện hút.
- Ví dụ:
+ Vấn đề rác thải ở nông thôn
+ Tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá.
+ Tệ nạn cờ bạc.
2. Hoạt động trên lớp
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Ví dụ: Văn bản điều tra tình hình thu gom rác thải nơi ở trước đây vài năm hoặc hình thức thu gom kết quả những vấn đề phải kiến nghị hoặc phương hướng khắc phục.
- Bài thơ, bút kí, tuỳ bút, phóng sự ngắn về những ... công ty vệ sinh môi trường
- Học sinh thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày.
IV. Củng cố:(')
- Có thể đọc 1 số bài viết tham khảo (sách TK)
V. Hướng dẫn về nhà:(')
- Tiếp tục hoàn thiện VH địa phương.
- Làm đề cương ôn tập phần văn.
E. Rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32 - Tiết 122
 Ngày soạn: 4/4/09 
 Ngày dạy: 10/4/09
Tiếng Việt
chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gíc)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.
- Qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên :ví dụ bổ sung phần II.
-Học sinh:xem trước bài ở nhà, xem lại bài trường từ vựng,cấp độ khái quát...
C. Phương pháp : Quy nạp tích hợp.
C. Tiến trình:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')Hãy nối A với B cho phù hợp:
A. 1. Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
 2.Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
 3. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.
 4. Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm.
B. a.Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
 b. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật.
 c. Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật.
 d. Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.
 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. 
III.Bài mới: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
-Thuật ngữ: Lỗi điễn đạtcó liên quan đến tư duy gọi là lỗi về lô gíc.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 1 - SGK.
- Trong những câu trên mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô gic.
? Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.
* ''A và B khác''
(A và B cùng loại; A là từ ngữ có nghĩa hẹp, B là từ ngữ có nghĩa rộng) hoặc A < B
? Phát hiện lỗi trong câu b.
- GV: khi viết 1 câu có kiểu kết hợp A nói chung và B nói riêng, thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B.
* Kiểu câu: ''A nói chung và B nói riêng'' (A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B)
? Hãy phát hiện lỗi sai, nguyên nhân sai và sửa lại ở ví dụ c.
* Kiểu câu kết hợp: ''A, B và C'' (mối quan hệ đẳng lập) (A, B, C cùng trường từ vựng)
? Phát hiện lỗi trong ví dụ d và sửa lại.
* Kiểu câu ''A hay B'' (A, B bình đẳng, không bao hàm nhau)
? Phát hiện lỗi trong ví dụ e và sửa lại.
* Kiểu câu kết hợp: ''Không chỉ A mà còn B'' (A và B bình đẳng) không bao hàm.
? Chỉ ra lỗi lô gíc trong ví dụ g và sửa lại.
* A còn B (đối lập về đặc trưng trong phạm vi một phạm trù.
? Chỉ ra lỗi lô gíc trong ví dụ h và sửa lại.
* Sử dụng quan hệ từ thích hợp
? Phát hiện những lỗi sai trong ví dụ i và sửa lại.
* thay ''có được'' bằng ''hoàn thành được''
? Phát hiện những lỗi sai trong ví dụ k và sửa lại.
* Quan hệ vừa ... vừa (A và B không bao hàm nhau)
- Yêu cầu học sinh tìm kiếm những lỗi diễn đạt trong các bài viết của mình.
- ưa ví dụ yêu cầu học sinh tìm lỗi sai và sửa lại.
I. Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong những câu cho sẵn. (25')
1 Ví dụ :
2. Nhận xét:
a- Học sinh đọc ví dụ 
- Học sinh thảo luận nhóm các VD
* Phát hiện lỗi: a) A: Giấy dép, quần áo
B: đồ dùng học tập.
 A, B không cùng loại lên B không bao trùm được A.
* Sửa lỗi: Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập ( hoặc và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác)
. b:A: Thanh niên nói chung.
B: Bóng đá nói riêng.
A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B
- Sửa lại: trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
 c:A: lão Hạc, Bước đường cùng: tên tác phẩm.
B: Ngô Tất Tố: tác giả 
 A, B không trong cùng trường từ vựng.
- Sửa: ''Lão Hạc'', ''Bước đường cùng''; ''Tắt đền'' đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước CM tháng 8.
 d:A: trí thức,B: bác sĩ
Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
- Sửa: Em muốn trở thành 1 giáo viên hay 1 bác sĩ.
 e: Khi viết 1 câu kết hợp ''không chỉ A mà còn B'' thì tương tự như câu B, a - B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng - hẹp với nhau nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại
- Sửa: bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật và còn sắc sảo về nội dung.
 g:A: cao gầyB: áo ca rô
 A, B không cùng trường từ vựng.
- Sửa: trên sân ga ... người.Một người thì cao gầy còn 1 người thì lùn và mập (hoặc 1 người mặc áo trắng, 1 người mặc áo đỏ ...)
 h:A: chị Dậu cần cù, chịu khó
B: (nên) chị Dậu rất mực yêu thương chồng con.
A - B không phải là quan hệ nhân quả và chữ chị trong vế thứ hai lặp từ (không cần thiết)
- Sửa: chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
 i:Hai vế không phát huy ... người xưa và người phụ nữ ... nặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu ... thì được (nếu ... thì chưa phải là quan hệ nhân quả)
- Sửa: nếu ... ngày này khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang 3 nặng nề về mình.
 k: A: vừa có hại cho sức khoẻ.
B: vừa làm giảm tuổi thọ.
- Khi dùng cặp vừa ... vừa thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
- Sửa: hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
II. Tìm những lỗi diến đạt và sửa lại lỗi đó (10')
- Học sinh tìm lại trong các bài kiểm tra.
- Tự sửa chữa.
VD: a) Trọng không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm 10.
b) Bạn An bị ngã xe máy hai lần, một lần trên đường phố, một lần bị bó bột tay.
c) Gần trưa, đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần.
IV. Củng cố:(3')
? Nhắc lại một số lỗi diễn đạt thường mắc,có2 loại:không nắm vững kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và không nắm vững về trường từ vựng.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Nhận biết và biết cách sửa các lỗi diến đạt thường mắc.
- Tìm lỗi sai trong các bài kiểm tra.
- Chuẩn bị đề cương ôn tập cho tiết ''ôn tập Tiếng Việt''
E. Rút kinh nghiệm : 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31 - Tiết 123, 124
 Ngày soạn: 4/4/09 
 Ngày dạy: 10/4/09
Tập làm văn 
viết bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức : - Giúp học sinh vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn nghị luận chứng minh hoặc giải thích 1 vấn đề của xã hội.
+ Kĩ năng : - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau đạt kết quả cao.
+ Thái độ : - Giáo dục hs ý thức tự giác,tích cực
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh: ôn kiến thức, lập dàn ý 3 đề SGK, giấy KT.
C. Phương pháp : 
D. Tiến trình :
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
II. Kiểm tra :(') 
Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của tệ nạn ma tuý mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
Dàn ý và biểu điểm:
1. Kiểu bài: nghị luận giải thích.
2. Vấn đề giải thích: Tác hại của ma tuý đối với đời sống con người.
3. Bài viết cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục, xen một cách khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.
4. Dàn ý:
a) MB: Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều điển hình nhất là ma tuý, phá hoại cuộc sống.
b) TB: Tác hại của ma tuý:
- Đối với chính người sử dụng ma tuý:
+ Cơ thể tiều tuỵ, có khi bỏ cả mạng sống bởi vì sốc thhuốc.
+ đưa người bệnh tới đại dịch AIDS - 1 thảm hoạ của thế giới.
+ Huỷ hoại con đường công danh sự nghiệp.
- đối với gia đình:
+ Sống trong sự đau khổ, không còn hạnh phúc.
+ Kinh tế sụp đổ.
- Xã hội:
+ Mất ổn định vì những vụ cướp, trấn lột.
+ Huỷ hoại tương lai đất nước.
* Những giải pháp khắc phục:
- Tự bảo vệ mình tránh xa khỏi ma tuý.
- Tuyên truyền giải thích tác hại ma tuý.
- Giúp đỡ những người nghiện.
c) KB:
- Khẳng định tác hại ma tuý cực kì nguy hiểm.
- Cùng nhau kiên quyết bài trừ tệ nạn ma tuý.
Biểu điểm:
-Điểm giỏi:viết đúng thể loại,diễn đạt tốt,không sai lỗi chính tả.
-Điểm khá: viết đúng thể loại, có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận,còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả.
-Điểm TB: viết đúng thể loại, có chỗ diễn đạt vụng,sai nhiều lỗi chính tả.
-Điểm yếu: viết không đúng thể loại, diễn đạt vụng,sai nhiều lỗi chính tả.
IV. Giáo viên thu bài:(')
- Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà:(')
- Tiếp tục lập dàn ý, đề bài còn lại.
- Lập dàn ý đề 3.
- Xem trước văn bản tường trình
E. Rút kinh nghiệm : 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1920.doc