Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Tiết 69 đến 72

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Tiết 69 đến 72

TIẾT 69. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giờ trả bài nhằm mục đích giúp học sinh nhận thức rõ được ưu khuyết điểm của bài kiểm tra của mình.

- Giúp học sinh sửa lại lỗi sai để nắm bắt được nội dung kiến thức.

- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Nghiên cứu bài soạn giáo án.

- Học bài và chuẩn bị bài.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

2. KTBC. Giáo viên kết hợp trong giờ.

3. Bài mới.

GV cho h/s đọc lại đề kiểm tra.

1. Chữa bài theo đáp án.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Tiết 69 đến 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/12/2011
Ngày dạy:
Tiết 69. Trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giờ trả bài nhằm mục đích giúp học sinh nhận thức rõ được ưu khuyết điểm của bài kiểm tra của mình.
- Giúp học sinh sửa lại lỗi sai để nắm bắt được nội dung kiến thức.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Nghiên cứu bài soạn giáo án.
Học bài và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC. Giáo viên kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
GV cho h/s đọc lại đề kiểm tra.
1. Chữa bài theo đáp án.
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm..
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
4
D
2
C
5
D
3
A
6
C
* Lưu ý: HS khoanh 2 lần 1 câu thì không cho điểm.
Câu 2:
- Xác định đúng từ tượng hình và từ tượng thanh ( 1 điểm ).
+ Từ tượng hình: lảo đảo, lăn kềnh.
+ Từ tượng hình: chan chát, thùng thùng.
- Phân tích tác dụng ( 2 điểm ).
+ Từ tượng hình: gợi ra dáng vẻ ốm yếu , mệt nhọc và mất hết sức lực của anh Dậu.
+ Từ tượng thanh: Gợi ra những âm thanh hỗn tạp của vùng nông thôn trong những ngày thúc sưu thuế.
Câu 3: 
- Nội dung: 3 điểm.
+ Diễn đạt 1 ý tương đối trọn vẹn.
+ Đủ 3 câu ghép.
+ Đủ, đúng các dấu câu.
- Hình thức: 1 điểm.
+ Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, câu, từ.
* Nhận xét ưu, nhược điểm.
- ưu điểm:
+ Đa số các em nắm được nội dung kiến thức, xác định được đáp án đúng. Trình bày sạch sẽ không tẩy xoá.
+ Đã xác định đúng từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích được tác dụng.
- Nhược điểm:
+ Còn có một số học sinh nắm kiến thức chưa chính xác dẫn đến xác định nội dung sai kiến thức, làm bài chưa khoa học.
+ Một số bài còn sai lỗi chính tả, trình bày còn tẩy xoá, viết còn bẩn, ý thức chuẩn bị cho giờ kiểm tra chưa cao.
* Kết quả:
Lớp 8 B
Điểm 9- 10: 
Điểm 7- 8: 
Điểm 5- 6: 
Điểm 3- 4: 
Điểm 1- 2:
4. Củng cố: 
- Hướng dẫn làm lại với các em yếu, kém.
- Đọc một số bài tốt. 
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm
 Ngày 22 / 12 / 2011
Ngày soạn:20/12/2011
Ngày dạy:..
Tiết 70. Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ.
a. mục tiêu cần đạt.
- Qua 2 tiết HS hiểu về thể thơ 7 chữ: số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, luật bằng trắc, đối niêm, từ đó HS biết cách làm thơ cho đúng luật.
- Rèn kỹ năng nhận biết luật thơ7 chữ ( TNBC, TNTT) và bước đầu làm những bài thơ này đúng luật.
b. Chuẩn bị.
- GV: Soạn giáo án.
PP:Đàm thoại gợi mở ,nêu vấn đề 
- HS: Soạn bài.
c. tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: KT sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy của trò
Nội dung
*Hoạt động 1. Ôn luyện thể thơ.
? Em đã học những thể thơ nào có 7 chữ.
? Thơ TNTT và TNBC là thể thơ như thế nào.
? Thể thơ bát cú phải tuân theo những qui luật gì.
? Luật bằng, trắc qui định như thế nào.
? Hãy cho biết luật đối niêm
Giáo viên yêu cầu đọc bài thơ “ Bánh trôi nước”
? Bài thơ có mấy câu ? mỗi câu mấy tiếng
? Phân tích luật bằng trắc
? Nhịp thơ và cách gieo vần
GV yêu cầu học sinh đọc bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai, yêu cầu HS sửa chỗ chép sai
HS sửa: Gieo vần sai, không có dấu phẩy sau cữ mờ, xanh xanh, xanh lè.
GV yêu cầu đọc hai câu thơ trong bài thơ của Tú Xương
? Đề tài của bài thơ này là gì?
- Kể chuyện thằng Cuội.
Như vậy hai câu thơ tiếp theo các em phải xoay quanh đề tài này: Chú Cuôị nói dối, cung trăng có Chị Hằng
? Tìm luật bằng trắc của hai câu thơ đầu
? Hai câu thơ tiếp theo sẽ phải làm theo luật bằng trắc ntn.
Ví dụ:
- Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
- Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
- Cung trăng chỉ toàn đất và đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
- Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
Yêu cầu đọc hai câu ở VD SGK
? Hai câu này viết về chủ đề gì
Như vậy hai câu tiếp theo phải nói tới chuyện mùa hè, nghỉ hè, chia tay, hẹn hò.
VD: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Chia tay nhé bạn nhớ đừng quên
- Nắng đấy rồi mưa như chút nước
 Bao người vẫn vội vã đi về
Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo khả năng và đọc trước lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
GV thu bài,nhận xét giờ.
Yêu cầu HS về học bài,c.bị bài mới
I. Ôn luyện về thể thơ 7 chữ:Thơ TNBC, TNTT.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, TNBC
- Mỗi câu 7 chữ: nếu là tứ tuyệt có 4 câu, bát cú có 8 câu
- Luật bằng trắc, đối niêm
- Tiếng thứ 1-3-5 có thể sử dụng bằng trắc tuỳ ý, các tiếng 2-4-6 phải phân biệt bằng trắc
VD: T-B-T, B-T-B
- Nếu tiếng ở câu trên cùng thanh với tiếng ở câu dưới là niêm
- Tiếng câu trên là thanh B, tiếng câu dưới là thanh T là đối
II. Phân tích mẫu.
- Số dòng:4
- Số tiếng: 28.
-> TNTT.
B – T – B.
T – B – T.
T – B – T.
B – T – T.
- Nhịp 4/ 3.
- Gieo vần: 1, 2, 4.
III. Luyện tập
- B-T-B.
- T-B-B.
HS đọc.
- Mùa hè.
HS làm tiếp.
*Rút kinh nghiệm. 
 Ngày 22/12/2011
Ngày soạn:20/12/2011
Ngày dạy:..
Tiết 71. Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ (Tiếp).
a. mục tiêu cần đạt.
- Qua 2 tiết HS hiểu về thể thơ 7 chữ: số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, luật bằng trắc, đối niêm, từ đó HS biết cách làm thơ cho đúng luật.
- Rèn kỹ năng nhận biết luật thơ7 chữ ( TNBC, TNTT) và bước đầu làm những bài thơ này đúng luật.
b. Chuẩn bị.
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Soạn bài.
c. tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức: KT sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy của trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Gv phân tích mẫu bài thơ.
Giáo viên yêu cầu đọc bài thơ “ Bánh trôi nước”
? Bài thơ có mấy câu ? mỗi câu mấy tiếng
? Phân tích luật bằng trắc
? Nhịp thơ và cách gieo vần
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
GV yêu cầu học sinh đọc bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai, yêu cầu HS sửa chỗ chép sai
HS sửa: Gieo vần sai, không có dấu phẩy sau cữ mờ, xanh xanh, xanh lè.
GV yêu cầu đọc hai câu thơ trong bài thơ của Tú Xương
? Đề tài của bài thơ này là gì?
- Kể chuyện thằng Cuội.
Như vậy hai câu thơ tiếp theo các em phải xoay quanh đề tài này: Chú Cuôị nói dối, cung trăng có Chị Hằng
? Tìm luật bằng trắc của hai câu thơ đầu
? Hai câu thơ tiếp theo sẽ phải làm theo luật bằng trắc ntn.
Ví dụ:
- Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
- Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
- Cung trăng chỉ toàn đất và đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
- Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
Yêu cầu đọc hai câu ở VD SGK
? Hai câu này viết về chủ đề gì
Như vậy hai câu tiếp theo phải nói tới chuyện mùa hè, nghỉ hè, chia tay, hẹn hò.
VD: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gó đòng quê
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Chia tay nhé bạn chớ đừng quên
- Nắng đấy rồi mưa như chút nước
Bao người vẫn vội vã đi về
Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo khả năng và đọc trước lớp.
4. Củng cố: 
- Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học
- GV khái quát
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà làm tiếp bài tập.
I.Ôn luyện về thể thơ 7 chữ.
II. Phân tích mẫu.
- Số dòng:4
- Số tiếng: 28.
-> TNTT.
B – T – B.
T – B – T.
T – B – T.
B – T – T.
- Nhịp 4/ 3.
- Gieo vần: 1, 2, 4.
III. Luyện tập
- B-T-B.
- T-B-B.
- Mùa hè.
*Rút kinh nghiệm.
 Ngày 22/12/2011
Ngày soạn:20/12/2011
Ngày dạy:
Tiết 72. Trả bài kiểm tra tổng hợp.
I. Mục tiêu cần đạt.
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài kiểm tra tổng hợp về mức độ nhớ kiến thức Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn.
- Mức độ vận dụng kiến thức Tiếng việt để giải các bài tập phần Văn, Tập làm văn và ngược lại.
- Kỹ năng viết đúng thể loại văn bản biểu cảm thuyết minh kết hợp miêu tả trong văn bản tự sự, kể chuyện. Kỹ năng trình bày, diễn đạt, ding từ, đặt câu.
II. Chuẩn bị.
- Thầy: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
- Trò: Học bài và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. KTBC. GV kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
* GV cho học sinh đọc lại đề bài.
I. Trắc nghiệm.
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
HS khoanh 2 lần không cho điểm.
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
D
5
C
2
B
6
A
3
D
7
B
4
A
II. Tự luận.
Câu 1: 1, 5 điểm.
HS viết dạng 1 đoạn văn.
Yêu cầu nêu được các ý sau.
- Hình ảnh nhân hoá, câu hỏi tu từ.
- Ông đồ mất khách, niềm vui cuối cùng không còn, ông cô đơn.
- Khắc hoạ cảnh buồn thảm của ông đồ.
 - Cảm thương cho hoàn cảnh của ông đồ.
Câu 2:
MB: Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
TB: 
Bố cục: 4 phần : Đề, thực, luận, kết.
+ Đề: Làm nhiệm vụ giới thiệu.
+ Thực: làm nhiệm vụ trình bày
+ Luận: Làm nhiệm vụ diễn tả suy nghĩ
+ Kết: Khái quát nội dung toàn bộ theo hướng mở rộng nâng cao.
Luật Bằng – Trắc:
+ Thanh Bằng: Huyền, ngang.
+ Thanh Trắc: Hỏi, ngã, sắc, nặng.
Trong thơ bảy chữ sự phối thanh qui định chặt chẽ theo quan điểm: nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Ngoài ra quan hệ Bằng –trắc cũng qui định khá chặt chẽ. Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc và ngược lại gọi là đối nhau. Nếu dòng trên tiếng bằng dòng dưới tiếng bằng gọi là niêm với nhau.
Trong thơ thất ngôn bát cú: cặp 3-4, 5-6 gọi là đối nhau; cặp 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 gọi là niêm với nhau.
- Vần thơ: Những tiếng có bộ phận vần giống nhau được gọi là hiệp vần với nhau. Vần trong thơ bảy chữ là vần chân các tiếng chứa vần đều nằm ở cuối dòng thơ ở các câu 1,2,4, 6,8. Vần có thể là vần chính( hoàn toàn khớp) hoặc có thể là vần thông( gần đúng)
- Nhịp thơ: Trong thơ thất ngôn bát cú có thể ngắt nhịp 4/3 hoặc ắ nhưng nhịp 4/3 nhiều hơn và thông dụng hơn. Tuy nhiên trong một số tác phẩm các tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thường trên nhằm phục vụ cho ý đồ nhất định
• KB: Khái quát lại nội dung thuyết minh.
4. Củng cố:
- Trả bài cho học sinh và hướng dẫn ôn tập.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra.
 *Rút kinh nghiệm
 Ngày 22 / 12 / 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet71-72.doc