Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Trường THCS Long Vĩnh

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Củng cố hệ thống kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 8.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức đã học: Trường từ vựng, câu ghép, các dấu câu.

- Kết hợp các văn bản nhật dụng, cuộc sống xung quanh trong thực hành.

 2/ Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của đề kiểm tra.

- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có nội dung gắn liền thực tế cuộc sống thường nhật

- Thực hành, thông qua đoạn văn thể hiện được các nội dung cơ bản phần kiến thức tiếng Việt đã học.

- Tự nhận xét, rút ra kinh nghiệm cho bản thân ở các bài kiểm tra lần sau tốt hơn.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.

 2/ Kiểm tra:Gọi một vài học sinh nhắc lại kiến thức phần Tiếng Việt đã học.

 3/ Bài mới: Phát bài và sửa bài kiểm tra.

 a) Giáo viên ghi lại đề lên bảng, gọi học sinh nêu yêu cầu và trình bày đáp án mình đã làm.

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học”.(dùng thước gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng “trường hoc”) (3 điểm)

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 29 /11/2010	TUẦN 18
ND: 06 /12/2010	TIẾT 67
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
= a = a = a= a=a= a=a=a= a=
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Củng cố hệ thống kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 8.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức đã học: Trường từ vựng, câu ghép, các dấu câu.
- Kết hợp các văn bản nhật dụng, cuộc sống xung quanh trong thực hành.
 2/ Kĩ năng: 
Xác định yêu cầu của đề kiểm tra.
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có nội dung gắn liền thực tế cuộc sống thường nhật
Thực hành, thông qua đoạn văn thể hiện được các nội dung cơ bản phần kiến thức tiếng Việt đã học.
Tự nhận xét, rút ra kinh nghiệm cho bản thân ở các bài kiểm tra lần sau tốt hơn.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.
 2/ Kiểm tra:Gọi một vài học sinh nhắc lại kiến thức phần Tiếng Việt đã học.
 3/ Bài mới: Phát bài và sửa bài kiểm tra.
 a) Giáo viên ghi lại đề lên bảng, gọi học sinh nêu yêu cầu và trình bày đáp án mình đã làm.
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học”.(dùng thước gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng “trường hoc”) (3 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất hai câu ghép với đề tài: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (dùng thước gạch dưới câu ghép đó). Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. (4 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.(3 điểm)
b) Giáo viên nhận xét và cung cấp đáp án ghi trên bảng phụ:
Ñaùp aùn:
 	Câu 1: Ngôi trường thân yêu của em nằm cạnh sông Hồng, phong cảnh thật là tươi đẹp. Gió từ sông Hồng thổi vào các phòng học thoáng đãng, mát mẽ. Cứ hôm nào có giờ địa lí là em lại bất giác nhìn ra phía con sông đỏ nặng phù sa và thả hồn theo trí tưởng tượng của mình. Thầy giáo dạy môn địa lí của em kể rằng ngày xưa cả thành phố Hà Nội này đều là bãi cát sông Hồng. còn hồ Tây chính là một phần sót lại của sông Hồng. Em vô cùng thích thú lắng nghe những lời thầy giảng về nguồn gốc của con sông Hồng và càng thấy yêu quý ngôi trường, dòng sông và quê hương của mình. (mỗi từ đúng 0,5 điểm, trình bày mạch lạc 0,5 điểm).
Câu 2: Tuy bao bì ni lông có vẻ rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hóa, thực phẩm, nhưng tác hại của nó đối với môi trường không phải là nhỏ (1). Hằng ngày, người ta đựng thức ăn vào túi ni lông mà không hề biết rằng mình đang bị nhiễm độc từ từ (2). Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hậu quả thật khó lường (3). Những bãi rác, sông hồ, góc ruộng, ven làng ngập đầy túi ni lông và không có cách nào dọn sạch được (4). Nếu đốt thì còn nguy hiểm hơn (5). Cả một vùng dân cư sẽ hít phải thứ khí độc thải ra từ những đám khói đen kịt rồi từ đó sinh ra bao nhiêu thứ bệnh lạ, rất khó chữa (6). (2 điểm)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép trên (2 điểm): 
	- (1) là quan hệ tương phản.
	- (2) là quan hệ tương phản.
	- (3) là quan hệ điều kiện.
	- (4) là quan hệ bổ sung.
	- (5) là quan hệ điều kiện.
	- (6) là quan hệ nối tiếp.
 Câu 3: Trước mặt các bạn là hồ hoàn kiếm, một danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, nơi khơi nguồn cho truyền thuyết “ Vua Lê trả gươm thần”. Hồ hoàn kiếm đẹp không chỉ vì có Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn; mà còn đẹp bởi những hàng cây sum sê rũ bóng xuống mặt hồ. Với một không gian có đủ trời xanh, nước xanh, cây xanh, lại nằm ở giữa một thành phố lớn như thế này thì hồ Hoàn Kiếm quả là quý hiếm. Rất nhiều du khách khi đứng ngắm hồ Hoàn Kiếm đều phải trầm trồ: “Tuyệt vời”. GS Hà Đình Đức ( người chuyên nghiên cứu về loài rùa lớn ở hồ Hoàn kiếm) bảo:
 	 - Du khách nào có dịp may mắn được nhìn thấy rùa nỗi lên là vừa xuýt xoa tỏ ý thú vị, vùa vội vàng giơ máy ảnh lên chụp lia lịa! (1,5 điểm)
 * Giải thích công dụng các dấu câu: (1,5 điểm)
	 - “ Vua Lê trả gươm thần”: Đánh dấu tên tác phẩm.
	 - “Tuyệt vời”: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
	 - Dấu hai chấm sau từ trầm trồ: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
	 - ( người chuyên nghiên cứu về loài rùa lớn ở hồ Hoàn kiếm): dùng để chú thích, bổ sung thêm.
	 - Dấu hai chấm sau từ bảo: Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
c) Đánh giá ưu – khuyết điểm:
 - Ưu điểm: 
 - Khuyết điểm:
 d) Phương hướng khắc phục:
       ....
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
8/1
8/2
8/3
Tổng cộng
NS: 01 /12/2010	TUẦN 19
ND: 06/12/2010	TIẾT 70-71
Văn bản:
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
 = a= a = a= a = a= a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
 2/ Kĩ năng: 
Nhận biết thơ bảy chữ.
Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ: Muốn làm thằng Cuội và cho biết nội dung chính của bài thơ?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Kiểm tra phần học sinh chuẩn bị ở nhà
? Giới thiệu đôi nét về đặc điểm thể thơ bảy chữ?
? Xem lại bài thuyết minh vể thể thơ đã học ở tuần 16 tiết 61?
? Đọc và thực hiện yêu cầu số 3 trang 165, SGK?
? Sưu tầm thơ bảy chữ và chép vào tập?
? Tập làm trước một bài thơ bốn câu bảy chữ. Không được chép bài có sẵn của người khác?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 
 1/ Khái niệm và phạm vi luyện tập:
Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bãy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ,
Phạm vi luyện tập ở đây là thơ bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường trong các thể thơ khác), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.
2/ Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học ở tuần 16 tiết 61.
3/ Đọc và nhận xét thể thơ theo SGK.
4/ Sưu tầm thơ bảy chữ, chép vào tập.
5/ Tập làm thơ bốn câu bảy chữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh hoạt động trên lớp.
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài chiều của Đoàn Văn Cừ?
? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng?
Hết tiết 70 chuyển sang tiết 71 Tập làm thơ bảy chữ.
? Đọc yêu cầu bài tập 2a và làm tiếp hai câu còn thiếu?
? Đọc bài tập 2b và làm tiếp bài thơ còn dang dở cho trọn vẹn theo ý của mình?
? Mời một vài em đọc bài thơ bốn câu bảy chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình?
? Trình bày những bài thơ sưu tầm được lên bảng?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1/ Nhận diện thể thơ:
- Câu thơ bảy chữ:
 + Nhịp 4/3 hoặc 3/4.
 + Vần: bằng hoặc trắc.
 + Vị trí gieo vần: Tiếng cuối câu 2,4 và có khi tiềng cuối của câu 1.
- Luật bằng trắc theo hai mô hình sau:
 a) B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
 b) T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T T 
 T T B B T B B
- Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ:sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, vốn là ánh xanh lè chép thành ánh xanh xanh, chữ xanh sai vần. Cần sửa lại: Bỏ dấu phẩy, Sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với chữ che ở trên. ( vàng khè, bóng đem mờ tỏ bóng đêm nhòe, bóng trăng nhòe, ánh trăng loe). 
2/ Tập làm thơ: 
 a) - Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
 - Nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười:
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
 - Chế giễu chú Cuội cô đơn trên mặt trăng chỉ có đá với bụi:
 Cung trăng chỉ còn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
 - Hoặc lo cho chị Hằng:
 Cõi trần ai cũng chường mặt nó
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
 b) Về nội dung, hai cầu đã vẽ ra hình ảnh mùa hè, thì hai câu tiếp theo phải nói đến chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò năm sau,...
 Có thể viết:
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
 c) Nhận xét, giúp các em làm thơ tốt hơn.
3/ Một số bài thơ sưu tầm:
TÌNH HOÀI
 Trời buồn làm gì trời rầu rầu
 Anh yêu em xong anh đi đâu?
 Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
 Một bụng một dạ một nặng nhọc
 Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
 Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi
 Thương thay cho em căm thay anh
 Tình hoài càng ngày càng tầy đình.
 (Lê Ta)
DẠI KHÔN
 Làm người có dại mới nên khôn
 Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
 Khôn được ích mình đừng nên dại
 Dại thì giữ phận chớ tranh khôn
 Khôn mà hiểm độc thì khôn dại
 Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
 Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại
 Gặp thời dại cũng hóa nên khôn.
 Nguyễn Bỉnh Khiêm
4/ Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục sưu tầm thêm một số bài thơ bảy chữ.
- Tập làm bài thơ bảy chữ không giới hạn số câu nói về trường lớp, bạn bè.
- Xem kỉ lại các nội dung đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì I.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 Kien thuc chuan.doc