Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Trực Đại

Văn bản Ông Đồ

 ( Vũ Đình Liên)

I Mục tiêu cần đạt

- Học sinh thấy được hình ảnh ông đồ mờ dần đi theo thời gian và tình cảm của nhà thơ thương cảm cho một thế hệ nho học mất vị trí trong xã hội. Cảm nhận được thể thơ ngũ ngôn.

- Rèn kĩ năng cảm nhận thơ.

- Giáo dục ý thức tự học tự cảm nhậ thơ.

II Chuẩn bị

1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài

2. Trò: Học bài theo sự hướng dẫn của thầy.

III Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1

1, Ổn định lớp(1)

2, Kiểm tra bài cũ: (3)

? ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” và cảm nhận của em về bài thơ đó

3 Bài mới

Hoạt động 2

Giới thiệu bài : (1)

 Vào nhưng năm đầu thế kỉ XX , nền Hán học và chữ Nho ngày cang mất vị thế dần trong đời sống văn hoá Vịêt Nam, chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ (khoa thi cuối cùng ở Bắc Kì vào năm 1915), cả một thành trì văn hoá cũ như bị sụp đổ. Và các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tânm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Ông đồ là người nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học.theo phong tục, khi tết đến , người ta sắm câu đối hoặc mua một đôi chữ viết chữ Nho dán trên vách, dán lên cột, vừa để trang hoàng nhà của , vừa để gửi ngắm lời chúc tốt làng trong năm mới. Khi đó ông đồ được mọi người tìm đến và rất kính trọng.Thế rồi chế độ thi cử chữ Hán bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở lên hết thời, để ghi lại cảm xúc đó và ghi lại cái một thời người ta trọng dụng nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết bài thơ “ Ông đồ” . Vậy nội dung bài thơ như thế nào các em mở vở , ta học bài ngaỳ hôm nay.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 65-66
Ngày soạn 12/12/2008
Ngày dạy / / 2008
Văn bản Ông Đồ
 ( Vũ Đình Liên)
I Mục tiêu cần đạt
- Học sinh thấy được hình ảnh ông đồ mờ dần đi theo thời gian và tình cảm của nhà thơ thương cảm cho một thế hệ nho học mất vị trí trong xã hội. Cảm nhận được thể thơ ngũ ngôn.
- Rèn kĩ năng cảm nhận thơ.
- Giáo dục ý thức tự học tự cảm nhậ thơ.
II Chuẩn bị 
1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài
2. Trò: Học bài theo sự hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’)
2, Kiểm tra bài cũ: (3’)
? ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” và cảm nhận của em về bài thơ đó 
3 Bài mới 
Hoạt động 2
Giới thiệu bài : (1’)
 Vào nhưng năm đầu thế kỉ XX , nền Hán học và chữ Nho ngày cang mất vị thế dần trong đời sống văn hoá Vịêt Nam, chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ (khoa thi cuối cùng ở Bắc Kì vào năm 1915), cả một thành trì văn hoá cũ như bị sụp đổ. Và các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tânm của đời sống văn hoá dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Ông đồ là người nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy học.theo phong tục, khi tết đến , người ta sắm câu đối hoặc mua một đôi chữ viết chữ nho dán trên vách, dán lên cột, vừa để trang hoàng nhà của , vừa để gửi ngắm lời chúc tốt làng trong năm mới. Khi đó ông đồ được mọi người tìm đến và rất kính trọng.Thế rồi chế độ thi cử chữ Hán bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở lên hết thời, để ghi lại cảm xúc đó và ghi lại cái một thời người ta trọng dụng nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết bài thơ “ Ông đồ” . Vậy nội dung bài thơ như thế nào các em mở vở , ta học bài ngaỳ hôm nay.
 Hoạt động 3
? trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Vũ Đình 
Liên?
HS: 
GV: 
? Em hiểu biết gì về bài thơ “ Ông đồ”?
 Hoạt động 4 
GV: Hướng dẫn đọc 
Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ miêu tả, khổ 1-2 giọng vui.
Khổ 3-4 giọng buồn, khô4 cuối đọc giongj nuối tiếc thương cảm.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích?
? Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là ai?
 ? Văn bản có thể chia làm mấy ý? Đó là những nào nêu nội dung, giới hạn từng ý?
GV: Chuyển ý
? em hiểu ông đồ là ai?
? Đọc khổ 1-2?
? ông đồ xuất hiện trong thời điểm nào?
- Mỗi năm hoa đào nở
 Bên phố đông người qua
? Hoa đào nở, phố xá đông người qua gợi tới khung cảnh thời gian nào?
- Xuân về, tết đến
? ông đồ xuất hiện trong khung cảnh như thế nào?
? ? Trong khung canht tươi đẹp ấy , oong đồ xuất hiện, để làm gì?
- Bày mực tàu giấy đỏ
- Bên phố
? Em hiểu ông đồ bày mực tàu giấy đổ để làm gì?
- -Ôn viết câu đối thuê
*GV: Theo phong tục cổ truyền thì mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta thường có câu đối đỏ dán trong nhà để vui đón xuân về.
? Tài viết câu đối của ông được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ nào?
- Hoa tay thảo những nét
- như phượng muad rồng bay
? Em hiểu gì về tài năng của ông đồ?
- Ông đồ viét chữ đẹp, câu đối thành thạo.
? Thái độ của mọi người với ông ra sao?
- Bao nhiêu người viết thuê
- Tấm tắc đều khen ngợi
? Em hiểu được gì về công việc của ông đồ qua hình ảnh trên?
- Công việc của ông rất bận và ông viết thuê rất chạy
? Em cảm nhận được tình cảm của mọi người đối với ông như thếnào?
- Mọi người trọng vọng, hâm mộ, kính nể.
? Em có nhận xét gì về vai trog của ông đồ và chữ nho trong đời sống của nhân dân ta?
GV: Ông đồ có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân- Có người nói đây là thời kid hoàng kim của ông đồ, em có đồng ý không? Vì sao?
 HS: 
GV: Nói như vậy cũng có ý đúng nhưng ông đồ bước ra ngoài đường để bán chữ, để kiếm sống nên ở đây đã phảng phất sự tàn lụi của ông đồ.
Đọc khổ 3-4
? Em hiểu ông đồ vẫn ngồi ở đây là ngồi đâuvà làm gì?
- Ông đồ vẫn ngồi ở lể phố để viết thuê.
? nhưng người thuê viết như thế nào?
- Mỗi năm- mối vắng
- người thuê viết nay đâu?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh” Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu”
- Tờ giấy đỏ để lâu không dùng, mưa nắng thời gian làm phai màu- Mực lâu không dùng nên đọng lại ở trong nghiên.
GV: Giấy buồn, mực sầu
? Hai câu thơ có sử dụng phép tu từ gì?
- Phép tu từ nhân hoá
? Phép tu từ nhân hoá nầy giúp em cảm nhậ được công việc của ông đồ ra sao?
- 
? Mọi người có thái độ như thế nào với ông?
- - Mọi người qua đường vẫn đông vui nhưng họ dửng dưng với ông coi như ông không có ở trên đời này.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh ông đồ ở khổ thơ1-2 với khổ thơ 3-4?
- Hình ảnh ông đồ có sự đối lập
? Hình ảnh đối lập ấy giúp em cảm nhận rõ hơn gì về về cuộc đời và công việc của ông đồ?
- Ông đồ dần dần mát vị trí trong cuộc sống.
*GV: Hình ảnh “ lá vàng” thể hịên sự tàn lụi . Lá vàng rơi trên giấy đổ đã phai màu , trên bờ vai ông đồ trong làn mưa bay- Hình ảnh làn mưa bụi làm cho hình nảh ông đồ mờ nhạt trong mắt người đời.
? Đọc khổ thơ 5?
? Nhận xét cảnh thiên hiên được nhắc đến trong khổ thơ thứ 5?
- Vẫn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp
? Nhưng so với khổ 1-thì khổ 5 có gì khác?
-Không hề thấy hình bóng ông đồ
? Những người muôn nắm cũ ở đây là ai?
- Là lớp lớp người theo nền Nho học
? Em có nhận xét gì cách diễn đạt của nhà thở ở câu cuối cùng?
- Dùng câu hỏi 
? Câu hỏi” Hỏi hồn đâu bây giờ “ có ý nghĩa diễn tả điều gì?
- Nhấn mạnh ông đồ mất hẳn vị trí trong xã hội
*GV: Nói đến ông đồ là nói đến nền nho học, ông đồ mờ dần và mất hẳn vị trí trong xã hội.
? Từ đây em có liên tưởng gì đến nền nho hoc?
- nền Nho học mất vị trí trong xã hội
? Nhà thơ mượn hình ảnh ông đồ để diễn tả điều gì?
- Mượn hình ảnh ông đồ để nói đến nền Nho học đã mất vị trí và được thay thế bằng chữ Quốc ngữ
 * Liên hệ Tú Xương “ Nào có ra gì.nằm co”
? Nhà thơ gọi ông như thế nào?
- Ông đồ : già
 Xưa
? Với cách gọi như ttrên và câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ , em cảm nhậ được gì về tình cảm của nhà thơ?
*GV: Hai cau cuối là lời tự vấn , là nỗi niềm thương tiếckhắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng “ông đồ xưa” Từ sự vắng bóng của ông đồ khi tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người” muôn năm cũ” không bao giờ còn thấy nữa . Câu hỏi không có câu trả lời, gieo vào lòng đọc những cảm thương nuối tiếc không dứt. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước sự thay đổi của cuộc đời. Chính tình cảm này mà nhà thơ đã trở thành nhà thơ của tình hoài cổ.
 Hoạt động 5
Bài thơ có những thành công gì về mặt nghệ thuật?
Với những thành công về mặt nghệ thuật bài thơ diễn đạt nội dung gì?
*`Bài thơ viết theo thời gian như một câu chuyện, mà nhân vật là ông đồ , khép lại câu chuyện là lời bình của tác giả
? Học sinh dựa vào sgk và kiến thức đã học để miêu tả.
Hoạt động 6 (3’)
4, Củng cố:
GV: Khắc sâu kiến thức của bài bằng cách nhắc lại nội dung cơ bản đã học
I Vài nét về tác giả, tác phẩm( 5’)
1, Tác giả: Vũ Đình Liên(1913-1996)
- Là một trong những lớp nhà thơ đầu tiên trong phong trào thơ mới
- Thơ ông thường mang nặng lòng hoài niệm, lòng thương người.
- Là nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật, là thầy giáo.
2, Văn bản: 
“ Ông đồ” viết theo thể thơ trường thiên
II Đọc, tìm hiểu bố cục, chú thích (5’)
III Tìm hiểu chi tiết văn bản (20’)
1, Hình ảnh ông đồ
a, Hình ảnh ông đồ xưa
- Ông đồ xuất hiện trong cảnh mùa xuân tươi thắm đầy sức sống.
- Ông đồ được trọng dụng, chữ nho có một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân ta.
b, ông đồ nay
- Thời gian trôi đi , công việc viết thuê của ông đồ trở nên ế ẩm.
2, Tình cảm của nhà thơ
- Nhà thơ thương ti4ếc cho cuộc đời ông đồ, thương tiếc cho cả một thế hệ nền nho học.
IV Tổng kết (5’)
1, nghệ thuật
- Thể thơ : Thất ngôn, giọng điệu trầm lắng, ngậm ngùi, 
- Nghệ thuật đối, tương phản, bút pháp lãng mạn, hiện thực trữ tình, ngôn ngữ giản dị, gợi cảm
2, nội dung
- Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của “ Ông đồ” , toát lên niềm cảm thương chân thành của nhà thơ trước một lớp người đang tàn tạvà nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ
V: Luyện tập (2’)
? Dựa vào bức tranh “ông đồ”của Bùi Xuân Phái /SGK/10 tập 2 . Em hãy miêu tả lại hình ảnh ông đồ?
5, Hướng dẫn về nhà : 
 Học thuộc lòng bài thơ và nêu được cảm nhận của mình về hình ảnh ông đồ , và nêu được cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong bài thơ đó.
Chuẩn bị bài “Hai chữ nước nhà”
* Rút kinh nghiệm:
Tiết- 66(1/2 tiết)
Ngày soạn 12/12/2008
Ngày dạy / /2008
 Hướng dẫn đọc thêm: 
 Văn bản Hai chữ nước nhà 
	( Trần Tuấn Khải)
I Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhậ được : Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ thơ song thất lục bátthích hợp để tạo dựng lên không khí , tâm trạng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn trích : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- tích hợp với lịch sử Việt nam đầu thế kỉ XV và đầu thế kỉ XX.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với “ Chinh phụ ngâm khúc”
- Giáo dục lòng yêu nước.
II Chuẩn bị 
1, Thầy : Tìm tài liệu đọc về trần Tuấn Khải
2, Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của thầy
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ” Muón làm thằng Cuội” va phân tích ?
3, Bài mới
 Hoạt động 2
Giới thiệu bài mới.(1’)
Vào thế kỉ XV giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ sụp đổ- Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc- Nguyễn Trãi theo cha đến biên giới và chia tay cha . ồn trở về rồi gây dựng sự nghiệp cứu nước- Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử cảm động này để dãy bài tâm sự yêu nước thương nòi của mình trước cảnh đâta nước bị thực dân Pháp đô hộ vào thế kỉ XX.
Hoạt động 3 (5’)
? Bằng sự chuẩn bị ở nhà , em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Trần Tuấn Khải?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
Hoạt động 4 (6’)
? GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng thống thiết, kích động.
Phân biệt rõ nhịp ở 2 câu 7 với câu 6-8
? Gọi học sinh đọc theo từng đoạn? Tìm nội dung ?? bài thơ được viết theo thể thơ gì? Giống với bài thơ nào đã học?
*GV: Thể thơ song thất lục bát êm đềm mượt mà, có khi dâu đớn, da diết , kích dộng , sâu sắc , dữc dội , phù hợp với việc diến tả tâm trạng.
* Hướng dẫn tìm hiểu chú thích?
: G Giải thích thêm từ” Đoái” : ghé, ngó, ngoái
+ Châu: Nước mắt, lệ, giọt châu , giọt hồng
+ Quách : Bọc ngoài áo quan, ngoài cỗ ván để chôn người chết ( Trong quan , ngoài quách)
+ Thành quách: Bức tường thành kiên cố xưa.
+ Sa cợ: Gặp chuyện không may, bất ngờ , không kịp đối phó , phải chịu thất bại.
? Theo em đoạn trích có bố cục như thế nào?
- 1- tám câu đầu : Tâm trạng của người cha khi từ biệt con nơi ải Bắc.
2- Hai mươi cau tiếp theo:Tình cảnh đất nước và nỗi lòng người ra đi.
3- Tám câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai.
: GV: Toàn bài có 101 câu ( Phần trích có 36 câu)
 Hoạt động 5 (22’)
GV: Văn bản có nhan đề chính: Hai chữ nước nhà- Có ý nghĩa gắn tổ quốc với gia đình- nhưng tổ quốc , đất nước được đặt lên trên.
? Văn bản còn có nhan đề phụ là:
“ Nghĩ lời ông nguyễn Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quan Minh bắt giải sang tàu”.
 Nhân kể lại câu chuyện lịch sử để nói câu chuyện hiện đậi. Dùng xưa để nói nay.
? Có thể nêu khái quát nội dung của toàn đoạn trích là gì?
- Đoạn thơ là lơid trăng chối của người cha trước lời vính biệt , trong cảnh nước mất nhà tan, ân tình nặng trĩu, đau đớn xót xa.
? Đọc tám câu đầu và nhắc lại nội sung tám câu đầu?
? Cảnh vật thiên nhiên ở tám câu đầu miêu tả có gì đặc biệt?
- mây sầu ảm đạm- gió thảm đìu hiu
- Bốn bề hổ thét chim kêu
? Cảnh vật thiên nhiện gợi cho em cảm giác gì?
- Cảnh heo hút gợi cảm giác ghê sợ, buồn sầu
? Cảnh vật góp phần diễn tả điều gì?
- Diễn tả tâm trạng đau đớn lúc sinh li? Tâm trạng của người ch được miêu tả cụ thể qua từ ngữ , chi tiết nào?
- hạt máu nóng thấm quanh hồn nước-
- Chút thân tàn lần bước dặm khơi
- Tầm tã châu rơi
? Em có nhận xét gì những hình ảnh miêu tả tâm trạng của cha?
- Hình ảnh quen thuộc thể hiện : Nước mất nhà tan, cha con li biệt – Con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu , cha dằn lòng khuyên con trở lại lo tính chuyện cứu nước, trả thù nhà.Đối với cha và con tình nhà nghĩa nước đều sâu nặng.
*GV: Những hình ảnh này là cách nói ước lệ trong thơ văn trung đại, những hình ảnh này có ý nghĩa diễn tả gì về lịch sử thời ấy?
- Hình ảnh rất phù hợp với lịch sử thời ấy, gợi không khí trang nghiêm, thiêng liêng như lời chăng chối thật xúc động
?
Từ khung cảnh thiên hiên và tâm trạng được miêu tả trong đoạn thơ, em cảm nhận được gì về tâm trạng của người cha khi chia tay con trai?
GV: Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả phùa hợp với hoàn cảnh chia taycha con nơi tận cùng đất nước, cảnh vật nhuốm màu tang tóc , góp phần diễn tả tâm trạng vô cùng đau đơn của người cha . Đó chính là tâm trạng của nguyên Phi Khanh khi chia tay con trai Nguyễn Trãi , khi bị lưu đày sang trung Quốc trong cảnh nước mất nhà tan. Đâu chính là không khí nước Nam trong những ngày đầu thế kỉ XX. Tác giả đã mượn câu chuyện lịch sử để diễn tả tâm trạng đau xót của mình trước cảnh đất nước sống tròn vòng nô lệ.
? Đọc “ Giống Hồng lạc hoàng thiên đã định..
 . Lờy ai tế độ đàn sau đó mà”
? Đọc thơ có nội dung gì?
- Đọc thơ tự hoà về truyền thống , về nòi giống của dân tộc
? Hình ảnh “ hồng Lạc thiên hoàng đã định
 Giời Nam riêng một cõi này
 Anh hùng hiệp nỡ xưa nay kém gì? thể hiệ điều gì?
- Vẫn những hình ảnh ước lệ, thể hiện niềm tự hào dan ta có nòi giống riêng, có bờ cõi rành rành,có những anh hùng hào kiệt.
? Đọc “ Than vận nước. đó mà” ? Đoạn thơ có nội dung gì? 
- Tình hình đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh
? Dưới ách đô hộ của của giặc Minh đất nước ta lâm vào tình cảnh như thế nào?
- Bốn phương khói lửa bừng bừng
- Bao thảm hoạ xương rừng máu sông!
- Đô thị: Thành quách vỡ tung
- Nhân gian: Bỏ vợ, lìa con.
? Những hình ảnh này mang tích chất gì?
- mang tính chât ước lệ tượng trưng
? Hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa diễn tả điều gì?
- - Cảnh đất nước tơi bời trong khói lửa chiến tranh, chết chóc, đổ vỡ, chia lìa đau thương.
* Những hình ảnh ước lệ này như một bản án kết tội giặc minh đã giày xéo non sông đất nước ta.
? Trước tình cảnh đau thương ấy tâm trạng người cha được thể hiện qua từ ngữ hình nảnh nào?
- - Vò xé tâm can
- Ngậm ngui – khóc , than
Thương tâm – xây khối uất
Vật cơn sầu
- Càng nói càng đau
? Em có nhận xét gì cách dùng ở đây?
- Dùng một loạt các từ cùng trường từ vựngchỉ tâm trạng, đau xót, giằng xé đến tột cùng.
* Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất- Đất khóc- trời than- Sông hông Giang nhừng cơn vật sầu”? ?Hai câu thơ sử dụng phép tu từ gì?
- So sánh , nhân hoá
?Phép tu từ ấy có ý nghĩa gì?
? Em hioêủ đây là tâm trạng của ai
? Em cảm nhận được điều gì về tâm trạng ấy?
- Đây là tâm trạng của người cha dặn con trai trước khi đi sang tàu, trước lúc sinh li thống thiết, mỗi lúc càng dâng cao. Đây là tâm trạng của Nguyễn Phi Khanhvà nhân dân Đại Việt thế kỉ XV và cũng là tâm trạng của tác giả của nhân dân Việt Nam mất nước đầu thế kỉ XX.
? Đọc diễn cảm “ Cha càng còn dây”
? Người ch nói nhiều đến mình qua từ ngữ nào?
- thân tàn- tuỏi già sức yếu- sa cơ- đành chịu bó tay.
? Em hiểu người cha nói gì về bản thân?
- người cha nói đến thất bại , tuổi gì , sức yếu, đến hoàn cảnh bất lực của mình.
? Từ cảnh ngộ của mình , người cha dặn con những gì?
- Thân lươn bao quản vũng vầy
- Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
? Em hiểu gì về những lời thơ này?
- HS
* GV: Nguyễn Du có viết: “Thân lươn bao quản lấm đầu – Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”
- Có ya nghĩa chỉ tâm trạng bất lực , tuyệt vọng của Kiều 
Lờy câu thơ này diễn tả tâm trạng của người cha. Ông tự coi mình là người bỏ đi, sống chết nơi quêngười
? Người cha bày tỏ với con điều gì?
- Người cha tin cậy vào người con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nước trả thù cho cha- Lời trao gởi cho con trong phút li biệt thật thiêng liêng cao cả.
GV: Cung cấp thêm tài liệu về Nguyên Phi Khanh trong lịch sử.
? Qua lời trao gởi này thể hiện Nguyễn Phi Khanh là người như thế nào?
- Nguyễn Phi Khanh là người anh hùng hào kiệt , khôngngĩ cho riêng minhg mà một lòng, một dạ vì dân, vì nước.
? Hình ảnh cha con Nguyễn Phi khanh được nhắc đến ở bài thơ có ý nghĩa gì?
- Ca ngợi tấm lòng yêu nước của cha con Nguyễn Phi khanh- Nguyễn Trãi.
- Khơi dậy lòng yêu nước nơi người đọc 
 Hoạt động 6 (7’)
? Đọc diễn cảm bài thơ?
? Bài thơ viết theo thể thơ nào?
? Thể thơ này có ý nghĩa diẽn tả điều gì?
? Đoạn trích đã nêu bật nội dung gì?
? Đọc phần ghi nhớ/SGK/163
? Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa gì?
- Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa: nhắc nhở chúng ta: nước và nhà, tổ quốc và gia đình , tình nhà và nghĩa nước- Nghĩa nước phải đặt lên trên tình nhà. Trung và Hiếu: Trung với nước, hiếu với cha, mẹ.trung với nước là đại hiếu, hiếu với ch mẹ là tiểu hiểu hiếu . Nước mất thì nhà tna,- Cứu nước cũng là có hiếu với cha mẹ. Thù nước đã trả thì thù nhà cũng được báo
I Vài nét về tác giả và tác phẩm
1, Tác giả: Trần Tuấn Khải(1895-1983)
- Quê ở Mĩ Lộc – Nam Định
2, Tác phẩm: “Hai chữ nước nhà” 1924
II Đọc , tìm hiểu chú thích, bố cục
III Tìm hiểu chi tiết văn bản
1, Tâm trạng của người cha khi chia tay con.
- Người cha vô cùng xúc động, nặng chịu nỗi đau nước mất nhà tan.
2, Tình hình hiện tại của đất nước
a, lòng tự hào dân tộc
- Thể hiện lòng tự hào sâu sắc về nói giống, về truyền thống dân tộc
b, Đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh
- Đất nước nhân dân bi thương cìm trong biển máu lửa
c, Tâm trạng của người cha
Tâm trạng đau xót uất hận đấn tột độ
3, Lời trao gửi cuối cùng
-Lời trao gửi thật thiêng liêng cao cả.
IV Tổng kết 
1, nghệ thuật:
2, Nội dung
Ghi nhớ /SGK
V Luyện tập 
Hoạt động 7 
4, Củng cố: 
5, Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc lòng đoạn trích
- chuẩn bị làm bài kiểm tra
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 - Tiết67-68 Ngày soạn : 16/12/2008
 Ngày dạy: 
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
I Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài kiểm tra đánh giá dược sự tiếp nhận của học sinhvề từ vựng, ngữ pháp, và cáh cảm nhận đánh giá về đoạn văn, đoạn thơ.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh linh hoạt cho một bài cụ thể.
- Giáo dục ý thực học tập nghiệm túc, ôn tập tổnghpọ kiến thức
- Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm và bài tự lụân.
II Chuẩn bị:
1, GV: Thảo luận nhóm thống nhất đề kiểm tra, ra đề
2, trò : Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’)
2, Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3, bài mới 
Hoạt động 2 Học sinh nhận đề và làm bài
Đề bài :
Phần I: trắc nghiệm: Đánh dấu vào câu trả lười đúng nhất
1, Trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp nói qúa không?
“ bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
 (Tố Hữu)
 A: có B: không
Câu 2: Trong các câu sau , câu nào không phải là câu ghép?
A: Rồi hắn cúi xuống, tần màn gọt cái bàn lim.
B: Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
C: Hắn uống say mềm người rồi hắn đi.
Câu 3: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ dùng để làm gì? 
 Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chĩ đã thắng.Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom- thế thôi” 
 ( Chiếc lá cuối cùng- Ô hen ri)
A: Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
B: Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.
C: Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D; Đánh dấu sự giải thích và lời daanx trực tiếp.
Câu 4: Câu hay nhóm từ sau đây không có trợ từ.
A: Ngay cả trong ánh hoàng hôn
B; Em thật là con bé hư
C; Mỗi năm vào độ rét, cây mận lại nở hao.
Phần II : tự luận
Câi 1: Trình bày cảm nhậ của em về bốn câu thơ đầu trong bài “ Đập đá ở Côn lôn” – Phan Châu trinh.
Câu2: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam
Đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
 1-A, 2-A, 3-C, 4- C
 Phần tự luận:
Câu 1:Học sinh cảm nhận được:
+ Câu thơ đầu miêu tả bối cảnh khong gian và đồng thờitạo dựng tư thế của con người đứng giữa đất trời Côn Lôn, thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về chí “làm trai”. Đó là lòng kiêu hãnh , ý hí tự khẳng định mình, là khát vọnghành động mãnh liệt. Con người như thế klại đàng hoàng đứng giữa đất trời Côn Đảo, đứng giữa bỉen rộng non cao, đầu đội trời , chân đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững. câu thơ toát lên vẻ đệp hùng tráng.
- Ba câu tiếp theo bằng bút pháp lãng mạn khoa trương kết hợp với việc sử dụng động từ mạnh vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọcvừa khắc hoạ tầm vóc khổng lồ của người anh hùng.
- Bốn câu thơ khắc hoịa hình ảnh người tù cách mạngtrong tư thế ngạo nghễ vươn câongng tầm vũ trụ, coi thường mọi thử thách gian lao.
- Hình ảnh người tù ở Côn Đảo cũng chính là hình ảnh mngười chí sĩ cách mạng yêu nước lúc bấy giờ.
* Yêu cầu: 
 Diễn đạt trong sáng, mạch lạc đủ ý (2,5 -3điểm)
Diễn đạt trong sáng cảm thụ sâu sắc đôi chỗcòn sai lỗi chính tả (2-2,5đ)
Cảm nhậ sơ sài, diễn đạt thiếu ý (0,5-1đ)
Sai hoàn toàn không cho điểm
Câu 2: a, mở bài: giới thiệu được chiếc áo dài- trang phục truyền thống
 b, thân bài: trình bày nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, công dụng, ý nghĩa cảu áo dài.
 c, Bày tỏ thái độ tình cảm của mình với trang phủctuyền thống. 
* Yêu cầu:
 - Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc rõ ràng bố cục đầy đủ (4,5-5 điểm)
 - Đảm bảo có đủ các yếu tố, thuyết minh đủ ý, rõ ràng (3-4 điểm)
 -Thuyết minh đủ ý nhưng đôi chỗ còn lủng củng (2-2,5điểm)
 -Thuyết minh thiếu ý (0,5-1 điểm)
 - Lạc đề không cho điểm.
Hoạt động 3 : Thu bài
4, Củng cố: Nhận xét ý thức học sinh làm bài
5, Hướng dẫn về nhà:Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kì
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT 17.doc