Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đâu mất nước và ý chí phục thù cứu nước

 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết

B. CHUẨN BỊ :

- GV: Soạn bài, hướng dẫn Hs đọc kĩ văn bản và trả lời các cau hỏi Đọc - hiểu văn bản.

- HS: Tìm hiểu văn bản theo hướng dẫn của GV.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra

 Đọc thuộc bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”

 Phân tích cái ngông của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội?

 Nhận xét về giọng điệu bài thơ?

 3. Bài mới :

 a/ Giới thiệu bài

 b/ Tổ chức hoạt động

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17
Tiết 65 : Hướng dẫn đọc thêm
 Hai chữ nước nhà
Tiết 66 : Ông đồ 
Tiết 67-68 : Kiểm tra tổng hợp HKI
Ngày soạn : 20-12-2006
Tiết : 65 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM :
 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đâu mất nước và ý chí phục thù cứu nước
 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Soạn bài, hướng dẫn Hs đọc kĩ văn bản và trả lời các cau hỏi Đọc - hiểu văn bản.
- HS: Tìm hiểu văn bản theo hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra
 Đọc thuộc bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”
 Phân tích cái ngông của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội?
 Nhận xét về giọng điệu bài thơ? 
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 GHI BẢNG
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
 Sở trường của tác giả khi khai thác đề tài lịch sử.
 Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ
 Sự tiếp nhận nồng nhiệt của thế hệ thanh niên đương thời
B. HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
-Hướng dẫn đọc bài thơ. 
-Gọi HS đọc bài thơ, đọc chú thích.
-Cho HS đọc phần giới thiệu bài thơ ở phần chú thích SGK
-Hãy cho biết ý chính và cảm xúc bao trùm đoạn thơ?
-Nêu thể thơ của bài thơ và đặc điểm của thể thơ đó ?
 -Em hãy nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
-Thể thơ song thất lục bát góp phần thể hiện giọng điệu đó như thế nào ?
-Đoạn thơ có thể chia làm ba phần : 8 câu + 20 câu + 8 câu, em hãy tìm ý nghĩa chính từng phần ?
-Cho HS đọc 8 câu thơ đầu.
-Em hãy tìm chi tiết và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiệu bối cảnh không gian của đoạn thơ ?
-Cho HS đọc 4 câu thơ (trong 8 câu)
-Tìm chi tiết biểu hiện được hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật ?
-Những cụm từ “hạt máu nóng, hồn nước, thân tàn lần bước dặm khơi, tầm tả chân trời là cách nói gì ? Nó có tác dụng gì ? Có phù hợp với văn cảnh này ?
-Em hiểu gì về hoàn cảnh và tâm trạng ấy ?
-Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ?
-Cho HS đọc 20 câu thơ tiếp.
-Mạch thơ của đoạn này phát triển như thế nào ?
-Những hình ảnh “bốn phương lửa khói xương rùng máu sông, thành quách tan vỡ, bỏ vợ lìa con... gợi cho người đọc điều gì ?
-Những tình cảm đó biểu hiện điểu gì của tác giả ?
-Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giớ, nghĩ về đất nước được miêu tả như thế nào ?
-Đó còn là tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào ?
-Em hãy tìm hiểu về cách biểu hiện của tác giả?
-Em hãy nêu sức gợi cảm của đoạn thơ?
-Cho HS đọc 8 câu thơ cuối.
-Trong phần cuối đoạn thơ, người cha đã nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông như thế nào ?
-Tại sao tác giả lấy “Hai chữ nước nhà” làm đầu đề bài thơ ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ như thế nào?
-Nêu những yếu tố nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của đoạn thơ?
-Cho HS đọc phần ghi nhơ SGK
I.Tìm hiểu về tác giả..
-Đọc phần chú thích về tác giả 
-Nêu ý chính theo SGK.
II. Tìm hiểu văn bản.
-Đọc bài thơ, đọc chú thích
- Đây là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt trong bối cảnh đau thương nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn
 Thể thơ song thất lục bát (số câu, tiếng, cách hiệp vần)
 Cách ngắt nhịp và thanh trắc ở giữa hai câu 7
 Thích hợp diễn tả sầu thảm hay ai oán giận dữ => thành công của bài thơ.
-Phần 1 : Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn
-Phần 2 : Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tác
-Phần 3 : Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
-Cuộc chia ly diễn ra một nơi biên giới ảm đạm heo hút : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...
 Đây làm điểm cuối cùng của quê hương nước Việt trước khi bị đưa sang TQ của Nguyễn Phi Khanh.
 Tâm trạng nhân vật phủ lên cảnh vật màu tang tóc, thê lương 
 Từ ngữ cũ ước lệ nhưng tạo không khí chung cho toàn bài, thời Nguyễn Trãi và thế kỉ 20.
-Hoàn cảnh : cha bị giải sang tàu, không hẹn ngày trở lại. Con muốn theo phụng dưõng nhưng cha không cho.
-Tình nhà nghĩa nước sâu đậm nhưng đau đớn tột cùng xót xa.
-Tâm trạng đó làm cho lời khuyên trở thành lời trăn trối
-Cách nói quen thuộc của thơ văn trữ tình phù hợp với văn cảnh nói về khoảnh khắc lịch sử và gợi không khí trang nghiêm thiêng liêng như lời trối trăng, khiến người nghe xúc động.
-Đọc đoạn thơ
-Mạch thơ:Tự hào về dân tộc (4 câu) - Tình hình đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh (8 câu) - Tâm trạng của người cha (8 câu)
-Tình hình đất nước => khơi dậy lòng yêu nước, lòng căm thù giặc.
-Tâm sự yêu nước.
-Tâm trạng đau đớn dày vò vì nỗi đau mất nước.
-Nói nhiều đến mình để thể hiện sự bất lực và trao gởi việc phục thù cứu nước.
-Lời trao gởi cuối cùng.
-Tác giả nhập vai vào người trong cuộc cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết.
-Dòng tự sự kết hợp lời cảm thán
 Giọng điệu lâm ly thống thiết
 Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn
 Thế bất lực : tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn
 Sự nghiệp tổ tông : bờ cõi đất nước, nền độc lập tự do dân tộc
-Hai khái niệm riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ.
-Trả lời.
-Đọc phần ghi nhớ.
I. Đọc-Tìm hiểu chú thích.
 1/ Tác giả: 
 Trần Tuấn Khải- Á Nam (1895-1983) Thơ ông theo thể loại cổ truyền mượn đề tài lịch sử để bộc lộ nỗi đau mất nước
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Tìm hiểu chung 
 a/ Thể thơ :
 Song thất lục bát
b/ Bố cục : Ba phần
2. Phân tích : 8 câu thơ đầu.
-Từ ngữ có tính ước lệ.
-Bối cảnh không gian là nơi biên ải diễn ra cuộc chia ly nên không khí thê lương tang tóc. Đó là không khí chung của đất nước thời bấy giờ.
 Hoàn cảnh éo le, tâm trạng đau đớn, lời người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối.
2/ 20 câu thơ tiếp
-Tự sự xen kẽ biểu cảm, cảm xúc chân thành, giọng thơ thống thiết đầy bi phẫn.
-Tâm sự yêu nước thể hiện qua nỗi đau mất nước trước hiện tình đất nước và tội ác của quân xâm lược
III. Tồng kết
 * Ghi nhớ / SGK
C. HOẠT ĐỘNG 3 :
 4. Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ. 
 5. Dặn dò : Học bài
 Soạn bài Ông đồ.
Ngày soạn : 22-12-2006
Tiết : 66 ÔNG ĐỒ 
Vũ Đình Liên
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
 - Cảm nhận được tình cảnh của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
 - Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B.CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn bài, tư liệu về Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ. 
 - HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận của em về tình yêu nước của Trần Tuấn Khải qua bài thơ Hai chữ nước nhà ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
A.HOẠT ĐỘNG 1:.Đọc và tìm hiểu chú thích.
-Hướng dẫn HS đọc bài thơ.
-Dựa vào chú thích, cho HS hiểu về tác giả và nói thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ của Vũ đình Liên.
-Hãy nêu bố cục của bài thơ?
B.HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bài thơ.
-Đọc 2 khổ thơ đầu em chú ý đến những hình ảnh nào?
-Em có cảm nhận gì về hình ảnh hoa đào-ông đồ già-mực tàu-giấy đỏ-phố đông?
-Em cảm nhận như thế nào về hùnh ảnh ông đồ trong bức tranh xuân này?
-GV nói thêm: Dù phải bước ra ngoài lề của cuộc sống, ông đồ vẫn góp phần đem lại niềm vui cho đời, góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của văn hoá dân tộc. Đó là thú chơi câu đối vào những ngày tết Nguyên đán. 
-Đọc 2 khổ thơ giữa và cho biết phép nhân hoá đã có tác dụng như thế nào trong các hình ảnh thơ: Giấy đỏ buồn không thắm -Mực đọng trong nghiên sầu ?
-Theo em, vì sao ông đồ vẫn ngồi đấy mà người đời không ai hay ? 
-GV chốt: Ông đồ vẫn ngồi đấy cố bám lấy cuộc sống nhưng lẻ loi, đơn độc vì cuộc sống xã hội đã có nhiều đổi thay: Tây học thay thế Nho học, thú chơi câu đối ngày xuân không còn được ưa chuộng nữa.
-Hình ảnh Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài trời mưa bụi bay gợi trong lòng người đọc cảm giác như thế nào?
-Đây có phải là những câu thơ thuần tả cảnh không?
GV: Ông đồ là cái di tích tiều tụy của Nho học thời tàn (Vũ Đình Liên)
-Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ.
-Em có nhận xét gì về kết cấu bài thơ?
-Lối kết cấu này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ? 
-Câu hỏi ở khổ thơ cuối bài thuộc kiểu câu gì?
-Câu hỏi này cho ta hiểu tâm tư của tác giả như thế nào khi chứng kiến sự tàn lụi của ông đồ và thú chơi câu đối?
-GV: Từ sự vắng bóng ông đồ và thú chơi câu đối khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới lớp người theo Nho học và Nho học thời tàn kéo nét đẹp văn học truyền thống của dân tộc bị mai một. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi cảm thương, tiếc nuối không dứt.
C.HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
-Theo em, bài thơ có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật?
-Thể thơ ngũ ngôn có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
-GV chốt. 
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc bài thơ.
-Đọc chú thích về tác giả.
-Bố cục:
 +Hai khổ thơ đầu:Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
 +Hai khổ thơ giữa:Hình ảnh ông đồ trong thời tàn.
 +Khổ thơ cuối: Nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của nhà thơ. 
II.Tìm hiểu bài thơ.
-Đọc 2 khổ thơ đầu.
-Những hình ảnh: Hoa đào-ông đồ già-mực tàu-giấy đỏ-phố đông là biểu hiện của bức tranh xuân tươi thắm, đông vui với nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. 
-Ông đồ tài hoa đã thu hút bao người thuê ông viết chữ,
ngưỡng mộ và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông.
-Đọc 2 khổ thơ giữa.
-Nêu tác dụng:Nỗi buồn tủi của ông đồ như lan toả sang cả những vật vô tri như giấy, mực.
-Thảo luận nhóm 4 HS.
-Đại diện 2 nhóm trả lời.
-Trời đất cũng ảm đạm như chính bi kịch về số phận của ông đồ. Qua cảnh vật, ta hiểu được tâm trạng ông đồ. 
-Tác giả tả cảnh để tả tình cảnh của ông đồ.
-Đọc 2 khổ thơ.
-Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề, sự tương phản về hình ảnh ông đồ viết câu ngày xuân.
-Câu hỏi tu từ.
-Sự bâng khuâng, tiếc nuối pha lẫn xót xa.khi vắng bóng ông đồ và thú chơi câu đối trong cuộc sống hồi bấy giờ.
III.Tổng kết
-Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ bình dị, phép nhân hoá đặc sắc, tả cảnh ngụ tình, câu hỏi tu từ.
-Đọc ghi nhớ.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1.Tác giả: Vũ Đình Liên (SGK)
Bố cục: ba đoạn.
II.Tìm hiểu bài thơ: 
1.Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
-Hình ảnh tiêu biểu, thân quen của mùa xuân đông vui.
-Dù phải bước ra ngoài lề của cuộc sống, ông đồ vẫn góp phần đem lại niềm vui cho đời, góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống của văn hoá dân tộc. 
 2. Hình ảnh ông đồ trong thời tàn:
-Phép nhân hoá,tả cảnh ngụ tình đặc sắc diễn tả một cách thấm thía nỗi sầu tủi bẽ bàng và bi kịch của số phận của ông đồ hay của chính Nho học thời tàn.
3.Tâm tư của nhà thơ:
-Câu hỏi tu từ.
-Niềm cảm thương chân thành và sự tiêc nuối về một đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc bị mai một.
III.Tổng kết.
* Ghi nhớ/SGK
D.HOẠT ĐỘNG 4:
 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Bài thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về than phận ông đồ trong thời Nho học suy tàn?
 - Hiện nay thư pháp đang được các bạn trẻ quan tâm. Em có thích thú chơi đậm nét văn hoá này không? 
Dặn dò: - Học thuộc bài thơ và nặm rõ nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
 - Ôn kĩ cả ba phân môn để làm bài kiểm tra HKI cho tốt. Tiết : 67,68 Ngày soạn 
 Môn : Ngày giảng
 Kiểm Tra Tổng Hợp HKỳ I
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 *Giúp học sinh nhằm đánh giá :
 Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn học Ngữ Văn trong một bài kiểm tra
 Năng lực vận dụng phương pháp thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và các kĩ năng Tập làm văn nói chung để viết được một bài văn
B/ CHUẨN BỊ
 Ôn tập theo đề cương
 Tập làm dàn ý các đề TLV ở SGK
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ ỔN ĐỊNH
 2/ KIỂM TRA
 3/ BÀI MỚI
 a/ Giới thiệu bài mới
 b/ Tổ chức hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.doc