Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 61

 Tập làm văn

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh.

- Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát tìm hiểu, tra cứu.

- Rèn luyện kĩ năng thuyết minh về một thể loại văn học

- Giáo dục tình cảm biết ơn kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới đọc bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn. Trả lời câu hỏi theo SGK trang 153.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16- NGỮ VĂN BÀI 15- 16
Kết quả cần đạt
 Giúp Hs thuyết minh được một thể loại văn học
 Cảm nhận được hồn thơ của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ “Muốn làm thằng cuội”.
 Nắm vững và biết vận dụng những kiến thức đã học về Tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp
 Tự đánh giá được ưu nhược điểm của bài tập làm văn số 3.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 61
 Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh.
- Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát tìm hiểu, tra cứu.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết minh về một thể loại văn học
- Giáo dục tình cảm biết ơn kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới đọc bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn. Trả lời câu hỏi theo SGK trang 153.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 4’
* Câu hỏi: Nêu bố cục của bài văn thuyết minh
* Đáp án- biểu điểm:
	2đ - Bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần
	2đ + Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh
	2đ + Thân bài: Trình bày cấu tạo các đặc điểm, lợi ích của đối tượng
	2đ + Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II. Bài mới. 1’
 Văn học Việt Nam rất phong phú về thể loại. Mỗi thể loại có những nét đặc sắc riêng về hình thức nghệ thuật. Nếu cần giới thiệu 1 thể loại văn học đó cho bạn bè hay người khác chúng ta cần làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học
Yếu
TB
KH
GV
GV
TB
TB
KH
KH
G
KH
GV
G
GV
TB
G
GV
TB
KH
TB
TB
TB
KH
TB
Yếu
TB
KH
TB
KH
G
Gọi Hs đọc đề bài.
Muốn làm một bài văn nói chúng, làm bài văn lí thuyết minh nói riêng cần tiến hành qua mấy bước, đó là những bước nào?
- Phải tiến hành qua 4 bước: tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý; viết bài; đọc và sửa chữa. 
Căn cứ vào đề bài em hãy xác định thể loại, đối tượng, phạm vi.
- Thể loại: văn thuyết minh
- Nội dung thuyết minh: đặc điểm thể thơ
Phạm vi thuyết minh: thơ thất ngôn bát cú.
Ở các tiết trước chúng ta đã học đối tượng thuyết minh là sinh viên, con người hay đồ vật nhưng ở đề bài này là 1 thể loại văn học
Dù đối tượng là gì, muốn thuyết minh chúng ta vẫn phải quan sát. Quan sát không giản đơn là chỉ nhìn xem mà phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của đối tượng
Chúng ta cùng quan sát đặc thể loại thơ thất ngôn bát cú qua 1 đối tượng cụ thể đó là 2 bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.
Treo bảng phụ ghi 2 bài thơ
Hs đọc bài thơ
Quan sát 2 bài thơ và cho biết em có nhận xét gì về số dòng, số chữ trong mỗi bài thơ.
Số dòng số chữ ấy có ai bắt buộc không?
- Bắt buộc, không thể tuỳ ý thêm bớt được.
Hs lên bảng điền kí hiệu bằng- trắc cho mỗi tiếng trong bài thơ.
- Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là vần bằng kí hiệu (B). Các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc kí hiệu (T).
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 T B B T T B B
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
 T T B B T T B
 Đã khách không nhà trong bốn biển
 T T B B B T T
 Lại người có tội giữa năm châu
 T B T T T B B
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 T B B T B B T
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù
 T T B B T T B
 Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
 B T T B B T T
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
 B B B T T B B
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN.
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 B B T T T B B
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
 B T B B T T B
 Xách búa đánh tan năm bảy đống
 T T T B B T T
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn
 B B T T T B B
 Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
 T B B T B B T
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son
 B T B B T T B
 Những kẻ vá trời khi lỡ bước
 T T T B B T T
 Gian nan chi kể việc con con!
 B B B T T B B
Nhận xét gì về quan hệ bằng- trắc giữa các dòng với nhau?
Ta biết được bài thơ viết theo luật bằng hay trắc là căn cứ vào tiếng thứ 2 của câu thứ nhất. Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với tiếng trắc thì gọi là đối nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “Niêm” với nhau.
Dựa vào khái quát quan sát em có nhận xét gì về quy luật của thể thơ này? (Chú ý đến quan hệ bằng- trắc; đối, niêm giữa các câu các dòng)
- Căn cứ vào tiếng thứ 2 trong câu 1 để xác định bài thơ làm theo vần bằng hay trắc
- Trong 2 bài thơ đều làm theo vần bằng.
Hãy quan sát và xác định các quan hệ bằng trắc của 2 bài thơ trong từng cặp câu thơ 1- 2, 3- 4, 5- 6, 7- 8 ta thấy :
- Đó là luật: Nhất, tam,ngũ bất luận
 Nhị, tứ, lục phân minh→ đó là đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú trong đó không cần xét các tiếng thứ nhất, thứ 3, thứ 5 chỉ cần xem xét đối ở 2, 4, 6
- Các cặp câu 3- 4 và 5- 6 đối nhau
Niêm là nếu dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới cũng tiếng B gọi là niêm (dính nhau)
Niêm được xét trong bài thơ theo hệ thống dọc cụ thể:
- Tiếng thứ 2 của cặp câu 1- 8 cùng vần (niêm với nhau)
- Tiếng thứ 2 của câu 2- 3 cùng thanh (niêm)
vần là bộ phận của tiếng không kể dấu và thanh phát âm đầu (nếu có) những tiếng có bộ phận vần giống nhau
- Vần có thanh huyền và thanh ngang gọi là vần B. Vần có thanh hỏi, ngã, sắc gọi là vần trắc.
Các em quan sát 2 bài thơ cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào trong dòng thơ đó là vần bằng hay trắc.
Bài: Vào nhà ngục Quảng Đông ta thấy: có tiếng (tù- thù), (châu- đầu) hiệp vần với nhau đó là vần bằng.
Bài: Đập đá ở Côn Lôn, có tiếng hiệp vần: non, hòn, son, con ở các dòng 2, 4, 6, 8 là các tiếng cuối dòng vần bằng.
Như vậy trong thể loại thơ thất ngôn bát cú các câu 2, 4, 6, 8 bắt vần.
Muốn thơ có sự nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại 1 chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu 1 chỗ ngừng có nghĩa.
Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài thơ ngắt nhịp như thế nào?
- Cả 2 bài thơ đều ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 (tức là chẵn trước lẻ sau)
Thể thơ này có ưu nhược điểm gì?
- Có vẻ đẹp cân đối, hài hoà, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng.
- Song có nhược điểm là gò bó.
Trên cơ sở những tri thức vừa tìm hiểu trên chúng ta cung lập dàn bài cho đề văn trên.
Với đề bài này phần mở bài phải dùng phương pháp nào? Và nêu ý nào?
VD: Thơ thất ngôn bát cú là 1 thể thơ thông dụng trong các thể thơ đường luật được các nhà thơ VN ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển VN thường làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
Phần thân bài nên giới thiệu những gì?
Giới thiệu số câu số chữ trong bài thơ
Qui luật B- T được quy định như thế nào?
Phần kết bài nêu nhữnng cảm nhận nào của em (Bỏ)
Luật đối và niêm có điểm gì đáng chú ý?
Nêu những cảm nhận của em về thể thơ thất ngôn bát cú
Qua tìm hiểu đề bài thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú em hãy nêu cách thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Hs đọc ghi nhớ
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập cho biết bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
Hs đọc phần tàio liệu tham khảo “Truyện ngắn” SGK trang 154.
Thế nào là truyện ngắn?
Em thấy từ sự việc và nhân vật trong truyện ngắn là ít hay nhiều?
Em có nhận xét gì về thời gian và không gian trong truyện ngắn?
Kết cấu của truyện ngắn như thế nào?
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học. 27’
* Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”
1. Quan sát nhận diện thể thơ thất ngôn bát cú.
* Văn bản: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.
Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
* Luật bằng hay trắc được quy định chặt chẽ theo hệ thống ngang.
- Các tiếng thứ 2- 4- 6 đối nhau theo quy định B- T, T- B, B- T, T-B
- Các tiếng 1, 3, 5 không bắt buộc (có thể B- T)
- Đối các câu 3- 4 và 5- 6 đối nhau.
Niêm: xét theo hệ thống dọc.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
 Nêu những đặc điểm chung về thể thơ thất ngôn bát cú
- Thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ đựoc nhiều nhà thơ ưa chuộng.
b. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể thơ.
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài 
+ Luật B- T của thể thơ
+ Cách gieo vần
+ Cách ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau.
- Về luật đối và niêm
+ Đối là yêu cầu bắt buộc tạo nên sự hài hoà, cân đối về thanh điệu, ngôn từ và ý nghĩa.
+ Niêm là hệ thống dọc, các câu thơ phải dính với nhau từng đôi một (nếu làm sai thì gọi là thất niêm).
+ Vần: là vần bằng, mỗi bài thơ chỉ có 1 vần (đọc vần) ở chữ cuối câu, hiệp vần ở tiếng thíư 7 của câu 1, 2, 4, 6.
- Ưu, nhược điểm.
+ Có vẻ đẹp cân đối, hài hoà, cố điển, nhạc điệu trầm bổng phong phú, cô đọng, hàm xúc.
- Gò bó vì có sự ràng buộc.
c. Kết bài
- Thất ngôn bát cú là 1 thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này.Ngày nay thể thơ này vẫn được nhiều người ưa chuộng
* Muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học (hay văn bản cụ thể) trước hết phải quan sát, nhận xét đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm quan trọng và cần có những VD cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm ấy.
* Ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập. 12’
1. Bài tập 1:
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn.
- Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ kể về hành động, một trạng thái trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
- Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện,
Vd: truyện ngắn “Lão Hạc” chỉ có năm nhân vật(Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, con trai Lão Hạc)
 Chiếc lá cuối cùng chỉ có 3 nhân vật: Giôn xi, Xiu và cụ Bơ-men.
- Không gian, thời gian trong truyện ngắn hạn chế.
VD: trong truyện “Tôi đi học” thời gian diễn ra câu chuyện trong 1 buổi sáng. Không gian từ nhà đến trường.
- Kết cấu: thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản đề làm nổi bật lên chủ đề.
VD: Truyện “Lão Hạc” số phận đau khổ, bất hạnh và phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc làm nổi bật số phận của những người nông dân trong xã hội cũ.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà. 1’
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Hoàn thiện phần bài tập
	- Viết hoàn chỉnh bài tập 1
	- Soạn: Muốn làm thằng Cuội
	- Đọc phần giải nghĩa từ khó
	 + Giọng điệu và cách diễn đạt của 2 câu thơ đầu
	 + Nỗi niềm của nhà thơ bộc bạch trực tiếp qua từ ngữ nào và là nỗi niềm gì?
	 + Tìm giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó
	 + Cảm nhận về hình thức, giọng điệu của 2 câu thực
	 + Phân thích cái ngông ở 4 câu thơ giữa, cái ngông ở 2 câu cuối.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 62
Văn bản
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
~Hướng dẫn đọc thêm~
 ~Tản Đà~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Hiểu được tâm trạng của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn và chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông” cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối sống thông thường, khô ...  cần lưu ý điểm gì?
Nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng hình, tượng thanh?
Thế nào là từ ngữ địa phương- biệt ngữ xã hội?
Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
Nhắc lại khái niệm về trợ từ?
Thán từ là gì? Thán từ gồm mấy loại chính?
Tình thái từ là gì?
Tình thái từ gồm những loại nào?
Sử dụng tình thái từ cần chú ý điểm gì?
Nêu đặc điểm của câu ghép?
Có mấy cách nối các vế câu ghép?
Hãy nêu các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép?
Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ sau?
Hãy giải thích từ: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung?
Lưu ý: khi giải thích nghĩa của từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với 1 từ ngữ khác ta phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
Tìm câu ca dao VN 2 VD về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.
Viết 2 câu, trong đó có 1 câu sử dụng từ tượng hình, 1 câu có sử dụng từ tượng thanh.
Hs đọc yêu cầu bài tập
Hs đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn
Hs đọc yêu cầu bài tập.
I. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản.
1. Từ vựng
1.1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác. 
1.2. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Lưu ý: Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ ngữ khác biệt nhau về từ loại
+ Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
+ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
1.3.Từ tượng thanh,từ tượng hình
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giái trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
1.4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ dùng ở một hoặc 1 số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
1.5. Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
2. Ngữ pháp. 13’
2.1. Trợ từ- thán từ.
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc nói đến ở từ ngữ đó.
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành 1 câu đặc biệt.
Thán từ gồm 2 loại chính:
+ Thán từ bộ lộ tình cảm, cảm xúc.
+ Thán từ gọi đáp.
2.2 Tình thái từ.
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm 1 số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn
+ Tình thái từ cầu khiến
+ Tình thái từ cảm thán
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc, xã hội, tình cảm)
2.3. Câu ghép.
Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm chủ- vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là 1 vế câu.
- Có 2 cách nối vế câu ghép.
+ Dùng những từ có tác dụng nối: một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ; nối bằng cặp phó từ; đại từ; chỉ từ thường đi đôi với nhau.
+ Không dùng từ nối: trong trường hợp này giữa các vế câu cần dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Các vế câu của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
II. Luyện tập. 15’
Truyện dân gian
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
1. Từ vựng
- Truyện truyền thuyết: truyện giáo dục về các nhân vật, sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cô tích: truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Truyện cười: truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
- Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là “Truyện dân gian” tức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn).
b. Câu ca dao có sử dụng phép tu từ nói quá.
- Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi 
- Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh.
c. Viết câu có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh 
- Sơn La bây giờ ít thấy những ngôi nhà tranh lụp xụp.
- Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng.
2. Ngữ pháp
a. Viết câu có dùng trợ từ và tình thái từ trợ từ và thán từ.
- Cuốn sách này mà chỉ 20000 đồng à?
- Trời ơi! Chính tôi đã hại nó.
b. Tìm câu ghép.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn. Nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc sẽ không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép.
c. Xác định câu ghép và nối các vế câu 
- Câu ghép: câu 1 và 3
- Các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ.
Cũng như câu 1:
Câu 3: bởi vì.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà. 1’
	- Xem lại nội dung bài
	- Học thuộc các định nghĩa
	- Hoàn thiện phần bài tập vào vở
	- Giờ sau trả bài viết số 3
	 + Xem lại lí thuyết văn thuyết minh
	 + Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cái đồng hồ.
	 + Mở bài:
	 + Thân bài: Hình dáng
 - Cấu tạo của đồng hồ
 - Bộ phận truyền động của đồng hồ
	 + Kết bài.
Ngày giảng: Ngày soạn:
Tiết 64:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Tự đánh gía bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài tập làm văn thuyết minh
- Hình thành năng năng lực tự đánh và sửa chữa bài văn thuyết minh của mình
- Giáo dục ý thức tích luỹ trí thức cho học sinh.
II. Chuẩn bị
Thầy: Chấm trả bài, soạn giáo án
Trò: Xem lại lí thuyết văn thuyết minh và lập dàn ý cho đề bài
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định: 
I. Kiểm tra: kết hợp khi giảng bài
II. Bài mới
 Tuần trước các em đã viết bài làm văn số 3 thuyết minh về cái đồng hồ, cô đã chấm bài của các em, giờ học hôm nay cô sẽ trả bài để các em tự đánh giá bài viết của mình xem bài viết đã làm được gì, còn những gì cần khắc phục.
Đề bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ.
Yếu
Gọi học sinh đọc đề bài
Hãy xác định đối tượng của đề bài.
Nêu ý của phần mở bài
Phần thân bài thường nêu những nội dung nào?
Cách sử dụng như thế nào
I. Tìm hiểu đề: 5’
Thể loại: Thuyết minh
Đối tượng: Đồng hồ có kim chỉ giờ
II. Lập dàn bài. 10’
1. Mở bài:
Đồng hồ rất quen thuộc
Đồng hồ là phương tiện đo thời gian 1 ngày 1 đêm.
2. Thân bài:
- Giới thiệu loại đồng hồ: Giới thiệu loại đồng hồ có kim chỉ giờ:
- Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính (bên ngoài và bộ phận bên trong)
+ Bộ phận bên ngoài: Trong mặt kính có mặt số, kim chỉ giờ
+ Bộ phận bên trong : Các bánh răng chuyển động điều khiển kim đồng hồ
+ Các phần phụ khác: núm điều khiển chỉnh giờ, núm hẹn chỉnh giờ, núm tắt chuông, chân đồng hồ (nếu là loại đồng hồ để bàn).
- Cách sử dụng:
+ Lên dây cót đúng giờ, thay pin kịp thời không quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Cách bảo quản: Để nơi chắc chắn. Tránh rơi vỡ treo nơi thoáng khí, thay pin nhẹ nhàng.
3. Kết bài:
Đồng hồ hiện tại và trong tương lai.
III. Nhận xét về ưu nhược điểm của bài. 10’
Với dàn ý vừa xong các em có nhận xét gì về bài làm của mình
H/s nhận xét về bố cục và sự liên kết trong văn bản
Ưu điểm:
Các em đã xác định đúng yêu cầu bài ra, cách viết trình bày theo đúng trình tự, nhiều bài thuyết minh khá kĩ cách bảo quản đồng hồ, đảm bảo bố cục 3 phần, nhiều bài diễn đạt rõ ràng mạch lạc, chữ viết đẹp, một số bài nắm chắc phương pháp thuyết minh
Nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm còn có nhiều bài dùng từ sai, diễn đạt chưa rõ ý, đủ ý, chưa thực sự cố gắng trong việc trình bày, viết còn gạch xoá, chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả, bố cục chưa rõ ràng, dùng từ chưa chuẩn xác
IV. Biểu điểm: 4’
1. Hình thức:
Bố cục đầy đủ, rõ ràng mạch lạc, diễn đạt lưu loát
Bảo đảm phương pháp: Định nghĩa, giải thích, thuyết minh.
2. Nội dung
Mở bài: Đúng yêu cầu của văn thuyết minh (giới thiệu về chiếc đồng hồ)
Thân bài: Dùng phương pháp giải thích thuyết minh.
Giới thiệu đồng hồ
Cấu tạo của đồng hồ
+ Bộ phận bên trong
+ Bộ phận bên ngoài
+ Các bộ phận phụ khác
Cách sử dụng
Cách bảo quản
Kết bài: Đồng hồ hiện tại và trong tương lai
V. Chữa lỗi:
1. Lỗi chính tả
Chỉ dờ → Chỉ giờ
Chỉ rây → Chỉ giây
Từ 1 đến 12 →Từ một đến mười hai
Chánh hụi →Tránh bụi
Giới riệu → Giới thiệu
Màu xắc → Màu sắc
Truyển động → Chuyển động
Bánh giăng → Bánh răng
2. Lỗi diễn đạt
- Lỗi: Bộ phận chuyển động bên trong gồm bánh răng 3 bánh răng
- Chữa: Bộ phận chuyển động bên trong gồm ba bánh răng
- Lỗi: Em nghĩ chiếc đồng hồ là để mọi người biết thời gian và ngày tháng
Chữa: Đồng hồ giúp mọi người biết thời gian của từng ngày
Lỗi: Giới thiệu vỏ ngoài: Là chất liệu nhựa nhôm, sắt tuỳ theo mỗi đồng hồ
Chữa: Đồng hồ rất phong phú về chủng loại, và được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: sắt, nhựa, nhôm.
Lỗi : để chúng ta nhìn qua kính vào đồng hồ
Chữa: Mặt đồng hồ được làm bằng kính mê ca trong suốt.
VI. Bài đọc mẫu:3’
8A: 
8 B:
8 C:
VII. Trả bài, gọi điểm: 2’
G
K
TB
Y
8A
8B
8C
III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: 1’
	- Xem lại bài viết của mình và sửa chữa lỗi sai
	- Soạn: Hai chữ nước nhà (hướng dẫn học thêm)
 + Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích
 + Bố cục của bài thơ
 + Tâm trạng và hoàn cảnh của 2 cha con Nguyễn Phi Khanh khi chia tay.
 + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ và tác dụng của nó
 + Ở 8 câu thơ cuối, tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha lại nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 16.doc