Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ M'rông

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ M'rông

Tuần 16

Tiết 61

 THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong vb thuyết minh.

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ:

- Quan sát , tìm hiểu, tra cứu để làm tốt bài văn thuyết minh.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ M'rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn : 29-11-2010
Tiết 61	Ngày dạy : 03-12-2010 
 THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong vb thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng:
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ:
- Quan sát , tìm hiểu, tra cứu để làm tốt bài văn thuyết minh.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức: 8A3.. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới : ở tiết trước , các em đã tìm hiểu về phương pháp thuyết minh về một thứ đồ dùng . Tiết này , cô giới thiệu tiếp cho các em phương pháp thuyết minh nữa đó là : phương pháp thuyết minh một thể loại vh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG 
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
 *Gọi hs đọc đề bài và 2 bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn 
(?) Mỗi bài thơ có mấy dòng , mỗi dòng có mấy tiếng ? Số dòng , số chữ có bắt buộc không ? Có thể tùy ý thêm bớt được không ?
HS: trả lời:
 (?)Hãy xác định luật bằng , trắc trong mỗi bài thơ trên ?
HS xác định.
 (?) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau ? 
*GV gợi ý : không cần xét các tiếng thứ nhất , ba, năm , bảy 
- Quan hệ bằng trắc giữa các dòng đối nhau 
(?) Xác định các vần trong bài thơ ?
HS: trả lời:
 (?) Xác định cách ngắn nhịp trong hai bài thơ ?
+ Nhịp thơ : ¾ 
(?) Qua phân tích vd , hãy khái quát muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học phải làm gì ? - Ghi nhớ sgk 
(?) Bố cục của bài văn thuyết minh một thể loại vh chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
(?) Phần mở bài nêu nd gì ? Hãy mở bài cho bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú ?
VD : Thể thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ đường luật , được nhà thơ VN rất ỵêu chuộng . Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng làm thể thơ này bằng chữ hán hoặc bằng chữ Nôm
(?) Với phần thân bài có những nội dung gì ?
- số câu , số chữ trong mỗi câu , vần , bằng , trắc , ngắt nhịp 
(?) Khi đã nêu đặc điểm của thể thơ , em có nhận gì về ưu, nhược và vị trí của thơ trong thơ VN ?
-Ưu :thể thơ có vẻ đẹp hài hoà , cân đối cổ điển , nhạc điệu trầm bổng , phong phú 
- Nhược : thể thơ gò bó vì có nhiều ràng buộc 
(?) Phần kết bài có nội dung ntn ? Và có thể nêu vài nét về nội dung đó ?
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp , nhạc điệu của thể thơ 
VD : Thất ngôn bát cú là một hể thơ quan trọng . Nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể này . Ngày nay thể thơ thất ngôn bát cú vẫn còn được ưa chuộng 
 *Gọi hs đọc toàn bộ ghi nhớ .
HOẠT ĐÔNG 2 : LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn hs làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
 * Đề bài : “ Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”
1. Quan sát 
- Số dòng trong mỗi bài : 8
- Số tiếng trong mỗi dòng : 7
- Quy luật bằng trắc của thể 
+ Quan hệ bằng trắc giữa các dòng đối nhau 
- Vần của hai bài thơ : BV 
+ Bài : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: tù , thù ; câu , đâu 
+ Bài : Đập đá ở Côn Lôn : non , hòn , son , con 
- Cách ngắt nhịp : ¾
* Ghi nhớ : sgk 
2. Lập dàn bài :
+ Mở bài :
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú 
+ Thân bài :
 Nêu các đặc điểm của thể thơ 
- Số câu , số chữ trong mỗi bài 
- Quy luật bằng trắc của thể thơ 
- Cách gieo vần của thể thơ 
- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng 
* Nhận xét ưu, nhược và vị trí của thể thơ trong thơ VN 
+ Kết bài : Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ 
* Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập 
 Đề bài : Thuyết minh truyện ngắn lão hạc của Nam Cao 
+ MB: Định nghĩa truyện ngắn là gì ?
+ TB: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn
 1, Tự sự là yếu tố chính , quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn . Gồm sự việc chính và nhân vật chính 
VD : Sự việc chính : LH giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá 
- Nhận vật chính : Lão Hạc 
* Ngoài ra còn có các sự việc , nhận vật phụ
VD : Sự việc phụ : con trai lão Hạc bỏ đi : lão Hạc đối thoại với cậu vàng , bán con vàng , đối thoại với ông giáo , xin bả chó , tự tử 
- Nhân vật phụ : ông giáo , con trai lão Hạc , Binh Tư , vợ ông giáo , con vàng
2, Miêu tả , biểu cảm , đánh giá 
- Là các yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động , hấp dẫn 
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự
 3, Bố cục , lời văn hợp lí 
- Bố cục chặt chẽ , hợp lí 
- Lời văn trong sáng , giàu hình ảnh 
- Chi tiết bất ngờ , độc đáo 
+ KB : vai trò của truyện ngắn trong nền văn học VN.
III. Hướng dẫn tự học: : Học thuộc ghi nhớ và dàn bài của bài văn thuyết minh 1 thể loại vh 
Viết bài văn thuyết minh theo đề đã lập dàn bài 
Soạn bài “ Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ”
E. Rút kinh nghiệm: 
..	
 *********************************************
Tuần 16	Ngày soạn : 29-11-2010
Tiết 62	Ngày dạy : 03-12-2010 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu năm đến nay 
- Biết dùng từ , đặt câu trong khi nói ( viết )
2. Chuẩn bị :
GV : Ra đề , đáp án và biểu điểm.
 HS : Học bài , giấy làm bài 
3. Tiến trình lên lớp:
- Ổn định tổ chức: 8A3.........................
- Nhắc nhở hs khi làm bài phải trật tự, nghiêm túc, đọc kĩ câu hỏi, trình bày cẩn thận sạch sẽ, dùng từ đặt câu hợp lí, mạch lạc
- GV phát đề - dò lại đề cho hs
- GV thu bài, nhận xét giờ làm bài
4. ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM:(3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng 
Câu 1: . Dòng nào sau đây nêu đúng về công dụng của dấu ngoặc đơn?
 A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
 B. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm).
 C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
 D. Tất cả đều đúng.
 Câu 2 : Dấu ngoặc kép trong “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông ” được dùng để làm gi?
 A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
 B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
 C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sandẫn trong câu văn.
 D.Tất cả đều đúng .
Câu 3: Các từ “ Tát, túm, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A. Bộ phận của tay. B. Đặc điểm của tay.
 C. Hoạt động của tay D. Cảm giác của tay.
Câu 4 : Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?
 A. Móm mém B. Ăng ẳng
 C. Chua chát D. Loay hoay
 Câu 5: Từ “ Cả ” trong câu “ Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay” thuộc từ loại nào dưới đây ? 
 A. Thán từ B. Quan hệ từ 
 C. Trợ từ D. Tình thái từ
Câu 6 : Trong câu ca dao sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
 “ Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho ”
 A. Nói giảm, nói tránh B. So sánh
 C. Nhân hóa D. Nói quá
 II .TỰ LUẬN (7 điểm). 
 Câu 1: (3 điểm) Hãy tạo thành hai câu ghép khác nhau từ hai câu đơn sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tạo thành.
 (1) Mây đen kéo đến
 (2) Bầu trời tối sầm lại 
 Câu 2 : (4 điểm) Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn có sử dụng các loại dấu câu đã học. ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó?
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
 * PHẦN I : TRẮC NGHIỆM.
 Mỗi câu đúng được 0.5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
C
D
 * PHẦN II : TỰ LUẬN
 Câu 1 : ( 3 điểm) Yêu cầu từ hai câu đơn tạo thành hai câu ghép khác nhau và chỉ ra được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép được tạo thành.
 + Câu ghép (1) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 + Câu ghép (2) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 Câu 2 : ( 4 điểm) Yêu cầu Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn có sử dụng các loại dấu câu đã học. ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó?
 6. MA TRẬN
 Mức 
 độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trườngtừ vựng
C3
 01
Từ tượng thanh
C4
 01
Trợ từ
C5
 01
Nói qúa
C6
 01
 Dấu câu
C1
C2
C8
 03
 Câu ghép
C7
 01
Tổng số câu
Tổng số điểm
 2
(1.0)
 4
(2,0)
 1
(3,0)
 1
(4,0)
 08
 10
 7.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Về nhà coi lại bài, xem lại phần lí thuyết đã học
 - Soạn bài mới “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ” 
 8. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 16 	Ngày soạn: 30-11-2010 
Tiết 63 	Ngày dạy : 03-12-2010 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ:
- Sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định tổ chức: 8A3. 
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
 3. Bài mới : Đoạn văn là một phần của vb gồm 1 số câu có cùng đề tài liên kết với nhau theo một thứ tự nội bộ nhất định . Tuỳ vào phạm vi giới hạn của vấn đề mà mỗi vb có số lượng đoạn văn hợp lí và mỗi đoạn văn có thể có dung lượng dài ngắn khác nhau . Trong vb thuyết minh , đoạn văn cũng đóng vai trò quan trọng . Vậy để viết và trình bày như thế nào cho đúng ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
(?) Em hiểu thế nào là đoạn văn ? 
- Đoạn văn là một phần của vb gồm một số câu có cùng đề tài liên kết nhau theo một thứ tự nội bộ nhất định . Tuỳ vào phạm vi giới hạn của vấn đề mà mỗi văn bản có số lượng đoạn văn có thể có dung lượng dài ngắn khác nhau 
*Gọi hs đọc đoạn văn ( a)
(?) Ở đoạn văn a câu nào là câu chủ đề , các câu còn lại có nhiệm vụ gì ?
- Câu 1 là câu chủ đề . Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi . Câu 3 cho biết lượng nước ây bị ô nhiễm . Câu 4 nêu sự thiếu nước ở ácc nước trên thế giới thứ 3 . Câu 5 dự baó 
- Như vậy , các câu sau bổ sung thông tin làm rõ câu chủ đề . Câu nào cũng nói về nước 
 * Gọi hs đọc đoạn văn ( b)
(?) Hãy tìm từ ngữ chủ đề và cách sắp xếp các câu trong đoạn văn ?
- Từ ngữ chủ đề là Phạm văn Đồng , các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm 
*Gọi hs đọc đoạn văn ( a) phần 2 
(?) Hãy nêu nhược điểm của đoạn văn ?
- Còn sắp xếp lộn xộn 
(?) Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu ntn? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại ntn? 
HS trình bày :
 (?) Qua đó , chúng ta phải tách ra làm mấy đoạn ? Hãy sửa lại đoạn văn vào vở ? ( 2 đoạn)
*Gọi hs đọc đoạn ( b) 
(?) Chỉ ra những chổ không hợp lí trong đoạn văn ? (Sắp xếp lộn xôn )
(?) Nên giới thiệu đàn bàn ằng phương pháp nào ? Từ đó nên tách làm mấy đoạn ?
- Phương pháp phân loại. Nên tách làm 3 đoạn 
(?) Mỗi đoạn nên viết như thế nào ?
-Phần bóng đèn , đui đèn , dây điện , công tắc ; p hần chao đèn ; phần đế đèn 
(?) Hãy sửa lại đoạn văn trên?
(?) Khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì ? Khi viết đoạn văn cần trình bày ra sao và sắp xếp ý như thế nào ? ( Ghi nhớ sgk) 
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn hs làm bài tập
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Nhận dạng đoạn văn thuyết minh 
Đoạn a: Câu 1 là câu chủ đề . Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi . Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm . Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới. Câu 5 dự baó 
- Như vậy , các câu sau bổ sung thông tin làm rõ câu chủ đề . Câu nào cũng nói về nước
Đoạn b: - Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng , các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm
2.Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn 
Đoạn 1 : Sắp xếp lộn xộn
- Trước hết phải giới thiệu cấu tạo . Muốn thế phải chia từng bộ phận : Ruột bút bi ( phần quan trọng nhất), vỏ bút , các loại bút bi khác.
+ Phần ruột bút bi: gồm đầu bút và ống mực, loại mực đặc biệt 
+ Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết . Phần này gồm ông , nắp bút có lò so
Đoạn 2 : Sắp xếp lộn xôn
* Sửa lại :
+ Phần bóng đèn , đui đèn , dây điện , công tắc 
+ Phần chao đèn 
+ Phần đế đèn 
* Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập:
Bài tập 1 : - Tên trường , ngày thành lập 
- Vị trí , diện tích của trường , đóng ở đâu ? 
- Các khu vực của trường : phòng Giám hiệu , số phòng học , vườn trường , thư viện 
- Các lớp học ( số lượng , mội khối mấy lớp). Số lượng giáo viên , nam , nữ 
- Các thành tích của trường trong đào tạo , thi đua 
- Vị trí của nhà trường trong đời sống xh ở địa phương . Tình cảm của em đối với trướng 
Bài tập 2 : Giới thiệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác 
Tình cảm của Bác dành cho nhân dân 
Tình cảm của nhân dân đối với Bác 
III. Hướng dẫn tự học :
Sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện.
Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn. 
Về học thuộc phần ghi nhớ , Hoàn thành hết bài tập còn lại . 
E. Rút kinh nghiệm: 
..
Tuần 16 	Ngày soạn: 30-11-2010
Tiết 64 	Ngày dạy : 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài 
- Hình thành kĩ năng tự đánh giá và sử chữa bài văn của mình 
2. Chuẩn bị :
 Đáp án , những nhận xét 
3. Tiến trình lên lớp :
 - Ổn định tổ chức: 8A3..
 - Kiểm tra bài cũ :
 - Bài mới : 
 Đề bài : Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
 	A, Yêu cầu 
- Thể loại : Thuyết minh 
- Nội dung : Về con trâu ở làng quê Việt Nam.
 	B, Dàn bài 
+ Mở bài : Giới thiệu chung về con trâu
+ Thân bài :
- Nêu định nghĩa về giống loài.
- Đặc điểm sinh sản
- Tác dụng của con trâu trong nghề làm ruộng
- Gía trị kinh tế
- Cách nuôi và cách phòng dịch bệnh
- Con trâu trong lễ hội đình đám
- Con trâu đối với tuổi thơ ở nông thôn
- Con trâu đi vào thế giới nghệ thuật.
+ Kết bài : Vai trò của con trâu đối với đời sống con người 
 C, Nhận xét 
 *Ưu điểm 
- Đa số hs bước đầu đã biết thuyết minh về con vật , các em đã nắm được các bước làm một bài văn thuyết minh
- Biết kết hợp các phương pháp thuyết minh đã học vào trong bài làm của mình 
- Về sắp xếp ý trong bài tương đối tốt 
- Trình bày sạch sẽ , chữ viết đẹp 
 *Hạn chế :
- Tuy nhiên còn một số học sinh chưa biết thuyết minh còn dưới dạng tự sự , miêu tả và biểu cảm 
- Trình bày các ý còn lộn xộn chưa theo trình tự 
- Chữ viết còn cẩu thả sai lỗi chính tả 
- Bố cục chưa rõ ràng 
D, Chữa lỗi : 
Sai
Đúng
 - Từ bao đầu nay
- “Ta đây trâu đấy ta cày vốn trông”
- Gọi là nhưng con vật thân thiết
- Là trức kéo
- Hình ảnh quên thuộc
- Nhìn và nhận nó đầu cơ nghiệp
 - Từ bao đời nay
- “Ta đây trâu đấy ai mà quản công”
- Gọi là những con vật than thiết
- Là sức kéo
- Hình ảnh quen thuộc
- Quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp
 E, Đọc những bài tốt và những bài yếu để học sinh so sánh 
4. Hướng dẫn về nhà: : Về nhà làm lại bài văn , yêu cầu đối với hs điểm thấp 
- Soạn bài : “Hai chữ nước nhà”
5. Rút kinh nghiệm: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16-GA8.doc