Tuần : 16- Tiết 61 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I- Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS
- Rèn luyện năng lực quan sát , nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát , tìm hiểu , tra cứu .
II- Chuẩn bị :
1- GV : N/cứu sgk , sgv , tài liệu TK – Soạn giảng , bảng phụ .
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk
III- Tiến trình tiết dạy :
1- Ổn định : (1) KT sĩ số , nề nếp HS
2- KTBC : (5)
- Thế nào là văn thuyết minh ?
- Nêu cách làm bài văn thuyết minh ?
NSoạn :23- 12- 2005 Tuần : 16- Tiết 61 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS - Rèn luyện năng lực quan sát , nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh - Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát , tìm hiểu , tra cứu . II- Chuẩn bị : 1- GV : N/cứu sgk , sgv , tài liệu TK – Soạn giảng , bảng phụ . 2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk III- Tiến trình tiết dạy : Ổn định : (1’) KT sĩ số , nề nếp HS KTBC : (5’) - Thế nào là văn thuyết minh ? - Nêu cách làm bài văn thuyết minh ? Bài mới : a- Giới thiệu bài: (1’) Muốn làm một bài thuyết minh về một tác phẩm văn học , ta phải làm như thế nào và phải dựa vào đâu ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó . b- Giảng bài mới : 3’ 12’ 10’ 10’ Hđộng 1 : Đọc đề bài và tìm hiểu đề - Y/cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu của đề bài là gì ? Hđộng 2 : H/dẫn nhận diện luât thơ ( GV treo bảng phụ ghi bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ - Bài thơ có mấy dòng , mỗi dòng có mấy chữ (tiếng ) ? Số dòng , số chữ ấy có bắt buộc ? Có thể tuỳ ý thêm bớt không ? - Lưu ý thêm : vần có t/hợp , số tiếng /dòng không nhất thiết phải là 7( vd“Thuật hứng XXIV” của N Trãi ) .. - Hãy ghi kí hiệu bằng , trắc cho từng tiếng trong bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ ( gợi ý về B-T sgk ) - Nhận xét việc thực hiện của HS -Xác định” đối “ ,”niêm” giữa các dòng +Gợi ý : các tiếng thứ 2-4- 6 đối nhau ( các tiếng thứ 1- 3- 5 không nhất thiết ) Không cầøn xét các tiếng 1, 3, 5 , chỉ xét ở các tiếng 2, 4, 6 - Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau , nàm ở vị trí nào trong dòng thơ , và đó là vần bằng hay trắc ? - Xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ . Hđộng 3 : Phát biểu thuyết minh thể thơ “thất ngôn bát cú “ - GV nêu yêu cầu : - Hãy nêu một định nghĩa chung về thể thơ + “thơ thất ngôn bát cú “ là một thể thông dụng trong các thể thơ Đường luậtđược các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng .. -Nêu yêu cầu tiếp theo : Thuyết minh luật thơ : ( Số câu , số chữ trong mỗi bài ; qui định bằng trắc của thể thơ ; cách gieo vần , cách ngắt nhịp phổ biến . - Nêu yêu cầu cuối cùng : Cảm nhận của em về vẻ đẹp , nhạc điệu của thể thơ ? Vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam ? - Qua tìm hiểu , muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ta phải làm gì ? Khi nêu các đặc điểm cần phải như thế nào ? - HS trả lời , GV kết luận - Cho HS đọc phần ghi nhớ sgk Hđộng 4 : H/d luyện tập - Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn , trên cơ sơ các truyện ngắn đã học : Tôi đi học ,Lão Hạc , Chiếc lá cuối cùng . - Dựa vào khái quát của từ điển văn học , HS nêu từng đặc điểm của thể loại và lấy các tác phẩm làm ví dụ +Đ/n về truyện ngắn : Hình thức tự sự loại nhỏ +Cốt truyện : đơn giản , ít nhân vật , trong không gian hẹp , t/ gian ngắn , phản ánh 1 mảng nhỏ của cuộc sống ..(minh hoạ ) + Thế mạnh của truyện ngắn : Có thể đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống . - Đọc đề bài + Thể loại: thuyết minh +Đối tượng : Thể thơ TNBC Đường luật - 2 HS đọc thuộc lòng hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “ , “Đập đá ở Côn Lôn “ +Số tiếng (chữ ) trong mỗi dòng :7 số dòng trong mỗi bài : 8 + Số tiếng , số dòng ấy là bắt buộc , không thể tuỳ tiện thêm bớt (HS chỉ nghe không ghi ) - 4 HS lên điền vào bảng phụ ghi sẵn bài thơ ( mỗi HS thực hiện một cặp câu thơ ) - Sửa chữa , điều chỉnh cho đúng - Xác định dựa theo gợi ý của GV + Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối các câu 2,4,6,8 lưu- tù- châu- thù-đâu +Vầng bằng +Nhịp 4/3 - Phát biểu theo dàn ý (sgk ) - HS nêu khái niệm về thơ TNBC - Lần lượt phát biểu về các qui tắc đã quan sát được ở trên ( theo gợi ý của GV ) +Vẻ đẹp hài hoà , âm thanh trầm bổng , đăng đối nhịp nhàng . Nhược điểm là gò bó vì có những ràng buộc +Thơ TNBC là một thể thơ quan trọng .Ngày nay thể thơ TNBC vẫn còn được ưa chuộng - HS phát biểu - Đọc ghi nhớ (sgk) - Dựa vào khái quát của từ điển , HS nêu từng đặc điểm của thể loại và tên các t/ phẩm làm vd -HS lắng nghe I- Từ quan sát đến mô tả , th/ minh đặc điểm một thể loại văn học : Đề :” Th/minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú “ 1- Quan sát 2- Lập dàn bài : - MB: Nêu một định nghĩa chung về thể thơ TNBC. -TB: Nêu các đặc điểm thể thơ +Số câu , số chữ trong mỗi bài +Qui luật bằng trắc của thể thơ + Cách gieo vần +Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ . -KB: Cảm nhận của em về vẻ đẹp , nhạc điệu của thể thơ . * Ghi nhớ (sgk) II- Luyện tập : Đề : Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngán trên cơ sở các truyện ngẵn đã học . +Đ/n về truyện ngắn :hình thức tự sự loại nhỏ +Cốt truyện : đơn giản , ít n/v ,trong k/gian hẹp , t/gian ngắn , phản ánh 1 mảng nhỏ của cuộc sống . +Thế mạnh của truyện ngắn : Có thể đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống 4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) Củng cố : - Nêu tr4ình tự các bước tiến hành khi thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học hay một văn bản cụ thể ? - Khi thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học hoặc một văn bản cụ thể , cần chú ý đến điều gì ? Hướng dãn về nhà : Học nội dung bài , nắm chắc phần ghi nhớ . xem lại các bài tập - Tập thuyết minh thể thơ TNBC , th/minh truyện ngắn -Chuẩn bị bài : Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà ) + Đọc kĩ văn bản , nắm các chú thích + Trả lời các câu hỏi (sgk ) IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : . NSoạn : 24-12- 2005 Tuần 16 – Tiết 62 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI ( Tản Đà .) I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạng Tản Đà ,buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường , muốn thoát ra khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất” ngông “ - Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà : Lời lẽ thật giản dị , tong sáng , rất gần với lối nói thông thường , không cách điệu , xa vời , ý tứ hàm súc , khoáng đạt , cảm xúc bộc lộ thât tự nhiên , thoải mái ; giọng thơ thánh thót , nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh , duyên dáng , II- Chuẩn bị : GV : N/c sgk , sgv , tài liệu tham khảo – Soạn giảng HS : Tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi sgk III- Tiến trình tiết dạy : 1- Ổn định : (1’) KTsĩ số , tác phong HS 2-KTBC : (5’) Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đạp đá ở Côn Lôn “ của Phan Châu Trinh Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật bài thơ . Bài mới : a- Giới thiệu bài : (1’) Những năm hai mươi của thế kỉ XX , Tản Đà là nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam . Tài hoa , lãng mạn , thoát li và ngông là pjong cách nghệ thuật của thi sĩ Tản Đà . Bài thơ “ Muốn làm thằng cuội “ là một kiệt tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông . b- Giảng bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS KIẾN THỨC 4’ 15’ 20’ 3’ H động 1 : H/d HS tìm hiểu t’g, tphẩm - Gọi 1 HS đọc chú thích * - Nêu những nét chính về tiểu sử , sự nghiệp sáng tác của Tản Đà nói chung và bài thơ “ Muốn làm thằng cuội “ nói riêng . - Bổ sung , nhấn mạnh ( chất người , chất thơ Tản Đà , bút danh của Tản Đà ) Hđộng 2 : H/d đọcvăn bản, tìm hiểu và tìm hiểu chú thích . - H/d đọc bài thơ : Đọc diễn cảm thể hiện giọng điệu mới mẻ so với các bài TNBC Đường luật đã học . - G/ thích nghĩa các chú thích 2,3,4 ,5 Hđộng 3: H/d HS phân tích bài thơ : - Đọc hai câu đầu - Em có nhận xét gì về giọng điệu trong hai câu thơ ? T/ dụng diễn đạt của giọng điệu ấy? -Tác giả gọi chị Hằng để than thở với chị Hàng về điều gì ? Tâm trạng của Tản Đà trong “đêm thu” ấy là gì ? - Vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế ? +Giảng binh , dẫn lời Xuân Diệu , dẫn giải thêm về bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XX đẻ thấy trong cái sầu tưởng như vô cớ ấy kì thực đã bao quát nhiều điều ..-> Tản Đà bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời đáng chán nản . -Yêu cầu HS đọc 4 câu thơ tiếp theo - Với Tản Đà , giấc mộng thoát li là gì ? Em đánh giá như thế nào về giấc mộng thoát li ấy của Tản Đà ? -Nhiều người đã nhận xét xác đáng rằngTĐà có một hồn thơ rất ngông . em hiểu “ngông “ nghĩa là gì ? Hãy phân tích cái “ngông “ trong ước muốn được làm thằng cuội ? +Giảng bình ( “Ngông”- “Ngông” trong văn chương – “Ngông “ ở TĐà – “Ngông” ở TĐà trong bài thơ này ) Lưu ý : Khát vọng của Tản Đà không chỉ là trốn chạy và xa lánh .Đi vào cõi mộng , thi sĩ vẫn mang theo đầy đủ bản tính đa tình và “ngông” của mình, vẫn muốn được sống một cuộc sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần ông không bao giờ tìm thấy ( liên hệ thơ Tản Đà ) -Y/cầu HS đọc hai câu thơ cuối -Phân tích hình ảnh cuối bài thơ “Tựa nhau cười “ . Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì ? +Cái cười ở đay có thể là vì được thoả mãng khát vọng , thoát li cõi trần bụi bặm , mà có thể là sự khinh bỉ cái cõi trần “bé tí “ khi Tản Đà bay bổng ở trên cao . đó chính là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà . Hđộng 4 : H/d HS tổng kết - Trìng bày cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật đăc sắc của bài thơ . ( cho HS trao đổi nhóm và rút ra cảm nhận từ quá trình phân tích bài thơ ) - Tổng kết chung sau khi nhận xét kết quả hoạt động của HS - Gọi HS đọc ghi nhớ (sgk ) - Đọc chú thích * -Tóm tắt ý chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà . -Lắng nghe - Đọc diễn cảm bài thơ theo sự h/dẫn của GV -Giải thích nghĩa các chú thích 2,3,4,5 -Đọc hai câu ... û câu thơ cuối bài là gì ? b-Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài thơ “ Muốn làm thằng cuội “ . Nắm Tác giả , tác phẩm . Nắm được giá trị nội dung , nghệ thuật đặc sắc của bài thơ . - Hiểu và phân tích được cái “ngông” của Tản Đà được biểu hiện trong bài thơ -Chuẩn bị : Ôn tập tiếng việt + Trả lời các câu hỏi sgk , học thuộc các khái niệm , làm các bài tập (sgk) IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : NSoạn : 24- 12- 2005 Tuần 16 – Tiết 63 ÔN TÂÏP TIẾNG VIỆT I- Mục tiêu cần đạt : - Giúp HS nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt đã học - Rèn luyện kỉ năng phân biệt và vân dụng kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt vào vào bài viết . II- Chuẩn bị : GV : T/ khảo sgk , sgv , hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và ngữ pháp t /việt 2- HS : Ôn tập lại kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt đã học , trả lời câu hỏi (sgk) III- Tiến trình tiết dạy : Ổn định : (1’) KTsĩ số , tác phong HS KTBC : (3’) KT sự chuẩn bị bài của HS 3-Bài mới : a- Giới thiệu bài :( 1’) Tiết ôn tập hôn nay nhằm giúp các em nắm vững lại nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng việt đã học . qua đó rèn kỉ năng phân biệt và vận dụng kiến thức đã học . b-Giảng bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS KIẾN THỨC 8’ 10’ 7’ 8’ Hđộng 1 : H/dẫn HS ôn lí tuyết - GV hướng dẫn HS ôn tập lần lượt từng phần ( Từ vựng , Ngữ pháp ) - Về tổ chức hoạt động , GV cho HS làm việc độc lập , sau đó trình bày kết quả trước lớp . -Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ kh/ quát của nghĩa từ ngữ ? - Trường từ vựng là gì ? - GV tiếp tục cho HS ôn lại kiến thức ( nêu khái niệm ) về từ tượng hình , từø tượng thanh , từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; các biện pháp tu từ từ vựng ( nói quá , nói giảm nói tránh .) - Sau khi HS trình bày khái niệm xong , có thể y/c HS HS cho ví dụ minh hoạ cho kiến thức . Hđộng 2 : H/d HS làm bài tập phần từ vựng a- Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ , điền từ ngữ thích hợp vào những trống theo sơ đồ (sgk ) -Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên(Truyền thuyết ;truyện cổ tích ; truyện ngụ ngôn ; truyện cười ) . Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung . b- Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh c- Viết hai câu , trong đó có một câu dùng từ tượng hình , một câu có dùng từ tượng thanh , Hđộng 3 : H/d HS ôn tập về ngữ pháp - Cho HS ôn lai các khái niệm về trợ từ ; thán từ ; tình thái từ ; câu ghép Hđộng 4: H/d HS làm b/ tập a- Viết hai câu , trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ , một câu có dùng trợ từ và thán từ . b- Y/c HS đọc đoạn trích (b) sgk (ghi bảng phụ ) và trả lời câu hỏi : - Xác định câu ghép trong đoạn trích . Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ? c- Đọc đoạn trích ( c) -Xác định câu ghép và cách nối các vế câu . - Nghe h/dẫn của GV - Trình bày kiến thức ôn tập theo hướng dẫn của GV – HS làm việc đôïc lập -+Trình bày kiến thức - Nhận xét , bổ sung -HS làm bài tập +Trình bày kết quả của việc điền từ ngữ vào trống +Giải nghĩa những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ ( truyền thuyết , truyện cổ tích , truyện ngụ ngôn ) - Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên -Tìm ví dụ về biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh . -Đặt câu có dùng từ tượng hình , từ tượng thanh . - Ôn lại kiến thức về ngữ pháp . + Nêu khái niệm về ( trợ từ , thán từ , tình thái từ , câu ghép ) - làm bài tập theo yêu cầu +Viết câu có dùng trợ từ và tình thái từ +Viết câu có dùng trợ từ và thán từ -Đọc đoạn trích +Xác định câu ghép +Có thể tách các vế câu ghép thành câu đơn - Xác định câu ghép và cách nối các vế câu I-Từ vựng : 1-Lí thuyết : a- Cấp độ khái quát nghĩa của từ b- Trường từ vựng c- Từ tượng hình , từ tượng thanh . d- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội e- Các biện pháp tu từ từ vựng ( nói quá , nói giảm nói tránh ) 2- Bài tập : a- Kết quả của việc điền từ ngữ : + Truyện dân gian - Truyền thuyết - Truyện cổ tích - Truyện ngụ ngôn - Truyện cười +Từ ngữ có nghĩa hep *Truyền thuyết : Truyện d/gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa , có nhiều yếu tố thần kì .ï *Truyện cổ tích : Truyện d/gian kể về c/đời , số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc ( người mồ côi , người mang lốt xấu xí , người dũng sĩ ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo . *Truyện ngụ ngôn : Truyện DG mượn chuyện loài vật , đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người . *Truyện cười : Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán , đả kích . -Từ ngữ chung trong phần giải thích củ những từ ngữ trên là truyện dân gian b- Biện pháp nói quá hoặc nói tránh nói giảm c- Đặt câu có dùng từ tượng hình , tượng thanh . II- Ngữ pháp : 1-Lí thuyết : a- Trợ từ b- Thán từ c- Tình thái từ d-Câu ghép 2- Bài tập a- Ví dụ mẫu : Cuốn sách này mà chỉ 20.000 đồng à ? b- Câu (1) của đoạn trích là câu ghép . Có thể tách câu ghép thành 3 câu đơn , nhưng mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép . c-Đoạn trích gồm 3 câu : Câu (1) và câu (3) là câu ghép . Các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ ( cũng như , bỡi vì ) 4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (2’) a-Củng cố : - Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng , từ ngữ có nghĩa hẹp ? - Cho biết sự khác biệt nhau giữa từ tượng hình và từ tượng thanh ? tác dụng của việc sử dụng những từ này ? -Sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh có tác dụng gì ? -Phân biệt câu ghép với câu phức , Cho ví dụ b- Hướng dẫn về nhà : - Ôn kĩ lại kiến thức phần tiếng việt đã học trong học kì , chuẩn bị kiểm tra học kì - Biết vận dụng kiến thức đã học để phát triển kỉ năng giao tiếp , đặc biệt là kỉ năng viết và đọc hiểu văn bản . - Luyện viết đoạn văn ngắn có sử dụng một hoặc vài biện pháp tu từ đã học . - Chuẩn bị : + Trả bài làm văn số 3 + Tìm hiểu bài “ Hai chữ nước nhà “ Trần Tuấn Khải Đọc kĩ văn bản , chú thích , tả lời câu hỏi sgk Đọc thêm sách tham khảo để hổ trợ cho việc tìm hiểu bài . IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : NSoạn : 24-12 – 2005 Tuần 16 – Tiết 64 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Ôn luyện củng cố bài thuyết minh – thuyết minh một thứ đồ dùng - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung đề bài . - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình . II- Chuẩn bị : - GV: Chấm bài , ghi lưu những sai sót của HS , soạn giáo án . - HS : Lập dàn ý cho đề bài đã làm ở lớp . III- Tiến trình tiết dạy : 1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 2- KTBC : (Không kiểm tra ) 3-Bài mới : Trả bài kiểm tra tập làm văn số 3 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS KIẾN THỨC 2’ 7’ 10’ 15’ 7’ - Chép đề lên bảng Hđộng 1: GV nêu yêu cầu chung - Yêu cầu cụ thể của đề bài ( Tham khảo tiết 55-56 ) à H/dẫn HS lập dàn ý . Tuỳ theo mỗi đề bài GV hướng dẫn cụ thể ) Hđộng 2 : GV nhận xét bài làm HS theo từng lớp *ưu : - Biết cách làm bài th/ minh - Bài có bố cục 3 phần rõ ràng - sử dụng phương pháp thuyết minh khá phù hợp . - Nội dung thuyết minh đảm bảo theo yêu cầu của đề . - Diễn đạt rõ ràng , mạch lạc , có liên kết . - Lỗi các loại không đáng kể . *Hạn chế : - Nội dung thyết minh chưa đẩm bảo theo yêu cầu của đề - Bài viết ngắn , nội dung thuyết minh sơ sài . - Bố cục không rõ ràng - Một số bài viết đôi chỗ lệch sang kiểu bài miêu tả , biểu cảm - Diễn đạt lủng củng , ngôn ngữ còn thiếu chuẩn xác - Sai chính tả , sai ngữ pháp - Một số bài làm chữ viết không rõ rang , tẩy xoá nhiều . Hđộng 3: Trả bài – H/dẫn HS tự đánh giá , sửa chữa -Nêu kết quả chung của cả lớp -Trả bài – Đọc bài khá nhất để HS tham khảo -H/dẫn HS tự đánh giá , sửa chữa ( theo câu hỏi sgk trang 159) Hđộng4: H/dẫn HS sửa một số lỗi cơ bản trong việc dùng từ diễn đạt (sử dụng bảng phụ ) - HS đọc đề bài - Lắng nghe -Nêu dàn ý chung về thuyết minh về một thứ đồ dùng . - Lập dàn ý cụ thể cho đề bài . -Lắng nghe . Tự đối chiếu với bài làm của mình- rút kinh nghiệm - Lắng nghe -Nhận bài , đọc lại bài à tự đánh giá , sửa chữa -Sửa lỗi theo yêu cầu của GV +Đề bài : a- Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam . b- Thuyết minh về cây bút bi hay cây bút máy I- Yêu cầu . * Dàn ý : -MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh -TB : Trình bày cấu tạo , các đặc điểm , lợi ích của đối tượng -KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng II- Nhận xét bài làm : 1- ưu 2-Tồn tại III- Trả bài : Kết quả : IV- Sửa lỗi : (chữa lỗi dùng từ ) 4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’) a- Củng cố : - GV biểu dương những HS có bài viết điểm khá , giỏi - Nhắc nhở những HS sinh có bài làm điểm thấp - Nêu những lưu ý cần thiết cho bài làm lần sau b- Hướng dẫn về nhà : - Ôn lại kiểu bài thuyết minh , đọc lại các bài văn thuyết minh để nắm cách làm bài văn thuyết minh và các phương pháp thuyết minh . - Chuẩn bị bài : “Hai chữ nước nhà “ ( Trần Tuấn Khải ) +Đọc kĩ văn bản , chú thích - trả lời câu hỏi (sgk) IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tài liệu đính kèm: