Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 27 - Trường THCS TT Kiên Lương 2

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 27 - Trường THCS TT Kiên Lương 2

 Tiết 61: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I.Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh

2.Kỹ năng:

Rèn các thao tác xây dựng VB thuyết minh

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Bảng phụ

2.Học sinh: Đọc lại 2 bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ờ Côn Lôn”

III.Các hoạt động trên lớp

 

doc 72 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 đến 27 - Trường THCS TT Kiên Lương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16 Ngày dạy : 2/12/2008
 Tiết 61: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh
2.Kỹ năng:
Rèn các thao tác xây dựng VB thuyết minh
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ
2.Học sinh: Đọc lại 2 bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ờ Côn Lôn”
III.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Tập thuyết minh 1 VB, 1 thể thơ
Giáo viên treo 2 bài thơ được ghi trong bảng phụ lên để học sinh quan sát và thực hiện các yêu cầu tron SGK.
Yêu cầu học sinh lên xác định số tiếng và số dòng của 2 bài thơ?
Số dòng, chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?”
Ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong 2 bài thơ đó?
Dựa vào kết quả quan sát, quan hệ bằng trắc giữa các dòng thể hiện như thế nào?
Cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, đó là vần bằng hay trắc?
Nêu cách ngắt nhịp trong bài thơ?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách lập dàn bài.
Mở bài, nêu cách hiểu của em về thể thơ thất ngôn bát cú?
Thuyết minh luật thơ: số câu, chữ, vần, bằng trắc, ngắt nhịp?
Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ này trong thơ VN?
Nêu vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa tới nay?
Vậy muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học ta phải làm gì? Yêu cầu khi nêu các đặc điểm đó?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý
- Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét
- Gọi HS trình bày miệng
4.Củng cố:
Qua bài học em rút ra được bài học gì khi thuyết minh?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Viết bài cho dàn ý
- Chuẩn bị sửa bài TLV
- Học sinh quan sát.
- 7 tiếng, 8 dòng (câu).
- Không.
- Học sinh thứ 2, 3 lên ghi kí hiệu vào từng bài thơ.
- Theo luật: nhât, tam, ngũ bất luận; nhị tứ, lục phân minh à chỉ xét niêm, đối ở tiếng 2, 4, 6
- Bài 1: Tù thù châu 
Đâu: vần bằng
- Bài 2: Lên non hòn son con: vần bằng.
- 4/3.
- Là một thể thơ thông dụng trong thơ Đường luật
- Có vẻ đẹp hài hòa, cân đối, nhịp điệu trầm bỗng nhưng lại gò bó.
- Quan trong, được nhiều người ưa chuộng.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh làm bài tập.
- Làm dàn ý theo nhóm
- Cử đại diện trình bày
- Theo dõi
- Thuyết minh
I.Yêu cầu thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
- Trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Cần lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm.
II.Luyện tập:
Thuyết minh truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
a.Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
b.Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:
-Tự sự:
+Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.
+Gồm: sự việc chính và nhân vật chính.
-Miêu tả, biểu cảm, đánh giá:
+Là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn.
+Thường đan xen vào yếu tố tự sự.
c.Kết bài: Bố cục, lời văn, chi tiết:
+Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
+Lời văn trong sáng, giàu tình cảm.
+ Chi tiết bất ngờ, độc đáo
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 16 Ngày dạy : 2/12/2008
 Tiết 62 : Hướng dẫn đọc thêm : MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 ( Tản Đà)
I.Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức:
- Hiểu được tâm tư của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”.
 - Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà: Lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu, xa vời, tự ý hàm xúc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái: giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc,phân tích cấu trúc thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tiếp tục củng cố hiểu biết về thể thơ này
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên: Tranh chân dung Tản Đà , bảng phụ
2.Học sinh: Sưu tầm thơ Tản Đà
III.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? Cho biết nội dung, nghệ thuật bài thơ?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả- Tác phẩm
-Gọi HS đọc SGK/ 155
- Yêu cầu HS trình báy vài nét tiêu biểu
- Nhấn mạnh: 
+ Bút danh : Núi Tản; Hắc Giang
+ Tính tình phóng khoáng, đa cảm,đa tình,hay rượu.
+Suốt đời sống nghèo qua đời ở HN
( 1939)
+ Ông là cái gạch nối cho phong trào thơ mới những năm 30 TK XX
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích , bố cục
Giáo viên hướng dẫn cách đọc?
Gọi học sinh đọc bài thơ?
Giáo viên đọc lại bài thơ.
Giáo viên khái quát ý chính để học sinh nắm kỹ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Có quan hệ như thế nào với tác giả?
Nhân vật trữ tình có tâm sự gì?
Tên bài thơ này có gì mới mẻ so với thơ cổ điển mà em đã học?
Gọi học sinh đọc 2 câu đề?
Lời thơ nói tới nỗi buồn. đó là nỗi buồn của ai?
Đi theo nỗi buồn đó, còn có tình cảm nào lớn hơn nữa?
Vì sao nội tâm con người lại buòn, chán?
Tại sao tác giả lại gửi nỗi niềm ấy tới chị Hằng mà không phải là đối tượng nào khác? +
Nhận xét nghệ thuật 2 câu thơ?
Từ đó, nhu cầu nội tâm nào tác giả được bộc lộ?
Học sinh đọc 2 câu thơ thực?
Khi bế tắc nơi trần thế, tác giả muốn đi đâu?
Một thế giới mong mỏi sẽ mở ra như thế nào với cung quế và cành đa?
Tác giả muốn thoát ly lên cung quế, cành đa, cho thấy nhu cầu tinh thần của tác giả có gì đặc biệt?
Giọng thơ và kểu câu gì được sử dụng ở đây?
Hai câu thơ thể hiện mong ước gì của tác giả?
Học sinh đọc 2 câu thơ?
Nhu cầu lên trăng để chơi, cái thú chơi của tác giả nơi cung trăng là những gì?
Nghệ thuật, giọng thơ ở đâu như thế nào? Tác dụng?
Vì sao tác giả lại muốn tìm đến những thú chơi ấy?
Hai câu thơ thể hiện nỗi niềm gì của tác giả?
Học sinh đọc 2 câu kết?
Có 3 hành động chứa đựng trong 1 câu thơ? Đó là hành động gì?
Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả?
Tác giả cười điều gì?
Vậy tiếng cười có tác dụng gì?
Ý định mỗi năm cười thế gian 1 lần cho thấy tâm hồn tác giả tha thiết với cõi đời thực hay mơ?
Hai câu bộc lộ tâm sự gì của tác giả?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết
Nhận xét nghệ thuật cả bài thơ?
Nội dung toàn bài thơ?
4.Củng cố:
- Học sinh đọc.
- Học sinh nêu tác giả, tác phẩm.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
- Nghe
- Đọc
- Nghe
 - Em, cách xưng hô mà tác giả nhân danh mình.
- Chán cuộc sống trần thế, muốn cuộc sống trên cung trăng.
- Thân mật, suồng sã, lộ rõ.
-Đọc
- Của tác giả.
- Chán.
- Cuộc sống trần thế không có niềm vui nào cho con người.
- Chỉ có thiên nhiên mới thấu hiểu tâm sự, khát vọng của tác giả.
- Khao khát được sống khác với cõi trần do chán ghét.
- Lên cung trăng.
- Thế giới của bao ánh sáng yên ả, thanh bình, vui tươi.
- Nhu cầu hướng về cái đẹp, cao sang mới lạ.
- Có bầu, có bạn, để quên buồn tủi để được vui cùng gió, mây.
- Điệp từ, phép đối.
- Cảm thấy cô đơn.
- Tựa nhau, trông xuống thế gian, cười.
- Cười.
- Những xấu xa của trần thế.
- Hoàn toàn quên cõi đời, sống cõi mộng mơ.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
I .Tác giả - Tác phẩm
1 – Tác giả:
 SGK.
2 – Tác phẩm:
 SGK.
II.Đọc –Chú thích
.
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Hai câu đề:
-> Giọng thơ mặn mà, ngôn ngữ thân mật, đời thường: Tâm sự buồn, chán bất hòa với trần thế ngột ngạt, bất công. Khao khát được sống khác với cõi trần.
2 .Hai câu thực:
à Giọng thơ tự nhiên, câu hỏi tu từ, câu cầu khiến:
 khao khát thoát ly khỏi cuộc đời trần thế để vươn đến sự cao sang, mới lạ, hướng về cái đẹp, đa tình và “ngông”.
3 .Hai câu luận:
 Vui vẻ, hóm hỉnh à giọng thơ thân mật, ấm áp; điệp từ, phép đối: Niềm vui sướng khi tìm đến người tri kỷ để giải nỗi buồn chán.
4 .Hai câu kết:
à hình ảnh độc đáo, kết thúc bất ngờ: buồn chán đến cực điểm, khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu sống. Đỉnh cao hồn thơ lãng mạn và “ngông”.
IV. Tổng kết:
 SGK
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 16 Ngày dạy : 3/12/2008
 Tiết 63 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức:
Nắm vứng những nội dung về từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở HKI.
2.Kỹ năng
Rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng việt trong nói ,viết
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Bảng hệ thống hoá kiến thức
2.Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học trong học kỳ I
III. Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC :
Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
3.Bài mới
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm phần lý thuyết về từ vựng?
Gọi học sinh trình bày kết quả đã thảo luận?
Yêu cầu học sinh cho ví dụ?
Học sinh thảo luận nội dung lý thuyết ngữ pháp?
Yêu cầu học sinh trả lời kết quả?
Yêu cầu học sinh cho ví dụ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
- Kẻ sơ đồ SGK lên bảng
- Gọi HS điền
- Nhận xét , cho điểm
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ nghĩa hẹp
- Có từ ngữ nào chung?
- Chia nhóm HS , yêu cầu thảo luận
- Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét
4.Củng cố :
Đọc một câu ca dao hoặc một câu thơ có sử dụng từ tượng hình , từ tuợng thanh?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại phần lý thuyết
- Xem bài kiểm tra Tiếng Việt
Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trình bày kết quả.
- Học sinh cho ví dụ.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh trả lời kết quả.
- Học sinh cho ví dụ.
- Theo dõi
- Điền từ
- Theo dõi
- Giải nghĩa từ ngữ nghĩa hẹp
- Truyện dân gian
- Thảo luận
- Trình bày
- Theo dõi
I.Lý thuyết
1.Từ vựng:
a) Cấp độ khái quát cuả nghĩa từ ngữ:
ví dụ: Cây có nghĩa rộng hơn cây ổi, cây xoài
b) Trường từ vựng:
ví dụ: Phương tiện giao thông: xe, tàu, máy bay
c) Từ tượng hình, từ tượng thanh:
ví dụ: Lom khom
d) Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
ví dụ: ngô, trẫm
e) Biện pháp tu từ từ vựng:
- Nói quá:
ví dụ: Đẹp như tiên.
- Nói giảm nói tránh:
ví dụ: đi đời
2 .Ngữ pháp:
a) Trợ từ, thán từ:
ví dụ: Nó chính là kẻ trộm
Ô hay! Bạn làm thế à?
b) Tình thái từ:
ví dụ: Con nghe rồi ạ!
c) Câu ghép:
ví dụ: Trời mưa, đường trơn.
II. Luyện tập:
Bài 1:
a.Truyện dân gian: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười * Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của từ ngữ trên là: truyện dân gian (nghĩa rộng)
b.Tiếng đồn cha mẹ em hiền Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi à nói quá
c.Bà tôi đã già nên dáng đi lom khom. Vì thế, tiếng bước chân của bà nghe lẹt đẹt lắm
Bài 2:
a.Chính bạn là người làm việc ấy à? 
b.Câu đầu tiên là câu ghép. Có thể tách câu ghép đó thành 3 câu đơn. Nhưng khi tách ra 3 câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng câu ghép với 3 vế câu.
c.Câu 1 và 3 là câu ghép. Cả 2 câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ: cũng như, bởi vì.
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần ... t 
1.Kiến thức 
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp với học hành. học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định
2.Kỹ năng :
Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích VB nghị luận cổ
3.Thái độ :
Có ý thức học tập đúng đắn
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên : Tranh tác giả , bảng phụ ,sơ đồ hoá
2.Học sinh : Xem lại thể loại hịch , chiếu ,cáo
III.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC :
Đọc thuộc bài “ Nước Đại Việt ta”( Nguyễn Trãi ? Tính chất của bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện ở phương diện nào trong đoạn trích?
- Nhận xét ,cho điểm
3.Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả - Tác phẩm
- Gọi HS đọc chú thích * SGK
- Nêu vài nét về tác giả ?
- Giảng : Nguyễn Thiếp là người học rộng tài cao , đức lớn từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học
- Thuyết trình hoàn cảnh ra đời : Ngày 10/7/1791 vua QTrung viết chiếu thư mời Ng Thiếp vào Phú Xuân hội kiến và bàn quốc sự.Ông làm bài tấu bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết :
+ Quân đức ( đức của vua)
+Dân tâm ( lòng dân)
+ Học pháp ( phép học)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc – GTT - Thể loại - Bố cục
- Hướng dẫn HS đọc giọng rõ ràng,nghiêm cẩn,chậm rãi
- Đọc 1 đoạn
- Gọi HS nhận xét
- Yêu cầu HS giải chú thích 1,2,3
- Tấu là thể loại như thế nào?
- Nhấn mạnh : Tấu này khác với tấu hiện đại là loại hình kể chuyện,biểu diễn trước công chúng thường có ý nghĩa thời sự , vui ,hài hước.
- Tấu khác hịch ,chiếu,cáo như thế nào?
- Bài có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- Chốt bằng bảng phụ
- Bài thuộc kiểu VB gì?
- Vấn đề nghị luận ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu tìm hiểu nội dung
Trong đoạn 1, tác dùng câu châm ngôn: “Ngọc không mài rõ đạo” để bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
Nhận xét lời văn của câu châm ngôn?
Theo em, “đạo” có nghĩa là gì?
Khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh cua rphép từ nào?
 Vậy mục đích của việc học là gì?
Khi đưa ra nhận xét: “người ta đua ngũ thường” tác giả nhằm phê phán lối học nào?
Khi nhận định “chúa tầm thường tệ hại ấy”, tác giả chỉ ra tác hại nào của việc học ấy?
Thái độ của tác giả về lối học, mục đích học?
Đoạn 2, khi bàn về cách học, tác giả đề xuất những ý kiến nào?
Cụ thể về cách học được bàn, đưa ra như thế nào?
Trong đó, em tâm đắc phép học nào? Vì sao?
Tại sao tác giả lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhân tài, bền vững nước nhà?
Khi đề xuất ý kiến về việc học, tác giả dùng những từ ngữ gì?
Qua đó, em hiểu gì về thái độ của tác giả đối với học, với vua?
Đạo học hành sẽ có tác dụng gì?
Tại sao đạo học hành lại sinh ra người tốt?
Tại sao triều đình ngay ngắn liên quan đến đạo học hành?
Tại sao đạo học hành có thể khiến thiên hạ thịnh trị?
Theo em, đằng sau lý lẽ bàn luận về phép học, tác giả còn thể hiện thái độ gì?
- Trước vua, tác giả tự nhận điều tấu của mình là vu vơ, theo em, những lời đó có vu vơ không? Vì sao?
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết
- Mục đích của việc học là gì? 
- Muốn đạt được mục đích đó phải học như thế nào ?
- Hãy nêu trình tự lập luận của tác giả ?
- Chốt ghi nhớ bằng bảng phụ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4.Củng cố 
Qua bài học em rút ra được gì cho việc học của mình?
5.Hướng dẫn về nhà :
Soạn “ Thuế máu”:
+ Tìm Tp “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
+Giải thích nhan đề
+ Phân tích các yếu tố biểu cảm
- Trả lời
- Theo dõi
- Đọc
- Nêu
- Nghe
- Nghe
- Nghe
- Đọc tiếp đến hết
- Nhận xét
- SGK/78
- Là loại văn thư của bề tôi,thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc,ý kiến,đề nghị
- Viết bằng văn xuôi ,văn vần hoặc văn biền ngẫu
- Chiếu ,hịch,cáo là thể văn do vua chúa ban xuống thần dân còn tấu thì ngược lại
- Chia bố cục
- Theo dõi
- Nghị luận
- Mục đích của con đường học vấn
- Chỉ có học tập con người mới tốt đẹp.
- không thể không học mà tự thành người tốt.
à Học tập là quy luật cuộc sống của con người.
- Dễ hiểu, tăng sức thuyết phục.
- Lẽ đối xử.
- so sánh.
- Lối học lệch lạc, lối học sai trái.
- Đảo lộn giá trị con người, không có tài, đức, đất nước thảm họa.
- Mở trường học, học theo phép học lấy Chu Tử làm chuẩn.
- Học từ thấp đến cao.
- Học rộng, nghĩ sâu, tóm lược những cơ bản
- tạo được nhiều người giỏi, giữ vững đạo đức, gắn với học hành
- Cầu khiến.
- Chân thành với sự học, tin ở vua, giữ đạo vua tôi.
- Vì nó có mục đích chân chính của cách học tích cực.
- Nhiều người giỏi làm quan thì triều đình ngay ngắn.
- Đạo đó tạo nhiều người biết trọng lẽ phải.
- Đề cao tác dụng của việc học, tin ở đạo học, hy vọng về tương lai.
- Không.
- Để làm người có đạo đức,có tri thức
- Có pp,học phải đi đôi với hành
- Theo dõi
- Đọc
I.Giới thiệu tác giả - Tác phẩm 
1.Tác giả :
SGK/77
2.Tác phẩm :
Là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791
II.Đọc – GTT - Thể loại - Bố cục
1.Đọc
2.GTT
3.Thể loại
4.Bố cục :
- Đ1: Từ đầu.điều ấyà Mục đích chân chính của việc học
- Đ2: Tiếp ..thịnh trị à PP học và tác dụng của nó
- Đ3 : Còn lại à Lời tấu trình mong vua xem xét
III.Tìm hiểu nội dung
1.Mục đích chân chính của việc học:
- Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp.
- Không thể không học mà tự thành người tốt đẹp.
- Học tập là một quy luật trong cuộc sống con người.
à Học để làm người.
- Phê phán lối học lệch lạc: không chú ý nội dung học.
- Lối học sai trái: học vì danh lợi cá nhân
à Đảo lộn giá trị con người.
è Câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ, dễ hiểu, so sánh cụ thể: xem thường lối học chuộng hình thức, vì danh vọng cá nhân; coi trọng mục đích học thành người tốt đẹp.
2 .Bàn về cách học:
- Mở rộng trường lớp, thành phần người học.
- Nội dung học: tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
- Hình thức học: học rộng nhưng rộng
- Học đi dôi với hành.
à Từ ngữ cầu khiến: tạo người giỏi, giữ vững đạo đức, tránh lối học hình thức.
3 .Tác dụng của phép học:
- Tạo được nhiều người tốt.
- Triều đình ngay ngắn, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
à lý lẽ chặt chẽ, lô gíc: đề cao tác dụng của việc học chân chính, tin tưởng ở đạo học, kỳ vọng về tương lại đất nước.
IV.Tổng kết:
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 27 Ngày dạy : 2/3/2009
Tiết 102 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I.Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức 
- Củng cố chắc chắn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng tìm ý ,tìm luận điểm
II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Bảng phụ ,đoạn văn mẫu
2.Học sinh : Xem lại kiến thức, viết luận điểm e SGK/83
III.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1.Ổn định lớp
2.KTBC :
KT phần chuẩn bị của HS
3.Bài mới
Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề: gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì?
Học sinh đọc hệ thống luận điểm?
Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác?
Theo em, bạn ấy cần bổ sung thêm luận điểm nào? Sắp xếp lại như thế nào?
Yêu cầu học sinh thảo luận bài tập 2?
Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận?
Gọi học sinh đọc luận điểm vừa viết?
Gọi học sinh nhận xét, góp ý?
- Giáo viên nhận xét.
4.Củng cố: 
Khi trình bày luận điểm cần chú ý điều gì?
5.Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập 4.
Chuẩn bị “Viết bài tập làm văn nghị luận số 5”
- Phải học tập chăm chỉ hơn.
- Học sinh đọc.
- Luận điểm a: “lao động tốt”, còn thiếu những luận điểm cần thiết, cách sắp xếp luận điểm chưa hợp lý.
- Đất nước cần có những người tài giỏi hoặc: học chăm mới học giỏi, mới thành tài.
- Luận điểm b xếp sau luận điểm c, d sau e
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp lắng nghe.
- Học sinh nhận xét, góp ý.
I.Chuẩn bị ở nhà:
- Học sinh lập dàn bài các luận điểm, luận cứ theo đề bài đã cho.
- Nêu cách trình bày.
II .Luyện tập:
Bài 1:
Xây dựng hệ thống luận điểm:
a.Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
b.Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập
c.Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn
d.Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
e.Đất nước đang cần có những người tài giỏi.
h.Vậy ngay từ lúc này, các bạn ấy phải câng học tập hơn.
Bài 2:
Trình bày luận điểm:
a.Có thể dùng câu 3 để giới thiệu luận điểm c.
b.Ta có thể chấp nhận cách sắp xếp ở SGK vì nó phản ánh được các bước hợp lý của quá trình làm rõ dần luận điểm bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
c.Không phải mọi đoạn văn đều phải có hoặc đều không được có kết đoạn.
d.Đoạn văn diễn dịch
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 27 Ngày dạy : 5/32009
Tiết 103 + 104 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I.Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức 
- Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
2.Thái độ :
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II.Các bước tiến hành: 
1.Ổn định lớp: 
2.Tiến hành: Giáo viện ghi đề bài
a. Đề bài:
b. Yêu cầu: Làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận. bài viết trình bày có bố cục rõ ràng, luận điểm đúng, chặt chẽ, cách sắp xếp hệ thống luận điểm phải theo thứ tự hợp lý, ngắn gọn, dễ hiểu.
c. Đáp án – Biểu điểm:
Điểm 8, 9: Bài văn đảm bảo tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lô gíc. Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không quá 2 lỗi nhỏ.
Điểm 6, 7: Bài văn đảm bảo các yêu cầu nêu trên. Văn viết tương đối mạch lạc, lập luận tương đối chặt chẽ và lô gíc. Không quá 4 lỗi nhỏ.
Điểm 4, 5: Bài văn đảm bảo tương đối các yêu cầu nêu trên. Văn viết chưa thật sự mạch lạc lắm; lập luận, luận điểm chưa thật sự chặt chẽ, cách sắp xếp luận điểm còn một vài chỗ chưa thật sự hợp lý, không quá 5 lỗi.
Điểm 2, 3: Bài văn có thể thực hiện được các yêu cầu nêu trên nhưng còn lộn xộn, nội dung sơ sài. Lỗi còn nhiều.
Điểm 1: Bài văn lạc đề hoặc chưa đạt yêu cầu trên.
Cộng từ 0,5 đến 1 điểm: đối với bài văn có hệ thống luận điểm chính xác, chặt chẽ, sắp xếp rất hợp lý. Trình bày sạch đẹp, ró ràng, ngắn gọn.
4: Củng cố : Thu bài
5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” : Tìm các yếu tố biểu cảm trong các VB đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16-27.doc