Văn bản:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nét mới mẽ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2/ Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
NS: 08 /11/2010 TUẦN 15 ND: 15/11/2010 TIẾT 57 Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC = a= a = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được nét mới mẽ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu. - Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2/ Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1.ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả Phn Bội Châu? ? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm? ? Hãy giới thiệu đôi nét về thể thơ? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I- TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: - Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do, độc lập. 2/ Tác phẩm: - Bài thơ ra đời năm 1914, sau khi Phan Bội Châu bị bắt giam ở Trung Quốc. - Nhiều tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỉ chưa có sự đổi mới về ngôn ngữ và thể loại nhưng đã thể hiện được tinh thần thời đại mới mẽ. 3/ Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản ? Hãy cho biết cuộc đời của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu? ? Tại sao khi đã bị bắt rồi mà tác giả vẫn xem mình là hòa kiệt, phong lưu? Quan niệm: “chạy mỏi chân rồi hãy ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí của PBC như thế nào? ? Em nhận thấy giọng điệu hai câu thơ 3-4 có gì thay đổi so với hai câu thơ 1-2? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào? * Giáo viên giảng thêm: Hai câu thơ 3-4 tả tình thế, tâm trạng của PBC. Từ 1905-1914 ông đi khắp bốn phương: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Bôn ba nước ngoài, năm 1912 bị thực dân pháp kết án tử hình vắng mặt nên đi đến đâu ông cũng bị truy bắt và hiện tại ông đang bị giam cầm tại Quảng Đông. ? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cặp thơ 5-6? ? Ở đây, tác giả giả đã sử dụng lối nói khoa trương. Hãy cho biết tác dụng của lối nói khoa trương trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này? ? Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ cuối? ? Qua phân tích, em hãy cho biết: Hình ảnh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu với vẻ đẹp như thế nào? ? Để xây dựng được những nội dung trên, nhà thơ đã vận dụng kết hợp những hình thức nghệ thuật như thế nào? ? Qua phân tích, em hãy cho biết: Bài thơ đã thể hiện ý nghĩa như thế nào? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø Thể hiện là bậc anh hùng hào kiệt không chịu khất phục hoàn cảnh mà họ luôn đứng cao hơn mọi sự kìm kẹp của kẻ thù. Người yêu nước quan niệm con đường cứu nước là rất dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm, không được ngừng nghỉ và nhà tù chỉ là nơi tạm dừng chân. Ø Từ cười cợt ở câu 1-2 chuyển sang giọng trầm tĩnh. Tác giả tự xem mình là khách không nhà để nói về cuộc đời đầy bôn ba, sóng gió và bất trắc của mình, gắn cuộc đời của mình với đất nước. Lời tâm sự ở đây, không phải than thân mà chính là nỗi đau trong tâm hồn của bậc anh hùng. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØCon người vẫn ôm hoài bảo trị nước cứu đời. Tiếng nói của người yêu nước trong cảnh tù ngục có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù. Đây chính là khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt, cho dù có ở trong tình trạng bi kịch như thế nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu đời. ØCho thấy từ tầm vóc đến năng lực đều tự nhiên và khẩu khí điều hết sức lớn lao tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng. ØKhẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy với cách ngắt nhịp làm cho lời nói thêm dõng dạc, dứt khoác. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Nội dung: - Hiện thực về cuộc đời gian truân của người chí sĩ yêu nước. - Hình ảnh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu: phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất, bất chấp mọi gian nguy, thử thách. - Ý chí, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. 2/ Nghệ thuật: - Viết theo thể thơ truyền thống. - Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất. - Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 3/ Ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững các nội dung bài học đã tìm hiểu trong tiết học. - Đọc bài đọc thêm trang 148 SGK, tìm đọc thêm tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. - Xem và chuẩn bị trước văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN. + Đọc văn bản ít nhất 2 lần. Tìm hiểu kĩ phần chú thích về tác giả và từ khó trang 149 SGK. + Tìm hiểu kĩ các câu hỏi đọc - hiểu văn bản và bài tập 1-2 trang 150 SGK. NS: 09 /11/2010 TUẦN 15 ND: 15/11/2010 TIẾT 58 Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN = a= a = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu trinh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX. - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2/ Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1.ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả Phn Bội Châu? ? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I- TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Quảng Nam; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỉ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ. 2/ Tác phẩm: Tác phẩm ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo. Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản ? Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.) *Gọi HS đọc văn bản. ? Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? ? Phân tích giá trị nghệ thuật ở bốn câu thơ đầu và nhận xét về khẩu khí của tác giả? ? Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả? ? Qua phân tích, hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào? ? Để xây dựng được những nội dung trên, nhà thơ đã vận dụng kết hợp những hình thức nghệ thuật như thế nào? ? Qua phân tích, em hãy cho biết: Bài thơ đã thể hiện ý nghĩa như thế nào? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØNgười trai ở đây không phải người tù mà hiện lên con người đường hoàng đứng giữa đất trời , đứng giữa biển rộng non cao, đội trời đạp đất đầy hiên ngang, sừng sững với một vẻ đẹp hùng tráng. Ba câu thơ sau cũng vưa miêu tả chân thực công việc vừa khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với hành đông phi thường. ØNét bút khoa trương đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người: Khí thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào trận chiến đấu mãnh liệt; hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; Sức mạnh thật ghê gớm gần như thần kì: “làm cho lỡ núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. ØQua phân tích, ta thấy bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức nặng nhọc, vất vả thành cuộc chinh phục thiên nhiên với sức mạnh thần kì. ØCách thức biểu hiện cảm xúc: Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã tạo thế tương quan đối lập. Qua đó, người anh hùng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, những thử thách gian nan là để rèn luyện thân thể để thực hiện chí lớn của người anh hùng. ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Nội dung: - Hình ảnh người tù với việc lao động khổ sai cực nhọc: Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao động khổ sai hết sức khổ nhọc này cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã. - Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan: + Khí phách hiên ngang, lẫm liệt. + Niềm tin vào lý tưởng và ý chí chiến đấu sắt son. + Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao. 2/ Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. - Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng. - Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng. 3/ Ý nghĩa: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng. 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học. - Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù t ... nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào tù ngục. - Xem và chuẩn bị trước phần tiếng việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU. + Tổng kết về dấu câu theo mẫu SGK trang 150. + Nắm vững các lỗi thường gặp về dấu câu trang 151 và chuẩn bị các bài tập 1 – 2 trang 152 SGK. NS: 10 /11/2010 TUẦN 15 ND: 18 /11/2010 TIẾT 59 Phần tiếng việt ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU = a= a = a = a= a= I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức về dấu câu đã học. - Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2/ Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về dấu câu ttrong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản. Nhận biết và sửa lỗi về dấu câu. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày công dụng của dấu ngoặc kép? Cho một ví dụ và chỉ rõ công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng? 3/ Bài mới: ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Hoạt động 2: Tìm hiểu chung Ø Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở cacs lớp 6,7,8, lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu SGK trang 150? ØĐọc các lỗi thường gặp về dấu câu và cho biết những lỗi phổ biến, thường gắp đó là những lỗi nào? ? Xét các ví dụ và cho biết ví dụ trên thiếu dấu câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu chỗ đó? ?Đọc ví dụ và cho biết dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng dấu câu gì? ? Đọc ví dụ và cho biết:Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? ? Đọc ví dụ và cho biết: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn là đúng chưa? Vì sao? Ở các vị trí đó nên dùng dấu câu gì? ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên I – TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU: DẤU CÂU CÔNG DỤNG Dấu chấm Kết thúc câu trần thuật Dấu chấm hỏi Kết thúc câu nghi vấn Dấu chấm than Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán Dấu phẩy Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu Dấu chấm lửng - Biểu thị bộ phận chư liệt kê hết; - Biểu thị lời nói ngập ngừng ngắt quãng; - Làm giảm nhịp điệu trong câu văn, hài hước dí dỏm. Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích; - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; - Biểu thị sự liệt kê; - Nối các từ trong một liên danh. Dấu gạch nối Nối các tiếng trong một phiên âm. Dấu ngoặc đơn Đánh dấu phần chú thích. Dấu hai chấm - Báo trước phần thuyết minh, bổ sung, giải thích một phần trước đó - Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc đối thoại. Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. II – CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU: 1/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc Ví dụ 1 (SGK):Thiếu dấu ngắt câu sau chữ xúc động, Cần dùng dấu chấm để kết thúc và viết hoa chữ cái đầu câu tiếp theo. 2/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc Ví dụ 1 (SGK): Dùng dấu ngắt câu sau từ này là sai vì câu chưa kết thúc. Sau từ này nên dùng dấu phẩy (,). 3/ Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết Ví dụ 1 (SGK): Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết. 4/ Lẫn lôn công dụng của các dấu câu Ví dụ 1 (SGK): Dấu chấm hỏi ở cuối câu đầu là sai vì đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Dấu câu ở cuối câu hai là sai vì đây là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi. Hoạt động 3: Luyện tập ØBài tập 1: Chép đoạn văn bài tập 1 trang 152 SGK vào tập và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn. ? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích? Bài tập 2: Đọc, phát hiện và sửa lỗi về dấu câu trong các đoạn văn, sửa lại dấu câu phù hợp (điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết? Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên III- LUYỆN TẬP: 1/ Bài tập 1: Con chó đã nằm ở gậm phản bổng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng. Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội. Cái Tí, thằng Dần cùng vỗ tay reo: - A! Thầy đã về! A! Thầy đã về !... Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách. Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu. Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi: - Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà! 2/ Bài tập 2: a/ Sao mãi đến giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. b/ Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”. c/ Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà học bài. Làm lại các bài tập trên. - Lập bảng tổng kết kiến thức về các dấu câu đã học. - Xem kĩ các kiến thức tiếng việt đã học từ đầu năm đến nay, các dấu câu vừa ôn tập, chú ý phát hiện và chữa lỗi trong một số đoạn văn, bài văn. NS: 12 /11/2010 TUẦN 15 ND: 18 /11/2010 TIẾT 60 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT = a = a = a= a=a= a= I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Củng cố hệ thống kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 8. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Hệ thống kiến thức đã học: Trường từ vựng, câu ghép, dấu câu. - Kết hợp các văn bản nhật dụng, cuộc sống xung quanh trong thực hành. 2/ Kĩ năng: Xác định yêu cầu của đề kiểm tra. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có nội dung gắn liền thực tế cuộc sống thường nhật Thực hành, thông qua đoạn văn thể hiện được các nội dung cơ bản phần kiến thức tiếng Việt đã học. Ñeà: Câu 1: Viết đoạn văn ngắn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học”.(dùng thước gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng “trường hoc”) (3 điểm) Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất hai câu ghép với đề tài: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (dùng thước gạch dưới câu ghép đó). Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. (4 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.(3 điểm) Ñaùp aùn: Câu 1: Ngôi trường thân yêu của em nằm cạnh sông Hồng, phong cảnh thật là tươi đẹp. Gió từ sông Hồng thổi vào các phòng học thoáng đãng, mát mẽ. Cứ hôm nào có giờ địa lí là em lại bất giác nhìn ra phía con sông đỏ nặng phù sa và thả hồn theo trí tưởng tượng của mình. Thầy giáo dạy môn địa lí của em kể rằng ngày xưa cả thành phố Hà Nội này đều là bãi cát sông Hồng. còn hồ Tây chính là một phần sót lại của sông Hồng. Em vô cùng thích thú lắng nghe những lời thầy giảng về nguồn gốc của con sông Hồng và càng thấy yêu quý ngôi trường, dòng sông và quê hương của mình. (mỗi từ đúng 0,5 điểm, trình bày mạch lạc 0,5 điểm). Câu 2: Tuy bao bì ni lông có vẻ rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hóa, thực phẩm, nhưng tác hại của nó đối với môi trường không phải là nhỏ (1). Hằng ngày, người ta đựng thức ăn vào túi ni lông mà không hề biết rằng mình đang bị nhiễm độc từ từ (2). Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hậu quả thật khó lường (3). Những bãi rác, sông hồ, góc ruộng, ven làng ngập đầy túi ni lông và không có cách nào dọn sạch được (4). Nếu đốt thì còn nguy hiểm hơn (5). Cả một vùng dân cư sẽ hít phải thứ khí độc thải ra từ những đám khói đen kịt rồi từ đó sinh ra bao nhiêu thứ bệnh lạ, rất khó chữa (6). (2 điểm) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép trên (2 điểm): - (1) là quan hệ tương phản. - (2) là quan hệ tương phản. - (3) là quan hệ điều kiện. - (4) là quan hệ bổ sung. - (5) là quan hệ điều kiện. - (6) là quan hệ nối tiếp. Câu 3: Trước mặt các bạn là hồ hoàn kiếm, một danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, nơi khơi nguồn cho truyền thuyết “ Vua Lê trả gươm thần”. Hồ hoàn kiếm đẹp không chỉ vì có Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn; mà còn đẹp bởi những hàng cây sum sê rũ bóng xuống mặt hồ. Với một không gian có đủ trời xanh, nước xanh, cây xanh, lại nằm ở giữa một thành phố lớn như thế này thì hồ Hoàn Kiếm quả là quý hiếm. Rất nhiều du khách khi đứng ngắm hồ Hoàn Kiếm đều phải trầm trồ: “Tuyệt vời”. GS Hà Đình Đức ( người chuyên nghiên cứu về loài rùa lớn ở hồ Hoàn kiếm) bảo: - Du khách nào có dịp may mắn được nhìn thấy rùa nỗi lên là vừa xuýt xoa tỏ ý thú vị, vùa vội vàng giơ máy ảnh lên chụp lia lịa! (1,5 điểm) * Giải thích công dụng các dấu câu: (1,5 điểm) - “ Vua Lê trả gươm thần”: Đánh dấu tên tác phẩm. - “Tuyệt vời”: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Dấu hai chấm sau từ trầm trồ: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. - ( người chuyên nghiên cứu về loài rùa lớn ở hồ Hoàn kiếm): dùng để chú thích, bổ sung thêm. - Dấu hai chấm sau từ bảo: Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số, đồng phục. 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: bút, thước, giấy,... 3/ Chép đề. Nhắc nhỡ uốn nắn học sinh trong quá trình làm bài. 4/ Hướng dẫn tự học: - Về nhà xem lại các kiến thức phần tiếng Việt đã học. - Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học. + Tìm hiểu đề văn trang 153 SGK. + Chuẩn bị trước các bài luyện tập 1,2 trang 154 SGK. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... .......................................................... ..........................................................
Tài liệu đính kèm: