Tuần: 15
Tiết: 57
Văn bản:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
( Phan Bội Châu)
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, với tư thế hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Thấy được giọng thơ khẩu khí hào hùng đầy sức truyền cảm.
2/. Kĩ năng:
- Đọc thất ngôn bát cú đường luật, kĩ năng phân tích cảm thụ.
3/. Thái độ:
- Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng, hợp tác.
2/ Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài.
Ngày soạn: 15-11-2009 Ngày dạy: ..................... Tuần: 15 Tiết: 57 Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( Phan Bội Châu) I. Mục tiêu cần đạt: 1/. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, với tư thế hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Thấy được giọng thơ khẩu khí hào hùng đầy sức truyền cảm. 2/. Kĩ năng: - Đọc thất ngôn bát cú đường luật, kĩ năng phân tích cảm thụ. 3/. Thái độ: - Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ. - Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng, hợp tác. 2/ Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (3') ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “ Bài toán dân số” Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì?. 3. Bài mới: 3.1. NVĐ:1’ - Đầu thế kĩ XX, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Phan Bội Châu là một trong những nhà nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới quyết tâm đem hết tài năng của mình thực hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù. Cụ đã từng bị kẻ thù bắt giam, tù đày nhiều năm. trong tù, cụ đã làm thơ để bày tỏ chí khí của mình “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” chính là tác phẩm trữ tình tỏ chí, tỏ lòng được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. 3. 2. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động 1:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản:(Đọc, vấn đap- gợi tìm và diễn giảng). GV: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? HS: Nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm. GV: Chốt nội dung. GV: Nêu yêu cầu đọc(phù hợp giọng khẩu khí ngang tàng, hào hùng của bài thơ.) rồi đọc mẫu. HS: Đọc tiếp GV: Cho HS đọc kĩ các từ khó. Lưu ý chú thích 1, 2, 6. ? Em hãy xác định thể loại thơ mà tác giả sử dụng ở bài thơ này? HS: Trả lời. GV: Nhận xét I. Đọc- tìm hiểu chung. 1 Tác giả, tác phẩm: 2. Đọc hiểu từ khó 3.Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật. Hoạt động 2:(20') Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:( Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác). * HS đọc 2 câu đề ? Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã phác họa 1 chân dung thật đẹp. Đó là ai? Vẻ đẹp đó là gì? - Là hình ảnh người tù PBC hiện lên với khí phách hiên ngang, phong thái ung dung tự tại ? Vẻ đẹp đó được nhà thơ diễn tả bằng những từ ngữ nào?giá trị biểu cảm của các từ đó? - Từ: hào kiệt, phong lưu, vẫn -> một con người có tài cao chí lớn cứu nước cứu dân; một nhà Nho trang nhã, ung dung, đàng hoàng. Điệp từ “vẫn” làm cho ý thơ được khẳng định, bộc lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. ? Thường kẻ thù dựng lên nhà tù để làm gì? - Giam cầm, bẻ gãy ý chí cách mạng của người tù khiến họ từ bỏ lí tưởng hoặc đầu hàng... ? Thái độ của PBC với việc tù đày? Nhận xét về thái độ đó? - Coi nhà tù là chỗ nghỉ chân -> Cách nói hóm hỉnh về sự hoạt động sôi nổi của PBC lúc ở Nhật, lúc ở Trung Quốc. 4 tiếng “thì hãy ở tù” vừa là chấp nhận cảnh ngộ tù đày, vừa là sự thách đố -> thái độ bình tĩnh, chủ động trước tai ương, hoạn nạn, thể hiện khí phách của một anh hùng hào kiệt coi thường hiểm nguy -> là bản tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của tác giả. * GV bình: PBC không để cho cảnh ngộ đè bẹp mình mà đứng cao hơn nhà tù, vượt lên trên gông cùm, xiềng xích của kẻ thù để hòan toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần -> trước một hiện thực đen tối, người chiến sĩ vẫn nói bằng giọng đùa vui như thế. Khẩu khí này tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. * HS đọc 2 câu thực ? Hai câu thực tác giả viết về cuộc đời mình. Cuộc đời đó như thế nào? - Đầy sóng gió, có tầm vóc lớn lao, coi sự nghiệp vì dân, vì nước là lẽ sống của riêng mình ? Hãy phân tích nghệ thuật đối trong 2 câu này? Vẻ đẹp nào của PBC được bộc lộ? - Ngôn ngữ thơ cân xứng: khách không nhà - người có tội; Bốn bể – năm châu. -> Tâm hồn cao đẹp, giàu đức hi sinh. * GV bình: Cuộc đời chiến sĩ ách mạng phải xa gia đình, quê hương đất nước, bôn ba hải ngoại, nếm trải mọi thử thách gian truân, có một chí lớn tung hoành mang tầm vóc lớn lao được đo bằng “năm châu”, “bốn bể”. * HS đọc 2 câu luận. ? Tác giả tiếp tục khắc họa nét đẹp nữa là gì? Qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? HS: Thảo luận trình bày. - Đặc tả dáng hình và ý chí một con người mang lí tưởng đẹp, quan tâm cao, ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù, lạc quan tin tưởng mình sẽ thắng - Nghệ thuật đối: đối ý, đối thanh - Nói quá: Bủa tay ôm chặt , Mở miệng cười tan -> Khí phách hiên ngang không khuất phục, khắc họa rõ nét tầm vóc của nhân vật trữ tình lớn lao, kì vĩ. * GV bình: Hình ảnh thậm xưng, các động từ mạnh đã dựng lên hình ảnh một đấng nam nhi, một trang anh hùng, một bậc trượng phu hào kiệt trong tù đầy vẫn lạc quan, bất khuất, ngạo nghễ. PBC là con người của lịch sử. Ngục tù chỉ có thể giam cầm thể xác làm sao đủ sức giam hãm tinh thần của một người tù vĩ đại * HS đọc 2 câu kết ? Bài thơ khép lại bằng hai câu có nội dung mạnh mẽ, giống như lời thề thiêng liêng. Lời thề đó là gì? - Lời thề: còn sống còn chiến đấu ? Em có nhận xét gì về nét nghệ thuật? Tác dụng? - Điệp từ “còn” -> Ý chí sắt thép không gì bẻ gãy được. => giọng thơ dõng dạc, dứt khoát GV bình: Câu thơ mang tính hướng nội động viên, khích lệ mình và khẳng định: PBC còn sống, trái tim còn nhịp đập thì còn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cách mạng. Đó là bản lĩnh. Đó là tất cả hội tụ để làm nên một nhân cách vĩ đại – nhân cách nhà chí sĩ yêu nước PBC. II. Đọc- hiểu văn bản. 1/ Hai cầu đề: “ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu chạy mỏi chân thì ở tù ” Khí phách hiên ngang, phong thái ung dung, coi thường mọi hiểm nguy là tâm thế đẹp của người chiến sĩ cách mạng 2/ Hai câu thực: - Diễn tả cuộc đời cách mạng đầy sóng gió với tâm hồn cao đẹp, mang tầm vóc lớn lao của PBC . 3/ Hai câu luận: Người tù cách mạng tiếp tục khẳng định bản lĩnh kiên cường, phong thái ngạo nghễ bất chấp mọi gian nguy, thử thách trong cuộc đời 4/ Hai câu kết: Lời thề của người chiến sĩ cách mạng: còn sống còn chiến đấu, ý chí sắt thép ấy không có gì bẻ gãy được. Hoạt động 3:(5') Hướng dẫn học sinh tổng kết:( Vấn đáp- gợi tìm). GV: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản này? HS: Trả lời GV cho HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK/148 III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK/148 4. Củng cố: (3') Đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. Học sinh đọc lại ghi nhớ Hướng dẫn học sinh luyện tập: Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. 5. Hướng dẫn tự học: (2') Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm kĩ nội dung và nghệ thuật. - Đọc: Phần đọc thêm: SGK/148 Bài mới: - Đọc văn bản: “ Đập đá ở côn lôn”. - Soạn bài theo câu hỏi SGK. ******************** Ngày Soạn: 18-11-2009 Ngày dạy: ..................... Tuần: 15 Tiết: 58 Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN I. Mục tiêu cần đạt: 1/. Kiến thức : Cảm nhận được tư thế hiên ngang, bất khuất coi thường mọi thử thách, gian nan của người tù.. Thấy được giọng thơ khẩu khí ngang tàng. 2/. Kĩ năng : - Đọc thất ngôn bát cú đường luật, kĩ năng phân tích cảm thụ thơ. 3/. Thái độ: - Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án, bảng phụ. - Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác. 2/ Học sinh: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp:1 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Đọc thuộc lòng bài thơ “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và phân tích hình ảnh người tù Phan Bội Châu thể hiện trong tác phẩm? 3.Bài mới: 3.1: ĐVĐ: 1’ - Tiết trước, các em đã được làm quen với một giọng thơ hào hùng, đanh thép, thấy được một tư thế bất khuất, hiên ngang, coi thường tù ngục, coi thường cái chết của người tù Phan Bội Châu. Trong bài học hôm nay, các em lại được cảm nhận một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơi vào vòng tù ngục, phải lao động khổ sai nhưng lại toát lên ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của mình. 3. 2. Tiến trình các hoạt động : Hoạt động 1:(10’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.( Đọc, vấn đáp- gợi tìm) ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? HS: Trình bày GV: Chốt, bổ sung: - Ông là nhà yêu nước lớn có tư tưởng dân chủ sơm nhất ở VN từng giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục. - 1908: Nhân vụ chống sưu thuế ở Trung Kì -> ông bị bắt và đày ra Côn Lôn với án khổ sai chung thân. - 1926: PCT từ Pháp trở về nước và bị mất đột ngột -> Đám tang của cụ là quốc tang, trở thành phong trào yêu nước rầm rộ khắp Bắc- Trung - Nam ? Nêu xuất xứ và chủ đề của tác phẩm? HS: Trả lời GV: Chốt -> Ghi GV: Hướng dẫn đọc: khẩu khí ngang tàng, giọng thơ hào hùng. - 2 HS đọc -> GV nhận xét - HS giải thích các từ khó GV: Bài thơ có bố cục 4 phần nhưng sẽ phân tích theo đặc điểm của nhân vật trữ tình: 4 câu đầu (dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung) 4 câu cuối (cảm nghĩ của người tù cách mạng) I. Tìm hiểu chung. 1/ Tác giả. Phan Châu Trinh(1872-1926). 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: được viết trong thời kì tác giả bị giam cầm tại Côn Đảo (1908 – 1911) - Chủ đề: Bài thơ mượn chuyện đập đá, lao động khổ sai để bộc lộ một khí phách hiên ngang, bất khuất, coi thường mọi thử thách gian nan giữ vững khí tiết niềm tin và ý chí chiến đấu của người tù cách mạng 3/ Đọc, hiểu chú thích. Hoạt động 2:(20’) Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.( Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác) ? Đọc lại 4 câu đầu ? Hình ảnh người tù cách mạng được khắc họa như thế nào trong 4 câu thơ đầu? - 2 câu đề: Trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quả công việc - 2 câu thực: Tả thực công việc mà người tù đang làm hết mình, tung hoành ngang dọc, quyết liệt ? Tác giả tái hiện hình ảnh người tù cách mạng bằng cách nào? Nhận xét? - Từ ngữ miêu tả: trang trọng “Làm trai, đứng giữa..” + Nhiều động từ mạnh: xách, đánh, đập... -> Diễn tả hành động nhanh, mạnh, liên tiếp -> sức mạnh ghê ghớm ? Hãy nêu những VD về quan niệm “làm trai” mà em biết - Ca dao; Nguyễn Công Trứ “Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” -> Hình ảnh đối xứng, hài hòa, ngôn ngữ nôm na vừa chạm khắc được chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc ? Nhận xét về hình ảnh người tù cách mạng ở 4 câu đầu? - 2 HS nêu GV giảng: 4 câu thơ giúp ta hình dung ra một đấng nam nhi, đứng hiên ngang trên mảnh đất giữa đại dương mênh mông – nơi được coi là địa ngục trần gian. Con người đó có bản lĩnh phi thường, tình thần kiên quyết chống kẻ thù... Đây là hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thể hiện sứ mệnh thiêng liêng. GV: Chuyển ý ? Bốn câu tiếp theo là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì? - Cảm xúc: Tự hào về cuộc đời cách mạng của mình, không ân hận, tiếc nuối dù trải qua gian khổ hi sinh... - Suy nghĩ: Đường cách mạng vô cùng khó khăn, tù đày khổ sai -> là trường học để tôi luyện ý chí. ? Phân tích nghệ thuật đối trong hai câu luận? - Hình ảnh, từ ngữ đối: + tháng ngày – mưa nắng + thân sành sỏi – dạ sắt son -> Khẳng định thời gian, không gian, nắng mưa bão tố của cuộc đời đang đợi chờ phía trước. GV: Người tù biết rất rõ về nhà tù, gông xiềng, tra tấn, lao dịch khổ sai... và coi đó là trường học để tôi luyện lòng trung thành với dân với nước. Bài học về sống đẹp thật sáng ngời, vô giá ? Bốn câu cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? HS: Thảo luận- trình bày. - Phép đối, ẩn dụ: sành sỏi, sắt son; nói quá -> khắc họa đậm nét phẩm chất và tầm vóc lớn lao của nhân vật trữ tình II. Đọc-h iểu văn bản. 1. Chân dung người tù cách mạng và công việc đập đá. - Hình ảnh người tù cách mạng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời. Có bản lĩnh phi thường xem thường mọi thử thách. 2. Cảm nghĩ về công việc đập đá của người tù cách mạng. - Tự hào về cuộc đời cách mạng, tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, quyết tâm biến nhà tù thành trường học để tôi luyện ý chí. -> Phép đối, ẩn dụ: => khắc họa đậm nét phẩm chất và tầm vóc lớn lao của nhân vật trữ tình. Hoạt động 3:(5’) Hướng dẫn học sinh tổng kết.( Vấn đáp- gợi tìm) ? Bài thơ được viết với ngôn ngữ, hình ảnh, cảm hứng thơ như thế nào? Tác dụng gì cho việc thể hiện giọng điệu và nhân vật? - 5 HS -> GV chốt - 1 HS đọc ghi nhớ. ? Tác giả muốn gửi gắm bài học gì qua bài thơ? - Không lùi bước trước gian khổ, không khuất phục trước bạo lực của quân thù III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK/150 4. Củng cố :(3’) - Đọc diễn cảm bài thơ - Trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng người tù đập đá ở Côn Đảo thể hiện trong bài thơ? 5. Hướng dẫn tự học : (2’) Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm kĩ mục ghi nhớ Bài mới: - Xem trước và chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu. - Phần I: Lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẩu SGK - Phần II: Xem trước các lỗi thường gặp về dấu câu. ************************* Ngày Soạn : 19-11-2009 Ngày dạy: ...................... Tuần: 15 Tiết: 59 Tiếng việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I. Mục tiêu cần đạt: 1/. Kiến thức : Hệ thống hoá các kiến thức về dấu câu đã học ở lớp 6 đến lớp 8. 2/. Kĩ năng : Kĩ năng sử dụng các dấu câu và kĩ năng sửa các lỗi về dấu câu. 3/.Thái độ : Biết vận dụng dấu câu trong văn viết. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ. - Phương pháp: Đọc, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác. 2/ Học sinh: Học bài cũ, xem và chuẩn bị bài mới. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ:2’ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: ĐVĐ: - Trực tiếp. Hoạt động 1: (16’)Hướng dẫn học sinh tổng kết về dấu câu.(Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác). ? Ở lớp 6, ta đã học những dấu câu nào?Tác dụng? - HS thảo luận - HS: Thảo luận – trình bày. - GV chốt: Ngoài các tác dụng trên, dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết (câu hỏi tu từ) ? Hãy nêu các loại dấu câu và công dụng của nó mà em học ở lớp 7? - HS thảo luận -> trình bày ? Dấu gạch ngang và gạch nối khác nhau như thế nào? - Dấu gạch nối không phải là dấu câu mà chỉ là một quy định về chính tả - Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang ? Ở lớp 8 học những loại dấu câu nào? Tác dụng? – 2 HS nêu GV: Đây là tất cả những dấu câu ta đã học ở lớp 6, 7, 8. Vậy chúng ta phải sử dụng như thế nào cho hợp lí. HS: Phát biểu. GV: Nhận xét. I. Tổng kết về dấu câu 1. Lớp 6 a. Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật b. Dấu hỏi: kết thúc câu nghi vấn c. Dấu chấm than: kết thúc câu cầu khiến hoạt cảm thán d. Dấu phẩy: phân cách thành phần, bộ phận câu 2. Lớp 7 a. Dấu chấm lửng: - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết - Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng - Làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị ý hài hước, dí dỏm b. Dấu chấm phảy: - Đánh dấu (nối các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đạm dấu các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp c. Dấu gạch ngang: - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích - Đánh dấu lời nói trực tiếp - Biểu thị sự liệt kê - Nối các từ trong một liên danh d. Dấu gạch nối: nối các tiếng trong một từ phiên âm) 3. Lớp 8 a. Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích b. Dấu hai chấm: - Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. - Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại c. Dấu “ ”: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc mỉa mai - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo... Hoạt động 2:(10’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các lỗi thường gặp ở dấu câu.( Vấn đáp- gợi tìm). * HS đọc ví dụ trên bảng phụ ? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì ở đó? - Sau từ “xúc động” -> Dấu chấm -> Viết hoa chữ “Trong” * HS đọc VD 2 ? Dùng dấu câu như trên sai ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì? - Sai vì nhiều câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy để tách trạng ngữ với nòng cốt *HS quan sát VD 3 ? Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu? HS: Phát biểu. ? Ở bộ phận đồng chức nên dùng dấu gì? - 2 HS trả lời * HS quan sát VD 4 ? Câu trên dùng sai dấu ở chỗ nào? Vì sao? Nên dùng dấu gì? HS: Trả lời ? Qua các VD trên, hãy rút ra các lỗi thường gặp về dấu câu? HS: Trả lời -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. a. VD: sgk(151) b. Phân tích c. Nhận xét: - Thiếu dấu chấm 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. a. VD: b. Phân tích c. Nhận xét: - Câu chưa kết thúc đã dùng dấu chấm. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết a. VD: b. Phân tích c. Nhận xét: - Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu a. VD: b. Phân tích c. Nhận xét: - Câu 1: Dấu chấm - Câu 2: Dấu chấm hỏi * Ghi nhớ: sgk(151) Hoạt động 3:(11’) Hướng dẫn học sinh luyện tập:( Hợp tác). GV: Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu của từng bài tập. GV: Cho học sinh thỏa luận nhóm Nhóm: 1,2 bài 1. Nhóm 3,4 bài 2 HS: Thảo luận trình bày. GV: Nhận xét, chốt. III. Luyện tập: 1.Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp lần lượt: , . . , : _ ! ! ! ! , , . , . , , , . , : _ ? ? ? ! 2.Bài tập 2: a). Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm....chiều nay. b). Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có...thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” c). Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi không quên được những kĩ niệm thời học sinh. 4. Củng cố: (3’) Kể tên các loại dấu câu đã học? Nhắc lại các lỗi thường gặp về dấu câu? 5. Hướng dẫn tự học :(2’) Bài cũ: - Nắm kĩ công dụng của các dấu câu. - Đọc các văn bản, chú ý cách sử dụng dấu câu của tác giả, tự viết các đoạn văn có sử dụng dấu câu. Bài mới: Ôn tập kĩ nội dung các bài tiếng việt đã học từ đầu năm đến nay, chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết. ************************* Ngày Soạn : 21-11-2009 Ngày dạy: ..................... Tuần: 15 Tiết: 60: Tiếng việt: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: 1/. Kiến thức : Cũng cố và tự đánh giá những kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 6, 7, 8 ( Và chủ yếu học kì I lớp 8). 2/. Kĩ năng : Kĩ năng nhận biết, vận dụng kiến thức, kĩ năng đặt câu, diễn đạt, sử dụng từ ngữ. .3/. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án,SGK, đề phôtô. - Phương pháp: Trắc nghiệm và tự luận. 2/ Học sinh: Xem lại kiến thức về tiếng Việt đã học. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: 3.1. Nêu vấn đề: 1’ 3.2. Tiến trình các hoạt động. Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của giờ kiểm tra. GV: Nêu yêu cầu đối với giờ kiểm tra: Các em phải trật tự, nghiêm túc làm bài. HS: Lắng nghe. Hoạt động 2: Phát đề kiểm tra. GV: Phát đề kiểm tra. HS: Nhận đề và bắt đầu làm bài. GV: Quan sát học sinh làm bài. Hoạt động 3: Thu bài kiểm tra. GV: Cho đại diện mỗi tổ thu bài đem nộp sau khi đã hết thời gian. HS: Nộp bài. GV: Kiểm tra lại số lượng bài kiểm tra. 4. Nhận xét , đánh giá tiết kiểm tra: 2’ GV: Nhận xét tiết kiểm tra HS: Lắng nghe. 5. Hướng dẫn tự học: 2’ - Xem lại những bài tập làm văn đã học. - Đọc kĩ lại 2 văn bản “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” – Chú ý thể thơ. - Xem nội dung bài mới: Thuyết minh về thể loại văn học. **************************
Tài liệu đính kèm: