Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 57:

 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

(Phan Bội Châu)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:

- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩ thơ Nôm viết theo thể thất ngô bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua một số tác phẩm tiêu biểu của Phân Bội Châu .

- Cảm nhận đượcvẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm

1. Kiến thức:

- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù .

- Cảm hừng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ .

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX .

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản .

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm yêu mến, cảm phục những chí sĩ yêu nước mà đặt biệt là Phan Bội Châu.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. Sưu tầm các bài thơ, hình ảnh về Phan Bội Châu. Đọc, tham khảo các tài liệu về lịch sử.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 15:
Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn
Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu
Tiết 60: Ôn tập Tiếng Việt
	S: 20/ 11/ 10
 	D: 22/ 11/ 10 
Tiết 57:
 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 	
(Phan Bội Châu)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩ thơ Nôm viết theo thể thất ngô bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua một số tác phẩm tiêu biểu của Phân Bội Châu .
- Cảm nhận đượcvẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm 
1. Kiến thức:
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù .
- Cảm hừng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ .
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX .
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản .
3. Thái độ:
 - Giáo dục tình cảm yêu mến, cảm phục những chí sĩ yêu nước mà đặt biệt là Phan Bội Châu.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. Sưu tầm các bài thơ, hình ảnh về Phan Bội Châu. Đọc, tham khảo các tài liệu về lịch sử.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
? Giáo viên kiểm tra phần soạn bài của học sinh ở nhà + Chuẩn bị bài mới.
Bài mới: 
Phan Bội Châu đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt năm 1912, cho nên khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam à chúng có ý định trao trả cho Pháp ..... ngay những ngày đầu vào ngục , Phan Bội Châu viết tác phẩm “Ngục trung thư” , Bài thơ “Vào ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thể hiện khẩu khí lớn của tác giả . Chúng ta đi tìm hiểu tác phẩm này thì sẽ rõ . 
Hoạt động của thầy cô giáo
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích:
? Đọc chú thích trong Sgk/146 và giới thiệu đôi nét về tiểu sử Phan Bội Châu.
* Giáo viên giới thiệu thêm: Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương, 1900 thi đỗ nhưng không làm quan, đến năm 1905 sang Nhật tổ chức phong trào Đông Du, 1909 sang Trung Quốc vận động phong trào kháng Nhật, 1914 bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam, 1925 bị bắt tại Thượng Hải và bị kết án chung thân à Nhân dân phải kháng, buộc Pháp phải xóa án nhưng chúng giam lỏng tại Huế 15 năm, đến năm (29.10.1940) ông qua đời.
? Cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của nó? 
GV: Ông đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt (1912). Khi bị quân phiệt Quảng Đông bắt có ý trao trả cho Pháp cho nên ông nghĩ mình khó mà thoát chết. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu trong ngục ông đã viết tác phẩm “Ngục trung thư”. Ông muốn “thấm giọt lệ còn lưu lại mấy chục năm nay, gom góp lịch sử đời ta hòa với máy mà viết ra tập sách này”, “coi như là 1 bức thư tuyệt mệnh”. Cứ viết để an ủi mình nhưng đồng thời cho đời sau thấy được hình ảnh đẹp và tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơi vào vòng tù ngục. Kể lại rằng khi làm xong ông đã “Ngâm ngang lớn tiếng rồi cả cười vang động cả 4 vách hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục”.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ ấy? 
(Thể TNBCĐL: Đề, thực, luận, kết)
? Kể tên những bài thơ đã được sáng tác theo thể thơ này? (“Bạn đến chơi nhà” và “Qua đèo ngang”).
? Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
(Tên gọi của tác phẩm văn học, tờ báo)
? Đọc văn bản với giọng tâm tình thể hiện phong thái ung dung, lại quan cách mạng của tác giả. 
- GV hướng dẫn HS cách đọc: Đọc với giọng hào hùng, khẩu khí ngang tàng, chú ý ngắt nhịp 4 / 3, riêng câu 2 ngắt nhịp 3 / 4. Câu cuối đọc với giọng cảm khái, thách thức, ung dung nhẹ nhàng .
 - GV đọc mẫu 1 lần .
 - Gọi 2 HS đọc lại -> Nhận xét cách đọc .
- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7 .
- GV giảng : Tác phẩm của PBC chưa có đổi mới về thể loại nhưng đều có thể hiện tinh thần thời đại mới mẻ rất cao (tinh thần cách mạng) .
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: 
? Đọc hai câu đề xét từ ngữ và nguồn gốc thì từ “hào kiệt” và “phong lưu” là lớp từ nào? Có nguồn gốc từ đâu?
? Em hiểu nghĩa của từ “hào kiệt”, “phong lưu” là gì? (HS đọc chú thích (1) và (2) – Sgk/147).
? Hãy nhật xét về giọng thơ ở 2 câu này?
(Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của 1 người tù, chỉ thấy 1 tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy).
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 
(Động từ “vẫn” nhắc lại 2 lần dẫn dắt 2 danh từ gốc Hán “hào kiệt” “phong lưu” nó nhấn mạnh bản lĩnh không lay chuyển trước sau như 1 của người anh hùng phủ nhận hoàn toàn cảnh sống trong tù).
? Hai câu để tự giới thiệu hoàn cảnh sống thực tại của mình là gì? Tại sao bị kẻ thù nhốt vào ngục mà tác giả vẫn xem mình là “hào kiệt” là vẫn “phong lưu”? 
? Em hiểu nghĩa của từ “hào kiệt”, “phong lưu” là gì? (HS đọc chú thíc (1) và (2) – Sgk/147).
Hình ảnh sống thực tại tối tăm (tù) nhưng thái độ người tù trước thực tại là vượt lên trên gông cùm, xiềng xích của kẻ thù. 
(Bị tù là bị giam hãm, tra tấn, đói khát, đánh đập, đày ải và mất tự do. Tất cả đều là khó khăn gian khổ và thử thách nhưng tác giả vẫn khẳng định tư thế và tinh thần ý chí của người tù cách mạng: Dù trong hoàn cảnh nào thì ý chí của người cộng sản cách mạng vẫn không đổi).
? Quan niệm: “Chạy mỏi tù” thể hiện phong thái và bản lĩnh gì ở Phan Bội Châu? 
GV: Án chém đã kề cổ, vậy mà người tù vẫn hóm hỉnh coi nhà tù là chốn nghỉ chân trên chặng đường bôn tẩu dài dặc. Con người đã bị biến động thành chủ động, không bao giờ để hoàn cảnh đè bẹp mình Þ Kẻ tài chí hơn người, phong thái ung dung, đàng hoàng, khí phách hiên ngang, bản lĩnh phi thường. Đây là giọng điệu quen thuộc của thơ khẩu khí khá phổ biến trong thơ ca dân tộc. 
* Chúng ta sẽ đọc khẩu khí ấy trong bài “Đập” của Phan Bội Châu và sau này chính HCM, người kế tục sự nghiệp anh hình của cụ Phan với những vần thơ khẩu khí tương tự. “Ăn cơm nhà nước ở nhà công làm trai thế nào cũng hào hùng”.
* Hai câu đầu là truyện ngôn về nhân cách; bản lĩnh vừa ung dung tự tại, vừa hóm hỉnh lạc quan, tự động viên giữ vững lí tưởng, suy ngẫm cuộc đời. Tác giả trực tiếp giải bày những suy ngẫm về lý tưởng, cuộc đời như thế nào hai câu thực. 
? Đọc 2 câu thực và nhận xét về giọng thơ?
(Vẫn cái giọng thơ trầm lắng hào sáng tiếp nối âm điệu 2 câu đề nhưng đến 2 câu thực, nhạc thơ có chút chùng xuống, xót xa. 
? Đọc 2 câu thơ trên, em hình dung cuộc đời cách mạng của cụ Phan như thế nào?
(Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió và bất trắc, từ 1905 cho đến khi bị bắt là gần 10 năm, (10 năm lưu lạc khi Trung Quốc, sanh Nhật, vòng về Thái Lan rồi trở lại Trung Quốc, cuộc đời ấy gian nan vất vả biết bao nhiêu, thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù).
? Nói về cuộc đời mình phải chăng là để than thảnh hay vì một lý do nào khác? (không phải để than thản mà đằng sau bi kịch cá nhân là nỗi đau chung của cả dân tộc). (thảo luận).
? Hai câu thực trong thơ đường luật thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất là gì? Cụ thể như thế nào? 
? Em hiểu gì về hình ảnh “Khách không nhà”, “người có tội”?
(Đó là chặng đường người cộng sản đã trải qua gần 10 năm từ lúc xuất dương đến khi bị cầm tù. Cuộc đời phiêu bạt ấy không nhà cửa, không người thân thích, mang phong thái của anh hùng bốn biển, đáng tự hào, nhưng giờ đây người anh ấy đang trong thân phận “người có tội”. Thật nghịch lí và phi lí, đọc lên nghe phảng phất âm điệu hài hước, giễu cợt bản án phi chính nghĩa, phản công lý của kẻ thù. Đồng thời cũng pha chút chua chát tự cảm nhận mình có lỗi, sơ xuất để rơi và tay giặc. Tiếp sau từ “có tội” là cụm từ “giữa năm châu” như hàm 1 ý sâu sắc rằng: mình có tội với đồng bào, đồng chí, với bạn bè năm châu vì giữa đường bị đứt gánh. Đó là nỗi đau lớn lao của anh hùng cứu nước của 1 thời khổ nhục nhưng vĩ đại. 
? Với việc sử dụng nghệ thuật đối, em hiểu gì về nỗi lòng của người tù cách mạng lúc này?
GV: Từng cặp từ ngữ đối nhau, từng ý đối nhau hài hòa vẽ lên hình ảnh 1 con người đã từng trải qua cuộc đồi lưu li chìm nổi nhưng đáng tự hào. Đó là nét đẹp thứ nhất của bức chân dung người anh hùng hào kiệt. Phan Bội Châu: Tấm lòng yêu nước, thương dân lao”
* Chuyển ý: Nét đẹp cụ thể thứ 2 của cụ được thể hiện như thế nào? 
? Đọc 2 câu luận, giải thích nghĩa của các từ “bủa tay”, “kinh tế”? (Học sinh đọc chú thích 5 và 6 Sgk).
? Nhận xét giọng đọc thơ của 2 câu luận này? Và cho biết tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
(Giọng thơ hào sáng, âm điệu ngân vang, nghệ thuật đối tiếp tục vận dụng).
Hình ảnh “bồ kinh tế” đối chọi với “cuộc oán thù” à Giải thích rõ đối tượng mà người anh hùng “ôm chặt” và “cười tan”. 
“Bồ kinh tế” nghĩa gốc là “Kinh bang tế thế”, tác giả muốn nói lý tưởng trị nước cứu đời mà mình đang theo đuổi.
? Bằng giọng điệu hào sảng và ngân vang cùng phép đối chặt chẽ, hai câu luận đã thể hiện hoài bão và thái độ gì của tác giả?
Gợi ý: Động từ “Ôm chặt” là loại từ khoa trương, tác giả sử dụng nó có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt và lý tưởng sống của Phan Bội Châu?
(Tác giải dặn mình không bao giờ xa rời con đường mình đã đi, lí tưởng mình đã chọn).
Còn “Cuộc oán thù”: Là cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân Việt Nam chống thực phân Pháp xâm lược Þ Hai câu thơ kết tinh cao độ cảm xúc lãn mạn, hào hùng của tác giả. 
? Đọc 2 kết? Câu thơ thứ 7, tác giả sử dụng từ ngữ có gì đáng chú ý? Âm điệu của câu thơ như thế nào? 
Cách lặp lạu từ “còn” ở giữa câu thơ, kết hợp dấu phẩy có tác dụng làm người đọc phải ngắt nhịp 1 cách mạnh mẽ à Lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho đoạn thơ. 
Từ “còn” lặp lại 2 lần gắn kết 2 hình ảnh “thân ấy” với “sự nghiệp” vừa nhấn mạnh quyết tâm, niềm tinh của cuộc sống vừa ngân vang, vừa dõng dạc, dứt khoát nhưng vẫn có nét gân guốc, bướng bỉnh, muốn thách thức tất cả. 
? Hai câu cuối, tác giả khẳng định điều gì?
GV: Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định niềm tin sắt đá của mình vào thành công của sự nghiệp. Còn thân thì còn sự nghiệp – lối diễn đạt thật giản dị kết hợp với điệp từ à Khẳng định ý chí gang thép không kẻ thù nào bẻ gãy được. Ông còn sống trái tim còn nhịp đập, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp “Kinh bang tế thế” của mình. Đó là bản lĩnh, đó là khí phách, đó là niềm tin, đó cũng là tinh thần lạc quan. Tất cả hội tụ để làm nên 1 nhân cách vĩ đại – nhân cách nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Nêu nét ng ... ểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục .
- Chuẩn bị cho bài: ôn luyện về dấu câu : 
 + Hãy thống kê tất cả những loại dấu câu đã học .
+ Những dấu câu đó có tác dụng như thế nào ? Lấy ví dụ để minh hoạ?
* Rút kinh nghiệm: 
 S: 22/ 11/ 10
	 D: 24/ 11/ 10
Tiết 59:
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
- Hệ thống hóa kiến thức về dấu câu đã học .
- Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả trong văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
 - Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu .
3. Thái độ:
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
- Rèn luyện kĩ năng dùng dấu câu.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
 - Có thể lồng ghép kiểm tra trong quá trình ôn luyện.
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới: 
Ta tiến hành ôn luyện về các loại dấu câu đã học.
* Hoạt động 2: Tổng kết về dấu câu: 
Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê theo mẫu (giáo viên đưa mẫu). 
? Ở lớp 6 các em đã được học những dấu câu nào? Hãy kể tên và nêu tác dụng? (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu phẩy).
? Cho ví dụ về từng trường hợp? (Học sinh lấy ví dụ, giáo viên nhận xét và sửa chữa).
? Hãy kể tên các loại dấu câu mà các em đã được học ở lớp 7? Nêu tác dụng? (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch nối).
? Mỗi dấu câu, em cho 1 ví dụ?
* Lưu ý: 
- Dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu, nó chỉ quyết định về chính tả.
- Về hình thức: Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Về tác dụng: Nối các tiếng trong 1 phiên âm, trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
? Trong chương trình ngữ văn 8 – tập 1, em đã học những kiểu dấu câu nào? Nêu tác dụng? Cho ví dụ?.
(Dấu 2 chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép)
I. Tổng kết về dấu câu đã học:
Số TT
DẤU CÂU
CÔNG DỤNG
VÍ DỤ
1
Dấu chấm
Dùng để kết thúc câu trần thuật.
Tôi đang làm bài tập toán
2
Dấu (?)
Dùng để kết thúc câu nghi vấn
Bạn đã đi thăm bạn Ngọc chưa?
3
Dấu (!)
Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Con học bài ngay đi!
Con trai mẹ giỏi quá!
4
Dấu (,)
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu, giữa phần phụ với chủ ngữ – vị ngữ; giữa các từ có cùng chức vụ trong câu; giữa các vế của 1 câu ghép.
Sáng hôm qua, cả lớp tôi đi lao động ở trường.
5
Dấu (;)
- Đánh ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghỉ. 
6
Dấu ()
Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết, biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. Làm giảm nhịp điệu câu văn.
Trên bàn học của Nam: sách, vở, bút, thước bày la liệt.
Bẩm quan lớn để mất vở rồi.
7
Dấu (-)
Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu, đánh dấu lời nói trực tiếp (gạch đầu dòng).
Có người nói:
Bẩm, dễ có khi đê vỡ.
Ngài cau mặt gắt rằng:
Mặc kệ!
8
Dấu ( )
Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Bạn Thu (lớp trưởng lớp tôi) là 1 học sinh giỏi.
9
Dấu (:)
Báo trước lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
Tục ngữ có câu: “Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn”.
10
Dấu (“ ” )
Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt; có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, vở kịch.
Các văn bản “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “TNVB”, “Lão Hạc” em đã được học ở học kỳ I (lớp 8).
* Lưu ý: Cần vận dụng các dấu câu đã học sao cho phù hợp trong khi viết. 
	Các lỗi thường gặp về dấu câu? 	
? Đọc ví dụ ở mục (1) – Sgk/151 và chi biết lời văn thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì? Hãy sửa lại cho đúng. 
(Dùng dấu (.) sau “xúc động”, viết hoa chữ “T” ở đầu câu sau).
? VD (2) dùng dấu chấm sau từ “này” đúng hay sai? 
Chúng ta nên dùng dấu câu nào cho phù hợp? 
(Sai, vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy).
? Đọc ví dụ ở mục (3)? 
? Các từ: cam, quýt, bưởi, soài, có mối quan hệ gì về nghĩa? (Quan hệ đồng chức, đồng lập).
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó chỗ thích hợp?
? Đọc ví dụ ở mục (4), cho biết câu 1 và câu 2 thuộc kiểu câu gì đã học ở lớp dưới? Dùng dấu câu này đã phù hợp chưa? Nếu chưa, hãy sửa lại cho đúng.
(Câu 1 là câu trần thuật nên dùng dấu chấm, câu 2 là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi).
? Từ các ví dụ vừa phân tích, hãy rút ra những điều cần tránh khi dùng các dấu câu?
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk/151.
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập:
-Hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép:
? Đọc yêu cầu bài tập 1 ? Hãy điền dấu thích hợp vào chổ có dấu ngoặc đơn ? 
Bài 2: 
? Hãy phát hiện lỗi sai? Sửa lại?
GV giải thích:
 a) Dấu chấm hỏi sau “mới về” Mẹ dặn là: “Anh phải nay”
b.  sản xuất  có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
c.  năm tháng, nhưng
- Gv hướng dẫn học sinh làm
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu.:
1. Phiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc:
VD: Sgk/151
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc (VD/Sgk).
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi thích hợp.
4. Lẫn lộn công dụng các dấu câu.
* Ghi nhớ: (Sgk/151)
III. Luyện tập:
Bài 1: Điền dấu thích hợp theo thứ tự sau:
( , ), (.), (.), (, ), (:), (-), (!), (!),(!), (,), (, ), (.),(, ), (.),(, ), (, ), (, ), (.),(, ), (:), (-), (?),(?), (?), (!).
Bài 2:
 Phát hiện lỗi về dấu câu thay dấu cho phù hợp.
a. . . . . mới về?. . . mẹ dặn là anh. . . .chiều nay .
b. . . . . sản xuất, . . . .có câu. “. .. lá rách” .
c. . . . năm tháng, nhưng. . 
* Bài tập làm thêm: Viết một đoạn văn (kể về thành tích học tập của em hoặc của bạn) trong đoạn văn có sử dụng các dấu câu đã học. 
Củng cố:
 ? Khi viết cần tránh lỗi nào về dấu câu?
Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà:
- Học bài:
+ Biết được công dụng dấu câu và các lỗi về dấu câu.
+ Hoàn thành các bài tập còn lại.
+ Lập bảng tổng kết kiến thức về các dấu câu đã học.
Chuẩn bị cho bài: Ôn tập Tiếng Việt 
+ Tự ôn tập tất cả các kiến thức về Tiếng Việt từ tiết một đến nay.
* Rút kinh nghiệm: 
...............
S: 25/ 11/ 10
	 D: 27/ 11/ 10
Tiết 60:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm vững những kiến thức (ND) về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở kì I.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nó và viết.
3. Giáo dục: 
- Có ý thức củng cố tích hợp ngang với Văn và Tập làm văn.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Kieåm tra vôû soaïn cuûa hoïc sinh
Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Ôn luyện lí thuyết phần từ vựng
? Nhắc lại kiến thức từ vựng đã học ở kì 1 ?
? Thế nào là 1 từ ngữ có nghĩa rộng ? Thế nào là 1 từ ngữ có nghĩa hẹp ? cho ví dụ ?
Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác
? Tính chất rộng hẹp của từ ngữ chỉ là tương đối hay tuyệt đối ? tại sao ?
(tương đối, vì nó thuộc vào phạm vi nghĩa của từ)
? Nhắc lại trường từ vựng là gì ? cho ví dụ
? Từ tượng hình và từ tượng thanh khác nhau ở chổ nào? Lấy ví dụ minh họa ?
? Tương tự nhắc lại khái niệm của “Từ ngữ địa phương và đặc biệt ngữ XH” “nói quá”, “Nói giảm nói tránh” ? lấy ví dụ minh họa ? (có thể lấy trong ca dao, thơ đã học”
? Đọc mục (2) Sgk – 157 ?
? Dưa vào kiến thức đã học về truyện dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ để điền vào chổ trống
Gv treo bảng phụ có ghi sơ đồ trống (Sgk/157) lên bảng rồi yêu cầu h/s lên bảng điền.
? Hãy giải thích những từ có nghĩa hẹp hơn trong sơ đồ đồ trên ? và cho biết đặc điểm chung về ý nghĩa giữa chúng là gì ?
? Tìm trong ca dao Việt Nam có dùng biện pháp tư từ “nói quá” “nói giảm nói tránh”
? Đặt 2 câu trong đó có dùng từ tượng hình từ tượng thanh ?
* Hoạt động 3: Ôn luyện phần ngữ pháp.
? Nhắc lại kiến thức ngữ pháp mà các em đã học ? các tổ lần lượt trình bày khái niệm đặc điểm của trợ từ, thán từ, tính thái từ và câu ghép.
GV theo dõi uốn nắn cho h/s ghi.
? Cho ví dụ về những đơn vị kiến thức trên ?
Cho h/s đặt câu
Bài (a) Cho h/s làm vào phiếu học tập, gv thu từ 3– 5 bài rồi chấm lấy điểm.
Bài (b) và (c) cho h/s thảo luận nhóm.
- nhóm 1 + 2: câu (b)
- Nhóm 3 + 4: câu ©
- các nhóm lần lượt trình bày.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
I. Từ vựng
1. Lý thuyết:
a. cấp độ khái quát của nghĩa cuảtừ ngữ.
Ví dụ: Thực vật có nghĩa rộng hơn hoa, lá, cây.
b. Trường từ vựng.
Vd: Mặt, mắt, mũi, tai à chỉ bộ phận của con người.
c. Từu tượng hình từ tượng thanh
Vd: Rì rào, róc rách, móm mém, khẳng khiu.
d. Từ ngữ biệt ngữ XH
Vd: Má, tía
Hôm nay, tớ xơi con “ngỗng”
đ. Nói quá
Vd: Cậu nói làm tớ cười vỡ cả bụng,
e. Nói giảm nói tránh
Vd: Cậu học chưa được chăm
2. Luyện tập:
a. 
Truyện dân gian
Cổ tích
cười
Ngụ ngôn
Truyền thuyết
b. Mẫu:
Vd: Đồn rằng cha mẹ anh hiền.
Cắn hạt cơm không vỡ cắn đồng tiền vỡ làm tư.
II. Ngữ pháp
Lí thuyết:
Trợ từ
Vd: Tôi chỉ ăn 2 bát cơm 
Thán từ: 
Vd: Ô hay ! câu không hiểu à ?
Tính thái từ:
Em chào cô ạ !
Câu ghép:
Luyện tập:
Mẫu: 
- Ô hay ! tớ đã bảo chính nó làm mà.
- Cuốn sách này mà chỉ có 20.000 đồng à.
Câu đầu là câu ghép, có thể tách thành ba câu đơn và khi tách mối liên hệ sự liên kết giữa ba sự kiện không được thể hiện rõ.
c. Đoạn văn có 2 câu ghép (câu 1 và câu 3). Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ: “Cũng như” ở câu 1; “bởi vì” ở câu 3.
Củng cố:
Hệ thống lại nội dung vừa học.
Hướng dẫn học sinh học bài, soạn bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức vừa ôn tập (nắm vững kiến thức)
- Tự đặt câu cho mỗi đơn vị kiến thức.
 Chuẩn bị cho bài: Kiểm tra Tiếng Việt. 
+Tự ôn tập tất cả các kiến thức về Tiếng Việt từ tiết một đến nay
* Rút kinh nghiệm:.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8(16).doc