Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Trực Đại

Dấu ngoặc kép

I Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép, thực hành và sử dụng đúng có hiệu quả dấu ngoặc kép khi viết văn.

- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu

- Giáo dục ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết văn.

II Chuẩn bị :

 1, Thầy: ngiên cứu soạn giáo án, tìm ví dụ và ghi ví dụ ra bảng phụ hoặcgiấy trong, chuẩn bị máy chiếu.

2, Trò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của thầy.

III Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1

1, Ổn định lên lớp(1)

2, Kiểm tra bài cũ(4)

? Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ về việc dùng dấu hai chấm đánh trước lời thoại và chỉ rõ công dụng của dấu câu trong ví dụ đó?

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 53
Dấu ngoặc kép
 Ngày soạn: 15/11/2008
 Ngày dạy: / / 2008
I Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép, thực hành và sử dụng đúng có hiệu quả dấu ngoặc kép khi viết văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu
- Giáo dục ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết văn.
II Chuẩn bị :
 1, Thầy: ngiên cứu soạn giáo án, tìm ví dụ và ghi ví dụ ra bảng phụ hoặcgiấy trong, chuẩn bị máy chiếu.
2, Trò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lên lớp(1’)
2, Kiểm tra bài cũ(4’) 
? Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ về việc dùng dấu hai chấm đánh trước lời thoại và chỉ rõ công dụng của dấu câu trong ví dụ đó?
 + Yêu cầu 
Học sinh nêu đúng công dụng của dấu câu đó 
 - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( chú giải, thuýêt minh, bổ sung thêm)
 - Dấu hai chấm dùng để :
 + Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuýêt minh cho một phần trước đó ;
 + Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại( dùng với dấu gạch ngang)
 * Học sinh tự lấy ví dụ và phân tích 
 GV: Nhận xét bổ dung, cho điểm
3, Bài mới
 Hoạt động 2 (1’) Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 3( 10’)
Bảng phụ hoặc máy chiếu ví dụ a-b-c-d /SGK/ 141-142
GV: giới thiệu những văn bản trên trích ở 
? Đọc ví dụ a? 
? Dấu ngoặc kép trong ví dụ a có công dụng gì?
- Dùng để đánh dấu hai đầu lời dẫn trực tiếp ( lời của Găng- đi)
? Đọc và nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ b?
- Đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt “ Dải lụa”- hình ảnh ẩn dụ- chỉ chiếc cầu đẹp mềm mại như dải lụa.
? Đọc và nêu công dụng của dấu ngoặc kép ở ví dụ c?
- Dấu ngoặc kếp dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghiã mỉa mai châm biếm.
? Dấu ngoặc kép trong ví dụ d dùng để làm gì?
- Dùng để đánh dấu tên các vở kịch.
GV: Dấu ngoặc kép thường dùng để dấnh dấu lời dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ đượnc hiểu theo nghĩa đặc biệt, hoặc đánh dấu tên tác phẩm được dẫn . Đây chính là những công dụng của dấu ngoặc kép . 
? Vậy em hiểu dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
( Hoặc khi nào thì ta dùng dấu ngoặc kép)
? Đọc phần ghi nhớ SGK/142?
 Chuyển ý 
 Hoạt động 4 (26’)
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Muốn nêu được công dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi trường hợp trên thì em phải căn cứ vào đâu?
+ Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép 
+ Nắm được nội dung của từng đoạn trích
? Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích a?
- Lời dãi bày của lão Hạc với ông giáo về con chó 
Từ đó em thấy dấu ngoặc kép có công dụng gì?
- Đánh dấu hai đầu lời dẫn trực tiếp ( Câu nói của lão Hạc tưởng như là con Vàng muốn nói với lão)
? ở Câu văn b thông báo với ta điều gì?
? Em thấy dấu ngoặc kép trong câu văn này dùng để làm gì?
Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai
? Vì sao?
HS từ trình bày
? Tương tự như vậy ở các câu còn lại dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
c, đánh dấu lời dẫn trự tiếp
d, đánh dáu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Muốn thực hiện được yêu cầu bài tập thì em phải làm gì?
- Hiểu được nội dung của đoạn trích và ý nghĩa của nó 
- Nắm chắc được công dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm
? Nêu lại công dụng của dấu hai chấm?
Hs :Trình bày
Từ đó em hãy thực hiện yêu cầu bài tập
? ở trường hợp a em dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép và chỗ nào 
? Dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đó để làm gì?
? Cách làm tương tự ở các phần còn lại 
GV : Gọi 2 em học sinh lên làm
ở dưới lớp cả lớp làm vào vở 
Sau đó GV: gọi học sinh nhận xét và bổ sung
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
 Bài tập yêu cầu ta làm gì?
? Để thực hiện được yêu cầu của bài tập ta cầm phải làm như thế nào?
 - ta nắm được nội dung của cau văn
Nắm chắc công dụng của dấu cau
? Em hãy nêu nội dung thông báo của đoạn văn trên?
Hs Trình bày
? Từ đó hãy cho biết tại sao hai đoạn văn có cùng nội dung mà lại dùng dấu câu khác nhau.
? Bài tập yêu cầu ta làm gì?
? Để viết được văn thuyết minh về bạn lớp trưởng ta cần phải làm như thế nào?
- Hiểu được thế nào là văn thuyết minh
- nắm được những nét cơ bản về bạn lớp trưởng 
? Nêu khái niệm về văn thuyết minh? 
Hs trình bày
? Em dự định thuyết minh về bạn lớp trưởng ở những đặc điểm nào?
- Gợi ý: bạn lớp trưởng là người như thế nào?
 Tính tình bạn ra sao?
 Bạn quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo như thế nào?
- Bạn lớp trưởng là con thứ tư trong một gia đình nông dân 
- Tính tình cở mở , quan hệ với bạn bè hoà nhã thân mật, luôn gương mẫu trước tập thể, chăm ngoan học giỏi.
 Trên cơ sở gợi ý đó học sinh viết và trình bày của mình
 ? Gọi 2-3 học sinh đọc bài cả lớp nghe nhận xét, bổ sung
GV: Khái quát 
 Hoạt động 5 (3’)
4: Củng cố 
GV: Khái quát lại kiến thức bài học để học sinh nắm chắc hơn nọi dung chính 
5: Hướng dẫn về nhà:
Học và vận dụng vào viết văn thuýêt minh 
Làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị bài luyện nói 
* Rút kinh nghiệm:
I Công dụng
1, Ví dụ:
2, Kết luận :
Dấu ngoặc kép dùng để :
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dáu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệthay có hàm ý mỉa mai
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn
II Luyện tập
Bài tập 1/SGK/142
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau?
a, -- Đánh dấu hai đầu lời dẫn trực tiếp
b,- Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c, đánh dấu lời dẫn trự tiếp
d, đánh dáu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ
Bài tập 2/143
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép và chỗ thích họp trong những đoạn trích sau và giải thích.
a, -Dùng dấu hai chấm sau từ “cười bảo” - để báo trước lơid thoại
 - Dấu ngoặc kép ở “ cá tươi” và “ Tươi”- dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp
B, Đặt dấu hai chấm sau” chú tiến Lê” – dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp.
 - đặt dấu ngoặc kép vào phần “ cháu hãy.với cháu”- báo trước lời dẫn trực tiếp.
c, đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn”
- dùng báo trước lời dẫn trực tiếp
Đặt dấu ngoặc kép cho phần dẫn lại: đây là.một sào”- 
Bài tập 3/143
Vì sao hai câu sau đây có ya nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau.
A, Dùng dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp( lời nói của Bác Hồ)
B, Không dùng dầu ngoặc kép vì là lời dẫn gián tiếp( dẫn không nguyện vẹn )
Bài tập 4/144
Viết đoạn văn thuyết minh ngắn vềbạn lớp trưởng lớp emcó dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép? – giải thích cáh dùng dấu của mình
Tuần14
Tiết 54
Ngày soạn :15/11/2008
 Ngày dạy: / /2008
 Luyện nói : Thuyết minh một thứ đồ dùng 
I Mục tiêu :
- Củng cố những kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Rèn khả năng quan sát, tìm hiểu, suy nghĩa độc lập, luyện kĩ năng nói đúng nội dung, diễn đạt rõ rành mạch trước tập thể.
- tích hợp với kiến thức văn- Tiếng Việt đã học
- Giáo dục lòng yêu mến những đồ vật thân quen, ý thức học tập thể văn thuyết minh.
II Chuẩn bị 
1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài, hướng dãn học sinh chuẩn bị bài chu đáo cho tiết luyện nói đạt hiệu quả
2; Trò: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy
 Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước( bình thuỷ).
* Tìm hiểu đề: - thể loại: thuyết minh
 - đối tượng: Cái phích nước ( đồ vật)
* Quan sát: về hình dáng, màu sắc, kích thước, tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí giữ nhịêt, công dụng, cách bảo quản
? Phích nước là do những bộ phận nào tạo thành?
ruột phích và vỏ phích
? Vở phích được làm bằng gì? ? có những phần nào? có tác dụng gì?
? Ruột phích được làm bằng gì ? như thế nào?
? Giữa ruột phích và vỏ phích được lắp với nhau như thế nào?
Lập dàn ý: + mở bài:
 + Thân bài:
 + Kết bài:
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ
3bài mới
Hoạt động 2(1’)
Giới thiệu bài 
 Hoạt động 3 (9’)
GV: chép đề lên bảng
? Đọc và xác định yêu cầu đề?
? Đề văn thuộc thể loại nào ?
? Đối tượng cần thuýêt minh là gì?
? Bài văn thuyết minh gồm mấy phần 
? nêu yêu cầu nhiệm vụ của từng phần
? Hãy trình bày dàn ý cho đề bài trên ( dàn ý đại cương)
Hs trình bày
 Hoạt động 4 (29’)
? Dựa vào dàn ý chi tiết đã chuẩn bị ở nhà háy trình bày từng phần?
? Phần mở bài em giới thiệu như thế nào?
Gọi 2-3 học sinh trình bày
GV: gọi học sinh nhận xét và sửa bổ sung 
? Em hãy trình bày phần thân bài?
? Đểgiới thiệu được cấu tạo chiếc phích nước ta sử dụng phương pháp gì?
Phương pháp phân loạiphân tích
? Vậy cái phích cấu tạo mấy phần ? Nêu cụ thể từng phần?
? Lớp vỏ thường được làm bằng chất liệu gì?
? Có màu sắc trang trí ra sao?
? Có tác dụng bảo vệ ruột phích như thế nào?
? 
? Hãy trình bày giới thiệu lớp vỏ phích?
HS trình bày- GV: nhận xét về nội dung, ngữ điệu, tác phong.
? ruột phích thường làm bằng chất liệu gì? cấu tạo như thế nào?
? hãy trình bày giới thiệu phần ruột phích?
HS : Trình bày- GV nhạn xét ngữ điệu, tác phong
? phích nước được bảo quản và sử dụng như thế nào cho tốt và có hiệu quả?
? Trình bày phần sử dụng và bảo quản phích nước?
HS Trình bày- Gv nhận xét bổ sung.
? Phích có tác dụng như thế nào?
dùng để đựng nước sôi-pha trà , pha sữa,rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày.
? hãy trình bày phần kết bàiáiH trả lời
GV: vì cấu tạo đơn giản sử dụng tiện lợi, bởi vậy từ lâu cái phích đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam.
 Hoạt động 5
4, Củng cố: (5’)
Gọi một học sinh khá trình bày lại toàn bài
GV: Nhận xét
5, hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc bố cục của bài văn thuyết minh
- Sử dụng phương pháp thuyết minh cho phù hợp
 - Quan sát, tích luỹ tư liệu về chiếc nón lá quê hương chuẩn bị cho giờ sau viết bài.
*Rút kinh nghiêm:
Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước( bình thuỷ).
I yêu cầu đề:
 - thể loại : Thuyết minh 
 - đối tượng: đồ vật- cái phích nước
II Dàn bài: 
1, mở bài : - giới thiệu khái quát về cái phích nước bình thuỷ
2, thân bài: giới thiệu về cấu tạo, nguyên tác sử dụngcủa phích nước
3, kết bài:Nêu vị trí , tác dụng của phích nước trong cuộc sống.
III luyện nói
 a, mở bài: Cái phích nước là đồ dùng quen thuộc trọng mọi gia đình người dân Việt nam , vì thế nó không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chùng ta , nó đã trở nên gắn bó và thân thiết với mỗi chúng ta
b, Thân bài:
- Giới thiệu cấu tạo phích nước
+ lớp vỏ
+ lớp ruột
Lớp vỏ thường được làm bằng sắt, nhôm nhựa, tre đan
Màu sắc : đủ các loại màu: xanh đỏ, tím, trắng, hồng, hoa văn trang trí ra sao. 
Bao bọc ruột phích khỏi vỡ.
- Ruột phích như một chai thỷ tinh có hai lớp, giữa hai lớp có một khoảng cách nhỏ được hút hết các khí người ta gọi lầ chân khôngđể làm mất khả năng truyền nhiệt ra lớp vỏ.
- phía trong lớp thuỷ tinh trắng bạccó tác dụng hắt nhiệt trở lạiđể giữ nhiệt.
- Miệng phích nhỏ hơn thân phích làm giảm khả năng thoát nhiệt.
- Phía dưới có một cái núm nhỏ, nơi rút không khí ra, rất dễ nứt. Nếu nứt không khí lọt vào hai lớp thuỷ tinh thì phích không còn khả năng giữ nhiệt.
- Đổ nước sôi 1000C vào phích có thể giữ nhiệt được 6-8 tiếng đồng hồ mà vẫn còn 700C 
- Khi đổ xong nước sôi và phích không ấn chặt phích tránh gây nổ .
- Cần có giá đựng phích để tránh đổ vỡ, gâu bỏng con người nhất là trẻ em. 
c,, kết bài :nêu tác dụng của cái phích nước
Tiết 55-56
Viết bài tập làm văn số 3
Ngày soạn: 15/11/2008
 Ngày dạy:
I Mục tiêu: 
- Học sinh củng cố, vận dụng những kiến thức đã học vào bài viết cụ thể về văn thuyết minh một đồ vật quen thuộc.
- Bước đầu rèn kĩ năng làm văn thuyết minh.
- Giáo dục ý thức học tạp thể loại văn bản này và lòng yêu mén tự hào quê hương qua những bài viết cụ thể.
II Chuẩn bị
1, thầy : thống nhất trong nhóm ra đề.
2, trò: nắm chắc cáhc làm bài văn thuyết minh.
III tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’)
2, Kiểm tra: kiểm tra giấy của học sinh
3, bài kiểm tra:
Hoạt động 2
Chép đề lên bảng
Đề bài : Giới thiệu về chiếc nón lá quê hương em
Học sinh chép bài và làm bài
* yêu cầu:
 A: thể loại : thuyết minh
 đối tượng : nón lá quê hương em
 B: hình thức: Viết đúng thể loại
bố cục 3 phần
chữ viết trình bày, diễn đạt rõ ràng, rõ ý.
 C: Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu chiếc nón lá gắn với con người , nhất là người dân vùng quê hương em
	- Thân bài: + giới thiệu về cấu tạo chiếc nón ( so sánh với nón quai thao, nón thúng, nón Huế)
 + giới thiệu về công dụng lợi ích( che nắng, che mưa; làm duyên tôn thêm vẻ đẹp của cô thôn nữ; ở quê em là nguồn lợi kinh tế “ nón Trực Đại – gái Hải trung”)
 - kết bài: Ngày nay có nhiều phương tiện( ô , mũ..)nhưng chiếc nón vẫn gắn bó với con người 
* Biểu điểm:
+ Đỉểm 9-10 : Đảm bảo đúng đủ yêu cầu về nội dung, hình thức, lời văn trong sáng, mạch lạc rõ ràng 
+ Điểm : 7-8 : Đủ yêu cầu về hình thức, nội dung. Song còn sơ sài ở một vài chỗ hoặc diễn đạt chưa rõ lắm
+Điểm:5-6 : Bước đầu biết làm văn thuyết minh, đủ bố cục 3 phần.
 Đủ ý cơ bản, nhưng còn một vài ý diễn đạt sơ sài tỏ ra lúng túng, chưa rõ ý. 
 Còn sai ít lỗi câu, lỗi chính tả.
+ Điểm 3-4 : Tỏ ra chưa nắm được cách làm bài văn thuyết minh 
 Bài viết đúng đối tượng nhưng lan man chưa rõ thể loại
 Còn sai lỗi chính tả, lỗi câu.
+Điểm 1-2: Chưa biết làm bài thuyết minh
 Bài viết lan man, sai nhiều lỗi câu, lỗi chính tả hoặc viết không rõ chữ.
Chú ý: Có thể cho điển từng phần rồi cộng lạitoàn bài
 Mở bài(1đ): đủ yêu câu- thiếu trừ điểm
 Thân bài: 7 (đ ) : đủ yêu cầu – thiếu ý nào trừ ý đó
 Kết bài :1(đ): đủ yêu cầu- thiếu ý trừ điểm
 Trình bày toàn bài 1 điểm (chữ xấu, sai lỗi xhính tả trừ không quá 1 điểm)
Hoạt động 3
4: Thu bài và nhận xét ý thức buổi làm bài 
5, Hướng dẫn về nhà: 
Xem lại lí thuyết văn thuyết minh
Chuẩn bị bài tiếp theo ( bài 15)
rút kinh nghiệm:
Tuần 15
Tiết 57 
Văn bản : Vào nhà nhục Quảng Đông cảm tác
 ( Phan Bội Châu)
I - mục tiêu:
Qua ciệc tìm hiểu bài thơhọc sinh cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nướcvà cách mạng nước ta đầu thể kỉ XX – những người mang chí lơn cứu nước cứu dân dù trong hoàn cảnh tù đầy khốc liệt vẫn hiên ngang phong thái đường hoàng, ung dung, bất khuất, kiên cường,với niềm tin son sắt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Giọng thơ, khẩu khí, tỏ chí, tỏ lòng sảng khoái, khoa chương , có sức lôi cuốn, xúc động sâu sắc.- Đó là hình ảnh cụ Phan Bội Châu
- Tích hợp với tiếng Việt về ôn luyện dấu câu, về thuyết minh.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường thất ngôn bát cú.
- Giáo dục lòng yêu mến, cảm phục cụ Phan Bội Châu nói riêng và các vị anh hùng dân tộc nói chung.
II Chuẩn bị
1, Thầy: nghiên cứu soạnbài, tìm hiểu thêm về thơ của phan Bội Châu
2, Trò: 
III Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’)
2, kiểm tra bài cũ(4’)
? Hãy phân tích ý nghĩa của “ bài toán dân số”? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số thì ta phải làm gì?
HS : Dựa vào nội dung bài học “ bài toán dân số” để nêu nên ý nghĩa của nó
 Nêu ra ngững biện pháp để thực hiện tốt việc thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình ở địa phương em hoặc những chính sách mà nhà nước đã nêu ra
GV: Nhận xét – bổ sung – cho điểm
3, bài mới
Hoạt động2
Giới thiệu bài: Những năm đầu của thế kỉ XX , phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp mang tư tưởng dân chủ tư sản.Tiêu biểu là nhà yeu nước , nhà cách mạng, nhà thơ Phan Bội Châu. Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất những hình ánh chiến sĩ cách mạng kiên cường, hiên ngang bất khuất chống cbhủ nghĩa thực dân đến cùng ở nước ta đầu thế kỉ XX. Vậy bài thơ có nội dung gì , hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu ( Các em mở vở chúng ta học bài- GV ghi bảng)
Hoạt động 3( 5’)
? Bằng sự chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày sự hiểu biết của em về nhà thơ Phan Bội Châu?
Hs- 
GV: Bổ sung và nhấn mạnh: Ông sinh ra trên một vùng quê có truyền thống cách mạng. Gia đình có truyền thống nho học- ông học giỏi căm thù giặc Pháp- Tích cực hoạt động trong phong trào đông Du - Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có gía trị viết ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- Là bài thơ Nôm có trong tác phẩm “ục trung thơ” viết bằng chữ Hán. Sáng tác đầu năm 1914 khi tác giả bị bắt giam tại nhà tù Quảng Đông ( trung Quốc)
GV: Bài thơ ra đời ngay trong đêm đầu tiện khi bị bắt giam, để tự an ủi mình và một đồng chí của cụ Phan là Mai Lão Bạng
Hoạt động 4 (7’)
GV: Nêu yêu cầu đọc Đọc đúng nhịp thơ thất ngôn, giọng chắc khẻo , đầy vẻ giễu cợt thách thức, thể hiện rõ khí phác hiên ngang bất khuất.
* GV: Đọc mẫu- gọi học sinh đọc – nhận xét uốn nắn theo yêu cầu.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích
? Bài thơ viết theo thể thơ gì?( Thất ngôn bát cú) 
? Hãy nêu cáu trúc của thể thơ này?
Bài thơ gồm 4 phần: Hai câu đề
 Hai câu thực 
 Hai câu luận 
 Hai câu kết
Chuyển ý
Hoạt động 5
 ? Đọc hai câu đề?
Hai câu đè giới thiệu với ta hình ảnh của ai?
- Giới thiệu hình ảnh người tù.
? hình ảnh người tù được giới thiệu qua những từ ngữ nào?
- Vẫn là hào kiệt
- Vẫn phong lưu
- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
? Em hiểu gì về người tù được miêu tả qua hai câu đề?
- Người tù có tài cai , chí lớn khác thường, dáng vẻ lịch sự trang nhã,khá giả đường hoàng, vào tù là tạm nghỉ ngơi sau những ngày bôn ba vất vả .
 ? So với thực tế thì cách nhìn nhận sự việc để miêu tả có gì đặc biệt ?
( Người tù ở thực tế thì khi vào tù có dáng vẻ, tư thế như thế nào?) 
- than phận người tù ở thực tế khi bị bắt vào tù thì biết bao khổ cực, bị đánh đập , bị hành hạ, nhưng ở đây thì người tù vẫn đường hoàng, hiên ngang
? Điệp từ “ vẫn” có ý nghĩa diễn đạt điều gì?
- - Nhẫn mạnh khẳng định không có gì đặc biệt so với khi chưa vào tù.
? Từ đó em cảm nhận được gì về thái độ của người tù đối với hoàn cảnh tù đầy của mình?
- Thái độc coi thường chuyện tù đầy,coi đây là chuyện nghỉ chân sau những ngày hoạt động cách mạng vất vả.
? Em cảm nhận được gì về cách giới thiệu người tù ở hai câu đề?
HS:
GV: Giảng và nâng cao
Điệp từ được lặp lại trong một dòng thơ để nhấn mạnh và khẳng định được tư thế và bản lĩnh không gì thay đổi được của người tù ... đặc biệt , người tù lại cho rằng khi nào “chạy mỏi chân” thì mới ở tù đã cho ta thấy cách nhìn nhận sự việc của người tù rất nhẹ nhàng và giản đơn, coi chuyện ở tù chỉ là thời gian tạm nghỉ ngơi không có gì mà phải suy nghĩ lo ngại . Hai câu thơ đã phần nào cho ta biết được phảm chất của người anh hùng không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh, không để hoàn cảnh đè bẹp cảnh ngộ của mình mà đã đứng cao hơn , vượt lên trên gông cùm xiềng xích của kẻ thù để hoàn toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần với cách nói dí dỏm , bông đùa.
? Đọc hai câu thực?
? hai câu thực tiếp tục miêu tả người tù như thế nào nữa ?
- người tù đã từng sống cuộc đời nay đây mai đó để tìm đường cứu nước, là kẻ không nhà cửa –Thực dân Pháp coi là kẻ có tội chống chính quyền bảo hộ Pháp
? Từ đó em hiểu gì về thái độ của người tù với hoàn cảnh tù đầy ?
- Người tù coi chuyện ở tù là chuyện dĩ nhiên không có gì là lạ ?
* Câu thơ mang hơi hướng , trí khí lám trai và
* Đúng như Tố Hữu đã từnh nói:
“ Đời cách mạng từ đây khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đầy
Là gươm kề tận cổ súng kề vai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”
? Đọc hai cau luận ?
* hai câu luận tiếp tục bàn tả về người tù?
? Em hiểu “ bồ kinh tế”
I Giới thiêu tác giả, tác phẩm
1, Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940)
Là nhà nhà nho yêu nước, nhà cách mạng có tư tưởng dân chủ lớn ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
2, tác phẩm: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” -1914
II Đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục 
Đọc 
Tìm hiểu chú thích
Bố cục
III Tìm hiểu chi tiết bài thơ
1, hai cầu đề:
- Cách giới tiệu dí dỏm – người tù hiện nên hiên ngang rất đường hoàng tài chí khác thường, coi thường chuyện tù đầy
2, hai câu thực:

Tài liệu đính kèm:

  • doc14.doc