Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu cần đạt

Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép khi viết.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc kép.

 2. Kĩ năng:

- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt dấu ngoặc kép.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết: 53 	 Ngày dạy: 26/11/2012
DẤU NGOẶC KÉP
A. Mục tiêu cần đạt
Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép khi viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc kép. 
 2. Kĩ năng:
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt dấu ngoặc kép.
C. Phương pháp	
 	Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và cho biết tác dụng của nó.
 3. Bài mới: Tiếng Việt chúng ta rất phong phú và đa dạng. Không chỉ đa dạng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà còn phong phú về các dấu câu. Khi cần đánh dấu một nội dung không quan trọng nhưng lại có ý nghĩa giải thích thì người viết thường dùng dấu ngoặc đơn; khi muốn báo trước một nội dung nào đó có ý nghĩa cơ bản trong câu hoặc trong văn bản người ta lại dùng dấu hai chấm. Bên cạnh đó có một dấu câu nữa cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có những công dụng nào? Nên sử dụng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về công dụng của dấu ngoặc kép
Ở tiểu học, chúng ta đã học về dấu ngoặc kép. Bạn nào có thể nhắc lại kiến thức đó?
- Gv treo bảng phụ ghi các ví dụ lên bảng.
- Gv gọi Hs đọc lại:
Ở ví dụ a, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
Ở ví dụ b, từ “dải lụa” có nghĩa là gì? (chỉ chiếc cầu). Ở đây sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào? (ẩn dụ)
Qua đó, ta thấy từ “dải lụa” được đưa vào dấu ngoặc kép nhằm mục đích gì?
Tương tự, ví dụ c dùng dấu ngoặc kép để làm gì? -> Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai. Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN: Khai hoá văn minh cho một dân tộc lạc hậu. 
Ví dụ d dùng dấu ngoặc kép để làm gì?
Qua các ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép? -> Ghi nhớ.
Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép? Công dụng.
Hs lên bảng thực hiện – Gv chữa bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bt1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép ở a, b, c, d, e. 
Hs lần lượt đứng tại chỗ làm bài.
a. Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão. 
b. Từ ngữ dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng “hầu cận ông lí” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
c. Từ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của bà cô
d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và với hàm ý mỉa mai, châm biếm.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp. Hai câu thơ cũng được dẫn trực tiếp. Tuy nhiên, khi dẫn thơ, người ta ít khi đặt vào dấu ngoặc kép.
Bt2: Gv ghi câu a, b ra bảng phụ.
Hs lên bảng thực hiện bài tập.
Gv nhận xét, chữa bài.
Bt3: Gv gợi ý Hs thực hiện.
Lưu ý: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (học ở lớp 9)
Bt5: Gv hướng dẫn Hs tìm.
Tích hợp với dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn, Hs chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về công dụng 
1. Phân tích ví dụ: (sgk )
a. Đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. (phương thức ẩn dụ: “dải lụa” – chiếc cầu)
c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai, châm biếm.
d. Đánh dấu tên các tác phẩm (vở kịch).
 => Công dụng của dấu ngoặc kép
2. Ghi nhớ: (Sgk/142)
II. Luyện tập
Bài 1: Công dụng của dấu ngoặc kép: Đánh dấu:
a. Câu nói được dẫn trực tiếp. 
b. Từ dùng với hàm ý mỉa mai.
c. Từ được dẫn trực tiếp.
d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và với hàm ý mỉa mai, châm biếm.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài 2: 
a.  cười bảo: -> báo trước lời thoại.
  “cá tươi” và “tươi” -> đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b.  chú Tiến Lê: -> báo trước lời dẫn trực tiếp.
“Cháu với cháu” -> đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
c. bảo hắn: -> báo trước lời dẫn trực tiếp. 
“Đây là một sào -> báo trước lời dẫn trực tiếp. 
-> Lời của chính người nói. (ông giáo)
Bài 3: 
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn lời của Hồ Chí Minh).
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Bài 5: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:
- Ngày trước, Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
-> Dấu hai chấm báo trước lời dẫn trực tiếp.
-> Dấu ngoặc kép đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
- Người ta cấm hút thuốc, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).
=> Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích (nêu dẫn chứng).
III. Hướng dẫn tự học
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Làm bài tập 4/Sgk.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng (đồ dùng học tập)
E. Rút kinh nghiệm
......
.....
Tuần: 14 	 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết: 54 	 Ngày dạy: 26/11/2012
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt
 Qua tiết luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học, cách xây dựng dàn ý thuyết minh. Rèn khả năng quan sát, suy nghĩ độc lập của học sinh và khả năng trình bày trước tập thể.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức:
 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng... của những vật dụng gần gũi với bản thân.
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
 2. Kĩ năng
 - Tạo lập văn bản thuyết minh.
 - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ: Có ý thức luyện nói và rèn kĩ năng nói trước đám đông về một thứ đồ dùng.
C. Phương pháp
 Vấn đáp, thuyết trình...
D. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về đề văn thuyết minh và bố cục một bài văn thuyết minh?
 3. Bài mới: Trong thực tế cuộc sống mỗi chúng ta sử dụng ngôn ngữ nói phổ biến tương đương với ngôn ngữ viết nếu không muốn nói là nhiều hơn. Chính bởi lẽ đó mà chúng cần rèn luyện nhiều hơn kĩ năng nói. Tiết học này sẽ tạo điều kiện để chúng ta rèn kĩ năng nói của mình.
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Xác định thể loại và đối tượng theo yêu cầu của đề bài?
- Gv yêu cầu 1 hs trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv treo bảng phụ ghi dàn ý (nếu cần).
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói
GV nêu yêu cầu: Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ, đúng về phích nước.
- Nói đúng với kiểu bài, phương pháp, yêu cầu và có sự chuẩn bị quan sát, tìm hiểu, làm đề cương.
- Gv yêu cầu hs luyện nói theo nhóm.
- Gọi hs lên nói độc lập trước lớp.
+ Nói gãy gọn, lưu loát, dùng từ chính xác. Diễn đạt ngắn gọn; nói phải thành câu, phải có mạch văn rõ ràng. 
 + Phát âm rõ, đủ cả lớp nghe. Tác phong nghiêm túc.
- Gv cùng Hs nhận xét, đánh giá chất lượng bài nói, cho điểm những bài nói khá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
* Hướng dẫn viết bài số 3: Các em về xem lại đơn vị kiến thức về văn thuyết minh. Về cơ bản, văn thuyết minh nhằm cung cấp trí thức chính xác, khách quan và hữu ích cho con người về đối tượng cụ thể nào đó. Khi thuyết minh, cần sử dụng phương pháp phù hợp, ngôn ngữ chính xác, sáng rõ, dễ hiểu. Và tất nhiên cần đảm bảo bố cục ba phần. Tránh lỗi chính tả, diễn đạt khi viết. Chúc các em học tốt!
I. Tìm hiểu chung
 Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước.
1. Phân tích đề 
 a. Kiểu bài : Thuyết minh.
 b. Phương pháp: Phân tích, giải thích.
2. Dàn ý
a. Mở bài: Gới thiệu chung về cái phích nước. 
b. Thân bài: Thuyết minh cụ thể về cái phích nước: 
 + Hình dáng, cấu tạo bên ngoài, ruột bên trong.
 + Chất liệu, màu sắc
 + Công dụng
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ về cái phích nước. 
II. Luyện nói
1. Nói theo nhóm
2. Nói trước lớp
3. Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét cách trình bày, nội dung yêu cầu.
- Nói rõ ưu khuyết điểm.
- Rút kinh nghiệm để làm tốt bài viết sắp tới.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
- Tiếp tục luyện nói ở nhà 
- Soạn văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. 
E. Rút kinh nghiệm
......
.....
Tuần: 14 	 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết: 55 - 56 	 Ngày dạy: 28/11/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
- Văn thuyết minh - 
I. Mục đích kiểm tra
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn bản thuyết minh để thực hành một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. 
	- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. Rèn thêm tính độc lập suy nghĩ khi làm bài của học sinh.
II. Hình thức kiểm tra
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra trên lớp, thời gian 90 phút.
III. Câu hỏi đề kiểm tra
Thuyết minh về một dồ dùng học tập.
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Yêu cầu chung: 
a. Hình thức: GV chấm linh động ở các phần nếu đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bài làm sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.
- Biết chọn lọc và sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Biết cách sắp xếp ý, đoạn, bố cục bài hợp lí. Diễn đạt mạch lạc, lô gíc, có tính liên kết.
b. Nội dung:
- Làm đúng kiểu đề văn thuyết minh.
- Có sự lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh đã học.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: 
 Giới thiệu chung về đồ dùng học tập (bút, thước, cặp,...).
b. Thân bài: Tập trung thuyết minh về đồ dùng học tập đó:
- Nguồn gốc, hình dáng, màu sắc, chất liệu, cấu tạo... 
- Đặc điểm, công dụng của đồ dùng đó...
c. Kết bài: 
Suy nghĩ của em về đồ dùng học tập.
** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.0 điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm 
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 14.doc