Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh

 Tiết 53

 TV : DẤU NGOẶC KÉP

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu rõ công dụng v biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết .

Lưu ý : học sinh đã học về dấu ngoặc kép ở Tiểu học .

II/. KIẾN THỨC CHUẨN:

 1. Kiến thức :

Công dụng của dấu ngoặc kép .

 2. Kĩ năng :

 - Sử dụng dấu ngoặc kép .

 - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác .

 - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép .

III/. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14
Tiết : 53
 Ngày Soạn:04/11/2010
 Ngày Dạy:08/11/2010
 Tiết 53
 TV : DẤU NGOẶC KÉP
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu rõ công dụng và biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết .
Lưu ý : học sinh đã học về dấu ngoặc kép ở Tiểu học .
II/. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức :
Cơng dụng của dấu ngoặc kép .
 2. Kĩ năng :
 - Sử dụng dấu ngoặc kép .
 - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác .
 - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép .
III/. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
- Ổn định lớp .
- Kiểm tra bài cũ :
1. Hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn ?
2. Hãy nêu công dụng của dấu hai chấm ?
- Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt học sinh vào bài mới và ghi tựa bài .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm .
 Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép
 -GV treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát, đọc ví dụ( chú ý những phần trong dấu ngoặc kép).
-Hỏi: Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? (hỏi lần lượt từng ví dụ )
-Nhận xét phần trình bày của học sinh.
-Giảng: Đoạn trích a dẫn lại toàn bộ lời nói của Găng-đi –gọi là dẫn trực tiếp. 
Đoạn b từ ngữ hiểu theo 1 nghĩa đạêc biệt “dải lụa” -> chỉ chiếc cầu.
Đoạn c Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ mà thực dân Pháp dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN: Khai hóa văn minh cho 1 dân tộc lạc hậu.
Đoạn d Đánh dấu tên của các vỡ kịch.
Hỏi:Từ các ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép?
-Nhận xét phần trình bày của học sinh.
 - GV chốt =>
- HS quan sát, đọc đoạn trích
-Trao đổi, trả lời, nhận xét
-Lắng nghe,ghi nhận
- HS trả lời theo câu hỏi của GV.
I. Công dụng:
Dấu ngoặc kép dùng để :
 - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ;
 - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay cĩ hàm ý mĩa mai ;
 - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, ... được dẫn .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
 Hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập
 Bài tập 1 (SGK –tr142) 
- Yêu cầu: Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên
 +Xét kĩ ý nghĩa của cả đoạn ,từ,câu ở trong dấu ngoặc kép.
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
- GV chốt =>
Bài tập 2 (SGK –tr143) 
-Yêu cầu:Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên,bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 +Xét kĩ đâu là nói trực tiếp ,đâu là lời hội thoại.
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
- GV chốt =>
Bài tập 3 (SGK –tr143,144) 
-Yêu cầu:Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 3
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên,bài dấu ngoặc kép và dấu hai chấm .
 +So sánh 2 đoạn văn , Hai đoạn văn giống ở điểm nào và khác nhau ở các dấu gì ? Tại sao ?
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
- GV chốt =>
Bài tập 4,5 (SGK –tr144) 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà thực hiện .
BT4: Về nhà HS luyện viết đoạn văn cĩ sử dụng các dấu câu : ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép ; và tập phân tích để thấy rõ cơng dụng của các dấu câu này . (GV đọc cho HS nghe đoạn văn tham khảo bên cột nội dung) và giải thích các dấu đĩ .
BT5: GV cho HS về nhà tìm trong SGK và tìm các dấu ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép và nêu cơng dụng (HS về nhà tìm và nêu cơng dụng – tiết tới trả bài sẽ hỏi phần này) .
-Hs đọc và nêu yêu cầu của BT1 
-Hs chú ý lại phần lý thuyết 
- Hs trả lời cho từng câu hỏi .
-Hs đọc và nêu yêu cầu của BT2 
-Hs chú ý lại phần lý thuyết 
- Hs trả lời cho từng câu hỏi .
-Hs đọc và nêu yêu cầu của BT1 
-Hs chú ý lại phần lý thuyết 
- Hs trả lời cho từng câu hỏi .
-Hs nghe à thực hiện ở nhà .
-Nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Luyện tập :
Bài 1 : 
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong các đoạn trích:
a/ Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
b/ Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý châm biếm, mỉa mai.
c/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn lời người khác.
d/ Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp hàm ý mỉa mai.
e/ Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp(thơ của Nguyễn Du) .
Bài 2 : Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp và giải thích .
a/ . . . . . cười bảo: (báo trước lời thoại và dẩn trực tiếp)
- . . . . “cá tươi”. . . “tươi” đi (dấu “” đánh dấu từ ngữ được dẫn lại).
b/ . . . . . chú Tiến Lê: “cháu. . . .” (dấu: áo trước lời dẫn trược tiếp , dấu “” cho phần còn lại và viết hoa chữ đầu tiên của “Cháu” .
c/ . . . bào hắn: “Đây là. . . “ (Dấu : báo truớc lời dẫn trực tiếp, dấu “” đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dấu “” đánh dấu lời dẫn trực tiếp (lời ông giáo nói)
Bài 3: Hai câu sau ý nghĩa giống mà dùng dấu câu khác nhau vì:
a/ dấu: và dấu “” đánh dấu lời dẫn trực tiếp câu nói của Bác Hồ được dẫn nguyên văn (phải dùng đủ dấu câu.)
b/ Không dùng dấu: và “” vì không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)
Bài tập 4,5 (SGK –tr144) 
BT4: Viết đoạn văn cĩ sử dụng dấu : ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép .
 Trước mặt các bạn là Hồ Hồn Kiếm (1.000 năm Thăng Long-Hà Nội) một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nơi khơi nguồn cho truyền thuyết “vua Lê trả gươm thần” ... .Rất nhiều du khách đứng ngắm Hồ Hồn Kiếm đều phải trầm trồ : “tuyệt vời” . GS Hà Đình Đức (người chuyên nghiên cứu về lồi rúa lớn ở Hồ Hồn Kiếm) bảo : 
- Du khách nào cĩ dịp mai mắn được thấy rùa nổi lên là vừa xuýt xoa tị ý thú vị, vừa vội vàng giơ máy ành lên chụp lia lịa!
Giải thích :
- trong dấu ( ) : giải thích Hồ Hồn Kiếm nơi tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Và giải thích về GS Hà Đình Đức .
- trong dấu “” : Lời nĩi trực tiếp của GS Hà Đình Đức.
BT5: Tìm trong sách giáo khoa những đoạn văn cĩ sử dụng các dấu : ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép và nêu cơng dụng .
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
* Củng cố :
- Dấu ngoặc kép dùng để làm gì trong câu văn, đoạn văn, văn bản ? 
* Dặn dị :
Bài vừa học : Thuộc ghi nhớ và xem lại các ví dụ và bài tập ; thực hiện bài tập 4,5 ở nhà .
v Hướng dẫn tự học :
 Về nhà tìm các văn bản cĩ chứa dấu ngoặc kép và nêu cơng dụng .
- Chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị bài: Luyện nói: Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng. Chú ý xem và luyện nói ở nhà trước để đến lớp thực hiện cho suông sẽ. 
Bài sẽ trả bài : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và cho điểm .
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
Tuần : 14
Tiết : 54
 	Ngày soạn: 04/11/2010
 	Ngày dạy: 12/11/2010
TLV
 LUYỆN NĨI:
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngơn ngữ nĩi.
II/. KIẾN THỨC CHUẨN:
Kiến thức :
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, cơng dụng,  của những vật dụng gần gũi với bản thân .
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngơn ngữ nĩi về một thứ đố dùng trước lớp .
Kĩ năng :
 - Tạo lập văn bản thuyết minh .
 - Sử dụng ngơn ngữ nĩi trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp .
III/. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
1. Hãy trình bày cách làm 1 bài văn thuyết minh.
- Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài mới và ghi tựa bài .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Hoạt động 2 : Chuẩn bị luyện nĩi:
Chia tổ tập nói . 
- GV ghi đề bài lên bảng sau đó gọi HS đọc để xác định thuộc kiểu văn bản gì ?
- Yêu cầu:
Chuẩn bị: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà (đề cương)
- GV chuẩn bị sẵn 1 đề cương thuyết minh để hướng dẫn HS.
I. Mở bài: 
 Giới thiệu về cái phích nước.
II. Thân bài:
 Trình bày cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt công dụng và cách bảo quản.
III. Kết bài:
 Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
Hoạt động 3. Luyện nĩi trên lớp:
- Chọn học sinh trình bày trước lớp. 
Sau khi lập dàn ý xong GV yêu cầu trình bày chia tổ
- GV theo dõi.
- GV chọn 1 số HS trình bày truớc lớp (có thể GV cho HS nói theo từng phần sau đó gọi 1 vài em trình bày 1 lượt toàn bài)
- GV hướng dẫn HS: Nhận xét về kiểu bài; ưu khuyết điểm, rút kinh nghiệm cho bài viết.
HS đọc đề.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs trình bày trước lớp theo từng đoạn và cả bài à HS nhận xét.
I/. Chuẩn bị ở nhà: 
ĐỀ: Thuyết minh về cái phích nuớc (bình thủy)
1. Kiểu bài : thuyết minh .
2. Yêu cầu: Giúp người nghe cĩ những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước .
3. Quan sát và tìm hiểu:
- Cấu tạo:
+ Chất liệu vỏ: sắt, nhựa
+ Màu sắc: trăng, xanh, đỏ. . 
+ Ruột: hai lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc
- Công dụng: giữ nhiệt dùng cho sinh hoạt và đời sống.
3. Lập dàn ý:
I. Mở bài: 
- Giới thiệu về cái phích nước.
II. Thân bài:
- Trình bày cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt công dụng và cách bảo quản.
III. Kết bài:
Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
II/. Luyện nói trên lớp:
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
* Củng cố :
 Gọi HS đọc lại dàn ý một lần.
* Dặn dị :
- Bài vừa học : Tự luyện nĩi ở nhà.
v Hướng dẫn tự học :
 - Tìm hiểu xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng (theo SGK) .
- Chuẩn bị bài mới : Viết bài tập làm văn số 3 (các đề trong SGK – chọn viết 1 đề) .
- Bài sẽ trả bài : Khơng 
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
Tuần : 14
Tiết : 55,56
	Ngày soạn: 04/11/2010
 	Ngày dạy: 13/11/2010
 TLV
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Cho HS tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra tòan diện các kiến thức đã học về loại bài này.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1. Kiến thức:
- Nắm vững các bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh, phương pháp thuyết minh, đề văn thuyết minh và cách làm bài văn tuyết minh. 
2. Kĩ Năng:
- Biết nhận biết yêu cầu của đề bài.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ bố cục.
III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
 Hoạt động 1 : Khởi động
GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
 Hoạt động 2. Tiến hành làm bài viết:
 Gv ghi đề trên bảng . 
	ĐỀ: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi .
 Gv gợi ý : 
	* Dàn ý:
	I. Mở bài:
	- Giới thiệu về cây bút bi.
	II. Thân bài:
	Trình bày cấu tạo mục đích đặc điểm, có những loại bút bi nào, cách sử dụng và bảo quản bút 
	III. Kết bài:
	- Bày tỏ thái độ đối với đối với tượng .
	- HS làm bài tại lớp: 2 tiết .
 Hoạt động 3 : Quan sát, theo dõi học sinh làm bài và thu bài .
 - Nhắc nhở Hs làm bài phải theo quy trình cụ thể : 5 bước .
 - Chữ viết và chính tả phải chuẩn , viết và chấm câu cho thật chính xác .
 - Bài viết phải có đủ 3 phần à Theo dõi và nhắc nhở Hs làm bài .
 - Thu bài à Kiểm tra số bài .. 
	Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:
	- Về nhà xem lại dàn ý bài văn thuyết minh.
 v Hướng dẫn tự học :
 * Chuẩn bị bài mới: 
- Đọc trước bài thơ ở nhà.
- Đọc thêm một tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của PBC.
- Soạn phần đọc hiểu văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN TUAN 14.doc