Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14, 15 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14, 15 - Trường THCS Phả Lại

Tuần 14 - Tiết 53

Tiếng Việt

DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức.

- HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

 2. Kỹ năng.

 - Sử dụng dấu ngoặc kép . Sử dụng phối hợp với các dấu khác .

 - Sửa lỗi sai về dấu ngoặc kép.

 3. Thái độ . Giáo dục ý thức vận dụng trong khi viết văn bản tự sự và thuyết minh .

B. Chuẩn bị:

- Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh )

- học sinh : giấy trong .

C. Các hoạt động dạy học:

 I. Tổ chức lớp: (1')

 Ngày dạy .11-2010 lớp 8a1.

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

? Làm bài tập 4 - SGK

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14, 15 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 - Tiết 53
Tiếng Việt
dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức.
- HS cần hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
- HS biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 2. Kỹ năng.
 - Sử dụng dấu ngoặc kép . Sử dụng phối hợp với các dấu khác .
 - Sửa lỗi sai về dấu ngoặc kép. 
 3. Thái độ . Giáo dục ý thức vận dụng trong khi viết văn bản tự sự và thuyết minh . 
B. Chuẩn bị:
- Gv : máy chiếu(chiếu bài tập 4 của học sinh )
- học sinh : giấy trong .
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy .11-2010 lớp 8a1.
II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
? Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
? Làm bài tập 4 - SGK 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Y/c học sinh đọc ví dụ 
? ở ví dụ a, b, c, d dấu ngoặc kép dùng để làm gì.
- Hớng dẫn học sinh lần luợt phân tích.
* Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
* đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
* Đánh dấu tên tác phẩm
? vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
- Hs thảo luận theo nhóm.
* Các cách khác nhau dẫn lời trực tiếp.
? Hãy đặt dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
* a) Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp.
* b) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
* c) Báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Yêu cầu học sinh giải thích
- Y/c học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào giấy trong .
- Gv chiếu bài của học sinh lên máy , gọi học sinh nhận xét, giáo viên chốt.
I. Công dụng
1. Ví dụ: SGK 
2. Nhận xét 
- VDa đánh dấu câu nói của Găng-đi (lời dẫn trực tiếp)
- VDb: Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt ẩn dụ: dải lụa - chỉ chiếc cầu
- VDc: đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- VDd: đánh dấu tên của các vở kịch - tên tác phẩm.
3. Kết luận
- HS đọc ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập
BT 1:
- VDa: Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão.
- VDb: Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai
- VDc: Từ ngữ được dẫn trực tiếp
- VDd: Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai
- Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ 2 câu thơ của 1 ví dụ 
BT 2:
a) .......cười bảo: ''cá tươi......tươi''
b) ... chú Tiến Lê: ''Cháu ... ''
c) ... bảo hắn: ''Đây ... là''
BT 3:
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn t văn lời dẫn gián tiếp.
BT 4:
- HS tự viết
- HS nhận xét, sửa lỗi.
IV. Củng cố:(2')
- Công dụng của dấu ngoặc kép 
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 5, học ghi nhớ.
- Xem trước ''Ôn luyện về dấu câu''
- HS lập dàn ý: Thuyết minh chiếc phích nước (tập nói trước ở nhà)
Tuần 14 - Tiết 53
Tập làm văn
luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức . 
 - Cách tìm hiểu quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo , công dụngcủa những vật dụng gần gũi với bản thân . 
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp . 
 2. Kỹ năng.
 --Tạo lập văn bản thuyết minh .
 - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp . 
 3. Thái độ. 
- Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, hăng hái phát biểu 
B. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị ví dụ nói mẫu phần MB
- HS: Dàn ý đề: thuyết minh cái phích nước.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy 12 năm 2010lớp 8a1. 
II. Kiểm tra bài cũ :(2') KT phần chuẩn bị lập dàn ý ở nhà của học sinh 
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- GV viết đề bài lên bảng
? Đây là kiểu bài gì.
? Đối tượng thuyết minh 
? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước.
? Dựa vào những ý đó lập dàn ý.
? Phần MB viết như thế nào.
? Thân bài em trình bày những ý nào.
? ở phần TB ta sử dụng những phương pháp nào. ( phân tích và giải thích)
? phần kết bài , cần nêu những ý nào
- GV chia tổ cho các em tập nói
- GV nói mẫu
- Lu ý khi nói:
- GV gọi học sinh nhận xét 
- GV đánh giá, uốn nắn
I. Lập dàn ý:
- Đề bài: thuyết minh cái phích nước
- Kiểu bài: thuyết minh 
- Đối tượng: Cái phích nước
- cấu tạo
+ vỏ
+ ruột
+ Chất liệu, mầu sắc...
- Công dụng: giữ nhiệt
- Cách bảo quản
- Dàn ý:
1. MB: Là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình.
2. TB: + Cấu tạo:
- Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa
- Màu sắc: trắng, xanh, đỏ...
- Ruột: Bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt
+ Công dụng: giứ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống.
+ Cách bảo quản.
3. Kết luận: - vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam .
- Bảo quản ra sao.
II. Luyện nói:
1. Nói trong nhóm
- HS nói theo tổ
- Từng em nói một
2. Nói trớc lớp
- Hs chú ý
- 4 đại diện của tổ lên nói từng phần MB, 2 em : TB; 1 em nói toàn bài
- Phát âm to, rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ cho đúng.
Ví dụ: Kính thưa thầy cô
 Các bạn thân mến
 - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có những bình nóng lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích dùng để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em ... Cái phích có cấu tạo thật đơn giản ...
- Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta.
IV. Củng cố:(2')
- Chốt lại những đặc điểm lu ý về bài văn thuyết minh 
- Đánh giá hiệu quả của cách trình bày, rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Chuẩn bị các đề trong SGK , quan sát các vật dụng trong gia đình như cái quạt, cái bàn là,... để giờ sau viết bài văn thuyết minh.
Tuần 14 - Tiết 55, 56
Viết bài tập làm văn số 3
văn thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức.
- Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
 2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.
 3. Thái độ. 
B. Chuẩn bị:
- Ra đề kiểm tra có biểu điểm, đáp án
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy12-2010 lớp 8a1
II. Kiểm tra bài cũ :(6') 
- kiểm tra đồ dùng, sự chuẩn bị của học sinh 
III. Tiến trình kiểm tra :
1. GV chép đề bài lên bảng: Thuyết minh cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc quạt để bàn. 
2. HS làm bài trong 2 tiết
3. GV thu bài
IV. Củng cố:(')
- GV nhận xét giờ làm bài
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục lập dàn ý các đề bài còn lại
- Chuẩn bị thuyết minh về một thể loại văn học
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt chuẩn bị tuần sau kiểm tra 
đáp án - biểu điểm
I. Yêu cầu về nội dung:
1. Kiểu bài: Văn thuyết minh 
2. Đối tượng thuyết minh: Chiếc quạt để bàn.
- Dàn ý cụ thể:
a) Mở bài: Giới thiệu quạt để bàn là vật dụng dùng để tạo cho không khí lưu thông thoáng mát.
b) Thân bài:
* Cấu tạo: - Vỏ quạt,- lồng quạt,- cánh quạt,- ruột quạt gồm: mô tơ điện có trục gắn cánh quạt với nút tuốc năng,- đế quạt có nút điều chỉnh tốc độ, đèn, hẹn giờ, công tắc tắt mở
* Sử dụng: Nên sử dụng tuốc năng để quạt quay đi, quay lại
* Bảo quản: - Thường xuyên lau sạch bụi bẩn để thông gió, tránh gây cháy
 - Châm dầu vào các bạc đạn, tránh khô dầu, mòn vẹt trục
c) Kết bài: Quạt là vật dụng cần thiết trong sinh hoạt khi trời nắng nóng.
II. Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB
- Thuyết minh trôi chảy, mạch lạc có liên kết các đoạn, đúng chính tả
III. Biểu điểm:
- Điểm giỏi (8, 9, 10): Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc quạt để bàn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Điểm khá: (7) đã thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm TB: Cũng đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý từ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý
- Điểm dưới TB: Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều.
 Ngày 01 tháng 11 năm2010
 Ký duyệt.
 Phạm Minh Thoan.
Tuần 15 - Tiết 57
Văn bản
vào nhà ngục quảng đông cảm tác.
 (Phan Bội Châu) 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức .
 - Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm theo thể thơ thất ngôn bát cú .
 - Cảm nhận vẻ đẹp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, dù ở hoàn cảnh tù đày vẫn giữ phong thái ung dung, hiên ngang bất khất với niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Cảm hứng hào hùng , lãng mạn , giọng thơ mạnh mẽ , khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ . 
 2. Kỹ năng .
 - Đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
 - Cảm nhận được giọng thơ , hình ảnh thơ ở các văn bản .
 3. Thái độ.
 - Giáo dục lòng kính yêu các anh hùng của dân tộc và tự hào về họ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Chân dung Phan Bội Châu ; tác phẩm ''Ngục Trung Thư''; hướng dẫn học sinh đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
- HS: Đọc lại lịch sử Việt nam giai đoạn 1900 - 1930
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy .11 năm 2010lớp 8a1.
II. Kiểm tra bài cũ :(6')
 ? Em hãy phân tích ý nghĩa của ''Bài toán hạt thóc'' - ''Bài toán dân số từ thời cổ đại''
 ? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì'.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Giới thiệu chân dung Phan Bội Châu 
? Em hiểu gì về tác giả Phan Bội Châu.
- GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử đất nước đầu thế kỉ XX, giới thiệu phong trào Cần Vương (giúp vua) vũ trang chống Pháp, phong trào CM Việt nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo.
? Sự nghiệp sáng tác của ông.
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Thơ văn của ông được xem là những câu thơ dậy sóng giục giã đồng bào đánh Pháp
- GV đọc mẫu
? Cách đọc bài thơ như thế nào thì phù hợp
? Y/c học sinh giải thích các chú thích trong SGK .
? Nhận xét về kết cấu của bài thơ.
- Gọi học sinh đọc 2 câu đề.
? Các từ ''hào kiệt'', ''phong lưu'' cho ta hình dung về 1 con người như thế nào 
? Hãy nêu cách hiểu của em về nội dung câu 2.
- Giọng điệu của 2 câu này vừa cứng cỏi, vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường.
* Hai câu thơ không chỉ thể hiện t thế, tinh thần, ý chí  ... hác đối chiếu và nhận xét. 
- Kiểm tra học sinh lập bảng thống kê về dấu câu theo mẫu SGK đối với những em còn lại.
I. Tổng kết về dấu câu (10')
- HS suy nghĩ trả lời
+ Lớp 6: Dấu (?)' (!) và dấu phẩy
+ Lớp 7: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
+ Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, (:), ('' '')
Stt
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm
- Kết thúc câu trần thuật
2
Dấu chấm than
- Kết thúc câu cầu khiến và cảm thán
3
Dấu chấm hỏi
- Kết thúc câu nghi vấn
4
Dấu phẩy
- Phân cách các thành phần và các bộ phận câu
5
Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu danh giới các vế của một câu ghép phức tạp
- Đánh dấu danh giới các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
8
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin)
9
Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Y/ c học sinh đọc ví dụ ? Thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào
? Nên dùng dấu gì kết thúc câu.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì.
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới trong các thành phần đồng chức
? Hãy đặt dấu đó cho thích hợp
- Y/c học sinh quan sát ví dụ 
? Đặt câu (?) ở cuối câu 1 và dấu chấm cuối câu 2 đúng chưa ? Vì sao.
? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì
? Có những lỗi nào thường gặp về dấu câu.
- GV đọc cho học sinh chép, chú ý dùng dấu câu đúng chỗ.
? Phát hiện lỗi dấu câu, thay vào đó dấu câu thích hợp (điều chỉnh viết hoa khi cần thiết)
? Hãy chỉ ra và chữa các lỗi về dấu câu trong ví dụ sau:
+ Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
+ Công việc nhà, chồng ... 
+ Công việc nhà chồng, chị ...
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu (10')
1. Dấu chấm ngắt câu khi câu đã kết thúc
- HS đọc, quan sát 
- Thiếu dấu câu sau từ ''xúc động''
- Dấu chấm - viết hoa chữ (t) ở đầu câu
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- HS quan sát ví dụ 
- Dùng dấu chấm sau từ ''này'' là sai vì câu chưa kết thúc, nên dùng dấu phẩy
3. Thiếu dấu thích hợp để để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- HS quan sát ví dụ 
- Thiếu dấu phẩy
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu 
- Cam, quít, bởi, xoài ...
- HS quan sát ví dụ 
- Sai vì câu 1 không phải câu nghi vấn đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Câu 2 là câu nghi vấn nên dùng (?). Câu 3 dùng (!) sau câu cầu khiến.
5. Ghi nhớ (3')
- HS đọc ghi nhớ
III. Luyện tập (12')
1. Bài tập 1
- Lần lợt dùng các dấu câu :
(,) (.) (.) (,) (:) (-) (!) (!)
(!) (!) (,) (,) (.) (,) (.) (,) 
(,) (,) (.) (,) (!) (-) (?) (?) (?) (!)
2. Bài tập 2
a) ... mời về ? (thay dấu chấm (,) = (?)
mẹ dặn là anh ... nay. (Bỏ dấu (:) và ('' '')
b) Từ xa, trong cuộc sống ... sx, vì vậy, có câu TN ''lá lành ...''
c) ... tháng, nhưng ... (thay dấu (.) bằng dấu (,)
3. Bài tập 3
- Câu mơ hồ do thiếu dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu. đọc câu này, có đến 3 khả năng trả lời câu hỏi: Ai lo liệu tất cả?
 Dùng dấu phẩy để ngắt các bộ phận trong câu 1 cách thích hợp
IV. Củng cố:(3')
- Hệ thống lại các công dụng dấu câu, các lỗi tránh khi dùng dấu câu .
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng Việt. 
Tuần 15 - Tiết 60
Tiếng Việt
ôn tập Tiếng việt 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức .
- Giúp học sinh nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở kì I .
 2. Kỹ năng .
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong nói viết. 
 3. Thái độ.
 - Yêu cầu học tập nghiêm túc làm bài tập , tự trả lời các tình huống ôn tập các bài tiếng việt đã học từ đầu năm học đến nay .
B. Chuẩn bị:
- GV:Một số bài tập bổ trợ
- HS : xem trước nội dung ôn tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy.12-2010..lớp 8a1. 
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- KT phần chuẩn bị ôn tập
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Thế nào là1 từ ngữ có nghĩa rộng và 1 từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
- Chú ý: tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
VD: Cây cỏ hoa ứng với loài thực vật do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn cây, cỏ, hoa và nghĩa của 3 từ cây, cỏ, hoa rộng hơn nghĩa của các từ: cây dừa, cỏ gà, hoa cúc.
? Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.
? Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng.
? Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho VD.
? Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
? Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho VD.
? Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ 
? Nói quá là gì ? Cho ví dụ.
? Nói giảm, nói tránh là gì? Cho ví dụ.
? Trợ từ là gì? Cho ví dụ.
VD: đừng nói người khác, chính anh cũng lười làm bài tập 
? Thán từ là gì ? Cho ví dụ.
VD: Dạ, em đang học bài.
- Chú ý: thán từ thông thường đứng đầu câu, có khi tách thành một câu đặc biệt.
? Tình thái từ là gì ? Cho ví dụ.
VD: Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
? Có thể sử dụng tình thái từ tuỳ tiện được không
? Câu ghép là gì? Cho ví dụ.
? Cho biết quan hệ về ý nghĩa trong những câu ghép.
? Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ SGK 
? Giải thích những từ ngữ nghĩa hẹp trong sơ đồ trên
* Lưu ý: Khi giải thích nghĩa của những từ ngữ hẹp hơn so với 1 từ ngữ khác, ta thấy phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
? Trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.
? Tìm trong ca dao Việt nam 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.
? Viết hai câu có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
? Đọc đoạn trích và xác định câu ghép trong đoạn trích.
? Nếu tách thành câu đơn được không
? Nếu tách có làm thay đổi ý diễn đạt không.
? Xác định câu ghép và cách nối các câu ghép.
I. Lí thuyết(20')
A. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- HS trả lời
- 1 từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.+ VD: Cây rộng hơn cây cam, cây chuối
- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bào hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: cá thu hẹp hơn cá.
2. Trường từ vựng
- trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD: Phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay ...
- Vũ khí: súng, gươm, lựu đạn ...
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhau trong các từ ngữ có cùng từ loại
VD: Thực vật (DT): cây, cỏ, hoa (DT)
Trường từ vựng tập hợp các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại
VD: trường từ vựng người 
Chức vụ: Bộ trưởng, giám đốc. DT
Phẩm chất trí tuệ: thông minh, ngu đần TT
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật
VD: lom khom, ngất ngưởng
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh.
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự 
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào ...
 Nam bộ: bắp, trái thơm, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2), gậy (1) - tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh...
5. Một số biện pháp tu từ từ vựng
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
VD: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chị ấy không còn trẻ lắm
B. Ngữ pháp
1. Một số từ loại
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
VD: ngay, chính, có, những, đích, mỗi, đích thị ...
* Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. VD: A, ái, ôi, trời ôi, than ôi, hỡi, này, vâng, dạ, ừ.
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD; à, ư, hả, chăng, đi, vào, với, thay, ạ, cơ, nhé, nhỉ, mà.
- Không sử dụng được tuỳ tiện vì:
+ Phải chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe, đọc.
2. Các loại câu ghép
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
VD: Vì trời mưa nên đường ướt.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, hễ-thì
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho
- Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi
- Quan hệ lựa chọn: hay
II. Thực hành(15')
1. Từ vựng
 Truyện dân gian
Truyền thuyết-cổ tích-ngụ ngôn-cười
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện DG kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người con, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió truyện con người.
- Truyện cười: Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
- Từ ngữ chung: Truyện DG-từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn)
- Lỗ mũi 18 gánh bông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
- ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
- HS viết đoạn văn
- Có thể dùng 1 số từ bệ vệ, chót vót, lênh khênh, ngoằn nghèo, thướt tha, í ới, oang oang, loảng xoảng, lõm bõm, tí tách, róc rách.
2. Ngữ pháp
- Câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
 Có thể tách thành 3 câu đơn
- Nếu tách có thể làm thay đổi ý diễn đạt vì câu ghép Pháp chạy, Nhật hàng ... nêu 3 sự kiện nối tiếp nhau như thế sẽ làm nổi bật sức mạnh mẽ của cuộc CM 
tháng 8
- Câu 1: nối bằng quan hệ từ: cũng như
- Câu 3: nối bằng bởi vì.
IV. Củng cố:(3')
- GV chốt lại nội dung ôn tập
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Hoàn thiện các bài tập 
- Tiếp tục ôn tập để giờ sau kiểm tra học kì.
 Ngày tháng 12 năm2010.
 Ký duyệt
 Phạm Minh Thoan.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1415 20102011.doc