Bài 13 - Văn bản -Bài toán dân
I - Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được:
+ Kiến thức: thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một việc tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, với dân tộc Việt Nam nói riêng từ đó góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức văn bản nghị luận (chứng minh-giải thích).
+ Tích hợp: với TV ở bài “dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” với tập làm văn ở “đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”- với thực tế: hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở địa phương (gia đình, họ hàng, thôn, xóm, phường, xã, nơi học sinh ở)
+ Rèn kĩ năng: đọc - phân tích lập luận chứng minh - trong môn văn nhật dụng
II Chuẩn bị:
- Giáo viên làm sơ đồ hoặc mô hình hay tranh minh hoạ về bài toán cổ - phóng to bản thống kê dự báo sự phát triển của dân số thế giới từ 1950 - 2050 (tr 133).
Sưu tầm băng có hai bài hát “Thượng Đế buồn”và “lời ru buồn” của Trần Tiến.
- Học sinh tìm sưu tầm một số câu tục ngữ về sinh đẻ hoặc dân số.
Tuần 13 Tiết 49 ngày soạn :32 /11/2008 ngày dạy: Bài 13 - Văn bản -Bài toán dân I - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: + Kiến thức: thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một việc tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, với dân tộc Việt Nam nói riêng từ đó góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức văn bản nghị luận (chứng minh-giải thích). + Tích hợp: với TV ở bài “dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” với tập làm văn ở “đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”- với thực tế: hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở địa phương (gia đình, họ hàng, thôn, xóm, phường, xã, nơi học sinh ở) + Rèn kĩ năng: đọc - phân tích lập luận chứng minh - trong môn văn nhật dụng II Chuẩn bị: - Giáo viên làm sơ đồ hoặc mô hình hay tranh minh hoạ về bài toán cổ - phóng to bản thống kê dự báo sự phát triển của dân số thế giới từ 1950 - 2050 (tr 133). Sưu tầm băng có hai bài hát “Thượng Đế buồn”và “lời ru buồn” của Trần Tiến. - Học sinh tìm sưu tầm một số câu tục ngữ về sinh đẻ hoặc dân số. III- Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ (4’) Giáo viên đưa bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm (?) Theo em giải pháp nào tối ưu để chống ôn dịch thuốc lá? 1. Phạt nặng những người hút thước lá trong tàu xe, nơi công cộng trong phòng họp, phòng làm việc ở cơ quan, đặc biệt là trẻ em trong trường học. 2. Cấm mua bán thuốc lá trong cả nước. 3. Cấm sản xuất thuốc lá ở các nhà máy thuốc lá, chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. 4. Kết hợp vận động tuyên truyền không hút thuốc lá bằng nhiều hình thức với việc không nhập thuốc lá ngoại, giảm thiểu sản xuất trong nước đồng thời tăng giá cao đối với tất cả các loại thuốc lá, không dùng thuốc lá để tiếp khách trong các cơ quan, lễ cưới liên hoan, hội nghị, tổ chức “ngày toàn quốc không hút thuốc lá” Học sinh trình bày - GV nhận xét bổ sung 3 Bài mới: Hoạt động 2 (1’) Vào bài: Hôm trước cô dăn các em về nhà sưu tầm những câu tục ngữ , ca dao nói về vấn đề sinh để của nhân dân ta cô mới các bạn hãy trình bày kết quả của mình HS: hãy đọc những câu thành ngữ tục ngữ em đã sưu tầm về sinh đẻ, về dân số và có thể nêu ý kiến của em về những quan niệm đó đối với thời đại ngày nay? (1 HS khá trả lời) GV: - Có nếp, có tẻ. - Trời sinh voi, trời sinh cỏ. - Thêm con, thêm của. - Con đàn cháu đống GV: Đó là những câu tục ngữ, thành ngữ, những câu nói cửa miệng của người Việt Nam xưa phản ánh quan niệm quý người, cần người mong đẻ nhiều con trong gia đình và xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vì những quan niệm ấy dẫn đến việc sinh đẻ tự do, vô kế hoạch khiến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng ở khu vực và trên thế giới dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu. Một trong những quốc sách hàng đầu của Đảng và nhà nước ta là chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình và đã từ lâu chúng ta đang tìm mọi cách giải bài toán hóc búa-bài toán dân số-bài toán ấy thực chất ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu (GV ghi tên bài học lên bảng) Hoạt động 3 (4’) GV: - Tên đầy đủ của bài báo là “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” - Nhóm biên soạn đã rút ngắn và chỉnh lý cho phù hợp đối tượng là HS và SGK Hoạt động 4 (5’) GV: Đọc rõ ràng chú ý các câu cảm (dấu !). Đọc chính xác những từ phiên âm, những con số. * GV đọc mẫu phần mở đầu sau khi nêu yêu cầu đọc cho HS. Hai học sinh đọc phần còn lại * Giáo viên nhận xét cách đọc. + Cho một em đọc phần chú thích ở SGK GV giảng thêm: - Chàng Ađam và nàng Eva theo Kinh thánh của đạo Thiên chúa đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được Chúa tạo ra sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người. - “Tồn tại hay không tồn tại” là câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hămlet trong vở kịch cùng tên của Sếch-xpia (Anh). (?) Theo em văn bản này thuộc loại văn bản nào? Đề cập đến vấn đề gì? - Đây là văn bản nhật dụng: Nghị luận chứng minh: giải thích vấn đề về xã hội sự gia tăng dân số và hậu quả của nó. (?) Thử tìm bố cục văn bản trên? Nêu ý chính từng phần? (chú ý phần thân bài có mấy ý? Nói rõ từng ý?) * Mở bài: “từ đầusáng mắt ra”: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại. * Thân bài: “Đó là câu chuyệnô thứ 31 của bàn cờ”: => chứng minh giải thích vì sao tác giả lại “sáng mắt ra”. + câu chuyện nhà thông thái kén rể bằng cách ra đề toán hạt thóc. + giả thiết của tác giả về tốc độ phát triển của dân số loài người. + đối chiếu với tỷ lệ sinh con trong thực tế của phụ nữ thế giới và Việt Nam. * Kết bài: còn lại: lời khuyến nghị khẩn thiết Hoạt động 5 (21’) Cho HS đọc phần mở bài. sáng mắt ra” về “bài toán dân số” (?) Ngay từ tên văn bản và phần mở đầu tác giả đã nêu vấn đề là “bài toán dân số” và theo tác giả bài toán ấy thực ra là gì? - Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. GV: tác giả cũng như chúng ta đều nghĩ rằng vấn đề này chỉ mới đặt ra thời gian vài chục năm nay. Nhưng mở đầu tác giả đã viết :Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”- Nghĩa là đã có từ rất xa xưa, từ dăm bảy nghìn năm về trước. Chính bởi sự chênh lệch về thời gian quá lớn nên lúc đầu tác giả cảm thấy như thế nào? Cách nói ở đây như thế nào? (tác giả dùng câu phủ định nhằm dụng ý gì?) Tôi không tin Ai mà tin được => cách nói phủ định tỏ ý nghi ngờ. (?) Và ngay sau đó tác giả lại lập luận “Thế mà nghe xong câu chuyện xưa thêm chút liên tưởng” tác giả bỗng nhận ra điều gì? - “Tôi bỗng thấy sáng mắt ra” (?) Cụm từ sáng mắt ra nghĩa là như thế nào? Dùng cách nói gì? - Cách nói ẩn dụ. => như bừng tỉnh, thức tỉnh chợt nhận ra rất rõ vấn đề. (?) Trong đoạn văn trên nhà văn dùng biện pháp nghệ thuật nào? - Nghệ thuật đối lập. + Thời gian: gần đây >< xa xưa lúc đầu >< sau đó + Nhận thức: không tin >< sáng mắt ra ai mà tin (?) Em nhận xét cách vào đề và lập luận của tác giả ở đoạn mở bài-điều đó có tác dụng gì? GV: đến đây chúng ta muốn được theo dõi tiếp câu chuyện gì đã khiến tác giả bừng tỉnh hiểu rõ vấn đề. (?) Đọc thầm và tóm tắt đoạn kể về câu chuyện kén rể của nhà thông thái ? (1 học sinh khá)->hỏi luôn. (?) Em hiểu gì về bài toán của nhà thông thái? - Số thóc mỗi ô kế tiếp sau sẽ như thế nào? - Số thóc ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất: nghĩa là ô kế tiếp sau bao giờ cũng gấp đôi số thóc ô trước đó. GV: (đưa sơ đồ hoặc mô hình và diễn giải) Đúng vậy! Ta tưởng như số thóc ấy là ít nhưng số thóc tăng dần theo cấp số nhân với công bội là 2 thì con số tăng đến chóng mặt, khủng khiếp: Ô1 = 1 hạt Ô2 = 2 hạt Ô3 = 4 hạt..Ô10 = 256 hạt Đến ô 64 số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín cả bề mặt trái đất. (?) Có chàng trai nào đủ giàu để có thể có đủ số thóc ấy và trở thành rể nhà thông thái không? - Tất nhiên là không (?) Theo em tác giả đưa ra bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh trí tuệ này vào bài báo nhằm mục đích gì? - Ngoài việc gây tò mò hấp dẫn người đọc, nhà văn đưa câu chuyện này vào để so sánh với sự gia tăng dân số của loài người. GV: tiếp đó tác giả dẫn dắt người đọc dõi theo chủ đề về dân số. - gọi 1 HS đọc “bây giờ nếu taô thứ 31 của bàn cờ” (T 130) (?) Phần vừa đọc tác giả chuyển sang chứng minh cho sự gia tăng dân số của nhân loại bằng cách nào? - So sánh từ thuở khai thiên lập địa đến năm 1995. (?) Tác giả đưa ra giả thiết về sự phát triển ấy ra sao? Khai thiên lập địa: 2 người < Năm 1995: 5,63 tỷ người. (?) Nhận xét cách chuyển ý và dẫn dắt vấn đề của tác giả? - Cách dẫn dắt chuyển ý rất tự nhiên khéo léo đầy sức thuyết phục. (?) Để tăng tính thuyết phục của bài báo tác giả còn làm gì? - Tiếp tục dẫn ra các số liệu chứng minh tỷ lệ sinh con của phụ nữ một số nước. (?) Các số liệu ở đây ra sao? Trong đoạn này tác giả dùng nhiều loại dấu câu nào? - Các số liệu rất cụ thể, đầy đủ, chính xác. Tác giả dùng nhiều dấu hai chấm, ngoặc đơn. GV: Đoạn văn sử dụng nhiều dấu câu hai chấm, ngoặc đơn công dụng của chúng ta sẽ học ở bài sau. (?) Học địa lý các em thấy những nước có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao thường ở những châu lục nào? Các nước này có nền kinh tế như thế nào? - Các nước có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao đều ở hai châu lục: châu á, châu Phi. Đây là những nước còn nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển so với khu vực và trên thế giới. (?) Có thể coi sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo nàn kinh tế xã hội chậm phát triển của các nước này được không? Tại sao? - Sự gia tăng dân số chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn chậm phát triển của mỗi quốc gia vì : đất đai không tăng mà ngày thêm cằn cỗi, tài nguyên khoáng sản dần cạn kiệt của cải lương thực làm ra chỉ tăng theo cấp số cộng nên không đủ đáp ứng cho sự phát triển quá nhanh của dân số. (?) Không chỉ đưa ra các số liệu về sự sinh con của phụ nữ một số nước á - Phi tác giả còn đưa ra lời cảnh báo gì? - Số người trên hành tinh năm 2015 là 7 tỷ mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ. Em có cảm nhận gì trước những con số và lời cảnh tỉnh trên? - Ta thấy sửng sôt, giật mình và đáng lo ngại. (?) Có thể rút ra kết luận gì giữa sự liên quan về dân số và sự phát triển kinh tế xã hội? GV (khaí quát): rõ ràng sự gia tăng dân số tỷ lệ thuận và đi cùng với nghèo khổ. đói rét lạc hậu và tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá của một quốc gia, một dân tộc, rộng hơn là cả nhân loại. Ngược lại khi kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội càng kém phát triển thì càng khó khống chế được. Sự bùng nổ và gia tăng dân số là hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Vậy hướng tìm ra đáp án cho bài toán hóc búa về dân số là gì? Ta sang phần kết bài: GV gọi một HS đọc đoạn kết. (?) Đoạn kết có 3 câu, hình thức câu đầu tiên của đoạn này là kiểu câu gì? Có tác dụng như thế nào? - Kiểu câu cầu khiến: “đừng để mỗi con người trên trái đất chỉ còn diện tích một hạt thóc”=>lời đề nghị, yêu cầu kêu gọi khuyến cáo với mọi người. GV: Và ngay sau đó tác giả đưa ra hướng giải quyết: “muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô 64 lâu hơn”. Cách lập luận thật chặt chẽ. Cuối cùng tác giả chốt lại vấn đề bằng một câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hămlet trong vở bi kịch cùng tên của nhà văn Sêch-xpia: “tồn tại hay không tồn tại” (?) Em hiểu câu nói trên có ý nghĩa như thế nào? Đưa câu nói này vào văn bản có ý nghĩa như thế nào? Sống hay không sống đây? Sống hay là chết? =>Mục đích: nhằm khẳng định đây là vấn đề sống còn của chúng ta. GV (khái quát): Dụng ý của Thái An đưa câu độc thoại của một con người thời phục hưng với những suy tư, dằn vặt, day dứt trước khi hành động cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề và thấm thía việc kiểm soát hạn chế sự gia tăng dân số là vấn đề sống còn của một quốc gia ... c tìm hiểu văn bản trên em thấy để làm được bài văn thuyết minh thì ta phải làm gì? ? Cần sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Bố cục của bài văn thuyết minh thường có yêu cầu như thế nào? GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ SGK ? Đọc phần ghi nhớ Hoạt động 4 ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Xác định thể loại của đề văn trên ? - Thể loại : Thuyết minh ? Đối tượng của đề văn thuyết minh trên là gì? - Đối tượng : Chiếc nón lá quê hương ? Theo em thì chiếc nón quê hương em có hình gì? - hình chóp ? Chiếc nón được làm bằng chất liệu gì? - lá cọ , mo nứa hoặc tre , vành tre hoặc nứa ? Cách làm nón ở địa phương em như thế nào? -xở lá, là lá. mo ép thẳng, vào vành trên khung nợp lá. ? chiếc nón lá quê hương có tác dụng gì? HS nêu : ? Ngày nay chiếc nón có ý nghĩa như thế nào đối với con người ngày nay GV: Chúng ta sẽ đi lập dàn bài cho đề văn trên ? Phần mở bài em sẽ làm như thế nào? ? Phần thân bài em dự định trình bày những ý nào? - nguồn gốc- hình dáng- cấu tạo- tác dụng ? theo em thì chiếc nón lá có từ bao gìơ? ? Chiếc lá có hình dáng như thế nào? - hình chóp ? Chiếc nón được cấu tạo ra sao? ? Chiếc nón được làm như thế nào ? Sở lá , là và ép lá cho thẳng, vào vành lên khung, sâu lá, lợp một lớp lá trong , đén mo và lớp lá ngoài , dùng sợi để móc. GV: Chú ý : ở phần này trình bày những tri thức về chiếc nón lá chứ không phải lịêt kê các khâu làm nón. ? Chiếc nó quê hương có tác dụng gì? ? ở phần thân bài em dự định trình bày như thế nào? GV: Khái quát lại các ý cơ bản của bài tập Hoạt động 5 4: Củng cố: GV: Nhấn mạnh lại nội dung kiến thức bài học và cách làm bài văn thuyết minh 5: Hướng dẫn về nhà : Học và nắm chắc được cách làm bài văn thuyết minh, xác định được đối tượng thuyết minh trong từng đề cụ thể. Bài tập về nhà : Viết bài thuyết minh về chiếc nón lá quê hương hoàn chỉnh trên cơ sở lập dàn ý trên lớp vào vở bài tập * Rút kinh nghiệm: I Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 1, Đề văn thuyết minh Kết luận : - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về nó 2, Cách làm bài văn thuyết minh Ví dụ : Xe đạp * Kết luận : - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thứcvề đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp ; ngôn từ chính xác dễ hiểu - Bố cục bài văn thuyết minh thường có 3 phần: + Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh +Thân bài: Trình bày câua tạo, các đặc điểm lợi ích, của đối tượng + Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng II Luyện tập Bài tập 1/140 Lập dàn ý cho đề bài sau: “Giới thiệu về chiếc nón lá quê hương” Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá quê hương + Thân bài : - Nguồn gốc ( nguyên nhân có chiếc nón lá ) - hình chóp - Cấu tạo: - Lá nón, mo - Xương nón - sợi móc( khâu) ( cước) -Tác dụng của nón lá quê hương + Thân bài: Nhận xét cảm nghĩa về nón lá quê hương. Tuần 13 Ngày soạn: 23/11/2007 Tiết 52 Ngày daỵ: Chương trình địa phương ( Phần văn) I Mục tiêu : - Học sinh tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phươngvà các tác phẩm văn học tiêu bỉểuở địa phương ( tỉnh) mình. - Rèn luyện cho học sinh có thói quan tìmhiểu văn học địa phương. - Giáo dục lòng tự hào về những giá trị tình thần mà cha anh đã đẻ lại, từ đó có tình yêu qua hương. II Chuẩn bị : 1 Thầy: Tìm hiểu các tác giả địa phường và thống nhất nhóm văn 8 để soạn bài 2, Trò: Xem lại chương trình dịa phương lớp 6,7 III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ (4’) ? Chương trình địa phương lớp 6, 7 ta tìm hiểu về nội dung gì? Yêu càu: + lớp 6 : Tìm hiểu về các truyện dan gian, các di tíchd lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. + Lớp 7 Tìm hiểu những câu tục ngữ ca dao mang tình địa phươngnói về sản vạt di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những từ ngữ địa phương. 3,Bài mới Hoạt động 2 -Giới thiệu bài ( 1’) Quê hương Nam Định là mảnh đất ngàn năm văn hiếncó bao nhà thơ nhà văn.Hôm nay trong chương trình địa phương chúng ta tìm hiểu về cuộ đời và sự nghiệp của một số tác giả tác, phẩm tiêu biểuở địa pjương ( tính từ thời trung đại cho tới trước 1975) ? Em biết những tác giả nào ở quê hương Nam Định trong thời gian này, hãy kể cho các bạn nghe? HS : trả lời GV: hướng dẫn học sinh kẻ bảng Hoạt động 3 I Tác giả , tác phẩm (26’) stt Họ và tên Bút danh N.sinh – Quê hương Năm mất Tác phẩm chính 1 Trần tế Xương Tú Xương 1870 vị hoàng N.Định 1907 Thương Vợ, Sông lấp.. 2 Nguyễn Xuân khu Sóng Hồng, Trường Chinh 1097 ( Xuân Hồng – Xuân thuỷ) - Thơ Sóng Hồng tập1+2 - Một số bài viết về văn hoá nghệ thuật 3 Đoàn Văn Cừ 1913 ( Nam Lợi- Nam Trực) - Chợ tết( thơ “thôn ca” tập 1+2” , “thơ lửa” 4 Nguyễn Bính Nguyễn Trung Bính- Nguyễn Bính Thuyết 1917 ( Cộng Hoà- Vụ Bản) 1966 Thơ: Chân quê, Tương tư,Hàng xóm. 5 Võ Huy Tâm Hà tuyến Anh Tuấn Phú Mơ 1926( Nam Tường- Nam Trực) Truyện “ Vùng mỏ” Chíêc cán búa, Trăng bão” 6 7 Nguyễn mạnh khải Nguyễn Hoàng ba Nguyễn Khải Nguyễn Thi 1930( Hàng Nâu – Nam Định) 1930 ( Hàng nâu- Nam Định) Mùa lạc, Một chặng đường, Người trở về Người mẹ cầm súng ? Em được học, đọc những bài thơ văn nào viết về quê hương? GV: Chia lớp thành 4 nhóm và cho học sinh thảo luận Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày GV: Nhận xét bổ sung ? Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ mà em biết? Học sinh đọc ? Bài thơ đó có nội dung gì? Ví dụ : Bài “ Sông lấp” -Cảnh con sông quê hương đang thay đổi dướ chính sách khai thac của thực dân Pháp - thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với con sông quê hương,Bất bình với chính sách của thực dân. ? Bài “ Chợ tết “ của Đoàn Văn Cừ nói về nội dung gì? Bài thơ thể hiện hình ảnh quê hương qua một phiên chợ tết với cảm xúc chân thành và yêu mến của nhà văn, ? Hãy đọc diễn cảm bào thơ “ Chân quê” của Nguyễn Bính? GV: Đây là bài thơ hay đã được phổ nhạc và nhiều ca sĩ hát rất thành công. ? Em hiểu bài thơ nói về nội dung gì? Nhà thơ thể hiện nỗi buồn man mác khi những người con gái chất phác của thôn quê đi ra thành phố học đòi cách ăn mặc âu hoá, làm mất đi vẻ đẹp chân quê của thôn quê Việt nam. GV: Có thể nói các nhà thơ , nhà văn Nam Định thể hiện tài năng của mình và tình cảm nồng thắm với quê hương bằng những trang thơ văn dạt dào cảm xúc. Các em có thể tìm hiểu thêm những tác phẩm khác nữa. Hoạt động 4 (10’) ? Đọc và nêu yêu cầu bài tạp? ? Muốn thực hiẹn được yêu cầu dó em phải căn cứ vào đâu? GV: chia lớp thành nhóm để thảo luận ( 2 nhóm) Sau đó cử đại diện trình bày và gọi bổ sung GV : Nhận xét Yêu cầu: + Cảnh vật rực rỡ dồi dào sức sống : tia nắng nhảy hoài trong ruông lúa- Núi uốn mình trong chiếc áothe xanh- Sương trắng- + Con người: Thằng cu áo đỏ chạy lon ton, cụ già, cô yếm thắm, anh hàng tranh 4, Củng cố : (2’) GV: nhắc lại các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu 5, Hướng dẫn về nhà : (1’) Học và nắm chắc tiểu sử các nhà thơ,. Nhà văn địa phương - Tìm hiểu thêm những bài thơ khác của Tú Xương – Nguyễn Bính - Chuẩn bài 14 * Rút kinh nghiệm: II Những tác phẩm tiêu biểu viết về địa phương Sông lấp ( Tú Xương) Chợ tết( Đoàn Văn Cừ Chân quê( Nguyễn Bính) III Luyện tập Bài tập : “ Có người nhậ xét rằng: Nhà thơ đồng quê Đoàn Văn Cừ: “ Có ngòi bút dồi dào và rực rỡ” thơ ông dồi dào sức sống và rộn ràng những cảm xúc với những hình ảnh tươi vui” ? Qua bài thơ” Chợ têt” em hãy chứng minh? 1, Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam. 2, Giới thiệu một tập truyện. 3, Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. 4, Thuyết minh về chiếc xe đạp. 5, giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến. 6, Giới thiệu một di tích, một thắng cảnh nổi tiếngcủa quê hương( đền , cùa , hồ, kiến trúc..) 7, thuyết minh về một giống vật nuôi có ích. 8, Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam. 9, Thuyết minh về một món ăn dân tộc.( bánh chưng, báng giày, phở, cốm.) 10, Giới thiệu về tết Trung thu. 11, Giới thiệu một đồ chơi dân gian. Xe đạp Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ vào sức người. Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động , hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi trên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cửa của nó nhiều hơn gấp hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính báng xe thường là 650mm hay 70mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dường dài. ổ líp quay nhanh làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh bằng cao su, lốp ở ngoài, săm trong,khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn. Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe phía trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe đang đi nhanh có thể chạy chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành báng xe Tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phái sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phiá trước, dựa trên trục bánh xe trước. Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai cái chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phiá sau, có thể có chuông lắp ở gần chỗ tay cầm Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm.Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao. Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gay ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
Tài liệu đính kèm: