Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường TH Canh Liên

Tuần 13- Tiết 49 Bài 13 BÀI TOÁN DÂN SỐ

 ( Thái An )

I-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

-Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại “ của chính loài người .

-Thấy được cách viết nhẹ nhàng , kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết .

II- Chuẩn bị :

1- GV : tham khảo sgk , sgv và tư liệu liên quan bài dạy

2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV ( trả lời câu hỏi sgk )

III- Tiến trình tiết dạy :

1-Ổn định : (1 )

2- KTBC : (5)

- Thuốc lá có tác hại đến sức khoẻ con người nht ? vì sao thuốc lá có tác hại như vậy ?

- Văn bản có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức tạo lập văn bản nào ? ( lập luận và thuyết minh )

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Soạn : 26-11-2005 
Tuần 13- Tiết 49 Bài 13 BÀI TOÁN DÂN SỐ 
 ( Thái An ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
-Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại “ của chính loài người . 
-Thấy được cách viết nhẹ nhàng , kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết .
II- Chuẩn bị : 
1- GV : tham khảo sgk , sgv và tư liệu liên quan bài dạy 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV ( trả lời câu hỏi sgk ) 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’ ) 
2- KTBC : (5’) 
- Thuốc lá có tác hại đến sức khoẻ con người nht ? vì sao thuốc lá có tác hại như vậy ? 
- Văn bản có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức tạo lập văn bản nào ? ( lập luận và thuyết minh ) 
3-Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) chính sách dân số về kế hoạch hoá gia đình đã từ lâu trở thành một trong những quốc sách hết sức quan trọng của đảng và nước ta . Bỡivì , đã từ lâu , chúng ta đã và cố tìm mọi cách để giải bài toán dân số . Vậy bài toán ấy thực chất như thế nào ? 
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG GV 
KIẾN THỨC 
‘7’
8’ 
15’
5’
Hđộng1 : 
- H/d HS đọc văn bản : chú ý các mốc t/gian , các con số và các tên nước được nhắc đến trong văn bản 
- Lưu ý : HS đọc kĩ chú thích 3 
- Nói thêm về 2 nv chàng” AĐam” và “Nàng Eva “ , câu nói của Hăm- lét Tobe ..(“Hăm lét ‘s) 
Hđộng 2 :
-Hãy xác định bố cục của văn bản . Nêu nội dung chính của mỗi phần 
- H/dẫn HS xác định đúng bố cục của văn bản .
Bổ suntg : Phần b gồm 3 ý :
Yù1: nêu lên bài toán dân số 
Ý 2 :Sự gia tăng dân số giống như lượng thức trong các bàn cờ 
Ý3 :Thực tế mỗi phụ nữ có thể sinh nhiều con vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con là rất khó thực hiện .
Hđộng 3 : 
-Vấn đề chính mà t/giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì ? 
GV :Văn bản này đã đặt được đặt ra từ thời cổ đại hay mới đặt ra gần đây ? T/giả tỏ ý nghi ngờ và cuối cùng bỗng “sáng mắt ra “ , hiểu ra 
- Em có nhận xét như thế nào về cách đặt vấn đề của tác giả ? 
-Dưới hình thức một bài toán cổ , câu chuyện kén rể của nhà thông thái được kể trong văn bản có tác động đến người đọc như thế nào ? 
+Câu chuyện vừa gây tò mò , hấp dẫn người đọc , vừa mang một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hoá ra “ có thể phủ trái đất “ 
-T/giả Thái An dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì ? 
+Câu chuyện là tiền đề để t/giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số 
- Điểm giống nhau trong sự so sánh này là gì ? 
- Từ sự so sánh này , t/giả giúp người đọc hình dung ra điều gì ? 
- Khắc sâu vấn đề 
- Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hn cai rô có ý nghĩa gì ? 
- Khắc sâu 2 ý – giảng kĩ ở ý nghĩa thứ 2 ( chú ý sự tác động qua lại giữa KT-VH-GD với sự bùng nổ và gia tăng dân số , vừa là nguyên nhân vưa là kết quả ) 
-việc tác giả nêu thêm 1 vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay và đến năm 2005 , dân số trung bình sẽ là hơn 7 tỉ người , nói lên điều gì ? 
- Phần kết của văn bản giúp em hiểu ra điều gì ? 
+ Việc tăng dân số trên trái đất cần phải được kiểm soát .
 Dân số tăng nhanh , tài nguyên có hạn , lại cạn kiệt là nguy cơ của loài người ..
Mỗi người cần có ý thức về việc dân số và kế hoặch hoá gia đình 
+Lưu ý : Dẫn câu đối thoại nổi tiếng của nhà văn H lét .là một dụng ý nghệ thuật của tác giả 
Hđộng 4 : 
- Bài toán dân số thuộc kiểu văn bản nào ?
-Văn bản là sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? 
Nhận xét về từng ph/thức biểu đạt trong văn bản ? 
-Chủ đề bao trùm của văn bản “ Bài toán dân số là gì ? 
- 2 HS đọc nối tiếp nhau hết văn bản 
- Đọc chú thích 
- Lắng nghe 
- Trình bày theo sự chuẩn bị : 
+Từ đầu ”sáng mắt ra “ Tác giả nêu vấn đề bài toán dân số về kế hoặch hoá dường như đã đặt ra từ thời cổ đại 
+Tiếp theo ..” thứ 31 của bàn cờ “ : tập trung làm sáng tỏ vấn đề : Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng 
+Còn lại : Kêu gọi ( khuyến cáo ) loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số . Đó là con đường tồn tại của chính loài người .
+Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+Tạo được sự bất ngờ , hấp dẫn , lôi cuốn sự chú ý , theo dõi của người đọc .
+Số thóc dùng trong các ôcủa bàn cờ và dân số t/bình đều tăng theo cấp số nhân 
+Tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng 
+để thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con 
à chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con là rất khó khăn 
+Các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều( châuPhi, Châu á) 
(HS chỉ rõ nước nào thuộc châu Phi nước nào thuộc châu Á ) 
- Phân tích , suy luận 
+ Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số trong một tương lai gần 
-Suy nghĩ , thảo luận nhóm 
+Trình bày kết quả thảo luận . 
-HS khái quát lại nghệ thuật đặc sắc của văn bản .
- Nêu chủ đề bao trùm của văn bản này là gì ? 
I- Đọc văn bản tìm hiểu chú thích : 
II- Tìm hiểu văn bản :
1-Bố cục : 
2- Phân tích :
a- Tình hình dân số thế giới :
-Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng . 
-Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn , lạc hậu , kinh tế kém phát triển , văn hoá , giáo dục không được nâng cao 
b- Một vài kết luận : 
- Việc tăng dân số cần phải được kiểm soát 
- Đất đai không sinh thêm , dân số tăng nhanh là nguy cơ của loài người 
- Mỗi người cần có ý thức về việc dân số và KHHGĐ- đó là con đường tồn tại của chính loài người 
3- Tổng kết : 
- Văn bản nhật dụng , kết hợp 2 ph/thức tự sự – lập luận 
- Thếù giới đang đứng trước nguy cơ tăng dân số quá nhanh . sự bùng nổ và gia tăng dân số là hiểm hoạ cần báo động . Khống chế sự gia tăng dân số là con đường tồn tại của chính loài người .
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’)
a-Củng cố : 
- HS đọc phần ghi nhớ sgk . 
- Nguyên nhân chính của của sự gia tăng dân số là gì ? ( Do con người , nhất là phụ nữ chưa được hưởng quyền lợi giáo dục ) 
- Theo em trong thực tế , đâu là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số . ( Đẩy mạnh sự phát triển giáo dục , nhất là giáo dục đối với phụ nữ ) 
b-Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà học nội dung bài . Nắm được kiểu văn bản , phương thức biểu đạt của văn bản 
- Hậu quả của sự gia tăng dân số ? Cần phải làm gì để hạn chế sự gia tăng dân số ? 
 - Chuẩn bị bài : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 
+ Y/cầu đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câuhỏi (sgk) 
+Tìm hiểu trước các bài tập 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
..
..
.
NSoạn : 27-11-2005
Tuần 13 – Tiết 50 DẤU NGOẶC ĐƠN và DẤU HAI CHẤM 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
-Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm .
- Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chám trong khi viết . 
II- Chuẩn bị : 
1- GV: Thâm khảo sgk và sgv –soạn giáo án . Bảng phụ 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
III-Tiến trình tiết dạy : 
 1-Ổn định : (1’) Nề nếp , sĩ số 
2- KTBC : (5’) 
- Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế trong câu ghép là gì ? 
- Đặt một câu ghép giữa các vế câu có quan hệ ý nghĩa nguyên nhân . 
3-Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Để hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm , và cách dùng hai loại dấu câu này cho phù hợp trong khi viết . các em sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay 
b- Giảng bài mới : 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
12’
9’’
15’
Hđộng 1 : Tìm hiểu ví dụ sgk 
-Treo bảng phụ có ghi ví dụ : 
- Y/c HS đọc ví dụ , quan sát kĩ vd 
- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
-Khắc sâu : Trường hợp( a) nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh 
-Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không ? 
+Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản cơ bản của đoạn trích không thay đổi mà chỉ mất đi phần thông tin kèm theo ( vì vậy nó được gọi chung là phần chú thích ) 
- Như vậy dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? 
- Hình thành kiến thức 
+GV : Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích cho một từ ngữ , một vế trong câu hoặc cho một câu , chuỗi câu trong đoạn văn . phần trong dáu ngoặc đơn có thể là một từ từ ngữ , 1 câu , 1 chuỗi câu thậm chí là một con số hay một dấu câu khác ( thường là dấu hỏi hoặc dấu chấm than ) , nói chung bất cứ điều gì mà người viết muốn chú thích 
Hđộng 2 : Tìm hiểu dấu hai chấm 
- Treo bảng phụ (ghi ví dụ ) 
- Y/c HS đọc vd 
-Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
- Phân tích cụ thể 
-Hãy nêu công dụng của dấu hai chấm 
- Hình thành kiến thức 
+Lưu ý thêm : khác với phần trong dấu ngoặc đơn , phần giải thích , thuyết minh cho ý trước đó ( đặt sau dấu hai chấm ) là thuộc nội dung nghĩa cơ bản của câu / đv . 
Hđộng 3 : H/dẫn HS làm bài tập : 
-BT1 : Y/c HS nắm vững công dụng của dấu ngoặc đơn 
BT2 : Y/c HS nắm rõ công dụng của dấu hai chấm 
BT 3 : Cố gắng nhận ra sắc thái khác nhau khi có dấu hai chấm và khi không có dấu hai chấm (thể hiện trong giọng đọc ) 
BT4 : Gợi ý 
Viết ra giấy nháp cả hai trường hợp – so sánh đối chiếu 
-Đọc to , chính xác 
(câu a,b,c, sgk /123) 
- Quan sát kĩ 
-Trả lời theo sự chuẩn bị :
a- phần giải thích làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ ) 
b-phần thuyết minh về một loài động vật 
c-phần bổ sung thông tin về năm sinh và mất của Lí Bạch , và cho biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên ) 
- Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn 
- Lắng nghe 
-Đọc các đoạn trích mục II 
+Dù ... m 
- Có ý thức sử dụng hai loại dấu câu này trong khi viết một cách chuẩn xác 
- Làm bài tập 5, 6 
- Chuẩn bị bài : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 
+Đọc kĩ các bài tập và trả lời câu hỏi . Câu hỏi 2 áp dụng cho đề e,h, I 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 29- 11- 2005 
Tuần 13 Tiết 51 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH và 
 CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
- Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh 
- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quan sát , tích luỹ tri thức , trình bày có phương pháp đối với việc làm bài văn thuyết minh .
II- Chuẩn bị :
1- GV : Ng/cứu sgk , sgv và tài liệu tham khảo – soạn giảng , Đồ dùng dạy học 
2- HS : Đọc kĩ bài tập nắm nội dung y/cầu và trả lời câu hỏi (sgk ) 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số . nề nếp HS 
2- KTBC
 : (4’) 
- Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh tốt thì người viết phải làm gì ? 
- Có những phương pháp thuyết minh nào ? Việc sử dụng các phương pháp này ntn ? 
-( Bảng phụ ) Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu ? 
 Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhàvua :
 “Nếu giặc đánh như tàm ăn dâu “ 
 Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đuùng ra chết , không say bê bết như người uống rượu .
 A- Phân tích C- Liệt kê 
 B- Định nghĩa D- So sánh 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Để hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh , và giúp các em có nhận thức vai trò quan trọng của việc quan sát , tích luỹ tri thức , trình bày có phương pháp đối với việc làm bài văn thuyết minh , Bài học hôm nay giúp các em nắm được các vấn đề đó ,
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
10’
15’
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề văn TM 
- Treo bảng phụ( các đề văn TM ) 
- Đề nêu lên điều gì ? 
- Đối tượng thuyết minh ở đây gồm những loại nào ? 
-Lưu ý : Đề h,i,d,n có tính chất lựa chọn 
- Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh ?
- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh , em hãy tìm hiểu đề văn và y/cầu về nội dung của các đề e,h i 
-Giúp HS xác định những nội dung của các đề 
+Đềe: Thuyết minh về chiếc xe đạp 
*Chất liệu , cấu tạo , nguyên lí vận hành .
*Tác dụng đối với đời sống sinh hoạt của người Việt Nam 
+ Đềh : giới thiệu di tích , thắng cảnh 
. Vị trí địa lí , đặc điểm nổi bật , các thần thoại , truyền thuyết gắn với di tích , thắng cảnh .
. Vai trò tầm quan trọng của di tích , thắng cảnh đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam .
. Ý nhgiã của di tích , thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai 
+Đề I : Thuyết minh về một vật nuôi có ích 
. Tên vật con vật nuôi , các đặc điểm nổi bật về hình dáng , tính nết .
. Quan hệ và vai trò của con vật đối với đời sống con người .
- Y/cầu HS ra đề . Nêu vấn đề cho HS và gợi ý ra các đề cùng loại . Cho ghi lên bảng để HS cùng chú ý .
-Qua tìm hiểu các đề văn thuyết minh , em có nhận xét gì về một đề văn thuyết minh ? 
- Hình thành kiến thức 
Hđộng 2: 
- Y/c HS đọc bài văn xe đạp 
- Đối tượng bài văn thuyết minh bài văn này là gì ? 
- Chỉ ra MB, TB, KB và cho biết nội dung mỗi phần ? 
- Trong phần TB để giới thiệu về chiếc xe đạp , bài viết trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào ? 
- Xe gồm mấy bộ phận ? 
- Các bộ phận đó là gì ? 
- Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào ? có hợp lí không ? vì sao ? 
-Văn bản này với văn bản miêu tả một chiếc xe đạp có sự phân biệt như thế nào ? 
+Nếu m/tả thì phải chú trọng đến màu sắc , kiểu dáng ,..của chiếc xe . Khi m/tả luôn có y/tố cảm xúc thích hay không thích , yêu mến , tự hào 
- Phương pháp thuyết minh trong bài văn này là gì ? phương pháp ấy có phù hợp không ? 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ 1,2 (sgk) 
Hđộng 3 : Luyện tập : 
-Y/c HS lập dàn ý cho đề bài : “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam “ 
- H/dẫn HS tham khảo dàn ý (sgk ) 
- Thực hiện bài tập theo nhóm 
- Nhận xét , sửa chữa 
- Đọc các đề văn 
+Đối tượng TM 
+Con người (đề a ) , đồ vật ( đề b,c,d,e ,g ) , di tích (đề h ) , con vật (đềi) 
thực vật (đềk) ., món ăn (đềl ) , lễ hội (đềm ) 
+ Không y/c kể chuyện , miêu tả , biểu cảm tức là y/c giới thiệu , thuyết minh , giải thích .
-Trả lời theo sự chuẩn bị .
Lắng nghe 
- Tự ra đề 
-vd :+ Thuyết minh về cái phích nước .
+Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở B Định 
- Nhận xét , trả lời 
+Đề văn TM nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng .
- Đọc bài 
+ Chiếc xe đạp 
+ 3 phần :
MB:Giới thiệu k/quát về phương tiện xe đạp . 
TB: Giới thiệu cấu tạo xe và ng/tắc hoạt động của nó .
KB : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người VN và trong tương lai .
- Trả lời theo sự chuẩn bị 
+Các bộ phận chính : Truyền động , điều khiển , chuyên chở .
Hệ thống truyền động gồm  
Hệ thống điều khiển gồm 
Hệ thống chuyên chở gồm ..
+Các bộ phận phụ 
+Giới thiệu theo thứ tự như vậy là hợp lí , vì nó giúp người đọc dễ dàng nhận biết được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của xe 
-Suy nghĩ trả lời 
+P/pháp phân tích , chia một sự việc (chiếc xe đạp ) thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu (ngoài ra còn sử dụng phương pháp liệt kê , phương pháp giải thích ) 
+ Các phương pháp này được sử dụng phối hợp , ơhù hợp với tính chất kiểu bài và y/cầu của đề bài 
-Đọc ghi nhớ (2-3 ) 
- Tham khảo gợi ý sgk 
- Thực hiện yêu cầu bài tập .
( Hoat động nhóm , trình bày kết quả bảng phụ ) 
I-Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh :
1- Đề văn thuyết minh : 
-Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức vể chúng .
2-Cách làm bài văn thuyết minh :
-Tìm hiểu kĩ đối tương TM . Phạm vi tri thức về đối tượng;, sử dụng phương pháp TM thích hợp ; ngôn từ chính xác, dễ hiểu 
- Bố cục 3 phần :
MB: Giới thiệu đối tượng TM 
TB: Trình bày cấu tạo , các đặc điểm , lợi ích ..của đối tượng 
KB: Bày tỏ thái độ đối với đ/tượng 
II-Luyện tập : 
Lập ý và dàn ý cho đề bài :” Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam “ .
 4- Củng cố và hướng dẫn về nhà :( 3’) 
Củng cố : 
 - Mỗi đề văn thuyết minh gồm mấy đối tượng thuyết minh ? 
 -Ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh ? 
Nắm được yêu cầu của đề bài , phạm vi tri thức khách quan , khoa học về đối tượng thuyết minh .
Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm có 3 phần , mỗi phần có nhiệm vụ riêng 
Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ ; đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết .
Kết hợp cả 3 nội dung trên . 
Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài , nắm được những nội dung trong mục ghi nhớ .
-Tìm đọc những bài văn mẫu về kiểu bài TM để tham khảo àLập dàn ý .( vd “Nón Huế” , “Chiếc áo dài Việt Nam “ ..) 
-Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( phần văn ) 
+ Trả lời 2 câu hỏi ở sgk 
+Câu 1 ( Nhà thơ Xuân Diệu , Yến Lan , Hàn Mặc Tử ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.
.
.
.
NSoạn :30- 11- 2005 
Tuần 13 – Tiết 52 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( phần văn ) 
I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
-Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương .
- Qua việc chọn chép một bài thơ , một bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương , vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ .
II- Chuẩn bị : 
1- GV : N/c sgk , dgv . Tư liệuTk – Soạn giảng 
2- HS : Thực hiện các yêu cầu của sgk và GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị của HS 
3- Bài mới :
 a-Giới thiệu bài : Tìm hiểu chương trình địa phương( phần văn ) 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
15’
20’
Hoạt động 1 : H/dẫn HS tìm hiểu về tác giả (nhà văn , nhà thơ ) ở địa phương . 
-Chỉ định 3 HS trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương .
-Có thể trình bày theo bảng sau : 
Họ và tên , Bút danh , Nơi sinh , Năm sinh/ mất , Tác phẩm chính 
-Cho HS khác bổ sung 
-Cho Hs phát hiện những chi tiết thiếu chính xác trong các bản trình bày hoặc những chỗ không hợp lí trong cách sắp xếp , thứ tự trình bày .
- Bổ sung thêm 
Hđộng 2 : Tìm hiểu về những tác phẩm văn , thơ viết về Bình Định :
-Chỉ định 3 HS , đọc bài văn , bài thơ viết về địa phương mà các em thích (tác giả không nhất thiết là người địa phương ) 
- Cho HS trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy .
- GV có thể nêu ý kiến riêng của mình để gợi lên những định hướng cần thiết , những tiêu chuẩn cơ bản khi tuyển chọn văn thơ theo một yêu cầu nào đó ( giá tri nội dung , giá trị nghệ thuật , bản sắc địa phương , sở thích cá nhân ) 
- HS trình bày theo sự chuẩn bị 
- Bổ sung 
- Nhận xét , phát biểu 
- Lắng nghe 
- HS trình bày bài viết về phong cảnh thiên nhiên , con người , sinh hoạt văn hoá , truyền thống lịch sử của quê hương Bình Định 
- Trao đổi , thảo luận 
(cái hay , nét đặc sắc trong văn bản ) 
- Lắng nghe 
1- Các nhà văn , nhà thơ ở địa phương :
- Xuân Diệu 
- Chế Lan Viên 
- Yến Lan 
- Hàn Mặc Tử 
2- Những tác phẩm viết về quê hương Bình Định 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : 
 GV tổng kết , rút ra những kinh nghiệm tốt từ tiết học về việc sưu tầm , tích luỹ và tuyển chọn tư liệu văn học .
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Tiếp tục tìm hiểu , sưu tầm về các tác phẩm của các tác giả trên 
- Chuẩn bị bài : Dấu ngoặc kép 
+ Đọc kĩ các ví dụ (sgk ) và trả lời câu hỏi 
+ Tìm hiểu trước bài tập 5 ( bài tập khó ) 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T13).doc