Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 – tiết 52 văn bản: Khoảng trời lá thông - Phạm Đức Long

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 – tiết 52 văn bản: Khoảng trời lá thông - Phạm Đức Long

Tuần 13 – Tiết 52

Văn bản: KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG

 - Phạm Đức Long -

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Giới thiệu đến HS một tác phẩm hay của một trong các nhà thơ địa phương tỉnh Gia Lai.

II. TRỌNG TẤM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Plaay Ku trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa hoang sơ, thơ mộng; con người ở đây tuy còn nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất, với nghiệp thơ.

2. Kĩ năng:

Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ cách dung điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự. .

3. Thái độ:

Biết trân trọng giữ gìn những tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất và con người ở quê hương nơi mình sinh sống.

III.CHUẨN BỊ:

1. GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy .

2. HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập .

IV. PHƯƠNG PHÁP:

Vấn đáp, đàm thoại, phân tích

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp )

3. Bài mới :

Giới thiệu bài: Vào giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX), PlayKu là một thị xã mang nhiều nét hoang sơ, thơ mộng của một thị xã cao nguyên: đường phố nhỏ uốn lượn, nhiều con dốc nhỏ, hai bên đường có những cây thông già nua, cổ kính. Đi giữa Plây Ku lúc ấy như lạc vào thế giới cổ tích, của Sử thi Tây Nguyên. Tất cả như lung linh, mờ ảo, lãng mạn Đời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất chật vật, khó khăn nhưng họ sống yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau một cách vô tư, trong sáng.

Bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay được tác giả Phạm Đức Long gợi từ tứ hình ảnh cây thong – khoảng trời lá thông – một khoảng trời đẹp với vẻ đẹp tinh khiết, mơ mộng nhưng cũng đầy khí phách và phóng khoáng như chính cuộc đời của những con người “phố núi” mà tác giả muốn dành tặng cho bạn mình – nhà thơ Văn Công Hùng.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 4135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 – tiết 52 văn bản: Khoảng trời lá thông - Phạm Đức Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2011
Ngày dạy: 12/11/2011
Tuần 13 – Tiết 52 
Văn bản: KHOẢNG TRỜI LÁ THÔNG
 - Phạm Đức Long -
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Giới thiệu đến HS một tác phẩm hay của một trong các nhà thơ địa phương tỉnh Gia Lai.
II. TRỌNG TẤM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Plaay Ku trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa hoang sơ, thơ mộng; con người ở đây tuy còn nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất, với nghiệp thơ.
2. Kĩ năng:
Thấy được nghệ thuật độc đáo của bài thơ cách dung điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự. .
3. Thái độ:
Biết trân trọng giữ gìn những tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất và con người ở quê hương nơi mình sinh sống.
III.CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài ,bảng phụ ,và một số tài liệu khác phục vụ cho tiết dạy .
2. HS : Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk vào vở bài tập .
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, đàm thoại, phân tích
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs (Yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của cả lớp )
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: Vào giữa thập kỉ 80 (thế kỉ XX), PlayKu là một thị xã mang nhiều nét hoang sơ, thơ mộng của một thị xã cao nguyên: đường phố nhỏ uốn lượn, nhiều con dốc nhỏ, hai bên đường có những cây thông già nua, cổ kính. Đi giữa Plây Ku lúc ấy như lạc vào thế giới cổ tích, của Sử thi Tây Nguyên. Tất cả như lung linh, mờ ảo, lãng mạnĐời sống của người dân lúc bấy giờ còn rất chật vật, khó khăn nhưng họ sống yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau một cách vô tư, trong sáng.
Bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay được tác giả Phạm Đức Long gợi từ tứ hình ảnh cây thong – khoảng trời lá thông – một khoảng trời đẹp với vẻ đẹp tinh khiết, mơ mộng nhưng cũng đầy khí phách và phóng khoáng như chính cuộc đời của những con người “phố núi” mà tác giả muốn dành tặng cho bạn mình – nhà thơ Văn Công Hùng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC.
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần chú thích (*) trong SGK/tr 43 và tóm tắt sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ:
+ Đây là bài thơ tự do, số chữ trong một dòng thơ không cố định, số dòng trong các khổ thơ cũng không đều nhau nên khi đọc phải ngắt nhịp cho đúng.
+ Giọng đọc cần thể hiện được âm điệu của bài thơ: như là lời thủ thỉ, tâm tình
- Gv giới thiệu về các chú thích.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc – hiểu và phân tích văn bản.
? Hình ảnh cây thông gợi cho em những suy nghĩ gì?
- HS trả lời.
-GV nhận xét, bổ sung.
Mở rộng: Nguyễn Công Trứ xưa có câu:
Giữa trời vách đã cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
? Hình ảnh Play Ku xưa hiện ra trong bài thơ như thế nào?
- GV h/d HS tìm những hình ảnh thơ, tập trung miêu tả về Play Ku.
? Xác định BPNT được t/g sử dụng trong những câu thơ sau?
- HS: Điệp câu, điệp từ ngữ.
? Em có nhận xét gì về những câu thơ: nắng ràn rụa cháy/ gió thì thầm hát/ hương chín rụng như mơ/ dầu nắng dầu mưa – vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả?
- HS trả lời.
- Gọi HS đọc đoạn thơ từ: Tôi có tuổi hai mươi ở đóđến hết.
? Tác giả đã nói gì với bạn qua đoạn thơ vừa đọc?
? Phân tích đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bài thơ?
- GV định hướng cho HS trả lời.
* Hoạt động 3. Hd HS tổng kết.
Trên cơ sở phân tích trên, cùng với phần Ghi nhớ trong sách HS, GV hướng dẫn HS khái quát lại giá trị của cả bài thơ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.
- Gọi 1 vài HS đọc lại diễn cảm bài thơ
- Hướng dẫn HS tìm tại lớp những bài thơ có hình ảnh cây thông trong văn học Việt nam:
+ Bài Tùng – Nguyễn Trãi
+ Bài Không đề - Nguyễn Công Trứ
- HS về nhà tự sưu tầm và chép vào sổ tích lũy văn học những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp PlayKu.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Phạm Đức Long sinh năm 1960, quê ở Nghệ An, đang công tác tại Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai.
- Là một trong những cây bút của Gia Lai viết khá thành công về đề tài thiếu nhi.
- Bài thơ “Khoảng trời lá thông” tác giả viết vào mùa xuân năm 1987 tặng riêng cho bạn mình là nhà thơ Văn Công Hùng.
2. Đọc văn bản:
3. Chú thích: (sgk)
II. Tìm hiểu chi tiết:
Cây thông và vẻ đẹp Plây Ku xưa:
- Cây thông vốn là loại cây vững chãi, chịu đựng được mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian -> khí phách kiên cường, cứng cỏi của người quân tử => gợi tứ cho tác giả viết về Plây Ku với ngàn thông, một trời thông bao phủ bao phủ gắn bó với con người “Phố Núi”.
- Play Ku xưa hiện ra với:
+ Khoảng trời lá thông (6 lần) -> điệp câu
+ Khoảng trời có ô
+ Khoảng trời có tán
Thị xã Play Ku xưa với ngàn thông, một trời thông bao phủ gắn với con người Play Ku.
+ Nắng ràn rụa cháy
+ Gió thì thầm hát
+ Hương chín rụng như mơ
+ Dầu nắng dầu mưa – vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả.
nổi bật vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên: vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết.
2. Tâm sự của tác giả với bạn:
+ Tôi có tuổi hai mươi ở đó
+ Tôi có nắng  đời
+ Bạn và tôi: Dẫu nghèo thăng trầm
 Vẫn làm thơ, vẫn yêu thơ..
Gắn bó, chia sẻ buồn vui với mảnh đất Play Ku, dù khó khăn, vất vả vẫn giữ tròn lẽ sống, yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ.
3. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật:
- Điệp từ, câu tạo âm hưởng như một khúc ca về PlayKu, ngân vang mãi trong lòng độc giả.
- Các điệp ngữ khác: “Tôi có”, “Thương nhau”, “Nhà thơ xưa” -> nhằm nhấn mạnh để tập trung chú ý của người đọc vào đối tượng được đề cập đến, đồng thời cũng góp phần tạo nên âm điệu bài thơ thủ thỉ như là lời kể, lời tự sự, giải bàycủa nhà thơ.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ: 
Bài thơ là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất PlayKu: vừa rắn rỏi, hung vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết; đồng thời cũng là lời tâm sự tha thiết, chân thành của tác giả đối với đất và người nơi đây.
Tác giả sử dụng điệp câu, điệp ngữ vừa có tác dụng khẳng định mạnh mẽ vừa tạo nên âm hưởng ngân nga như một khúc ca cùng với lời thơ có tính chất tự sự, giải bàylàm cho bài thơ dễ gây xúc động cho người đọc.
IV. Luyện tập: 
4. Dặn dò: 
- Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài học.
- Soạn bài: Dấu ngoặc kép.
5. Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 Tiet 52 Khoang troi la thong GIA LAI.doc