Văn bản
BÀI TOÁN DÂN SỐ
(Theo Thái An - Báo GD-TĐ)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
- Giáo dục cho HS thấy được tầm quan trọng của dân số - kế hoạch hoá gia đình
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, ô bàn cờ, bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới (sgk)
HS: Đọc tài liệu tham khảo, một số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số
C. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận
D.Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá.
? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh
Tuần 13 - Tiết 49 Ngày soạn:15/11/2009 Ngày dạy: 17/11/2009 Văn bản bài toán dân số (Theo Thái An - Báo GD-TĐ) A. Mục tiêu cần đạt: - Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. - Giáo dục cho HS thấy được tầm quan trọng của dân số - kế hoạch hoá gia đình B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, ô bàn cờ, bảng thống kê và dự báo sự phát triển dân số thế giới (sgk) HS: Đọc tài liệu tham khảo, một số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số C. Phương pháp: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận D.Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá. ? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh. III. Tiến trình bài giảng: Sau khi học xong văn bản ''Thông tin........'' và "Ôn dịch, thuốc lá" em thấyloài người hiện nay đang đứng trước những nguy cơ gì?( Ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải, khói thuốc lá gây ung thư..) Ngoài những nguy cơ đó ra con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra Hoạt động của thầy- trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung văn bản - Giáo viên hướng dẫn cách đọc: rõ ràng chú ý những câu cảm thán, những số liệu, những phiên âm nước ngoài. - Giáo viên đọc mẫu đoạn: Từ đầu sáng mắt - Gọi hai học sinh đọc đoạn còn lại - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. - Chú ý chú thích (3) cấp số nhân là ntn. - ? Văn bản này thuộc loại văn bản nào? phương thức biểu đạt chủ yếu là gì? ? Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì? ? Riêng phần thân bài được triển khai bằng những lđ' nào? ? Nhận xét về bố cục? - Bố cục hợp lí phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản - Gọi học sinh đọc mở bài ? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập đến được giải thích trong phần mở bài này là gì?( ghi đề mục 1) ? Điều gì đã làm cho người viết sáng mắt ra ? Em hiểu cụm từ sáng mắt ra là như thế nào - Sáng về nhận thức - Cụm từ này được đặt trong dấu ngoặc kép, hiểu theo nghĩa bóng 1 công dụng của dấu ngoặc kép sẽ được học trong tiết sau ? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả Tác dụng? (tạo sự tò mò, hấp dẫn, giàu tính thuyết phục) ? Phần thân bài để CM-GT vấn đề tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Là những luận điểm nào ? Cho học sinh phát biểu giáo viên đưa ra bảng phụ - Lđiểm 1: Nêu bài toán dân số: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ là một vài hạt thóc, tưởng là ít nhưng nếu sau đó lai gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của bàn cờ là 1 con số khủng khiếp. - Lđ 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. - Lđiểm 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con . - Gọi học sinh đọc đoạn văn 1( luận điểm 1) ?Tóm tắt bài toán cổ của nhà thông thái? ? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nhĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói. Đưa câu chuyện cổ thú vị làm tiền đề so sánh sự gia tăng dân số. Câu chuyện là tiêu đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số. Giống nhau ở chỗ cả hai số thóc ở các 6 bàn cờ và dân số thế giới đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (2 con mỗi gia đình)ố tốc độ gia tăng dân số là kết hết sức nhanh chóng ? Tiếp theo ở luận điểm 2 tác giả đã tiếp tục chứng minh vấn đề: cách lập luận có gì khác trước. - Giáo viên dùng bảng phụ ô bàn cờ để so sánh( Tích hợp với TV về dấu ngoặc đơn) ? Từ cách lập luận như vậy tác giả muốn đưa người đọc đến vấn đề gì? ?Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở 1 số nước theo thông báo của hội nghị Cai - rô nhằm mục đích gì? * Khả năng sinh của phụ nữ rất cao, khó khăn việc thực hiện sinh để có kế hoạch. ? ở các nước được kể tên ở các châu lục nào? - Châu á : ấn độ, Nêpan,Việt Nam - Châu Phi: Ru an đa, Tadania, Ma-đa gatx ca ?So sánh tỉ lệ sinh con ở các Châu Lục này? ? Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá các nước này ? Từ đó em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ của dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội * Dân số tăng nhanh đi liền với kinh tế văn hoá kém phát triển. ? Có nhận xét gì về số liệu mà tác giả đưa ra? Tác dụng - Tích hợp văn thuyết minh: số liệu cụ thể thuyết phục người đọc ? Tác giả nêu vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015 nói lên điều gì cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. ?Nhận xét cách lập luận? - - Gọi học sinh đọc kết bài ? Nội dung kết bài ? Tại sao tác giả cho rằng đó là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính loài người ? - Vì muốn sống con người phải có đất đai. Đất không thể sinh sôi, con người ngày một nhiều hơn, do đó muốn sống con người phải điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số, đây là yếu tố sống còn của nhân loại - Liên hệ với VN em biết gì về dân số. Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam hiện nay? - Dân số VN 84 triệu người - Tỉ lệ tăng hàng năm là 1,3 % ? Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào hạn chế sự gia tăng dân số Kêu gọi mọi người thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đinh dừng lại ở 2 con - Ban hành pháp lệnh dân số ? Qua việc tìm hiểu văn bản này em biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình ?Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về vấn đề dân số để mọi người nhận thức rõ hơn hiểm hoạ của việc gia tăng dân số - Mỗi gia đình, mỗi cá nhân cần phải có ý thức hoạt động kế hoạch hoá gia đình để hạn chế sinh đẻ tự nhiên. - Cho học sinh tự bộc lộ ghi nhớ giáo viên chốt lại , gọi học sinh đọc ghi nhớ - Gọi học sinh đọc phần đọc thêm Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh luyện tập ? Con đường nào là con đương tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số? Vì sao? - 1 học sinh đọc - Học sinh làm bài tập theo nhóm: ? Vì sao sự gia tăng dân số....nghèo nàn lạc hậu I. Đọc- hiểu chung văn bản: 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Thể loại và bố cục a. Thể loại - Văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt nghị luận(CM-GT) vấn đề xã hội có sự kết hợp tự sự thuyết minh b. Bố cục: 3 phần + Phần mở đầu: Từ đầu ”..sáng mắt ra”:( giới thiệu vấn đề ds và KHHGH) + TB: tiếp “ô thứ 31 của bàn cờ”: CM - GT vấn đề đã nêu ở mở bài + KB: Còn lại: lời khuyến cáo của tác giả III. Phân tích: 1.Giả thuyết về sự gia tăng dân số: - Vấn đề ds và KHHGD là vấn đề cả thế giới quan tâm - Đó là vấn đề ds và KHHGD dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm 2. Bài toán dân số: -Tác giả đưa ra câu chuyện cổ, đặt giả thiết so sánh, minh hoạ dẫn người đọc thấy được tốc độ gia tăng dân số của loài người quá nhanh =>Gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc mang lại KL bất ngờ - Tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng - năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ rất cao. Việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch từ 1 2 con là rất khó - Các nước chậm phát triển lại càng sinh con nhiều hơnàkinh tế văn hoá kém phát triển. - Số liệu chính xác cụ thể thuyết phục người đọc -> Lập luận chặt chẽ kếp hợp tự sự, lđ rõ ràng, các phương pháp giàu sức thuyết phục. c. Lời kiến nghị của tác giả. - khuyến cáo con người hạn chế gia tăng dân số bằng sinh đẻ có kế hoạch *. Ghi nhớ III. Luyện tập Bài tập 1 con đường tốt để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể dùng biện pháp thô bạo, giáo dục hiểu, thực hiện Bài tập 2 - Vì dân số thu hẹp môi trường sống của con người- thiếu đất sống - Dân số tăng nhanh đi liền với hiểm hoạ về đ2, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển cá nhân và đồng loại. IV. Củng cố: - Em rút ra bài học gì từ việc tìm hiểu văn bản này ? - nội dung ý nghĩa văn bản , chú ý cách lập luận của tác giả V. Hướng dẫn về nhà: 1. Học bài 2. Hoàn thành bài tập SGK 3. Soạn bài chuẩn bị phần chương trình địa phương phần văn ( theo y/c B14) Rút kinh nghiệm: Tuần 13 - Tiết 50 Ngày soạn: 17/11/2009 Ngày dạy: 18/11/2009 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A. Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được các chức năng của dấu ngoặc đơn mvà dấu hai chấm. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản B. Chuẩn bị: GV:Bảng phụ ghi ví dụ thêm mục I và bài tập nhanh HS: soạn bài C. Phương pháp Qui nạp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm D. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép . III. Tiến trình bài giảng: - Yêu cầu học sinh nhắc lại những dấu câu được học ở lớp 6, 7 Các dấu câu có công dụng khác nhau, sử dụng dấu câu hợp lí sẽ tăng hiệu quả giao tiếp. Hoạt động của thầy- trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu dấu ngoặc đơn ? Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? (công dụng khái quát) - Hướng dẫn học sinh xét từng ví dụ (ghi nháp - phân tích ) ? ở ví dụ a phần trong dấu ngoặc đơn là gì. ? VD b,c phần trong dấu ngoặc đơn là gì. * Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (phần giải thích, thuyết minh, bổ sung) - Đưa VD 1 : ''Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức !'' (Nguyễn ái Quốc) VD 2: Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận !), nhưng mọi người đều hiểu là anh ấy không tán thành đám cưới này. ? Dấu ngoặc đơn đi cùng với dấu chấm hỏi, dấu chấm than có tác dụng gì. - dấu ngoặc đơn đi kèm với dấu chấm hỏi (tỏ ý nghi ngờ) đi kèm với dấu chấm than (tỏ ý mỉa mai) ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản trong những đoạn trích có thay đổi không. nghĩa cơ bản không thay đổi. đó là phần chú thích nhằm cung cấp thông tin kèm thêm. ? Nhận xét cách viết, giọng đọc. ? Dấu ngoặc đơn có những công dụng gì. BT nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? Tại sao. a) Nam, lớp trưởng lớp 8B, có 1 giọng hát thật tuyệt vời. b) Mùa xuân - mùa đầu tiên trong một năm - cây cối xanh tươi mát mắt c) Bộ phim Trường Chinh do Trung Quốc sản xuất rất hay. Phần trong 2 dấu phẩy, 2 dấu gạch ngang. Vì đó là các phần có tác dụng giải thích thêm - GV lưu ý cho học sinh: + Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích. Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu dấu hai chấm - Gọi học sinh đọc ví dụ ? Dấu hai chấm trong các ví dụ trên được dùng làm gì ? Cụ thể từng ví dụ. ? Vậy qua 2 VD ta thấy công dụng của dấu hai chấm là gì. ? ở VDc: dấu hai chấm có tác dụng gì. ? Công dụng của dấu hai chấm ? ? Nhận xét cách trình bày phần sau dấu hai chấm ? Cách đọc. - HS thảo luận (2') - Viết hoa khi báo trước 1 lời thoại (đi kèm dấu gạch ngang), lời dẫn trực tiếp (đi kèm dấu ngoặc kép) - Có thể không viết hoa khi giải thích 1 nội dung - đọc nhấn mạnh, ngắt hơi. ? Có thể bỏ phần sau dấu 2 chấm được không? - Phần lớn là không bỏ được vì phần sau là ý cơ bản (ss với dấu ngoặc đơn) ? Nhắc lại công dụng và và cách sử dụng dấu hai chấm BT nhanh: Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết. a) Nam khoe với tôi rằng ''Hôm qua nó được điểm 10'' thêm sau rằng: b) Người Việt Nam nói ''Học thày không tày học bạn'' nói: I. Dấu ngoặc đơn 1. Ví dụ 2. Nhận xét - VDa đánh dấu phần giải thích (làm rõ ngụ ý, họ: chỉ ai ?), nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh. - VDb đánh dấu phần thuyết minh - VDc: bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Lý Bạch 3. Kết luận: Ghi nhớ( SGK) II. Dấu hai chấm 1. Ví dụ 2. Nhận xét - VDa: đánh dấu, báo trước lời đối thoại - VDb: đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh - VDc: đánh dấu phần giải thích Báo trước phần giải thích. 3. Kết luận Ghi nhớ(SGK) III. Luyện tập BT 1: a) Đánh dấu giải thích b) Đánh dấu phần thuyết minh c) Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung (phần này có quan hệ lựa chọn). BT 2: a) Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá b) Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c) Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào. BT 3: Có thể bỏ được những nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh BT 4; 5; 6 (về nhà) IV. Củng cố: - GV nhắc lại công dụng, cách sử dụng (đọc, viết... ) V. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ - Nắm chắc công dụng của 2 loại dấu - Xem trước dấu ngoặc kép. * Rút kinh nghiệm: Tuần 13 - Tiết 51 Ngày soạn: 17/11/2009 Ngày dạy: 20/11/2009 Tập làm văn đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh,nhận diện được đề văn thuyết minh so với các đề khác -Đặc biệt cho học sinh thấy được làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày phương pháp là được - Biết cách phân tích đề để làm tốt bài văn thuyết minh B. Chuẩn bị:-giáo viên :bảng phụ ghi các đề phần I.1 -Hs đọc trước bài ở nhà C.Phương pháp:Phân tích mẫu, nêu vấn đề D. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra sự chuẩn bị của hs) III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy- trò Nội dung Hoạt động 1: - Yêu cầu học sinh đọc các đề trong SGK ? Đề a,e,g,h,n..... nêu những điều gì? - Nêu rõ yêu cầu giới thiệu, thuyết minh - Nêu rõ đối tượng phải thuyết minh ( Riêng đề h, i , l, n có tính chất lựa chọn, có thể chọn 1 đối tượng cụ thể mà mình hiểu biết) ? Vậy nội dung các đề bài nêu ra vấn đề gì? Đề nêu đối tượng thuyết minh ?Đối tượng nào thuyết minh có thể gồm những loại nào? Nhận xét về p/vi của các đề nêu trên ?Làm sao các em biết đó là đề văn thuyết minh? ? Em có nhận xét gì về các đề bài trên giáo viên đưa bảng phụ ghi các đề 1. Thuyết minh về bông hoa hồng nhung 2. giới thiệu loài hoa em yêu 3. Loài hoa em yêu 4. Em hãy kể buổi tối ở gia đình em ? Đâu là đề văn thuyết minh? Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là đề văn thuyết minh ? có những dạng đề không có những từ ngữ thuyết minh giới thiệu,... nhưng ta vẫn biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì sao? - Ví dụ : chiếc xe đạp ? Vậy đề văn thuyết minh được cấu tạo như thế nào? Có mấy dạng - Đưa bảng phụ : mô hình đề văn thuyết minh *Dạng đề: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích) + Đề nêu đối tượng thuyết minh ? Quan sát đề 1,2 ta thấy phạm vi giới thiệu của đề thuyết minh vừa rộng cụ thể, vừa khái quát vừa hẹp. Đề1: cụ thể; đề 2: Khái quát khiến người đọc phải lựa chọn ? Vậy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì? ? Hãy ra 1 đề thuyết minh Hoạt động 2: - Gọi học sinh đọc ? Đối tượng thuyết minh trong bài văn là gì? ? Khi thuyết minh về chiếc xe đạp người viết cần phải làm gì? ? Vậy muốn thuyết minh người viết phải làm gì? - Trình bày phạm vi tri thức ? ở đây người viết đã thuyết minh hiểu biết gì về chiếc xe đạp? a, kể về nguồn gốc ra đời xe đạp như thế nào b, miêu tả hình dáng c, xác định phạm vi tri thức về chiếc xe đạp - Cấu tạo và tác dụng ? Bố cục trong văn bản chia làm mấy phần, Chỉ rõ nội dung mỗi phần ? Phần mở bài người viết giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương pháp gì? ? Để giới thiệu chiếc xe đạp người viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào( mấy bộ phận là bộ phận nào) ? Trình bày tri thức về chiếc xe đạp người viết đã trình bày những gì ? Tương ứng với phần thân bài trong bài văn thuyết minh người viết đã làm gì? ? Có nhận xét gì về trình tự giới thiệu? ? ở bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Em thấy những phương pháp đó có hợp lí không? Vậy phần thân bài có mục đích gì? ? Phần kết bài có nhiệm vụ gì - Giáo viên chốt lại cách làm bài văn thuyết minh Hoạt động 3: ? Đối tượng thuyết minh ở đây là gì ? Để thuyết minh về chiếc nón lá cần dự định trình bày những ý nào. - Phát phiếu học tập cho 4 nhóm. Để 4 nhóm tìm - Giáo viên thu về nhận xét và tổng kết trên bảng phụ. I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 1. Đề văn thuyết minh a. Ví dụ b. Nhận xét -Cấu tạo đề văn thuyết minh: Từ ngữ nêu yêu cầu và đối tượng thuyết minh( giới thiệu trình bày giải thích) - Có 2 dạng: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp + Đề nêu đối tượng thuyết minh c. Kết luận: Ghi nhớ(SGK) 2. Cách làm bài văn thuyết minh a) Văn bản chiếc xe đạp b) Nhận xét - Đối tượng thuyết minh: Xe đạp - Bố cục: 3 phần : * Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp( Phương pháp nêu định nghĩa) * Thân bài : giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó - Cấu tạo: có bộ phận + Chính : . truyền động . điều khiển . chuyên chở + Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông... - Cấu tạo, tác dụng phương pháp hợp lí(Liệt kê, phân tích) *Kết bài: Vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống Việt Nam và trong tương Ghi nhớ:(SGK) II. Luyện tập BT 1 - Chiếc nón lá Việt nam - Tìm ý hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng - Lập dàn ý: + MB: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng + TB: . Hình dáng: chóp, thúng . Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim... . Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ... . Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ... . Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm + KB: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá IV. Củng cố: ?Đề văn thuyết minh và Cách làm bài văn thuyết minh? V. Hướng dẫn về nhà: - Lập dàn ý cho đề bài ''Thuyết minh về cái phích nước'' - Sưu tầm thơ văn, tiểu sử. Tuần 13 - Tiết 52 Ngày soạn:17/11/2009 Ngày dạy: 20/11/2009 chương trình địa phương (Phần văn) A. Mục tiêu cần đạt: - HS bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương. Qua giới thiệu các nhà thơ văn ở địa phương (tỉnh, huyện) chọn chép 1 số bài thơ hay đặc sắc, giáo dục cho các em tư duy. B. Chuẩn bị: - HS sưu tầm tiểu sử, thơ văn của các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - GV: sưu tầm tiểu sử, thơ văn của các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( nội dung sưu tầm) III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1: - Yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả sưu tầm của các nhóm về tiểu sử và sự nghiệp của các nhà thơ địa phương - Gv giới thiệu một số nhà văn, nhà thơ 1. Tác giả: Lê Viết Bình: - Sinh ngày: 02-01-1956 -Quê quán: Thừa Thiên Huế - Hiện là hiệu phó trường Cao đẳng sư phạm kon Tum - Có thơ đăng trên một số báo, tập san, tạp chí - một số tác phẩm tiêu biểu: Trở lại Sa Sơn, Đôi mắt, Hương xưa Hương xưa Ta viết tặng em những dòng thơ xanh Xanh tóc em, dòng ĐăkLa chảy mãi Chảy về đau hỡi em, về biển mặn Mặn môi em, mặn tình nghĩa thế nhân Em đi rồi, ta đến giữa bâng khuâng Vẫn trường xưa, vẫn muôn đời da diết Phượng in bón lên áo dìa tha thướt Hàng dừa xanh chải mượt cả tóc trời, Sân trường phơi giữa ánh nắng chơi vơi, Ta vẫn bước và dòng đời vẫn chảy. Em đi rồi kỉ niệm xanh còn đây, Dòng thòi gian không xoá được hương xưa 2. Tác giả:Hà Tiến Dũng - Sinh năm 1962 - Quê quán: Thừa Thiên – Huế Tốt nghiệp đại học sư phạm Huế Hiện đang công tác tại Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum Đã có nhiều sáng tác đăng trên các báo, tập san - Một số tác phẩm tiêu biểu: Thiên An xanh, Đôi khi 3. Tác giả: Lê Đình Đanh(2-9-1959) - Quê quán: Nghi Xuân – Hà Tĩnh. - Tốt nghiệp đại học tổng hợp Huế- Cử nhân sư phạm văn - Hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo Thị uỷ Kon Tum - Hội viên Hội văn học nghệ thuật Kon Tum. - Tác phẩm tiêu biểu: Về thăm mẹ, Định cư- một bài ca, Cô gái sông Pô Kô Định cư- Một bài ca Gió gào, gió gào Ngọn lửa rừng nướng chín triền dốc cao Trơ lại tấm lưng đen trùi trũi Những dáng người lầm lũi giữa tro than Tìm hạt thóc nghèo nàn, năm tháng Con chin Chơrao bay vào rừng sâu gọi bạn Ngọn lửa vẫn tìm theo Vẫn tìm theo cái sự nghèo đói Để ngọn lửa mỗi năm, Lại thiêu cháy những tấm lưng đen trũi. Nay Đảng chỉ lối đi cho các bản làng trên núi Cací định cư để ta theo. ừ!Được đấy Con nước trên rừng ngàn năm cứ chảy về sông Như một thói quen vốn có Con nước ơi ! Hãy nghe ta nói nhé Đảng chỉ rồi nước về bản với ta Đồi trên cà phê thơm ngát mùa hoa. Lúa nước rì rào mượt xanh ruộng dưới Giữa đôi bờ trái chín vàng dãy núi Chim chóc tha hồ đến mà ăn Đàn cá dưới ao béo nhẫy tròn lăn Bản ta điịnh canh rồi cá nhỉ! Bầy trâu chiều về chuồng đứng nghỉ Không phaỉa sợ đau cái lửa trên nương Đốt cháy những cái lưng trần Vấn nghèo hạt thóc Có định cư rồi ta đâu có nhọc Cái rừng thiêng không giận nữa đâu mà Đảng cho bản làng tiếng hát, lời ca Các định cư và ấm no, hạnh phúc. Tháng 3 năm 1996 IV. Củng cố - HS ghi, học thuộc, - nêu cảm nhận về một số chi tiết hay V. Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm các sáng tác, những nhà văn nhà thơ tiêu biểu của kon Tum - Soạn bài: ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' * Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: