Tuần 13
NGỮ VĂN – BÀI 13,14
Kết quả cần đạt
- Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; biết sử dụng hai loại dấu câu này.
- Nhận dạng được đề văn thuyết minh và biết cách làm đề văn thuyết minh.
- Bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.
Tuần 13 NGỮ VĂN – BÀI 13,14 Kết quả cần đạt - Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; biết sử dụng hai loại dấu câu này. - Nhận dạng được đề văn thuyết minh và biết cách làm đề văn thuyết minh. - Bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương. Ngày soạn: 06/11/2010 Ngày dạy: 08/11/2010 Dạy lớp 8B Tiết 49 Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ 1. Mục tiêu. Giúp học sinh: a) Về kiến thức: Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự ra tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. b) Về kỹ năng: Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. c) Về thái độ: Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Bình giảng văn 8, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK (tr – 131,132). 3. Tiến trình bài dạy. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút) * Câu hỏi: Sau khi học xong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" em nhận thức được điều gì? * Đáp án – Biểu điểm: - Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. (7 điểm) - Là học sinh, sau khi học xong văn bản, biết được tác hại của thuốc lá, chúng ta cần tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của mọi người. (3 điểm) b) Dạy nội dung bài mới: * Đặt vấn đề: (1 phút) Cũng giống như vấn đề môi trường, sự gia tăng dân số cũng đang là một vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của mọi người ở nhiều quốc gia. Tác giả Thái An đã có một bài viết đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật về vấn đề này. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài báo đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG I. Đọc và tìm hiểu chung: (8 phút) ?Tb Hãy nêu xuất xứ của văn bản? GV - Văn bản Bài toán dân số trích từ báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995. Bài viết này nguyên là của tác giả Thái An, tên đầy đủ là Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Khi tuyển chọn, người biên soạn sách đã rút gọn tên bài, sửa một số chi tiết, từ ngữ và cách diễn đạt cho phù hợp với yêu cầu của sách giáo khoa trong nhà trường. 1. Xuất xứ văn bản - Văn bản trích từ Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995 của tác giả Thái An. GV - Yêu cầu đọc: Văn bản có cách diễn đạt nhẹ nhàng, sáng sủa, không có từ ngữ khó. Khi đọc các em cần đọc to, rõ ràng, chú ý đọc đúng các mốc thời gian, các con số và tên nước được nhắc đến trong văn bản. - GV đọc một đoạn, gọi một học sinh đọc kế tiếp đến hết văn bản. 2. Đọc văn bản HS Đọc 4 chú thích SGK (tr - 131) ?Tb Theo em có thể gọi văn bản Bài toán dân số là văn bản nhật dụng được không? Vì sao? HS - Đây là một văn bản nhật dụng. Vì văn bản này đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới và hiểm họa của nó ?Tb Nhắc lại văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 và Ôn dịch, thuốc lá được viết theo phương thức nào? HS - Hai văn bản là những bài báo chủ yếu viết theo phương thức thuyết minh ?Kh Xác định phương thức biểu đạt của văn bản Bài toán dân số? HS - Văn bản được viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự; phương thức lập luận là chính. ?Kh Qua sự chuẩn bị bài hãy cho biết bố cục của văn bản? Nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần? HS - Văn bản có thể chia làm ba phần: + Mở bài: từ đầu "sáng mắt ra": tác giả nêu vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. + Thân bài: từ "Đó là câu chuyện cổ" "sang ô thứ 31 của bàn cờ": tập trung làm sáng tỏ vấn đề: tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng. + Kết bài: phần còn lại: kêu gọi (khuyến cáo) loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. ?Kh Quan sát phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm)? HS - Phần thân bài gồm ba ý lớn (luận điểm) + Ý1: Nêu bài toán cổ và dẫn đến kết luận: Mỗi ô của bàn thờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp. + Ý2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người, thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, đủ cho thứ 30 của bàn cờ ấy. + Ý3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn hai rất nhiều) vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. GV - Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên. ?Tb Nhắc lại nội dung chính của phần Mở bài? II. Phân tích. (20 phút) 1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. ?Tb Tác giả đã nêu vấn đề như thế nào? HS - Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin [] Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra" ?Tb Em nhận xét thế nào về cách diễn đạt của tác giả ở phần mở bài? HS - Tác giả nêu luận điểm chính ở phần Mở bài thông qua việc đưa nhận định của một người nào đó và tỏ thái độ chưa tin nhận định ấy. Cách diễn đạt nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm.. ?Tb Vậy vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? HS - Đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới: Đất đai không sinh thêm, còn con người ngày càng thêm nhiều gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Nhận thức được điều này nên từ thời cổ đại người ta đã nghĩ đến vấn đề gia tăng dân số ?Tb Điều gì đã làm cho tác giả "sáng mắt ra"? HS - Điều làm cho tác giả "sáng mắt ra" chính là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây; vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, thế mà nghe xong bài toán cổ tác giả bỗng thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. ?Tb Từ sự tìm hiểu trên em hãy khái quát lại vấn đề mà tác giả đặt ra trong phần mở đầu của văn bản? HS - Trả lời, GV nhận xét, rút ý. * Dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề bức thiết dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. HS - Đọc từ "Đó là câu chuyện của bàn cờ" ?Tb Nhắc lại nội dung chính của đoạn em vừa đọc? 2. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. ?Tb Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, tác giả đã lập luận qua mấy luận điểm phụ? - Qua ba luận điểm phụ: vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ; vấn đề dân số được tính toàn từ một câu chuyện trong kinh thánh; vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người. ?Tb Tác giả đã kể lại câu chuyện kén rể của nhà thông thái như thế nào? HS - Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi.[...] Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. ?Kh Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? HS - Dưới hình thức một bài toán cổ, câu chuyện kén rể của nhà thông thái được kể trong văn bản vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc, vừa mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hóa ra nó "có thể phủ khắp bề mặt trái đất". Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hai điều này giống nhau ở chỗ (số thóc dùng cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới) đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (2 con mỗi gia đình). Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên. ?Tb Sau khi kể chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả tạm tính dân số thế giới bắt đầu bằng sự công nhận theo kinh thánh như thế nào? - [] khi khai thiên lập địa, trái đất này mới chỉ có hai người []đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, công bội là 2, đã đạt đến ô thứ 30. ?Kh Nhận xét cách lập luận và cách sử dụng các chi tiết của tác giả tạm tính dân số thế giới bắt đầu bằng sự công nhận theo kinh thánh? HS - Tác giả tiếp tục đưa ra một chuyện trong kinh thánh với một loạt tư liệu, con số để so sánh giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số trên thế giới tương tự số thóc tăng theo cấp số nhân ở bàn cờ. ?Tb Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì? HS - Có tác dụng cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số rất nhanh chóng trên trái đất. ?Tb Chú ý đoạn từ "Trong thực tếô thứ 31 của bàn cờ"? Phát hiện ra vấn đề mà tác giả đề cập đến ở đoạn này? HS - Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con. Theo thông kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5- 9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan là 6,3dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. ?Kh Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi lập luận vấn đề được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người.? - Dùng phép thống kê đưa số liệu con số cụ thể để làm rõ vấn đề tốc độ gia tăng dân số từ khả năng sinh sản tự nhiên của người phụ nữ là vô cùng lớn ?Kh Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? HS - Để thấy một người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam trung bình là 3,7; nhiều hơn Ru-an-đa là 8,1) và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. ?Tb Trong các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? HS - Nước thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca. - Nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Việt Nam, Nê-pan. ?Tb Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? HS - Hai châu lục này có số dân đông nhất, tốc độ gia tăng dân số lớn nhất so với châu Âu, châu Mĩ. ?Kh Nêu những hiểu biết của em về thực trạng kinh tế, văn hóa ở hai châu lục này? HS - Ở châu Á và châu ... ho đến khi nghỉ hưu, ông liên tục đảm nhiệm những chức vụ về công tác tư tưởng văn hóa của Khu Tây Bắc, Khu tự trị Thái Mèo, là Bí thư tỉnh ủy Sơn La (1962 - 1986), ủy viên BCH Trung Ương Đảng khóa V (1982 - 1986). Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. Ông được Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương chiến sĩ Văn hóa (1985) * Hoàng Nó tên thật là Cầm Văn Lường (1925 - 2002), dân tộc Thái, quê ở Mai Sơn – Sơn La. Ông nguyên là ủy viên BCHTƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. Ông được Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương chiến sĩ Văn hóa (1985) ?TB: Sự nghiệp văn chương của Hoàng Nó có những sáng tác nào đáng chú ý? - Trước năm 1975 ông có nhiều tác phẩm phần lớn là thơ tuyên truyền, giác ngộ nhân dân và lên án tội ác của giặc Pháp: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pan Nghè (1948), Vận động binh lính địch (1948), Diễn ca thành lập khu tự trị (1954), Mừng mười tám châu của khu tự trị (1955), Mừng chị công nhân làm đường (1958). - Sau năm 1975 ông có một số bài thơ như: Hào quang Khau Cả (7/1998). GV: Đối với Hoàng Nó, thơ đến với ông một cách tự nhiên theo một sự thôi thúc đầu tiên là làm sao vận động, giác ngộ được quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Ông tâm sự "Từ khi tham gia cách mạng, do yêu cầu bức thiết trong công tác tôi đã sáng tác nhiều bài thơ để tuyên truyền, giác ngộ họ bắt đầu từ năm 1945". Phần lớn những sáng tác của ông trong thời kì này đều "không có bản lưu trữ, chỉ nhớ và hát miệng" nên đến nay đã thất tán, mất mát gần hết chỉ còn lại một số bài được tập hợp lại trong tập "Tiếng hát mường Hoa Ban", in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Thái xuất bản 1986. Năm 1960 nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, ông đã làm bài thơ dài lấy tên "Tuổi Đảng tuổi dân". ?KH: Những nội dung nào được đề cập đến trong thơ Hoàng Nó? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, kết luận. GV: Trong các bài thơ của mình Hoàng Nó tập trung thể hiện một ý nổi bật: Đảng và nhân dân; mối quan hệ giữa người hoạt động cách mạng với quần chúng lao khổ; vai trò dẫn đường chỉ lối đấu tranh của Đảng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung ấy có thể là chung của nhiều bài thơ khác, của nhiều dân tộc khác nhưng nó được nói lên theo cách riêng của ông – một nhà thơ dân tộc Thái. Thơ của ông gắn liền với hát với hội sức truyền cảm của ý thơ thường đi đôi với điệu hát, cấu trúc các bài thơ có dạng các bài ca, để có thể hát được dựa trên khung sườn tự sự. Hơn 45 năm cách mạng đi qua, nhà cách mạng Hoàng Nó đã trải bước trên con đường đấu tranh và đã có thêm trong mình một bài thơ – một nhà thơ đã góp tiếng nói của mình vào dàn đồng ca chung của các dân tộc anh em và hòa vào bản hợp xướng muôn điệu của nền văn học nước nhà. * Thơ Hoàng Nó đã đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chuyển: Bên cạnh tác giả Hoàng Nó, một nhà thơ nữa của Sơn La cũng có những đóng góp đáng kể vào nền văn học dân tộc và văn học cả nước đó là Cầm Biêu. 2. Tác giả Cầm Biêu. ?KH: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Cầm Biêu? - Cầm Biêu sinh năm 1920, là người dân tộc Thái, quê Mường Chanh – Mai Sơn – Sơn La. Ông tham gia Ủy ban lâm thời xã Mường Chanh năm 1945 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ năm 1960 đến năm 1973 ông là phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin khu tự trị Tây Bắc. Từ năm 1977 đến năm 1980 là Trưởng ty Văn hóa Thông tin Sơn La. Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ dân tộc thiểu số; Hội viên hội văn nghệ Sơn La và được tặng danh hiệu chiến sĩ văn hóa. * Cầm Biêu (1920 - 1998), quê Mường Chanh, Mai Sơn, Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn nghệ dân tộc thiểu số, Hội văn nghệ Sơn La, ông đã được tặng danh hiệu chiến sĩ văn hóa. GV: Trong sự nghiệp sáng tác văn chương con đường thơ của ông cũng bắt đầu từ những bài viết bằng tiếng mẹ đẻ và xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp những công việc hằng ngày của bà con làng bản. Năm 1945 cách mạng Tháng Tám thành công, không khí cách mạng như một dòng thác mạnh mẽ tràn lên vùng các dân tộc thiểu số Cầm Biêu hăng hái tham gia công tác cách mạng và say sưa viết với mục đích chủ yếu là để bà con tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ một cách dễ dàng. Thơ của ông thời kì này chỉ mang tính chất cổ động, tuyên truyền nên tính nghệ thuật chưa cao. Ông gọi đó là những"Diễn ca chính sách, văn vần hóa khẩu hiệu chính trị tả người thực việc thực mà thôi". Tuy vậy thời kì 45 – 50 ông cũng có ba bài thơ đáng chú ý là: Vợ lính ngụy mong chồng; Gái thời giặc; Thà chết không trở lại đời nô lệ. Những bài thơ này đã được in trong tập thơ song ngữ Việt – Thái Ánh hồng Điện Biên của nhà xuất bản văn hóa Hà Nội năm 1984. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 nhân dân tờ các nơi tản cư trở về bản cũ xây dựng lại cuộc sống. Trong niềm phấn khởi chung của nhân dân các dân tộc thơ Cầm Biêu lại đi vào quần chúng vận động bà con các dân tộc đoàn kết xây dựng cuộc sống mới; thực hiện cải cách dân chủ, vận động đổi công xây dựng hợp tác xã; một loạt bài thơ của ông liên tiếp ra đời trong thời gian này: Mường muổi yên vui (1954), Có tổ đổi công (1955), Chọn người như chọn cây (1956), Cầu vào bản (1957), Muốn nhìn thấy Đảng (1958), Trong số đó có không ít những bài được đánh giá cao trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Có thể nói đạy là giai đoạn thành công nhất của thơ Cầm Biêu. ?KH: Hãy cho biết những sáng tác của Cầm Biêu trước năm 1975 chủ yếu hướng vào đề tài nào? - HS trả lời, GV nhận xét và khái quát lại. * Thơ của Cầm Biêu chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi Đảng, Bác và tinh thần đoàn kết dân tộc. GV: Càng về sau nội dung cách mạng và XHCN càng phát triển và hoàn thiện hơn trong thơ Cầm Biêu. Đọc thơ ông ta nhận thấy phẩm chất nổi bật trong thơ ông là ý thức dân tộc đúng đắn. Từ những bài thơ chưa mấy chất thơ đến những bài mang lại tên tuổi cho mình Cầm Biêu bao giờ cũng trọng tính dân tộc, ông đã giữ cho mình một bản sắc riêng, có thể chưa đạt đến đỉnh cao nhưng đủ để cho người đọc nhận ra diện mạo. 3. Tác giả Lò Văn Cậy. ?KH: Em hãy trình bày vài nét về tiểu sử tác giả Lò Văn Cậy? - Lò Văn Cậy (1928 - 1994), quê ở huyện Sốp Cộp – Sơn La. Gia đình ông hiện nay đang cư trú tại tổ 8 phường Chiềng Lề - Thành phố Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội văn hóa dân tộc Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. * Lò Văn Cậy (1928 - 1994), quê Sốp Cộp – Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội văn hóa dân tộc Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. ?KH: Ông có những tác phẩm chính nào? Các tác pẩm ấy có nội dung gì? - Tác phẩm chính: Lời cha dặn lời mẹ khuyên (1975), Soi gương (1988), Hạt tình (1966). - Nội dung: phản ánh những nét đẹp của dân tộc Sơn La, phong tục tập quán và những nét văn hóa của dân tộc Thái. * Thơ ông phản ánh, ngợi ca những nét đẹp của văn hóa dân tộc Sơn La. 4. Tác giả Cầm Hùng: ?KH: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Cầm Hùng? - Cầm Hùng sinh năm 1945, quê ở bản Panh – Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La. Ông là một nhà thơ, nhà văn chiến sĩ, ông sáng tác văn học từ năm 1965 khi đang là một chiến sĩ. Ông từng chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt của dân tộc ta. Ông gắn bó với cuộc đời quân ngũ cho đến khi nghỉ hưu. Hiện nay ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Sơn La, chuyên ngành văn thơ. Thời gian công tác ở Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Sơn La, ông sáng tác nhiều và tác phẩm của ông được đăng nhiều trên báo Biên phòng và tờ báo của Quân khu II. - Tác phẩm chính: Mỉn (truyện ngắn); Xuân về (thơ); Với Quỳnh Nhai (thơ – 9/2003); Giành cho thế kỉ XXI sự bình yên (thơ); Người Tây Bắc đánh giặc giữ Mường (1963), Mối tình của chàng câm; Mong anh về mùa lúa mùa kê (1972), * Cầm Hùng sinh năm 1945, quê ở bản Panh – Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ Sơn La ngành thơ văn; Hiện nay là Hội trưởng Hội văn nghệ Sơn La, chuyên ngành văn thơ; Tổng biên tập tạp chí "Suối reo". GV: Tác giả Cầm Hùng hiện nay còn giữ cương vị Tổng biên tập tạp chí Suối reo, tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật Sơn La. ?KH: Thơ văn của tác giả Cầm Hùng thường đề cập đến những nội dung gì? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. * Văn thơ của ông nói lên tinh thần chiến đấu, tình đồng đội và nét đẹp của mảnh đất phía Tây Tổ quốc Sơn La. GV: - Giới thiệu bài thơ Xuân về của Cầm Hùng. - Ngoài 4 tác giả cô trò ta vừa tìm hiểu ở Sơn La còn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ cũng đã có những đóng góp đáng kể vào văn học tỉnh nhà và văn học nước ta như: Lò Văn E, Đinh Văn Ân, Hoàng Trần Nghịch, Đinh Sơn, Lò Văn Sĩ, Sa Phong Ba, Vương Trung, Tòng Ín, Lương Quy Nhân, Phan Tâm, Nguyễn Tân Hòa, Hà Thu, Vi Trọng Liên, Về nhà các em tìm hiểu tiếp các tác giả, tác phẩm của Sơn La và ghi vào sổ tay văn học của mình để lên lớp 9 chúng ta tìm hiểu tiếp trong chương trình địa phương (phần Văn). III. Kết luận: (5 phút) G': Qua việc tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm, em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chủ yếu của các tác phẩm thơ văn từ 1945 đến 1975 - Nghệ thuật: Các tác phẩm thơ văn được viết chủ yếu với ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ địa phương với nghệ thuật tuyên truyền nên bất kì một người dân nào cũng có thể hiểu được, và nó đi vào trong nhân dân với nhiều hình thức: hát, truyền miệng (kể). - Nội dung: Các tác phẩm chủ yếu ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của các dân tộc Sơn La và ca ngợi cuộc sống mới, những nét đẹp của phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc Sơn La. G': Những tác giả trong Hội văn nghệ Sơn La họ có đóng góp gì cho địa phương và nước nhà? - Qua các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Sơn La đã giúp cho nhân dân các dân tộc Sơn La hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tin tưởng và đi theo Đảng, Bác. Đồng thời giúp cho bạn bè khắp nơi hiểu được truyền thống; những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán; tính cách của nhân dân các dân tộc Sơn La. Đồng thời giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu và tự hào về truyền thống của quê hương, từ đó có trách nhiệm tiếp bước cha anh đi trước dựng xây quê hương mình giàu đẹp hơn. Từ đó họ đã góp phần làm phong phú nền văn học tỉnh nhà và đa dạng nền văn học Việt nam. c) Củng cố, luyện tập.(2 phút) GV hệ thống lại những kiến thức cơ bản. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút) - Học bài; sưu tầm thêm các tác giả, tác phẩm ở Sơn La và các tác phẩm viết về Sơn La hay ghi vào sổ tay văn học. - Đọc và suy nghĩ trước bài: Dấu ngoặc kép. ==============================
Tài liệu đính kèm: