Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 52 - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 52 - Tuần 13

Văn bản:

BÀI TOÁN DÂN SỐ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết cách đọc – hiểu một văn bản nhật dụng;

 - Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.

 - Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

 - Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính toàn cầu trong văn bản.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

 2/ Kĩ năng:

- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 52 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25 /10/2010	TUẦN 13
ND: 01/11/2010	TIẾT 49	
Văn bản:
BÀI TOÁN DÂN SỐ
 = a= a = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết cách đọc – hiểu một văn bản nhật dụng;
 - Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
 - Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
 - Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính toàn cầu trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
 2/ Kĩ năng: 
Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Giải thích nhan đề “ôn dịch thuốc lá”. Tại sao người viết coi thuốc lá và hút thuốc lá là ôn dịch?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Các em so sánh một gia đình ngày xưa rất đông con so với một gia đình ít con hơn thì cuộc sống của họ như thế nào?
? Để đảm bảo tốt cho sự phát triển của xã hội loài người thì chúng ta cần có những giải pháp như thế nào?
* GV gọi học sinh đọc văn bản SGK.
? Hãy xác định bố cục của văn bản ?
? Em có nhận xét như thế nào về việc sắp sếp bố cục như trên của tác giả?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Bố cục ba phần:
- Phần 1: Từ đầusáng mắt ra à tác giả nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2: Từ đó ô thứ 31 của bàn cờ:à Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số rất nhanh
- Phần 3: phần còn lại:
à Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 - Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội.
 Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người.
- Bài toán dân số của tác giả Thái An là một văn bản có bố cục khá chặt chẽ.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Theo em, vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là gì? Điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra?
? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bậc vấn đề chính mà tác giả muốn nói?
* Chốt và cho HS ghi nội dung.
? Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì?
? Trong số các nước được kể trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi? Nước nào thuộc châu Á?
? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục trên, trước những con số về tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này?
? Em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và phát triển xã hội?
? Qua tìm hiểu và phân tích văn bản, em nhận thấy văn bản đã đem lại cho em những hiểu biết như thế nào? 
? Đứng trước thực trạng như trên, tác giả đưa ra giả pháp gì?
? Cũng qua tìm hiểu và phân tích văn bản, để thuyết phục mọi người, tác giả đã sử dụng kết hợp những thủ pháp nghệ thuật như thế nào?
? Văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?
ØĐất đai không sinh thêm, con người lại càng tăng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại mình.
Điều làm tác giả “sáng mắt ra” chính là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, thế mà nghe xong bài toán cổ tác giả bổng thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
Ø Dưới hình thức của một bài toán cổ, câu chuyện kén rể của nhà thông thái được kể trong văn bản vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc, vừa mang lại một kết luận bất ngờ: Tưởng số thọc ít hóa ra “ có thể phủ kín cả bề mặt trái đất”Giúp người đọc so sánh hình dung ra tôc độ bùng nổ dân số.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØThứ nhất: để tháy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. 
Thứ hai: Các con số cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.
ØChâu Phi: Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-đa-ni-a, Ma-đa-gát-xca.
Châu Á: Ấn Độ, Việt Nam.
ØNhững nước kém phát triển và chậm phát triển ở hai châu lục này là những nước có dân số tăng rất mạnh mẽ.
Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ lạc hậu, sự mất cân đối về xã hội tỉ lệ nghịch với sự phát triển về kinh tế và văn hóa. Hai yếu tố đó tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
- Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới.
- Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam (năm 1995); Sự phát triển nhanh và mất cân đối (đặc biệt ở những nước chậm phát triển) sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc và nhân loại.
- Giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
2/ Hình thức:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
3/ Ý nghĩa:
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà đọc lại văn. Nắm vững các thông tin được gởi gấm trong tác phẩm.
- Có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
- Đọc các bài đọc thêm và làm bài tập 1,2,3 theo hướng dẫn SGK trang 132,133.
- Xem và chuẩn bị trước phần tiếng việt: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
 + Đọc kĩ các đoạn trích mục I trang 134; mục II trang 135 và trả lời các câu hỏi để rút ra tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 + Chuẩn bị trước phần luyện tập 1, 2, 3, 4,5 SGK trang 135 – 136 - 137.
NS: 27 /10/2010	TUẦN 13
ND: 01 /11/2010	TIẾT 50
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
Lưu ý: học sinh đã học hai yếu tố này ở tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 2/ Kĩ năng: 
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu ghép? Câu ghép có những mối quan hệ nào?
- Đặt hai câu ghép: một câu có quan hệ nguyên nhân, một câu có quan hệ điều kiện?
3/ Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
*GV treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ.
Ø Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên có thay đổi không?
? Hãy trình bày tác dụng của dấu ngoặc đơn?
? GV treo bảng phụ mục II yêu cầu HS đọc.
? Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
? Qua phân tích trên, em nhận thấy dấu hai chấm có những tác dụng như thế nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø a/ Phần giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ).
b/ Phần thuyết minh về một loại động vật (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh à giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
c/ Phần bổ sung thông tin về năm sinh và mất của nhà thơ Lí Bạch (701-762)và biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào à đó là: Tứ Xuyên.
ØKhông thay đổi, vì nó là phần chú thích thêm nhằm cung cấp thông tin kèm thêm chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Øa/ Lời đối thoại: (Dế Mèn với Dế Choắt và ngược lại)
b/ Lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời người xưa)
c/ Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I – DẤU NGOẶC ĐƠN:
 Dấu ngoặc đơn: Dùng để dánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung).
II – DẤU HAI CHẤM:
Dấu hai chấm: Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó hoặc đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Hoạt động 3: Luyện tập
ØBài tập 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích?
Bài tập 2: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoan trích?
 Bài tập 3: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 136 SGK?
? Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
Bài tập 4: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 4 trang 137 SGK?
? Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
? Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên	
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III- LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1: 
a/ Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: “tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khang thủ bại hư”
b/ Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c/ Dấu ngoặc đơn dùng ở hai chỗ:
- Vị trí 1: Đánh daausphaanf bổ sung.
- Vị trí 2: Đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì?
2/ Bài tập 2: 
a/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý họ thách nặng quá.
b/ Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn).
c/ Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào? 3/ Bài tập 3: 
Bỏ dấu hai chấm được, nhưng nghĩa của các phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
4/ Bài tập 4:
- Thay được: Khi thay như vậy nghĩa cơ bản của câu không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
- Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và động nước.” thì không thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là phần chú thích.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Làm tiếp bài tập5,6 trang 137 SGK.
 - Tìm dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các văn bản đã học.
 - Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
	+ Tìm hiểu đề văn thuyết minh và trả lời các câu hỏi trang 138 SGK.
	+ Đọc bài văn trang 138 – 139 trả lời các câu hỏi trang 139 SGK
	+ Chuẩn bị trước các bài luyện tập 1,2,3,4 trang 142 – 143 - 144 SGK.
NS: 28 /10/2010	TUẦN 13 ND: 04/11/2010	TIẾT 51
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
= a = a = a= a=a= a=
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
 2/ Kĩ năng: 
Xác định yêu cầu của đề văn thuyết minh.
Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng, của đối tượng cần thuyết minh.
Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh?
- Trình bày cách làm và công dụng của các phương pháp thuyết minh đã học?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Đọc các đề văn thuyết minh và cho biết các đề nêu điều gì?
? Đối tượng thuyết minh ở đây gồm những loại nào?
? Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
? Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
? Chỉ ra mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung của mỗi phần?
? Phần mở bài có thể diễn đạt bằng cách khác được không?
? Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào? (Xe gồm mấy bộ phận? các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự như thế nào?)
? Có thể có cách phân tích nào khác không?
? Qua phân tích, hãy cho biết cách làm bài văn thuyết minh là gì?
ØĐề bài nêu lên đối tượng thuyết minh.
Ø Đối tượng gồm: con người, đồ vật, con vật, thực vật, di tích, món ăn, đồ chơi, lễ tết,
Ø Là đề văn thuyết minh vì các đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà ở đây yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
Ø Đối tượng là xe đạp.
ØMở bài(đoạn 1): Giới thiệu khái quát về xe đạp.
Thân bài (4 đoạn tiếp theo): Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắt hoạt động của xe đạp.
Kết bài: nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
ØMở bài có thể bỏ câu 1 được hoặc câu 1có thể nói: Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến, không ai là không biết.
ØCần dùng phương pháp phân tích, chia một sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
Bài làm trong SGK chia làm ba bộ phận:
- Hệ thống truyền động.
- Hệ thống điều khiển.
- Hệ thống chuyên chở.
Ø Nếu trình bày theo lối liệt kê, ví dụ xe đạp có khung xe, bánh xe, càng xe, xích, líp, đĩa, bàn đạp, thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I- ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH:
1/ Tìm hiểu yêu cầu của đề văn thuyết minh:
 + Đối tượng cần thuyết minh (người, loài vật, đồ vật, di tích,...);
 + Cách trình bày, giới thiệu, quan sát đúng với thực tế.
Ư
2/ Cách làm bài văn thuyết minh:
- Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.
- Bố cục của bài văn thuyết minh gồm có ba phần:
 + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
 + Thân bài: Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như cấu tạo, đặc điểm, lợi ích,... bằng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
 + Kết bài: Vai trò, ý nghĩa của đối tượng được đề cập đến trong bài đối với đời sống.
Hoạt động 3: Luyện tập
ØLập ý và dàn ý cho đề bài: “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- LUYỆN TẬP:
MB: chiếc nón lá là vật dụng cần thiết, quen thuộc và gắn bó với người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay.
TB:
- Nguyên liệu: Lá buông non, sấy khô rồi phơi sương cho mềm, khung tre, chỉ,
- Cách làm: + Lá được ủi phẳng phiu, cắt bớt đầu đuôi, còn 50 cm.
 + Xếp lần lượt 16 vòng tre lớn nhỏ vào khuôn bằng gỗ từ thấp đến cao.
 + Lần lượt phủ lá. Lần trong khoảng 20 lá, lần ngoài 30 lá, xếp khít vào nhau ngọn hướng lên trên.
- Tiêu chuẩn của một chiếc nón lá đẹp: Màu lá trắng ngần, nón mỏng, nhẹ,...
- Tác dụng: Không chỉ che nắng, che mưa mà còn làm duyên,...
KB: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Lập ý và dàn ý cho đề bài: “ Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam”.
 - Về nhà học bài. Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về đối tượng gần gũi với đời sống.
 - Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Văn)
 	+ Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ theo yêu cầu mục 1 trang 141 SGK.
	+ Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc bài văn theo yêu cầu 2 trang 141 SGK.
NS: 29/10/2010	 TUẦN 13
ND: 04/10/2010	 	 TIẾT 52
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần văn )
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước năm 1975.
 - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
Cách tìm hiểu các tác phẩm văn thơ về địa phương.
 2/ Kĩ năng: 
Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
Đọc – hiểu và phẩm bình thơ văn viết về địa phương.
Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.
 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị: Kiểm tra tập bài soạn của HS.
 3/ Bài mới:
 a. Tìm hiểu chung:
Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ người địa phương:
STT
TÁC GIẢ
BÚT DANH
NĂM SINH
TÁC PHẨM
1
Lê Phát Tân
Lê Tân
1945
Rau muống biển
2
Nguyễn Thi
Nguyễn Ngọc Tấn
1928 - 1968
Mẹ vắng nhà
Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn, đoạn văn hay viết về địa phương:
 	 NÉT ĐẸP TRÀ VINH
	 = a = a= a= 
	Nghiêm trang đến bát ngát mùi hương,
	Sinh thái cây xanh tỏa mát đường.
	Bà om thắng cảnh đầy thơ mộng,
	Cổ thụ thẳng ngay đẹp phố đường.
	Ba động nữ Nam đùa giỡn sóng,
	Người già thích thú ngắm triều dương,
	Gió reo cành lá chào du khách,
	Sóng bủa đón mùng mãi vấn vương.
	 VỀ TRÀ VINH
	Bình nguyên Long (Báo Trà Vinh)
	Em ơi về Trà Vinh
	Với màu xanh thắm thiết
	Như cánh rừng nguyên sinh
	Bốn mùa dâng lộc biếc.
	Về Trà Vinh yêu thương
	Đồng lúa vàng bát ngát
	Biển xanh vàng khúc hát
	Ru hồn người ngất ngây.
	Về Trà Vinh hôm nay
	Trang đời vui rông mở
	Người ta còn mãi nhớ
	Trà Vinh nặng nghĩa tình.
 b. Luyện tập:
 * Giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ người địa phương trước năm 1975.
	- HS sưu tầm được và trình bày
	- Cả lớp theo dõi, nhận xét kết quả sưu tầm.
	-GV nhận xét, động viên, khích lệ.
 * Đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương.
	- HS sưu tầm được và trình bày
	- Cả lớp theo dõi, nhận xét kết quả sưu tầm.
	-GV nhận xét, động viên, khích lệ.
 c. Hướng dẫn tự học:
 	- Về nhà học bài. Sưu tầm tranh ảnh, lập sổ tay về các nhà thơ, nhà văn địa phương.
 	 - Soạn bài: Dấu ngoặc kép:
 	 + Đọc yêu cầu trong mục I và thực hiện theo yêu cầu trang 141,142 SGK để nắm công dụng của dấu ngoặc kép.
	 + Chuẩn bị trước các bài luyện tập 1,2,3,4 trang 142,143,144 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai toan dan so.doc