Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48

Văn bản

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS cần xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng.

- HS thấy được sự kết hợp chặt chẽ trong 2 phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản

- Thấy rõ tác hại để tránh xa thuốc lá và có hành động thực tể để thamgia và chiến dịch chống thuốc lá

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.

-Học sinh: soạn bài, tìm hiểu tác hại của thuốc lá.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

? Nêu tác hại và việc xử lí đối với bao bì ni lông

? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Tiết 45 đến 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 45
 Ngày soạn: 9/11/2008 
 Ngày dạy: 11/11/2008
Văn bản 
ôn dịch, thuốc lá
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS cần xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng.
- HS thấy được sự kết hợp chặt chẽ trong 2 phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản 
- Thấy rõ tác hại để tránh xa thuốc lá và có hành động thực tể để thamgia và chiến dịch chống thuốc lá
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.
-Học sinh: soạn bài, tìm hiểu tác hại của thuốc lá.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu tác hại và việc xử lí đối với bao bì ni lông
? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu chung văn bản
GV hướng dẫn học sinh cách đọc
-GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Gọi học sinh đọc
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn (phần) ? Nội dung chính từng phần. Nhận xét về bố cục
? Ta có thể hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản ''Ôn dịch thuốc lá''
- HS thảo luận nhóm để trả lời.
- Thuốc lá: Là cách nói tắt của tệ nghiện thuốc lá
- Ôn dịch: Chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong 1 thời gian nhất định: Dịch tả, dịch cúm
- Hơn nữa, lại đặt một dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”. Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. Có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách nôm na như sau: Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch
? Có thể sửa thành: Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao ? Hoặc Ôn dịch thuốc lá (bỏ dấu phẩy)
- Nếu sửa nhan đề như vậy thì về mặt nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ ràng bằng khi dùng dấu phẩy ở giữa cụm từ
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản
? ở phần đầu văn bản những tin tức nào được thông báo ? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề văn bản 
- Có những ôn dịch mới xuất hiện: AIDS và ôn dịch thuốc lá
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ tính mạng con người còn nặng hơn cả AIDS → Nhận định này như một định đề, không cần chứng minh, bình luận
? Những nhận định đó có cơ sở từ đâu?
? Cách thông báo có gì đặc biệt, tác giả dùng nghệ thuật gì, tác dụng biện pháp nghệ thuật đó.
* Nghệ thuật so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của loại dịch này.
? Em đón nhận thông tin này với thái độ như thế nào 
?Sau phần mở bài tác giả nói về hiểm hoạ của dịch thuốc lá, tác giả nói chuyện đánh giặc của cha ông. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
- Đọc câu văn: Nếu đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu
- Tác giả muốn so sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá.
- cảnh báo thuốc lá là 1 kẻ thù nguy hiểm và khó khăn cũng như ngoại xâm. Muốn chiến thắng phải hành động ngay, nhưng bền bỉ, lâu dài. Bởi thuốc lá gặm nhấm chúng ta 1 cách bí mật, âm thầm từng giờ, từng ngày không dễ nhìn thấy, không dễ ngăn chặn
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ?
- Phương diện sức khoẻ, đạo đức cá nhân và cộng đồng,kinh tế
- Chia 3 nhóm tổ để HS tìm tác hại do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe và kinh tế cộng đồng
1. Thuốc lá có hại đối với người hút?
2. Có hại đối với người xung quanh
3. ảnh hưởng kinh tế
?Trong đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức con người có những thông tin nào nổi bật?
- Tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn của nước ta ngang với các TP Âu-Mỹ.
- Để có tiền hút thuốc sang, thanh niên có thể sinh ra thói trộm cắp
- Từ nghiện thuốc có thể dẫn tới nghiện ma tuý
?Tác giả đã sử dụng so sánh như thế nào? Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nuớc ta với các nước Âu-Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúcôn dịch này?
So sánh
+ Tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên ở các TP lớn của Việt nam với các TP ở Âu-Mỹ.
+ Số tiền nhỏ (1 USD để mua1 bao thuốc 555 của thanh niên Mỹ) với số tiền lớn (15.000 VND để mua bao thuốc ấy ở VN)
→ tác dụng: Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở nước nghèo như VN sẽ nảy sinh các tệ nạn trong thanh thiếu niên → từ đó cho thấy thuúoc lá có thể huỷ hoại đến cả lối sống, nhân cách người VN nhất là ở thế hệ trẻ, từ đó dẫn tới sự băng hoại đạo đức của XH.
?Theo em các chứng cứ để thuyết minh có thuyết phục không? Nhận xét cách lập luận trong đoạn văn? 
? Tác dụng của cách diễn đạt đó?
?Phần cuối văn bản cung cấp các thông tin về chiến dịch chống thuốc lá? Em hiểu thế nào về chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá?
- Chiến dịch là toàn bộ các hoạt động nhằm thực hiện khẩn trương, huy động nhiều klực lượng xã hội trong thời gian ngắn để thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đấy.
- Chiến dich chống thuốc lá: Là hoạt động thống nhất rộng khắp của toàn bộ XH nhằm chống lại 1 cách có hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
?Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả ở phần cuối của văn bản?
- Tác giả dùng số liệu thống kê và so sánh, ví dụ:
+ ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm hút thuốc nơi công cộng lần thứ nhất phạt 40, tái phạm phạt 500 USD.
+ Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá đã làm giảm hẳn số người hút.
- Nhờ tính khách quan của thông tin , văn bản đã thuyết phục được bạn đọc về ý nghĩa cần có chiến dịch chống thuốc lá.
?Nhận xét về những lời kiến nghị này
* Sử dụng câu cảm thán, câu cầu khiến, phản ánh tấm lòng tha thiết và mong mỏi giữ gìn sức khoẻ
 ?Nước ta dã làm được như các nước họ chưa? Theo em chúng ta cần làm gì?
?Qua văn bản em hiểu gì về thuốc lá? Cần phải làm gì để chống lại ôn dịch này
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản này.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Em sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay.
? Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân, bạn bè và phân tích nguyên nhân.
I. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc
2. Thể loai:
Văn bản nhật dụng thuyết minh về một vấn đề xã hội
3. Bố cục
Phần 1: từ đầu đến AIDS: thông báo về nạn dịch thuốc lá.
Phần 2: tiếp con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá
- Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá
II. Phân tích 
1) Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS
àDùng nhiều từ trong ngành y tế, nghệ thuật so sánh 
2) Tác hại của thuốc lá
- gặm nhấm như tằm ăn dâu
a. Khói thuốc lá chứa vi độc tố thám vào cơ thể người hút:
- Chất hắc ín làm tê liệt lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng.
- Chất ô xýt cácbon thấm vào máu  chuyên tiếp nhận ôxy à Sức khoẻ bị suy giảm
- Chất Nicôtin làm co thắt các động mạch gây nhồi máu cơ tim.
b. Thuốc lá còn đầu độc mọi người xung quanh: Đau tim mạch, ung thư, đẻ non, thai nhi yếu
c. Hút thuốc lá à ốm bệnh, giảm ngày công, ảnh hưởng đến thu nhập
- Tốn tiền, VD 1 người hút 1bao/ngày
 lời cảnh báo xuất phát từ thực tiễn.
->Chứng cứ khoa học cụ thể được phân tích và minh hoạ bằng các số liệu thống kê có sức thuyết phục cao.
- Lập luận bằng phản bác, thuyết minh biểu cảm
=>Tác dụng nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của tệ nghiện thuốc lá, nêu rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, tính mạng con nguời
c) Kiến nghị
- Chiến dịch chống thuốc lá
- Cấm hút thuốc nơi công cộng
- Phạt nặng những người vi phạm
- Cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi
III. Tổng kết 
1. Nội dung
- Đây là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức.
- Cần quyết tâm chống lại nạn dịch này.
2. Nghệ thuật
- Thuyết minh bằng trình bày, giải thích phân tích số liệu , dẫn chứng.
III. Luyện tập
IV. Củng cố: 
-tác hại của thuốc lá? những ciệc cần phải làm để ngăn chặn tác hại của nó?
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nẵm vững nội dung văn bản 
- Làm bài tập 1 (tr122)
- Soạn ''Bài toán dân số''
* Rút kinh nghiệm
..
Tuần 12 - Tiết 46
 Ngày soạn:27/11/2008 
 Ngày dạy:29/11/2008 
Tiếng Việt
Câu ghép
(tt)
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Hiểu được dấu hiệu của mối quan hệ
- Rèn kĩ năng đặt câu theo các mối quan hệ. Phân tích ý nghĩa các mối quan hệ của các câu đã đặt.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi ví dụ mục I1 
- Yêu cầu học sinh xem lại bài ''Câu ghép'' ở tiểu học
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép? Lấy ví dụ.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- Treo bảng phụ ghi ví dụ mục I
- Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
? Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong những câu sau:
(cho học sinh nối hai cột trong bảng phụ)
* Quan hệ giả thiết
* Quan hệ tương phản
* Quan hệ tăng tiến
* Quan hệ bổ sung
* Quan hệ nối tiếp
* Quan hệ đồng thời
* Quan hệ lựa chọn
* Quan hệ giải thích
? Các mối quan hệ này thường được nhận biết qua dấu hiệu gì.
? Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao
- Tách được: 2 vế quan hệ lỏng, không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép.
? Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào.
? Dấu hiệu nhận biết
Hoạt động 2: 
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 
? Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì.
? Xác định câu ghép trong các đoạn văn.
? Xác định mối quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép.
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 
1. Xét ví dụ 
2. Nhận xét
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi/ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi:/hôm nay tôi đi học.
+ Vế 1, 2: Quan hệ nguyên nhân
+ Vế 2, 3: Quan hệ giải thích.
1) Nếu anh đến muộn thì tôi đi trước.
2)Tuy trời mưa nhưng An vẫn đi học đúng giờ.
3) Mưa càng to, gió càng mạnh.
4) Không những Lan học giỏi môn văn mà Lan còn học giỏi cả môn Anh.
5) Hai người giận nhau rồi họ chia tay nhau.
6) Nó vừa đi, nó vừa ăn.
7) Mình đi chơi hay mình đi học.
8) Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt.
- Bằng quan hệ từ (5, 7)
- Bằng cặp QH từ (1,2,4)
- Cặp từ hô ứng (3,6)
- Dựa vào văn cảnh (8)
3. Kết luận
Ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập 
Bài tập 1
a) Vế 1-2: nguyên nhân
Vế 2-3: giải thích
b) Điều kiện
c) Quan hệ tăng tiến
d) Tương phản
e) Câu 1: nối tiếp
Câu 2: nguyên nhân
Bài tập 2
a, 4 câu ghép: điều kiện 
b, 2 câu ghép: nguyên nhân
Bài tập 3
- Xét về mặt lập luận, mỗi vế trình bày một sự việc.Không nên tách mỗi vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau, không đảm bảo tính mạch lạc.
-Không tách vì tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc Giá trị biểu hiện của câu ghép.
IV. Củng cố:
? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép.
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Làm bài tập 4 (tr125)
- Học ghi nhớ (tr123)
- Xem trước ''Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép''
 * Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 12 - Tiết 47
 Ngày soạn: 27/11/2008 
 Ngày dạy: 29/11/2008
Tập làm văn
phương pháp thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh 
- Nhận biết các phương pháp thuyết minh 
- HS biết sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài viết
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: đọc tài liệu tham khảo. 
-Học sinh: xem trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1:
? Đọc các văn bản thuyết minh vừa học cho biết các văn bản ấy sử dụng loại tri thức gì.
( giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng văn bản)
- Văn bản "Cây dừa" tri thức về sự vật.
- Văn bản "tại sao lá cây có màu xanh lục","con giun đất" tri thức KH sinh học
- Văn bản "Khởi nghĩa Nông Văn Vân" Tri thức lịch sử
-Văn bản ''Huế'' ( Văn hoá)
? Làm thế nào để có được các tri thức ấy.
? Vậy muốn có tri thức viết văn bản thuyết minh người viết phải làm gì?
-Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi
? Trong những câu văn trên ta thường gặp từ gì
* Thường gặp từ là
? Sau từ là người ta cung cấp kiến thức như thế nào 
? Hãy định nghĩa sách là gì.
-Sách là phương tiện giữ gìn và truyền hoá kiến thức, là đồ dùng cần thiết của học sinh để học tập
? Loại câu văn định nghĩa, giải thích có vai trò gì trong văn thuyết minh ?
? Đọc các câu, đoạn văn sau có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày.
* Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
? Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày , cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng.
? Đoạn văn đã cung cấp những số liệu nào?Nếu không có những số liệu đó có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
- Học sinh tìm trong đoạn vănnếu không có những con số đó không thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố.
? Vậy thế nào là phương pháp dùng số liệu.
? So sánh là gì.
? ở đoạn văn này phương pháp so sánh có tác dụng gì.
? Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm nào của thành phố Huế.
- VD văn bản ''Huế''
+ Huế là sự kết hợp hài hoà của sông biển.
+Huế đẹp với cảnh sắc sông núi
+Huế còn là nơi những công trình kiến trúc nổi tiếng.
?Vậy thế nào là phương pháp phân loại phân tích.
? Tác dụng của phương pháp này.
? Vậy khi thuyết minh chúng ta thường sử dụng phương pháp nào.
Lưu ý : Không nên tách rời từng phương pháp trong thuyết minh mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp.
 Hoạt động 2
? Trong bài"Ôn dịch, thuốc lá'' đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết (bài viết thể hiện những tri thức nào)
- Học sinh thảo luận
? Các tri thức ấy có đúng đắn và đáng tin cậy không.
? Bài viết ấy đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm trong văn bản thuyết minh
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Quan sát tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chấtTức là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì ,có mấy bộ phận.
- Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tư liệuĐọc sách , học tập tra cứu
-Tích luỹ ghi chép những tài liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo chọn lọc chi tiết.
c. Ghi nhớ (SGK)chấm1
2. Phương pháp thuyết minh
a)Phương pháp nêu đinh nghĩa giải thích.
- Sau từ là: chỉ ra những đặc điểm công dụng riêng. sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán( cung cấp kiến thức về văn hoá, nguồn gốc, thân thế)
* Đối tượng + là + tri thức
- T/d: giúp người đọc hiểu về đối tượng phần lớn là ở vị trí đầu đoạn, đầu bài giữ vai trò giới thiệu
b) Phương pháp liệt kê
- Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
- T/d: giúp người đọc hiểu sâu sắc và toàn diện, có ấn tượng về nội dung thuyết minh 
c) Phương pháp nêu ví dụ 
- Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung bài thuyết minh
-Tác dụng:
+Các ví dụ cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc khiến người đọc tin vào những điều người viết đã cung cấp.
d) Phương pháp dùng số liệu (con số)
- Cung cấp các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức.
-Tác dụng: Làm cho tri thức có độ tin cậy càng cao.
e) Phương pháp so sánh
- Là đưa ra hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại so sánh nhằm nổi bật các đặc diểm tính chất của đối tượng.
Tác dụng làm tăng sức thuyết phục độ tin cậy cho nội dung cần thuyết minh.
g) Phương pháp phân loại, phân tích 
- Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề ra phân tích.
-Giúp cho ta đọc, hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống.
 *Kết luận:
II. Luyện tập 
Bài tập 1
- Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi tác hại ntn, tác hại tới hồng cầu và động mạch ntn) 
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội( hiểu một nét tâm lí, cho rằng hút thuốc lá là văn minh, hút thuốc lá ảnh hưởng đến người không hút thuốc, kể cả cái thai trong bụng mẹ! Tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, hút thuốc lá ảnh hưởng tới bữa ăn trong gia đình1 người tâm huyết với vấn đề xã hội bức xúc.
Bài tập 2
- So sánh đối chiếu phân loại, phân tích số liệu.
Bài tập 3: BTVN
IV. Củng cố: 
? Các phương pháp thuyết minh 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Hoàn thiện các BT, BT 3 chú ý kiến thức cụ thể, phương pháp dùngn số liệu sự kiện cụ thể
- Xem trước ''Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh''
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 12 - Tiết 48
 Ngày soạn: 27/11/ 2008
 Ngày dạy: 29/11/2008
Tập làm văn
trả bài kiểm tra văn 
và tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh phát hiện được các lỗi trong bài viết của mình, đánh giá nhận xét yêu cầu của đề bài.
- So sánh với bài viết trước để nhận thấy được ưu nhược điểm của bài này với bài trước.
- Rèn kĩ năng tự chữa bài của mình và của bạn.
B. Chuẩn bị:
- GV chấm bài, trả trước 1 ngày
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra việc sửa lỗi ở nhà của học sinh 
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Trả bài kiểm tra văn 
a. Đề bài: như tiết 41.
b.Dàn ý: (Biểu điểm như tiết 41)
c. Nhận xét:
*Ưu điểm:
-Đa số nắm được bài ,làm phần trắc nghiệm tốt.
-Một số nắm chắc kĩ năng tóm tắt văn bản nên tóm tắt đúng theo yêu cầu của đề.
-Trình bày tốt phần tự luận: đóng vai bé Hồng kể lại đoạn gặp mẹ.
VD: Ly, Phú, Trang Nhung, Y Rêsia
*Nhược điểm:
-Một số chưa ôn tập kĩ nên chọn sai đáp án phần tự luận.( Quốc, Hương , Hoà, Hoài)
-Có em chưa nắm chắc kĩ năng tóm tắt văn bản nên tóm tắt như phân tích, đưa cả những phần ngoài đoạn trích vào bài.( Hương, Huyền, Mạnh)
-Phần phân tích chưa có mở bài, trình bày rườm rà, bỏ sót nhiều ý như Hồng thất vọng to lớn nếu đó không phải là mẹ, Hồng sung sướng khi ở trong lòng mẹ, bình luận về tình mẹ.
 2. Trả bài tập làm văn số 2:
a. Đề bài: như tiết35+36
b. Dàn ý:như tiết35+36
c. Chọn 2 bài khá( Trang Nhung, Y Rêsia) và Bài kém( Mạnh, Y Du) đọc cho cả lớp nghe
-Yêu cầu cả lớp nhận xét chung
- GV nhận xét:
*. Ưu điểm:
- Đa số bài làm đảm bảo yêu cầu đề
- Có bố cục nội dung rõ ràng, 
-Biết kết hợp tả, kể, biểu cảm.
- Các bài làm tốt: Ly, Phú, L. Hương, Nam,Y Rêsia
*. Nhược điểm:
-Có bài kể chưa hợp lí, nội dung chưa rõ ràng, không có ý nghĩa
- Sắp xếp các chi tiết chưa hợp lí , trình bày ý còn lộn xộn.
-Chưa có nhiều yếu tố biểu cảm, miêu tả trong bài viết, dựa nhiều vào văn bản.
- Các bài làm chưa tốt: Mạnh, Trường, Hoà, HảoY Sơsinh, Y Dan
 3.GV trả bài
 4.Chữa lỗi trong bài:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi:
Lỗi mắc phải
Cách chữa
nưu luyến
trốc nữa
Xung xướng
lưu luyến
chốc nữa
sung sướng
 em là người phát minh ra bạn ấy có..
Bạn em có nước da đen tuyền
Phát hiện
Nước da đen đen
Khi em vào nhà bạn ấy. Bạn ấy đang nấu cơm
Khi em vào nhà bạn ấy,bạn ấy đang nấu cơm
 IV. Củng cố:
- Kể tên những tác phẩm văn học truyện kí Việt Nam.
-Cách làm bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
V. Hướng dẫn về nhà:
-Tiếp tục ôn tập truyện kí Việt Nam, xem lại cách làm bài văn tự sự .
- Xem trước bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 12.doc