Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, 13 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, 13 - Trường THCS Phả Lại

TUẦN 12 - TIẾT 45

Văn bản

ÔN DỊCH THUỐC LÁ

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức

 - Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội .

 - Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản .

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập tới một vấn đề xã hội bức thiết.

 - Tích hợp vơí phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề trong đời sống xã hội .

 3. Thái độ .

- Gíáo dục HS thấy được cần bài trừ tệ hút thuốc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và xã hội .

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.

-Học sinh: soạn bài, tìm hiểu tác hại của thuốc lá.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, 13 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 45
Văn bản 
ôn dịch thuốc lá
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức 
 - Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội . 
 - Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản . 
 2. Kỹ năng :
 - Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập tới một vấn đề xã hội bức thiết.
 - Tích hợp vơí phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề trong đời sống xã hội .
 3. Thái độ .
- Gíáo dục HS thấy được cần bài trừ tệ hút thuốc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và xã hội .
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:Tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.
-Học sinh: soạn bài, tìm hiểu tác hại của thuốc lá.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy 11 năm 2010..lớp 8a1.
 II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nêu tác hại và việc xử lí đối với bao bì ni lông
? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng trong văn bản
 III. Hoạt động của thày và trò .: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì.
- GV đọc mấu 1 đoạn.
- Gọi học sinh đọc
? Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn (phần) ? Nội dung chính từng phần.
? Ta có thể hiểu như thế nào về đầu đề của văn bản ''Ôn dịch thuốc lá''
? Có thể sửa thành: Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao ? Hoặc Ôn dịch thuốc lá (bỏ dấu phẩy)
? ở phần đầu văn bản những tin tức nào được thông báo ? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề văn bản 
? Cách thông báo có gì đặc biệt, tác giả dùng nghệ thuật gì, tác dụng biện pháp nghệ thuật đó.
* Nghệ thuật so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của loại dịch này.
? Em đón nhận thông tin này với thái độ như thế nào 
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ?
? Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ của con người được phân tích trên những chứng cớ nào ? em có nhận xét gì về tác hại của nó
* Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, huỷ hoại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người
? Người hút thuốc lá vô tình làm hại những ai? Nó đe doạ sức khoẻ cộng đồng như thế nào 
* so sánh thuyết minh kết hợp biểu cảm, lập luận 
? Nếu thuốc lá tấn công loài người bằng cách đó việc nhận ra nó sẽ như thế nào.
? Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả
? Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hút mà còn ảnh hưởng đến người khác ra sao.
* Huỷ hoại lối sống, nhân cách, đạo đức.
? Phần tiếp theo tác giả đưa ra những thông tin gì.
*Thuyết minh bằng số liệu, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc.
? Từ việc hút thuốc lá gây ra hiện tượng gì.
? Các nước đã làm gì với thuốc lá.
? Nước ta đã làm được như họ chưa.
?Nhận xét về những lời kiến nghị này
* Sử dụng câu cảm thán, câu cầu khiến, phản ánh tấm lòng tha thiết và mong mỏi giữ gìn sức khoẻ
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản này.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Em sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay.
? Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân, bạn bè và phân tích nguyên nhân.
I. Tìm hiểu chung
- Văn bản nhật dụng
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc
- HS nghe
- HS đọc tiếp hết.
2. Bố cục
Phần 1: từ đầu đến AIDS: thông báo về nạn dịch thuốc lá.
Phần 2: tiếp con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá
- Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá
- HS thảo luận nhóm để trả lời.
+ Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng loạt.
+ Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch)
+ Ôn dịch thuốc lá có 2 nghĩa:
. Chỉ dịch thuốc lá
. Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này.
- Không vì nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ ràng, việc sử dụng dấu phẩy tỏ được thái độ nguyền rủa, đồng thời gây sự chú ý cho người đọc
3. Phân tích (20')
a) Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Một số ôn dịch đã xuất hiện diệt được.
- Một số ôn dịch mới lại xuất hiện
- Ôn dịch thuốc lá
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS
- Dùng nhiều từ trong ngành y tế, nghệ thuật so sánh 
b) Tác hại của thuốc lá
- HS tự bộc lộ
- Sức khoẻ
- Đạo đức cá nhân và cộng đồng
- Kinh tế.
-Hs liệt kê dựa vào SGK 
- HS tự bộc lộ
- Đầu độc những người xung quanh.
- Nó không làm cho người ta lăn đùng ra chết, không dễ nhận biết.
- so sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá.- Tằm ăn dâu: ăn đến đâu dù chậm rãi biết đến đó nhiều
- Không thấy tác hại của nó ngay.
- Bị viêm phế quản ung thư...
- Từ nhỏ lớn, từ nhẹ nặng, tỉ mỉ cụ thể.
- Nêu gương xấu cho người khác.
- Tỉ lệ hút thốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với thành phố ở châu Âu
SS số tiền 1 đô la/ 1 bao (Mĩ)
 15000đ / 1 bao (VN)
- Ăn cắp nghiện ma tuý
 lời cảnh báo xuất phát từ thực tiễn.
c) Kiến nghị
- Chiến dịch chống thuốc lá
- Cấm hút thuốc nơi công cộng
- Phạt nặng những người vi phạm
- Cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi
+ Chưa làm được
4. Tổng kết (2')
- Đây là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, kinh tế, đạo đức.
- Cần quyết tâm chống lại nạn dịch này.
- Thuyết minh bằng trình bày, giải thích phân tích số liệu , dẫn chứng.
III. Luyện tập (5')
- Hs tự bộc lộ
IV. Củng cố: (2')
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2 lần.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Nẵm vững nội dung văn bản 
- Làm bài tập 1 (tr122)
- Soạn ''Bài toán dân số''
Tuần 12 - Tiết 46
Tiếng Việt
Câu ghép( Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức.
- HS nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Hiểu được cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
 2. Kỹ năng.
 - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
 - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp .
 3. Thái đô.
 - Có thái độ nghiêm túc khi vận dụng để viết và nói có sử dụng câu ghép.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi ví dụ mục I1 
- Yêu cầu học sinh xem lại bài ''Câu ghép'' ở tiểu học
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy11-2010 lớp 8a1
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Thế nào là câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép? Lấy ví dụ.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Treo bảng phụ ghi ví dụ mục I
- Phân tích mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
? Nêu những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong những câu sau:
(cho học sinh nối hai cột trong bảng phụ)
* Quan hệ giả thiết
* Quan hệ tương phản
* Quan hệ tăng tiến
* Quan hệ bổ sung
* Quan hệ nối tiếp
* Quan hệ đồng thời
* Quan hệ lựa chọn
* Quan hệ giải thích
? Các mối quan hệ này thường được nhận biết qua dấu hiệu gì.
? Có thể tách được câu ghép thành 2 câu đơn được không? Vì sao
? Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào.
? Dấu hiệu nhận biết
.
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 
? Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì.
? Xác định câu ghép trong các đoạn văn.
? Xác định mối quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép.
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (15')
1. Xét ví dụ 
2. Nhận xét
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi/ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi:/hôm nay tôi đi học.
+ Vế 1, 2: Quan hệ nguyên nhân
+ Vế 2, 3: Quan hệ giải thích.
1) Nếu anh đến muộn thì tôi đi trước.
2)Tuy trời mưa nhưng An vẫn đi học đúng giờ.
3) Mưa càng to, gió càng mạnh.
4) Không những Lan học giỏi môn văn mà Lan còn học giỏi cả môn Anh.
5) Hai người giận nhau rồi họ chia tay nhau.
6) Nó vừa đi, nó vừa ăn.
7) Mình đi chơi hay mình đi học.
8) Tôi rất vui: hôm nay tôi đã làm được một việc tốt.
- Bằng quan hệ từ (5, 7)
- Bằng cặp QH từ (1,2,4)
- Cặp từ hô ứng (3,6)
- Dựa vào văn cảnh (8)
- Tách được: 2 vế quan hệ lỏng, không tách được: 2 vế quan hệ chặt chẽ Tác dụng của việc dùng câu ghép.
3. Kết luận
- Hs đọc ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập (20')
Bài tập 1
- HS trao đổi, thảo luận 
a) Vế 1-2: nguyên nhân
Vế 2-3: giải thích
b) Điều kiện
c) Quan hệ tăng tiến
d) Tương phản
e) Câu 1: nối tiếp
Câu 2: nguyên nhân
Bài tập 2
a, 4 câu ghép: điều kiện 
b, 2 câu ghép: nguyên nhân
Bài tập 3
- Xét về mặt lập luận, mỗi vế trình bày một sự việc.Không nên tách mỗi vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa (.) các vế có quan hệ với nhau, không đảm bảo tính mạch lạc.
-Không tách vì tác giả có ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc Giá trị biểu hiện của câu ghép.
IV. Củng cố: (2')
? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Làm bài tập 4 (tr125)
- Học ghi nhớ (tr123)
- Xem trước ''Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép''
Tuần 12 - Tiết 47
Tập làm văn
phương pháp thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức.
 - Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học) .
 - Đặc điểm , tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
 2. Kỹ năng .
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng 
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật,
- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống .
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu .
 3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa , so sánh , phân tích , liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc , đặc điểm , công dụng của đối tượng. 
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: đọc tài liệu tham khảo. 
-Học sinh: xem trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy11-2010 lớp 8a1..
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
Thế nào là văn bản thuyết minh ? Cho ví dụ về văn bản thuyết minh .
Nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh ? Điểm khác nhau của thuyết minh với các văn bản đã học như tự sự , miêu tả , biểu cảm .
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Đọc các văn bản thuyết minh vừa học cho biết các văn bản ấy sử dụng loại tri thức gì.
? Làm thế nào để có được các tri thức ấy.
( giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng văn bản)
* Quan sát tìm hiểu, nắm bắt tri thức về đối tượng
* Trình bày các biểu hiện không tiêu biểu quan trọng
? Vậy muốn có tri thức viết văn bản thuyết minh người viết phải làm gì?
-Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi
? Trong những câu văn trên ta thường gặp từ gì
* Thường gặp từ là
? Sau từ là người ta cung cấp kiến thức như thế nào 
* Đối tượng + là + tri thức
* Tác dụng giúp người đọc hiểu về đối tượng
? Hãy định nghĩa sách là gì.
? Loại câu văn định nghĩa, giải thích có vai trò gì trong văn thuyết minh 
? Đọc các câu, đoạn văn sau có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày.
* Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
? Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày , cách xử phạt những người hút thuố ... vời.
b) Mùa xuân - mùa đầu tiên trong một năm - cây cối xanh tươi mát mắt
c) Bộ phim Trường Chinh do Trung Quốc sản xuất rất hay.
 Phần trong 2 dấu phẩy, 2 dấu gạch ngang. Vì đó là các phần có tác dụng giải thích thêm
II. Dấu hai chấm 
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- VDa: đánh dấu, báo trước lời đối thoại
- VDb: đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp
 đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh
- VDc: đánh dấu phần giải thích, lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học
 Báo trước phần giải thích.
- HS thảo luận (2')
- Viết hoa khi báo trước 1 lời thoại (đi kèm dấu gạch ngang), lời dẫn trực tiếp (đi kèm dấu ngoặc kép)
- Có thể không viết hoa khi giải thích 1 nội dung - đọc nhấn mạnh, ngắt hơi.
- Phần lớn là không bỏ được vì phần sau là ý cơ bản (ss với dấu ngoặc đơn)
3. Kết luận
- Hs khái quát ghi nhớ
a) Nam khoe với tôi rằng ''Hôm qua nó được điểm 10'' thêm sau rằng:
b) Người Việt Nam nói ''Học thày không tày học bạn'' nói:
 III. Luyện tập
BT 1:
a) Đánh dấu giải thích
b) Đánh dấu phần thuyết minh
c) Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung (phần này có quan hệ lựa chọn).
BT 2:
a) Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá
b) Báo trước lời đối thoại và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c) Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.
BT 3:
Có thể bỏ được những nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh
BT 4; 5; 6 (về nhà)
IV. Củng cố:(3')
- GV nhắc lại công dụng, cách sử dụng (đọc, viết... )
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc ghi nhớ
- Nắm chắc công dụng của 2 loại dấu
- Xem trước dấu ngoặc kép.
Tuần 13 - Tiết 51
Tập làm văn
đề văn thuyết minh
và cách làm bài văn thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức :
 - Đề văn thuyết minh , Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
 - Cách quan sát , tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để viết bài văn thuyết minh .
 2. Kỹ năng . 
 - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh . 
 - Quan sát nắm được các đặc điểm , cấu tạo nguyên lý vận hành , công dụng. Của đối tượng cần thuyết minh .
 - Tìm ý , lập dàn ý , tạo lập một văn bản thuyết minh . 
 3. Thái độ . 
 - ý thức học tập nghiêm túc , quan sát tỉ mỉ để có tư liệu viết bài thuyết minh . 
B. Chuẩn bị:-giáo viên :bảng phụ ghi các đề phần I.1
 -Hs đọc trước bài ở nhà
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 8a4.
II. Kiểm tra bài cũ :(5') Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Những câu nào sau đây không đúng với phương pháp thuyết minh
A. phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
B. phương pháp liệt kê
C. phương pháp kể về sự vật, sự việc
D. phương pháp nêu ví dụ 
E. phương pháp dùng số liệu
G. phương pháp trình bày luận điểm, luận cứ.
H. phương pháp so sánh 
I. phương pháp phân loại, phân tích 
? Vì sao em chọn phương án trên.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc các đề trong SGK
? Đề a,e,g,h,n..... nêu điều gì?
? Vậy nội dung các đề bài nêu ra vấn đề gì?
* Đề nêu đối tượng thuyết minh 
? Em có nhận xét gì về các đề bài trên
giáo viên đưa bảng phụ ghi các đề 
1. Thuyết minh về bông hoa hồng nhung
2. giới thiệu loài hoa em yêu
3. Loài hoa em yêu
4. Em hãy kể buổi tối ở gia đình em
? Đâu là đề văn thuyết minh
? Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là đề văn thuyết minh
- Giáo viên: có những dạng đềkhông có những từ ngữ thuyết minh giới thiệu,... nhưng ta vẫn biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì sao?
- Ví dụ : chiếc xe đạp
? Vậy đề văn thuyết minh được cấu tạo như thế nào? Có mấy dạng
- Đưa bảng phụ : mô hình đề văn thuyết minh
*Dạng đề:
+ Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích)
+ Đề nêu đối tượng thuyết minh
? Quan sát đề 1,2 ta thấy phạm vi giới thiệu của đề thuyết minh vừa rộng cụ thể, vừa khái quát vừa hẹp.
Đề1: cụ thể; đề 2: Khái quát khiến người đọc phải lựa chọn
? Vậy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì?
? Hãy ra 1 đề thuyết minh
- Gọi học sinh đọc
? Đối tượng thuyết minh trong bài văn là gì?
- Đề không có chữ thuyết minh nhưng đây là đề thuyết minh vì có đối tượng thuyết minh
? Khi thuyết minh về chiếc xe đạp người viết cần phải làm gì?
- ở đây người viết không cần miêu tả kĩ về hình dáng sẽ nhầm sang miêu tả.
? Vậy muốn thuyết minh người viết phải làm gì?
? ở đây người viết đã thuyết minh hiểu biết gì về chiếc xe đạp
? Bố cục trong văn bản chia làm mấy phần, Chỉ rõ nội dung mỗi phần
? Phần mở bài người viết giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? Dùng phương pháp gì?
? Để giới thiệu chiếc xe đạp người viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào( mấy bộ phận là bộ phận nào)
? Trình bày tri thức về chiếc xe đạp người viết đã trình bày những gì
? Tương ứng với phần thân bài trong bài văn thuyết minh người viết đã làm gì?
? Có nhận xét gì về trình tự giới thiệu
? ở bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Em thấy những phương pháp đó có hợp lí không? Vậy phần thân bài có mục đích gì? 
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
- Giáo viên chốt lại cách làm bài văn thuyết minh
* Bố cục : 3 phần
- MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh 
- TB: + xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng
+ Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng
 Lựa chọn trình tự hợp lý
 Lựa chọn phương pháp hợp lý.
- KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng, kết luận.
? Đối tượng miêu tả ở đây là gì
? Để thuyết minh về chiếc nón lá cần dự định trình bày những ý nào.
- Phát phiếu học tập cho 4 nhóm. Để 4 nhóm tìm
- Giáo viên thu về nhận xét và tổng kết trên bảng phụ.
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 
1. Đề văn thuyết minh 
a. Ví dụ
b. Nhận xét 
- Học sinh đọc các đề
- Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa
- Nêu đối tượng thuyết minh
- Đối tượng rộng phong phú đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống
- Học sinh quan sát các đề trong bảng phụ
- Đề 1,2
- Căn cứ vào từ thuyết minh( giới thiệu trình bày, giải thích)
gọi là dạng đề nêu yêu cầu trực tiếp 
- Vì nêu được đối tượng thuyết minh chiếc xe đạp
-Cấu tạo đề văn thuyết minh
Từ ngữ nêu yêu cầu và đối tượng thuyết minh( giới thiệu trình bày giải thích)
- Có 2 dạng: 
+ Đề nêu yêu cầu trực tiếp
+ Đề nêu đối tượng thuyết minh
- Cho học sinh nhận xét
- Học sinh ra đề
c. Kết luận
- học sinh đọc ghi nhớ
2. Cách làm bài văn thuyết minh 
a) Tìm hiểu văn bản chiếc xe đạp
b) Nhận xét
- Xe đạp
- Phát phiếu học tập
a, kể về nguồn gốc ra đời xe đạp như thế nào
b, miêu tả hình dáng
c, xác định phạm vi tri thức về chiếc xe đạp
- Trình bày phạm vi tri thức
- Cấu tạo và tác dụng
3 phần :
+ Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp
+ Thân bài : giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó
+ Kết bài: Vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống Việt Nam và trong tương lai
- Phương pháp nêu định nhĩa
- Học sinh trả lời
- Cấu tạo: có bộ phận
+ Chính : . truyền động
 . điều khiển
 . chuyên chở
+ Phụ: chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông...
- Cấu tạo, tác dụng
- Liệt kê, phân tích 
 phương pháp hợp lí.
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
BT 1
- Chiếc nón lá Việt nam 
- Tìm ý hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng
- Lập dàn ý:
+ MB: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng
+ TB: 
. Hình dáng: chóp, thúng
. Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim...
. Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ...
. Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ...
. Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm
+ KB: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá
IV. Củng cố:(3')
- Chốt lại theo mục ghi nhớ
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Viết bài thuyết minh về chiếc nón lá theo dàn ý.
- Lập dàn ý cho đề bài ''Thuyết minh về cái phích nước''
- Sưu tầm thơ văn, tiểu thuyết.
Tuần 13 - Tiết 52
chương trình địa phương
(Phần văn) 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức . 
 - Cách tìm hiểu về các nhà văn , nhà thơ ở địa phương . 
 - Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương . 
 2. Kỹ năng . 
 - Sưu tầm , tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương .
 - Đọc , hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương . 
 - Biết cách thống kê tài liệu , thơ văn viết về địa phương . 
 3 , Thái độ . 
- HS bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương. Qua giới thiệu các nhà thơ văn ở địa phương (tỉnh huyện) chọn chép 1 số bài thơ hay đặc sắc, giáo dục cho các em tư duy
B. Chuẩn bị:
- HS sưu tầm tiểu sử, thơ văn Trần Đăng Khoa
- GV: Tập thơ ''Góc sân và khoảng trời''; tập ''Chân dung'' đối thoại; thơ các nhà giáo Hải Dương.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
 Ngày dạy .11-2010..lớp 8a1. .
II. Kiểm tra bài cũ :(2') 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( nội dung sưu tầm)
Kiểm tra hiểu biết chung về Hải Dương . 
III. Tiến trình bài giảng: Giơi thiệu thiệu mảnh đất Hải Dương địa linh nhân kiệt, con người Hải Dương cần cù, chất phác, yêu quê hương tha thiết. Hải Dương còn là quê hương của nhiều nhà thơ, nhà văn đặc biệt là thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả sưu tầm của các nhóm về tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa
* Sinh năm 1958 quê làng Điền Trì - Quốc Tuấn - Nam Sách - HD
+ Con gđ nông dân
+ Tài năng thơ bộc lộ từ nhỏ: 8 tuổi có bài thơ đầu tiên, 10 tuổi xuất bản tập ''Góc sân và khoảng trời''
- Giới thiệu cuốn ''Góc sân và khoảng trời'' tập phê bình văn học ''Chân dung đối thoại''
- GV giới thiệu 1 số bài thơ tiêu biểu ca ngợi quê hương, thiên nhiên, thầy cô, người lao động
* Đề tài:
 Bình dị, phong phú, thể hiện sự quan sát tinh tế, tâm hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên quê hương
* Hiện đang công tác tại tạp chí văn nghệ quân đội
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm những bài thơ đó.
? Em nào thuộc bài thơ nào khác của Trần Đăng Khoa.
- GV giới thiệu tập thơ của các ''Nhà giáo Hải Dương''
- Đọc một số bài tiêu biểu
? Em hiểu gì về quê hương Hải Dương qua các bài thơ này.
I. Giới thiệu nhà thơ Trần Đăng Khoa
- HS tự kiểm tra các nhóm của nhau về nhà thơ TĐK (tiểu sử, sự nghiệp)
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả sưu tầm.
- HS nghe
- HS chép một số bài thơ:
+ Góc sân và khoảng trời
+ Đêm Côn Sơn
+ Hạt gạo làng ta
+ Nghe thày đọc thơ
+ Cây dừa
- HS đọc diễn cảm
- HS tự bộc lộ
II. Giới thiệu tập thơ của các nhà giáo Hải Dương
- HS nghe
- HS chép một số bài tiêu biểu.
- HS tự bộc lộ
IV. Củng cố:(3')
- GV ngâm một số bài thơ của Trần Đăng Khoa: ''Hạt gạo làng ta'', ...
- HS tập ngâm thơ , đọc thơ về Trần Đăng Khoa.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm các sáng tác, những nhà văn nhà thơ tiêu biểu ở Hải Dương
- Đọc thuộc lòng một số bài thơ của TĐK - chép sổ tay văn học
- Soạn bài: ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
 Ngày tháng 11 năm 2010.
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 1213 20102011.doc